Nói đến tôn giáo là nói đến cúng tế, thờ phượng. Nếu không có thờ phượng thì tôn giáo chỉ là tập thể gom góp với chủ đích của con người. Phụng vụ Ki-tô giáo không những để chỉ nghi lễ tôn thờ Thiên Chúa, mà còn là việc rao giảng Tin Mừng và thực thi bác ái.
Vì thế, Phụng vụ có hai mục tiêu rõ rệt: vừa phục vụ Thiên Chúa, vừa phục vụ con người. Phụng vụ của Giáo hội diễn tả chính Chúa Ki-tô và làm tái hiện Mầu nhiệm Vượt qua của Người. Mầu nhiệm này Người đã giảng dạy và báo trước, khi đến “giờ” của Người, Người đã chịu Chết và Sống lại và chỉ một lần là đủ để cứu chuộc nhân loại. Cho nên biến cố này vẫn đang tồn tại và cho đến muôn đời để đưa muôn loài đến sự sống vĩnh cửu. Qua phụng vụ, Chúa Ki-tô luôn hiện diện, nhất là trong Hy Tế Thánh lễ. Phụng vụ của Giáo hội ở trần gian đưa dân Người tham dự vào việc nếm trước phụng vụ trên trời.
Phụng vụ diễn tả và biểu lộ mầu nhiệm Chúa Kitô và bản tính đích thực của Giáo Hội. Phụng vụ giúp tiến tới sự sung mãn của Kitô hữu, còn với những người bên ngoài, nghĩa là những người chưa thuộc về Giáo Hội, thì phụng vụ trở thành dấu chỉ để họ nhận ra bản tính đích thực của Giáo hội. So với các hoạt động khác của Giáo Hội, Phụng vụ là hoạt động cao nhất, đồng thời là nguồn mạch tuôn trào mọi năng lực cho Giáo Hội. Vì thế, phụng vụ mang trong mình mầu nhiệm, là cầu nối là trung tâm tiếp xúc trực tiếp với Thiên Chúa. Vả lại, phụng vụ, trong đó các bí tích được Chúa Giê-su lập ra, và các hình thức phụng vụ khác đều là một thực tại thánh thiêng. Do đó, phụng vụ Kitô giáo là một mầu nhiệm. Để phần nào đó rõ hơn đề bài “Phụng Vụ Là Một Mầu Nhiệm” này, bài viết được trình bày theo các ý sau:
Vì thế, Phụng vụ có hai mục tiêu rõ rệt: vừa phục vụ Thiên Chúa, vừa phục vụ con người. Phụng vụ của Giáo hội diễn tả chính Chúa Ki-tô và làm tái hiện Mầu nhiệm Vượt qua của Người. Mầu nhiệm này Người đã giảng dạy và báo trước, khi đến “giờ” của Người, Người đã chịu Chết và Sống lại và chỉ một lần là đủ để cứu chuộc nhân loại. Cho nên biến cố này vẫn đang tồn tại và cho đến muôn đời để đưa muôn loài đến sự sống vĩnh cửu. Qua phụng vụ, Chúa Ki-tô luôn hiện diện, nhất là trong Hy Tế Thánh lễ. Phụng vụ của Giáo hội ở trần gian đưa dân Người tham dự vào việc nếm trước phụng vụ trên trời.
Phụng vụ diễn tả và biểu lộ mầu nhiệm Chúa Kitô và bản tính đích thực của Giáo Hội. Phụng vụ giúp tiến tới sự sung mãn của Kitô hữu, còn với những người bên ngoài, nghĩa là những người chưa thuộc về Giáo Hội, thì phụng vụ trở thành dấu chỉ để họ nhận ra bản tính đích thực của Giáo hội. So với các hoạt động khác của Giáo Hội, Phụng vụ là hoạt động cao nhất, đồng thời là nguồn mạch tuôn trào mọi năng lực cho Giáo Hội. Vì thế, phụng vụ mang trong mình mầu nhiệm, là cầu nối là trung tâm tiếp xúc trực tiếp với Thiên Chúa. Vả lại, phụng vụ, trong đó các bí tích được Chúa Giê-su lập ra, và các hình thức phụng vụ khác đều là một thực tại thánh thiêng. Do đó, phụng vụ Kitô giáo là một mầu nhiệm. Để phần nào đó rõ hơn đề bài “Phụng Vụ Là Một Mầu Nhiệm” này, bài viết được trình bày theo các ý sau:
1/ Phụng Vụ Là Gì ?
2/ Nội Dung Và Chủ Đích Phụng Vụ
3/ Bản Chất Của Phụng Vụ
4/ Mầu Nhiệm Phụng Vụ - Cốt Lõi
đời sống Ki-Tô Giáo
5/ Phụng Vụ – Mầu Nhiệm Trong Mầu
Nhiệm
6/ Phụng Vụ – Mầu Nhiệm Chúa
Ki-Tô
7/ Phụng Vụ – Mầu Nhiệm Hiệp
Thông
8/ Phụng Vụ – Mang Mầu Nhiệm
Thiên Chúa Ba Ngôi
Nhận Định Và Kết Luận
1/ PHỤNG VỤ LÀ GÌ ?
Theo sự xác nhận của Công đồng Vatican II: “Phụng
vụ là việc thi hành chức năng tư tế của Chúa Ki-tô”[1].
Cho nên, Phụng Vụ là việc thờ phượng chính thức của Giáo hội được thừa tác viên
hợp pháp cử hành đúng nghi thức và cử hành nhân danh toàn thể Giáo hội. Phụng vụ
là một thực tại sinh động, phong phú và duy nhất.
Như vậy, phụng vụ phải là nghi lễ chính thức của Giáo
hội được ấn định trong sách Phụng Vụ, phải do một thừa tác viên hợp pháp cử
hành, và phải cử hành nhân danh toàn thể Giáo hội vì phụng vụ không bao giờ có
tính cá nhân cho dù thừa tác viên cử hành một mình.
Thế nên những việc sau đây được coi là việc Phụng Vụ vì hội
đủ các yếu tố trên: Thánh Lễ Tạ Ơn, 7 Bí Tích, các Á Bí Tích và Giờ Kinh Phụng
Vụ. Ngoài các việc kể trên, mọi cử hành khác chỉ được coi là những việc đạo đức.
Mầu nhiệm Chết và Phục Sinh của Chúa Ki-tô là trung tâm của mọi cử hành phụng vụ.
Vì thế, phụng vụ còn được gọi là việc của Giáo hội, cử hành mầu nhiệm Chúa Chết
đi và Sống lại để tôn vinh Thiên Chúa và kêu cầu ơn cứu độ, nhờ quyền năng Chúa
Thánh Thần.
2/ NỘI DUNG VÀ CHỦ ĐÍCH PHỤNG VỤ
Theo Giáo lý Giáo hội Công giáo:
Mầu nhiệm
Chúa Ki-tô Tử Nạn và Phục Sinh là tột đỉnh của mầu nhiệm cứu độ, và là trung
tâm của mọi cử hành phụng vụ Ki-tô giáo. “Trong Phụng vụ, điều chính yếu Giáo hội
cử hành là mầu nhiệm Vượt Qua, mầu nhiệm Chúa Ki-tô hoàn tất công trình cứu độ
chúng ta. Trong Phụng vụ, Giáo hội loan truyền và cử hành mầu nhiệm Chúa Ki-tô,
để các tín hữu làm chứng mầu nhiệm này trên toàn thế giới”[2].
Vì thế, phụng vụ còn được gọi là công việc của
Giáo hội, nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, cử hành mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa
Ki-tô để tôn vinh Thiên Chúa và kêu cầu ơn cứu độ. Cử hành ở đây được hiểu vừa
là tưởng niệm, vừa là hiện tại hoá mầu nhiệm cứu độ. Tưởng niệm để nhắc nhớ những
gì Chúa đã làm cho con người; và hiện tại hoá không có nghĩa là tái diễn, lập lại,
nhưng là nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, Giáo hội làm cho mầu nhiệm Chúa Chết
và Sống lại không trôi vào dĩ vãng, song đi vào đời sống chúng ta hôm nay một
cách mầu nhiệm.
Phụng vụ Ki-tô giáo hiện tại hóa Mầu Nhiệm Vượt
Qua của Chúa Ki-tô và Chúa Thánh Thần là tác nhân làm nên hiện tại mầu nhiệm đang
cử hành. Cho nên phụng vụ qua mọi thời vẫn được tiếp diễn và có hiệu quả như
nhau cho tới thời viên mãn. Nghi thức cử hành bên ngoài thì lặp lại, còn mầu
nhiệm ẩn chứa bên trong vẫn là những biến cố cứu độ ở hiện tại, có sức ban ơn cứu
độ cho dân Người. Chúa Ki-tô, Con Thiên Chúa làm người, đã tự hiến thân mình để Chúa Cha được
tôn vinh. Người là của lễ hy sinh cho dân Người dâng lên Chúa Cha để cầu xin ơn
tha tội và ơn cứu độ. Do đó, Chúa Giê-su đã truyền cho Giáo hội nhớ đến mầu nhiệm
này và cử hành luôn mãi để Người ở lại với Giáo hội cho đến tận thế. Giáo hội
tiếp nối sứ vụ này qua mầu nhiệm phụng vụ để dân Người tôn thờ Thiên Chúa vì Người
là nguồn gốc của muôn loài và những kỳ công Người đã thực hiện trong lịch sử cứu
độ. Sự tôn thờ Thiên Chúa nói lên thái độ tín thác, yêu mến nơi tình thương vô
biên của Thiên Chúa. Qua việc tôn thờ này, con người nhìn nhận thân phận yếu đuối
của mình để cầu xin Người ban ơn, tha thứ, trợ giúp vượt qua những yếu đuối tội
lỗi. Và cuối cùng, con người cầu mong ơn cứu độ, hướng đến viễn tượng cánh
chung là đích điểm của đời sống con người. Tất cả những tâm tình và ưu tư đó được
dân Người thể hiện qua phụng vụ và hệ quả việc làm đi theo.
3/ BẢN CHẤT CỦA PHỤNG VỤ
Công đồng Vatican II xác định bản chất
của phụng vụ như sau:
Phụng vụ đáng được xem là việc
thực thi chức vụ tư tế của chính Chúa Giê-su Ki-tô; trong đó, công cuộc thánh
hoá con người được biểu tượng nhờ những dấu chỉ khả giác và được thể hiện hữu
hiệu cách khác nhau theo từng dấu chỉ, và trong đó việc phụng tự công cộng vẹn
toàn được thực thi nhờ Nhiệm Thể Chúa Ki-tô, nghĩa là gồm cả Đầu cùng các chi
thể của Người. Do đó, vì là công việc của Chúa Ki-tô tư tế và Thân Thể của Người
là Giáo hội nên mọi cử hành Phụng vụ đều là hành vi chí thánh, và không có một
hành vi nào khác của Giáo hội có hiệu lực bằng, xét cả về danh hiệu lẫn đẳng cấp[3].
Như thế, bản chất của phụng vụ là một
việc linh thánh, do chính Chúa Ki-tô thực hiện để tôn vinh Thiên Chúa. Chúa Ki-tô
họat động trong phụng vụ với tư cách là Đầu của Thân Thể để nhờ Người, với Người,
và trong Người mà chúng ta được thánh hóa và chúc lành. Để cho phụng vụ được
thực hiện bởi con người và cho toàn thể cộng đoàn thì phụng vụ gồm có những dấu chỉ khả giác, hữu hình và hữu hiệu, để thông
ban ân sủng cho con người. Và phụng vụ
là công việc mà chứa đựng tất cả Nhiệm Thể Chúa Ki-tô, Người là Đầu, kết hợp với
các chi thể tham dự. Trong các cử hành phụng vụ, Chúa Ki-tô luôn luôn hiện diện
sống động và làm chủ thông qua thừa tác viên. Các phần việc phụng vụ không phải
là động tác riêng của một cá nhân hay một nhóm, nhưng là động tác của toàn thể
Giáo hội để phục vụ lợi ích chung của Giáo hội. Vì phụng vụ là mầu nhiệm được
hiện tại hóa nên phụng vụ mang sứ vụ của Chúa Thánh Thần, nhằm chuẩn bị cho cộng
đoàn tín hữu gặp gỡ Chúa Ki-tô, soi sáng cho cộng đoàn nhận ra Chúa Ki-tô, làm
nên nhiệm thể phát sinh ơn thánh.
Phụng vụ là
thi hành chức vụ tư tế của Chúa Giê-su, trong đó việc thánh hóa loài người được
biểu thị bằng những dấu chỉ hữu hình, và được thực hiện cách khác biệt tùy theo
mỗi dấu chỉ; cũng trong đó nhiệm thể Chúa Ki-tô, nghĩa là đầu và chi thể, thi
hành đầy đủ công việc phụng vụ. Giáo hội nhờ Người mà chu toàn việc thờ phượng
Chúa Cha hằng hữu. Mọi việc cử hành phụng vụ đều là hành động đặc biệt thánh
thiện, không có hành động nào bằng. Phụng vụ là tột đỉnh mà hoạt động của Giáo
hội hướng đến, đồng thời cũng là nguồn xuất phát mọi năng lực của Giáo hội. Phụng
vụ qui tụ dân Chúa lại với nhau để ca tụng Thiên Chúa trong Giáo hội, để dự phần
tế lễ và dự tiệc thánh. Phụng vụ nơi Thánh lễ tạ ơn, như nguồn mạch đổ tràn ơn
thánh trên dân Chúa, và nhờ đó, dân Người được thánh hóa trong Chúa Ki-tô một
cách hữu hiệu và làm cho Thiên Chúa được vinh danh.
Do đó, Phụng vụ
không phải là nghi thức hay, cũng không hào nhoáng, chỉ đơn thuần là một tập hợp
các sắp xếp đánh giá về sự thờ phượng chung của Giáo Hội. Cũng không phải, là một
cái gì đó chúng ta xây dựng để thể hiện tâm lý hay tìm thấy yếu tố cảm giác thỏa
mãn. Mà đây là nơi và sự hiện diện quyền năng và của mầu nhiệm Chúa Ki-tô. Đó
là sự thực hiện mầu nhiệm giao ước mới của Chúa Ki-tô trong toàn thể Giáo Hội
thông qua mọi thời, và mang tính thánh thiêng và vinh quang của Người. Thiên
Chúa đã tỏ mình ra trong nhân tính của Chúa Giê-su, tiếp tục hoạt động sau khi
Người được tôn vinh. Thật vậy, phụng vụ của Giáo hội tôn vinh Thiên Chúa qua
Chúa Ki-tô Thượng Tế. Và Người ban ơn cứu độ qua các bí tích của Giáo Hội, nên
phụng vụ là mầu nhiệm nối dài mầu nhiệm.
4/ MẦU NHIỆM PHỤNG VỤ - ĐỜI SỐNG CỦA KI-TÔ GIÁO
Mầu nhiệm được
cử hành trong phụng vụ là trung tâm của đời sống Ki-tô giáo. Tân Ước và truyền
thống đích thực của Giáo Hội là sự mặc khải mầu nhiệm. Và mầu nhiệm là một hành động của Thiên Chúa thể hiện qua Lời,
một kế hoạch của Thiên Chúa từ đời đời thông qua được thực hiện trong thời gian
và trong thế gian, và nhằm mục tiêu đạt tới là tham dự vào sự sống đời đời của
Thiên Chúa. Mầu nhiệm này có thể được thể hiện bằng một từ "Chúa Ki-tô",
có nghĩa Người là Đấng Cứu Độ, cùng với nhiệm thể "Giáo Hội" của Người.
Do đó cái Chết và Sống lại của Chúa Ki-tô là đỉnh điểm ơn cứu độ và được hiện tại
hóa qua phụng vụ của Giáo hội. Như công
đồng Vaticant II đ nĩi: “Trong Phụng Vụ, điều chính yếu Hội Thánh cử hành là
mầu nhiệm Vượt Qua, mầu nhiệm Đức Ki-tô hoàn tất công trình cứu độ chúng ta.”[4]
Không phải nhờ
hành động phụng vụ mà con người được cứu độ nhưng là nhờ Chúa Ki-tô, Con Thiên
Chúa, Người là cầu nối, là lễ vật để con người đến với Chúa Cha. Vì thế phụng vụ
mang lại sự cứu độ, giải thoát con người khỏi tội lỗi và dẫn đến hiệp thông với
Thiên Chúa, nhờ Chúa Ki-tô.
Trước hết, Mầu
nhiêm là chính Thiên Chúa, Người đã mặc khải và tỏ mình ra cho những ai đơn sơ,
khiêm nhường. Và Chúa Ki-tô là Mầu nhiệm nơi chính Mình, cho nên mọi hoạt động
của Người đều mang mầu nhiệm ẩn chứa trong đó. Những hành động tự hạ của Người,
và trên tất cả, cái Chết – Sống lại của Người trên thập giá là mầu nhiệm, qua đó
Thiên Chúa tự tỏ chính Người trong cách thức mà con người không ngờ tới. Sự sống
lại và đươc tôn vinh của Chúa Giê-su là một mầu nhiệm, vì trong vinh quang
Thiên Chúa đã được tiết lộ nơi con người Giê-su, và chỉ có những người tin mới được
Thánh Thần tác động làm cho họ hiểu mầu nhiệm mặc khải.
Giáo
Hội dẫn nhân loại đến sự cứu độ không chỉ đơn thuần là giảng dạy mà là qua những
việc thánh thiện. Tin nhận Chúa Ki-tô và nhận được ân sủng Người là nhờ mầu nhiệm
của sự thờ phượng. Mầu nhiệm này biểu thị qua một một nghi lễ thiêng liêng,
trong đó mầu nhiệm Cứu Độ được thực hiện, đó là một nghi thức cụ thể do cộng đoàn
thờ phượng làm nên. Tham dự nghi thức phụng vụ thánh là tham gia vào chương
trình cứu độ của Thiên Chúa và sẽ nhận được ơn cứu độ. Như Công Đồng Vaticant
II đã nói: “Chính Phụng Vụ, nhất là Lễ Tạ Ơn, như là nguồn mạch chảy tràn ân
sủng vào trong chúng ta và làm cho con người được thánh hóa trong Chúa Kitô một
cách hữu hiệu đồng thời Thiên Chúa được vô cùng tôn vinh; đó là điều mà mọi
công việc khác của Giáo Hội đều qui hướng về như là cứu cánh.”[5]
5/ PHỤNG VỤ – MẦU NHIỆM TRONG
MẦU NHIỆM
Con người
có thể nhận lấy Đấng Cứu Độ là thông qua mầu nhiệm phung vụ. Mầu nhiệm
phụng vụ không đơn giản chỉ là những người tin tuyên bố công khai một sự kiện
phụng vụ, nhưng là tưởng niệm bí tích của Giáo Hội do Chúa Ki-tô thiết lập, được
hiện tại hóa. Đó là những mầu nhiệm của Thiên Chúa được thực hiện chính, trong,
với Chúa Ki-tô đang hiện diện nơi phụng vụ. Vì vậy, phụng vụ của Giáo hội xứng
với tên gọi mầu nhiệm, mầu nhiệm của sự thờ phượng. Đó là một mầu nhiệm, vì
trong đó các hành động của Thiên Chúa hiện diện dưới các tấm màn che của biểu tượng
và nghi thức. Đó là mầu nhiệm của Chúa Ki-tô hiện diện trong hình thức bí tích,
như Chúa Ki-tô là Thiên Chúa, một mầu nhiệm hiện diện nơi Thánh Thể. Phụng vụ
là việc thờ phượng Thiên Chúa, đem đến sự kết hợp con người với Thiên Chúa. Vả
lại Công Đồng Vaticant II đã nói: “Phụng Vụ trần gian là nơi chúng ta tham dự
bằng cảm nếm trước Phụng Vụ trên trời”[6].
Chính điều này là một mầu nhiệm. Vả lại, mầu nhiệm phụng vụ lại mang trong đó
Nhiệm thể Chúa Ki-tô, Chúa Ki-tô lại thể hiện nơi mình mầu nhiệm Vượt Qua, và
trong đó mầu nhiệm Ba Ngôi hoạt động. Tất cả trong phụng vụ đều là thực tại
thánh thiêng và có thể nói phụng vụ là một mầu nhiệm ẩn chứa tất cả mầu nhiệm.
Nếu phụng vụ không phải là mầu nhiệm thì nghi thức cử hành chỉ dừng lại ở hình
thức mang tính cách tập tục trần thế.
6/ PHỤNG
VỤ – MẦU NHIỆM CHÚA KI-TÔ
Phụng vụ có thể
cử hành cá nhân nhưng không chỉ là việc làm cá nhân cách riêng biệt, nhưng là
nhân danh toàn thể Giáo Hội và với Giáo Hội. Giáo Hội thụ hưởng sự hiện diện của
Chúa Ki-tô nơi bí tích, và tiep tục thực hiện sứ vụ của Người. Sự hiện diện của
Chúa Ki-tô trong mầu nhiệm bí tích là một "món quà cưới" cho Giáo Hội,
và các bí tích là một phương tiện để Người bày tỏ tình yêu của mình cho Giáo hội,
và Giáo hội dâng lên Người tình yêu của mình qua mầu nhiệm phụng vụ này. Phụng
Vụ là hôn nhân. Trong phụng vụ, Giáo Hội trở nên Hiền Thê của Chúa Ki-tô và là Thân
Thể của Chúa Ki-tô. Giáo hội đón nhận mầu nhiệm Vượt Qua và tôn vinh Người
trong sự tác động của Thánh Thần, và đồng thời cộng tác với Người để thể hiện và
ban ơn cứu độ cho con người khi cử hành mầu nhiệm phụng vụ trong Chúa Ki-tô. Nếu
không có mầu nhiệm hiện diện trong phụng vụ của Chúa Ki-tô, đặc biệt là trong
Thánh Thể, thì Giáo Hội sẽ là một tư tế mà không có hy tế, một bàn thờ mà không
được thánh hiến, và không thể đến với Chúa Cha. Nhưng Giáo hội là sự thông truyền
các mầu nhiệm thờ phượng Chúa Ki-tô và hoàn toàn trong Chúa Ki-tô.
Ở thời điểm hiện
tại, phụng vụ trở nên quan trọng, có năng quyền ban ơn cứu độ và có một vị trí đặc
biệt trong lịch sử cứu độ. Bởi vì Chúa Ki-tô hiện diện trong các cử hành phụng
vụ, trong các nghi thức bí tích, và là hành động cứu độ của Chúa Ki-tô. Nghi thức
phụng vụ nhìn bề ngoài như là việc làm tầm thường của con người, nhưng qua đó
hành động cứu độ của Chúa Ki-tô được bày tỏ cho những ai tin và tham gia vào sẽ
đi sâu vào huyền nhiệm của Thiên Chúa.
Hành động cứu độ
thuộc về quá khứ lịch sử và thực sự lại được hiện tại hóa, trình bày trong mầu
nhiệm phụng vụ. Đây không phải chỉ đơn thuần là tái hiện thực một buổi tiệc mừng,
mà là các hành động cứu độ được thực sự thừa nhận một lần nữa ở thời điểm cử
hành phụng vụ về việc cứu độ, hiến thân, Chết và Sống lại của Chúa Ki-tô. Đây cũng
là nội dung và đối tượng của cử hành bí tích. Phụng vụ tạo nên thực tại bên
trong khi cử hành và ẩn chứa mầu nhiệm thờ phượng. Ví dụ; Thánh Lễ không phải
chỉ đơn giản là cử hành Chúa Ki-tô đã chịu chết một lần trước kia và bây giờ ở
trong vinh quang nhưng là cử hành cuộc khổ nạn thực sự của Chúa Ki-tô ở thời điểm
bây giờ và nơi này. Giáo Hội không cử hành phụng vụ như là "hiệu quả được
trình bày lại" của mầu nhiệm Chúa Ki-tô và thuộc về quá khứ lịch sử. Đó là
mầu nhiệm, và ai không tin như thế thì tham gia vào phụng vụ chỉ là hình thức
bên ngoài mà không đem lại hiệu quả ơn cứu độ.
Các bí tích thực
sự mang lại cho chúng ta ân sủng, là bí tích của ơn cứu chuộc. Phụng vụ và đặc
biệt là phụng vụ bí tích, Chúa Ki-tô trở nên hiện diện với chương trình cứu độ của
Người, và không chỉ đơn giản bằng những ân sủng mà Người một lần hy sinh cho
chúng ta trên đồi Canvê, mà thực sự gặp Chúa Ki-tô với hành động cứu độ của Người
thông qua các hoạt động phụng vụ của Giáo Hội ở hiện tại. Trong phụng vụ, Chúa Ki-tô
trên trời không chỉ đơn thuần là phân phối những ân sủng của hành động cứu độ
quá khứ của Người. Thay vào đó, trong mỗi một hành động cứu độ của Chúa Ki-tô,
một yếu tố vượt thời gian và không gian và trình bày lại trong bí tích, một sự
hiện diện mầu nhiệm của Chúa Ki-tô.
Ở hiện tại, bức
màn của sự kiện lịch sử xảy ra dưới dấu chỉ bí tích. Lễ tưởng niệm là nói đến sự
ràng buộc của thời gian và không gian, nhưng thời gian và không gian ở đây được
mầu nhiệm hiện thực vượt trên nghi thức.
7/ PHỤNG VỤ – MẦU NHIỆM HIỆP
THÔNG
Tất cả các nghi
thức phụng vụ liên quan đến sự hiện diện bí tích của ơn cứu độ. Mầu nhiệm của sự
thờ phượng nơi Thánh Thể là vô tận, cũng như trong các bí tích khác. Tất cả những
nghi thức này, theo những cách thức khác nhau, mang lại sự hiện diện của mầu
nhiệm và để cho mọi người tham dự vào mầu nhiệm đó khẩn cầu lên Thiên Chúa, nhờ
Chúa Ki-tô và trong Thánh Thần. Ví dụ; Nơi bí tích Rửa tội, Giáo Hội được thanh
tẩy và ở đó, lần đầu tiên, Ki-tô hữu đáp ứng các mầu nhiệm của sự thờ phượng".
Khi dìm vào nước, người thụ lãnh gặp sự hiện diện năng động của Mầu Nhiệm Vượt
Qua nơi bí tích và được biến đổi thành một người mới, người con của Thiên Chúa.
Bí tích này tha thứ tội lỗi và người đó trở thành con cái, tháp nhập vào Giáo hội,
thân thể của Chúa Ki-tô. Bí tích thêm sức xức dầu cho người thụ lãnh để họ tham
gia vào cái Chết và Sống lại của Chúa được trọn hảo. Qua đó, Ki-tô hữu nhận được
ơn Thánh Thần để sống mầu nhiệm Vượt Qua của đời mình.
Phụng vụ luôn
luôn là một công việc tham dự vào trong mầu nhiệm của Chúa Ki-tô và được thực
hiện nơi cuộc sống trần gian. Các Giờ Kinh Phụng Vụ là sự tham gia của toàn thể
Giáo Hội với những lời khen ngợi ơn cứu độ và chuyển cầu nhờ Chúa Ki-tô, hoặc năm
phụng vụ như là việc lần lượt diễn tả các mầu nhiệm của Chúa Ki-tô. Người ta vẫn
quan niệm rằng việc cử hành phụng vụ chỉ dành riêng cho những người thánh thiện.
Thế nhưng, vấn đề này phải nhìn với một khía cạnh tích cực hơn, đó là việc cử
hành phụng vụ không chỉ dành riêng cho những thành phần ưu tú, xét về khả năng
trí tuệ cũng như đời sống thiêng liêng. Cộng đoàn phụng vụ phải là cuộc tập họp
của tất cả mọi thành phần, với tất cả giới hạn của con người, cũng như tha thiết
mời gọi cả những con người tội lỗi đang mong đợi Thiên Chúa dủ lòng thương xót
thứ tha lỗi lầm.
Cộng đoàn phụng
vụ không phải là một tập hợp tự nhiên, nhưng là một Mầu Nhiệm, dấu chỉ của dân
Giao Ước, bày tỏ cách hữu hình và thể hiện trong lịch sử việc quy tụ những người
đã được cứu. Phụng vụ biểu lộ chính Giáo Hội của Chúa Ki-tô.
Cộng đoàn là Màu Nhiệm hiệp nhất
giữa các tín hữu tụ họp lại với nhau. “Cộng đoàn phụng vụ trước hết là một sự hiệp thông trong đức tin.”[7] Cộng
đoàn có được sự hiệp nhất như thế là nhờ vào sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần,
vì Thánh Thần là nguyên lý quy tụ và hiệp nhất, Đấng tập họp con cái Thiên Chúa
trong thân thể độc nhất của Chúa Ki-tô.
Điều quan trọng
và ý nghĩa nhất mà dù trong hoàn cảnh nào chăng nữa, thì điều đòi buộc cộng đoàn
cử hành phụng vụ là phải tiến tới một sự xây dựng tính đồng tâm nhất trí mà
Giáo hội đã sống. Sự hiệp thông trong các hình thức cầu nguyện và cử hành các
nghi thức, sẽ dẫn đưa con người đến gặp gỡ nhau trong sự hiệp thông với Chúa Giê-su
Thánh Thể : cùng bẻ một tấm bánh, cùng uống một chén rượu, là một sự hiệp nhất
sâu xa mà chỉ có cộng đoàn phụng vụ mới mang lại. Hơn nữa, sự hiện diện tích cực
và chia sẻ trong từng hiến tế, dẫn đưa cộng đoàn đến với nhau bằng một tình bác
ái, cảm thông cho nhau trong những khốn khổ hay buồn vui cuộc sống.
8/ PHỤNG VỤ –MẦU NHIỆM VÀ CÔNG TRÌNH THIÊN CHÚA BA NGÔI
Theo
Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo:
“Trong Phụng
Vụ của Giáo hội, chúng ta thấy và nhận được trọn vẹn chúc lành của Thiên Chúa :
Chúa Cha được nhận biết và thờ phượng như nguồn mạch và cùng đích của mọi chúc
lành khi Người sáng tạo và cứu độ; Người đã tuôn tràn phúc lành cho chúng ta
trong Chúa Ki-tô, Ngôi Lời Nhập Thể, Đấng đã chết và sống lại; nhờ Ngôi Lời,
Chúa Cha ban cho tâm hồn chúng ta Thánh Thần là Hồng Ân bao hàm mọi hồng ân”.[8]
Như thế, mọi sự
sống và việc chúc phúc bắt nguồn từ Chúa Cha. Phúc lành của Thiên Chúa hoàn
toàn được thể hiện và thông ban nơi phụng vụ của Giáo Hội. Chính mầu nhiệm Vượt
Qua đã làm Chúa Ki-tô được biểu hiện và trở nên hiện diện nơi phụng vụ của Giáo
Hội. Chúa Ki-tô đã luôn luôn hiện diện trong Giáo Hội của Người, nhất là trong
việc Giáo Hội cử hành phụng vụ.
Thánh Thần đến
hướng dẫn Giáo hội thưc hiện đường lối của Chúa Giê-su, sửa soạn cho Giáo Hội gặp
gỡ Chúa Ki-tô. Người làm cho Chúa Ki-tô tỏ hiện trước đức tin của cộng đoàn Dân
Chúa. Thánh Thần là mối kết hiệp mọi thành phần trong Giáo Hội với đời sống và
sứ vụ của Chúa Ki-tô, và làm cho công cuộc cứu độ được biểu hiện trong phụng vụ.
Phụng vụ là việc tưởng nhớ đến mầu nhiệm cứu độ, mà Chúa Thánh Thần làm nên cấu
trúc của việc cử hành phụng vụ. Còn Chúa Ki-to là nội dung, là Lời và là Hình Ảnh
của Chúa Cha trong phụng vụ. Cho nên phụng vụ là công việc mầu nhiệm liên hệ tới
Thiên Chúa Ba Ngôi.
Mầu nhiệm Chúa
Ki-tô vẫn luôn được tiếp diễn trong mầu nhiệm phụng vụ của Giáo hội. Đó thực sự
là chính Chúa Ki-tô thờ phượng, nhưng Người không làm điều đó một mình, phụng vụ
luôn luôn được cử hành trong và với Giáo hội. Nếu ghép hai từ lại với nhau:
"mầu nhiệm" và "phụng vụ", chúng có nghĩa giống nhau nhưng
với hai khía cạnh khác nhau. Mầu nhiệm có nghĩa là phần bên trong của hành động,
là Chương Trình Cứu Độ tôn vinh Thiên Chúa được thực hiện thông qua các hành động
thánh và do Chúa Ki-tô thiết lập. Mặt khác, dựa trên ý tưởng này, phụng vụ phù
hợp với ý nghĩa thứ hai "công việc của người dân," từ nguyên là “việc
công khai", đặc biệt việc công khai của Giáo hội mang trong mình sự hiệp
nhất với công việc cứu độ của Chúa Ki-tô. Giáo hội và mầu nhiệm đã được sinh ra từ Máu Chúa Ki-tô, và đó là lý
do cuối cùng, lý do tại sao tôn sùng mầu nhiệm trở thành phụng vụ.
Nội dung và
hình thức của những mầu nhiệm đã được thiết lập theo ý định của Chúa Ki-tô, nhưng
nhờ Thánh Thần hoạt động mà việc tưởng niệm mầu nhiệm được giao cho Giáo hội.
Thiên Chúa đã cho Giáo hội sức mạnh để quản lý Kho bạc vô tận của mầu nhiệm.
Các văn bản mang tính thiêng liêng khác nhau được sử dụng trong phụng vụ để các
nghi thức đó có sức thuyết phục, và dùng các biểu tượng, vật dụng phục vụ để thể
hiện và xây dựng nội dung của mầu nhiệm đó. Các biểu tượng thờ phượng mang
trong mình các thực tại thiêng liêng của công cuộc cứu độ, làm thế nào để chúng
được biểu trưng, có trong hiện tại và làm nên tính thiết thực. Đó là cách thức thần
học tìm cách thâm nhập vào trong các mầu nhiệm của Thiên Chúa qua phụng vụ.
NHẬN ĐỊNH VÀ
KẾT LUẬN
Qua những điểm vừa trình bày trên đây,
quả thực mầu nhiệm phụng vụ là một thực tại mà Giáo hội luôn tìm tòi và đào sâu
để Giáo hội ngày càng sống và đi sâu vào trong mối tương quan với Thiên Chúa.
Trong phụng vụ, tất cả thực tại đều mang mầu nhiệm, ngay bản chất của hành vi
phụng vụ là mầu nhiệm và mang trong mình mầu nhiệm. Và chủ đích phụng vụ là nhắm
tới mầu nhiệm. Phụng vụ là cử hành mầu nhiệm, cử hành Chúa Ki-Tô mầu nhiệm. Phụng
vụ có lên hệ đến mầu nhiệm Ba Ngôi, vì Ba Ngôi hoạt động và làm trọn hảo mầu
nhiệm phụng vụ. Giáo hội là mầu nhiệm và là kho tàng mầu nhiệm nên mọi việc làm
của Giáo hội đều ẩn chứa mầu nhiệm.
Trong cuộc sống,
niềm tin người Ki-tô hữu được thể hiện nơi phụng vụ của Giáo hội. Tham dự phụng
vụ là đi tìm gặp Thiên Chúa, tìm tương quan của chính mỗi người với Thiên Chúa
và phụng vụ đưa con người đi vào trong huyền nhiệm của Thiên Chúa. Mối tương
quan này gắn liền với việc cử hành các nghi thức trong phụng vụ. Đời sống phụng
vụ Ki-tô giáo là nền tảng để con người chứng thực, xác tín niềm tin, nơi gặp gỡ
Thiên Chúa trong tình yêu thương và quan phòng, và là nơi mọi người sống thực sự
niềm hoan lạc, cảm nếm trước phụng vụ trên trời. Phụng vụ, trong đó các Bí Tích
là điểm nối kết và dẫn dắt người Ki-tô hữu tiếp xúc trực tiếp với Chúa, đồng thời
là nơi để con người, một lần nữa họ tuyên xưng đức tin và sự xác tín vào lời hứa
ban sự sống của Chúa Giê-su qua Giáo Hội. Và vì vậy, khi cử hành các nghi thức
phụng vụ, mọi người quy tụ và chia sẻ cho nhau mầu nhiệm tình thương. Phụng vụ
là hiệp nhất và cảm thông để làm nên một thân thể với Chúa Ki-tô Thánh Thể, và
Thánh Thể chính là viên đá đỉnh vòm trong phụng vụ.
Rất ý nghĩa, em chỉ hiểu được vài điều cốt lõi thôi. chắc còn nhiều lắm...!thanks ạ !
Trả lờiXóa