1. Tự do, ôi! Tự do!
Tự do! P. Valéry đã từng nói rằng đó là “một trong các từ ngữ đáng ghét, có nhiều giá trị hơn là ý nghĩa, hát thì nghe hay đấy, nhưng chẳng nói lên được điều gì”. Đó là một từ ngữ đầy ma thuật, luôn gây ra một âm vang sâu đậm trong tâm hồn mọi người, khiến quần chúng phấn khởi, các dân tộc vùng lên.
Hãy nghĩ đến công cuộc giải phóng các nước Đông Âu!
Ở đây tôi không hề có ý làm một bài thảo luận triết học về từ ngữ này mà chỉ nhắm trả lời một cách thân tình cho Phi, một học sinh lớp 11, một ngày nọ đã nói ra suy nghĩ của mình như sau: “Hội thánh, với lời kêu gọi vâng phục, với phương cách biến chúng ta thành những đứa trẻ ngoan ngoãn và dễ bảo, nay đã lỗi thời. Phần tôi, tôi theo chủ trương tự quyết, tôi đã chọn tự do”. Cậu nói thêm: “Vâng, tôi ước ao được tự do trong mọi lúc, nghĩ, nói và làm mọi điều mình muốn, mọi điều xảy ra trong đầu mình, không phải vâng phục bất cứ người nào hay luật lệ nào cả…”
2. Tôi có phải là một người tự do?
Chỉ làm điều mình thích! Này, Phi, chắc chắn là bạn lầm địa chỉ rồi đó. Chương trình của bạn chỉ có thể thực hiện được trên một hoang đảo thôi. Chẳng phải tuân phục gì ráo! Ấy thế mà người ta vẫn luôn tuân phục một điều gì đó. Bạn đang tuân phục theo các tính khí bất thường, các sở thích ngông cuồng của mình. Chúng có thể là những nhà độc tài thống trị bạn.
Bạn muốn chơi thể thao. Bạn bị buộc phải tuân theo luật chơi, hễ vi phạm là bị phạt. Bạn chọn một kiểu xe gắn máy nào đó. Bạn phải tuân theo hệ thống động cơ của nó, nếu không muốn xe chết máy. Ở nhà, bạn cũng phải vâng lời. Phải tắt máy truyền hình khi ăn, phải vặn nhỏ máy phát thanh. Sau này, hẳn nhiên bạn sẽ chọn một người bạn đời. Bạn sẽ phải tuân theo một vài sở thích chính đáng của cô: nếu không bạn sẽ là một kẻ hết sức ích kỷ và là một ông chồng đáng ghét. Rồi còn có sự chi phối của thời trang, phải thay đổi quần mỗi năm để khỏi bị lạc hậu, phải để tóc “tung bay trong gió”.
Lại còn sự chi phối của tiền bạc nữa. Không có tiền thì chẳng ai có thể ăn uống hay nghỉ ngơi được. Chính tiền bạc cũng là một bạo chúa đã lắm lúc khiến bao người mất ngủ. Ấy là chưa nói đến quảng cáo, truyền hình, báo chí vẫn đang đập mạnh vào tâm trí và ký ức của ta một cách cực kỳ tinh tế đến độ ta cứ tưởng là mình vẫn tự do trong các phán đoán, mà kỳ thực là đang bị xỏ mũi từ lâu rồi. Sức khoẻ cũng bắt ta phải dè dặt và khiến tự do của ta bị giới hạn. Tư chất, tính khí, tâm lý, di truyền cũng ảnh hưởng đến chúng ta.
Này anh Phi ơi, giờ thì hẳn anh đã thấy rõ lúc nào mình cũng phải chọn lựa và vì thế phải ép mình tuân theo một người nào hay một điều gì đó. Thực tế hay có thể nói khôn ngoan là thế đó.
Vả lại, kẻ nào tán dương sự tự do tuyệt đối, không chịu sự giám sát kiểm tra nào đó, kẻ ấy là một con người nguy hiểm. Chẳng hạn, bạn hãy thử tưởng tượng ra mình đang lái một chiếc xe thể thao và bạn quyết định rằng mình sẽ không tuân theo bất cứ luật đi đường nào. Chắc chắn kết cục bạn sẽ đâm sầm vào một góc cây hay húc đầu vào một mỏm đá, ý niệm tự do của bạn bị tiêu ma đã đành, mà lại còn kéo theo bao nhiêu nạn nhân vô tội khác nữa.
Bất cứ sự tự do nào cũng phải bị giới hạn bởi quyền lợi của những người khác. Các tài xế thận trọng luôn chấp nhận – một cách hoàn toàn tự do – một số điều hạn chế đối với sự tự do di chuyển của mình, họ tôn trọng luật đi đường, vì biết rằng chính sự tuân phục luật lệ một cách sơ đẳng như thế là nguồn sống và là điều kiện thuận lợi mang lại sự tự do cho họ và cho những người khác.
Trên đường đời, các giới luật của Thiên Chúa và của Giáo hội cũng là nguồn mạch và là điều kiện đem lại sự tự do đích thật.
3. Tự do đích thật là gì?
Đây chính là câu hỏi chủ chốt. Ta luôn phải định nghĩa các từ cho chính xác. Tự do không phải là muốn gì làm nấy, cũng chẳng phải là hoàn toàn độc lập hay thoát khỏi mọi ràng buộc. Tự do hệ tại ở việc sống, hành động và triển nở theo đúng bản chất của nó.
Một cây sồi được kể là tự do khi nó có thể triển nở mà không gặp các trở ngại, như gặp một bức tường chẳng hạn. Nó chỉ việc phát triển hết các năng lực tiềm ẩn trong hạt giống. Nếu nó trở thành một nụ hoa hồng thì ấy không phải là dấu chứng tỏ rằng nó tự do, nhưng chính là tự huỷ diệt. Một tay đua xe đạp từ Bordeaux tới Paris được kể là tự do khi anh ta có thể chạy hết tốc lực đến đích mà không bị khán giả quấy rối, không bị bể bánh xe hay bị đau bao tử. Anh được tự do chọn đích đến; trái lại, một người khác đã quy định lộ trình cho anh.
Một người thật sự tự do khi người ấy có thể làm triển nở bản tính riêng của mình bằng cách phát triển hết mọi năng lực thâm sâu trong con người mình: đó là các phẩm chất của con tim, của trí khôn, của linh hồn, và các phẩm chất thể xác.
Tự do hệ tại một cách cơ bản ở việc có thể trở thành chính mình, là một ngôi vị nhân linh, nghĩa là thể hiện bản thân một cách sung mãn về mọi mặt – thân xác, trí tuệ, xã hội, tâm linh – và có thể dấn thân trọn vẹn để làm một động tác yêu thương hoàn toàn. Trở thành một người nam… hay một người nữ! Đó chính là mục đích của mọi việc giáo dục.
4. Một hình thức khác của tự do
Con người đã được Thiên Chúa kêu gọi – ít ra là chúng ta, các Kitô hữu – tiến tới một ơn gọi cao cả: đó là trở nên Con Thiên Chúa, đền thờ của Thánh Linh, anh em của Đức Kitô, cộng tác viên của Đấng Tạo Hoá. Ngoài Thiên Chúa, không một ai khác có được một ý tưởng cao siêu về con người như thế. Đành rằng chính Ngài đã xác định mục tiêu cho đời sống con người, nhưng Ngài cho họ quyền lựa chọn một số lớn các phương tiện để đạt tới vận mệnh đặc biệt ấy. Đó chính là sự tự do luân lý hay tinh thần.
Như vậy, đối với con người, tự do hệ tại ở việc vận dụng hết sức mình để đáp lại tiếng Chúa gọi trở nên một hữu thể được thần hoá, đem hết trí tuệ và ý chí của mình theo đuổi thánh ý Chúa.
5. Các giới răn là trở ngại hay là trợ lực?
Các điều luật của Chúa, thay vì bắt chẹt tự do của con người, lại là điều kiện và là các phương tiện mang lại tự do cho họ. Chính vì vậy, nếu hiểu được các giới luật ấy, chẳng những chúng không làm ta “vong thân” mà còn giải phóng ta. Chúng không phải là những luật lệ bên ngoài áp đặt trên con người, chúng phù hợp với bản tính thâm sâu của con người. Chúng là những cẩm nang, cầu nhún để lấy đà, những lan can, những cột chỉ dẫn giúp con người luôn ở trên đường tự do chân thật, là những cách sử dụng bản tính nhân loại, là những nẻo đường đưa tới hạnh phúc đích thật.
Nhiệm vụ của đầu máy tàu tốc hành là chạy. Các đường rầy giúp nó chạy nhanh không phải là một chướng ngại vật, nhưng là một sự trợ giúp quý báu không thể thiếu được đối với con tàu.
Các giới luật của Chúa là những đường rầy nói trên. Hẳn nhiên, tương tự như chiếc tàu, con người có thể trật đường rầy. Con người có thể lạm dụng sự tự do. Thay vì vươn lên cao, con người có thể hạ mình xuống thấp hơn như tuân phục xác thịt đến độ không còn chế ngự được các bản năng nữa. Một số người gọi đó là sự tự do tính dục. Thế nhưng còn đâu là tự do khi ta làm nô lệ cho các đam mê của mình? Nô lệ tiền bạc, biến nó thành động lực của đời ta tới mức làm tổn hại đến vẻ đẹp, đến tình bạn. Nô lệ thuốc lá, rượu, ma tuý…
Phải tuân theo các luật lệ sẵn có trong ngôn ngữ và âm nhạc thì mới có những áng thơ và những bản nhạc kiệt xuất được.
Thiên hạ cứ tưởng rằng khi tách rời khỏi Thiên Chúa được là họ sẽ sống thoải mái. Thật ra, họ đang tự cắt đứt khỏi Đấng đã tạo ra tự do. Các Kitô hữu đầu tiên, mà đa số là người nô lệ, vốn hiểu rõ hơn các người vô thần hiện đại rằng Kitô giáo là một cuộc giải phóng kỳ diệu giúp ta thoát khỏi mọi hình thức vong thân, là một cuộc cách mạng lật đổ những hàng rào chủng tộc, giai cấp xã hội, quốc gia và tôn giáo đang ngăn cách con người với nhau.
Niềm tin vào con người có thể hoà hợp với đức tin vào Thiên Chúa. Chính Đấng Tạo Hoá đã ban cho ta chính bản thân ta, Người muốn ta hiện hữu và Người dựng nên chúng ta tự do như Người, theo hình ảnh của Người.
Ngay lúc chiếc lá thu vàng bị gió cuốn bay, tách ra khỏi nhành đã đỡ nâng và cho nó được hiện hữu, ngay lúc nó bay theo cơn lốc như một kẻ được phóng thích, ngay lúc nó tưởng rằng mình được tự do không còn bị ràng buộc gì nữa, thì chính lúc ấy nó không còn là nó nữa, mà chỉ được gọi là một chiếc lá “rụng”, chiếc lá “úa”. Chính ngọn gió đã giết nó. Cũng thế, con người chỉ có lý do để hiện hữu nếu luôn gắn chặt vào Thiên Chúa là ngành cây thần linh ban cho ta nhựa sống để giúp ta triển nở.
6. Đức Kitô, kiểu mẫu và nguồn mạch tự do
Đức Giêsu đã đến giải phóng con người khỏi mọi điều tất định. Toàn bộ Kinh thánh là một lịch sử dài viết về Thiên Chúa là Đấng giải thoát Dân Người khỏi mọi ách nô lệ. “Hỡi anh em, anh em đã được kêu gọi để được tự do” (Gl 13).
Đức Giêsu đã tỏ mình là một con người tự do, nghĩa là sống theo những xác tín trong thâm tâm của mình, không bị quy định bởi con người cũng như bởi các truyền thống gia tộc, xã hội, tôn giáo. Thái độ của Người không chỉ có tính cách tự do, mà còn mang lại tự do, còn tôn trọng tự do của người khác nữa. Người đề nghị chứ không áp đặt: “Nếu anh em muốn nên trọn lành…”
Đức Giêsu hoàn toàn tự do đối với gia đình. Người cũng không để cho quê cha đất tổ ảnh hưởng lên Người. Người tỏ ra tự do trong các việc lựa chọn các môn đệ. Người tự do đối với các thành kiến xã hội và tôn giáo của thời đại bằng cách rộng tay đón tiếp các kẻ bị xã hội khai trừ: những người phong cùi, tội lỗi, những người xa lạ. Người tôn trọng mọi phụ nữ dù cho đời họ có ra sao đi nữa. Người ôm ấp các trẻ em đến độ các môn đệ phải càu nhàu. Người tiến về sứ mạng của mình một cách tự do hoàn toàn đối với những thể chế nhân loại và những quyền lực đã được quyết định. Chỉ có sự hài lòng của Thiên Chúa mới là lý do đủ sức khuất phục ý muốn của Người. Đối với Người, chỉ có Vương quốc của Thiên Chúa và ơn cứu độ của con người là đáng kể. Và Người đã hoàn toàn tự do bước vào cuộc khổ nạn. Chỉ trích, đe doạ, và thậm chí cái chết vẫn không thể làm Người xa lìa sứ mạng Chúa Cha đã trao phó.
Đức Giêsu đã sống hoàn toàn tự do vì Người hoàn toàn vâng phục Chúa Cha. Việc phục vụ Chúa mang lại tự do cho ta.
Đức Kitô, Đấng chiến thắng đau khổ, sự dữ và sự chết, rất muốn chúng ta thông dự vào sự tự do của Ngài. Người muốn giải thoát ta khỏi những ràng buộc nơi bản thân: các bản năng không được điều khiển đúng đắn, xác thịt nổi loạn chống lại tinh thần, các thói quen xấu, các mối quan hệ lệch lạc, sự mù quáng dưới đủ mọi hình thức, chủ nghĩa chủng tộc quá khích, các sự bất công, các thành kiến… Đức Giêsu trợ giúp chúng ta – nhưng Người không làm thay cho ta – vì một đàng tự do là ân huệ của Chúa, nhưng đàng khác tự do cũng là kết quả chinh phục của con người, và đây chính là niềm hãnh diện của họ. Không ai được tự do một cách bẩm sinh mà phải dần dần trở nên tự do. Sự tự do đích thật là một cuộc chiến đấu từng ngày để làm chủ các hoạt động nội tâm, các hành vi bên ngoài và toàn bộ đời sống của mình. Nhưng ơn Chúa luôn cứu trợ ta.
Như vậy, người tự do đích thật là người mỗi ngày cố gắng thực hiện ý Chúa đối với mình, vì đó quả là một ý muốn mang lại tự do và sự sống, Người xưa có nói: “Vinh quang Thiên Chúa là con người được sống”. Sự tự do đích thật là sự tự do nội tâm.
Tự do đích thật là vui lòng chịu lệ thuộc vào Đấng cao cả hơn mình, nhưng đó là một sự lệ thuộc trong tình yêu. Chính vì thế, các thánh là những người tự do hơn cả, và trong số các ngài, Đức Trinh Nữ Maria đứng cao hẳn. Chính trong khi ràng buộc đời mình với Chúa mà Mẹ được lớn lên, chính khi vui lòng trở thành nữ tì khiêm nhượng của Đấng Tối cao, Mẹ đã được triển nở tối đa về mặt nhân bản cũng như về mặt thiêng liêng. Chính Mẹ đã chọn con đường tự do đích thật. Bởi chưng, như lời thánh Phaolô: “Ở đâu có Thần Khí của Chúa thì ở đó có tự do” (2 Cr 3,17). Và Mẹ luôn tràn đầy Thánh Thần, là Thần Khí tự do.
7. Tuổi trẻ và tự do
Ta học tập để được tự do. Từ các chi tiết nhỏ nhặt cho đến các hành động lớn lao, việc nào cũng có tầm quan trọng riêng của nó. Định giờ thức dậy và giờ đi ngủ, cách tiêu tiền, nghỉ lễ, chọn bạn bè, sách báo, nghề nghiệp, hết thảy đều là những dịp để cho người trẻ tập sống tự do, tập thể hiện nhân cách của mình, đối đầu với các áp lực cả ở bên trong lẫn bên ngoài đang làm ta trở nên yếu nhược. Rốt cuộc, anh hiểu ra rằng cách tốt nhất để kiện toàn bản thân vẫn là tận tâm lo cho người khác, để giúp họ cũng trở nên những con người tự do. Anh sẽ vui mừng khám phá ra rằng dấn thân cho đời một cách hoàn toàn quảng đại và gan dạ là một hành vi tự do. Trong hôn nhân, trong chức linh mục, trong đời tu, ta không chối bỏ tự do của mình, nhưng đẩy nó tới mức hoàn hảo nhất. Chiến thắng của những con người tự do là có thể tận hiến trọn vẹn bản thân mình vì yêu thương vô vị lợi.
Một linh mục nói: “Con người được phú cho tự do để có khả năng yêu thương.”
André Malraux đã từng nói: “Tôi gọi một người là tự do khi người ấy có khả năng ép mình vâng phục một điều gì đó ở trong thâm tâm nhưng lại trổi vượt hơn mình.”
Quả thế, chính lúc đó ta đang vâng phục Đấng đã vì yêu thương mà tạo ra sự tự do cho ta.
Tự do! P. Valéry đã từng nói rằng đó là “một trong các từ ngữ đáng ghét, có nhiều giá trị hơn là ý nghĩa, hát thì nghe hay đấy, nhưng chẳng nói lên được điều gì”. Đó là một từ ngữ đầy ma thuật, luôn gây ra một âm vang sâu đậm trong tâm hồn mọi người, khiến quần chúng phấn khởi, các dân tộc vùng lên.
Hãy nghĩ đến công cuộc giải phóng các nước Đông Âu!
Ở đây tôi không hề có ý làm một bài thảo luận triết học về từ ngữ này mà chỉ nhắm trả lời một cách thân tình cho Phi, một học sinh lớp 11, một ngày nọ đã nói ra suy nghĩ của mình như sau: “Hội thánh, với lời kêu gọi vâng phục, với phương cách biến chúng ta thành những đứa trẻ ngoan ngoãn và dễ bảo, nay đã lỗi thời. Phần tôi, tôi theo chủ trương tự quyết, tôi đã chọn tự do”. Cậu nói thêm: “Vâng, tôi ước ao được tự do trong mọi lúc, nghĩ, nói và làm mọi điều mình muốn, mọi điều xảy ra trong đầu mình, không phải vâng phục bất cứ người nào hay luật lệ nào cả…”
2. Tôi có phải là một người tự do?
Chỉ làm điều mình thích! Này, Phi, chắc chắn là bạn lầm địa chỉ rồi đó. Chương trình của bạn chỉ có thể thực hiện được trên một hoang đảo thôi. Chẳng phải tuân phục gì ráo! Ấy thế mà người ta vẫn luôn tuân phục một điều gì đó. Bạn đang tuân phục theo các tính khí bất thường, các sở thích ngông cuồng của mình. Chúng có thể là những nhà độc tài thống trị bạn.
Bạn muốn chơi thể thao. Bạn bị buộc phải tuân theo luật chơi, hễ vi phạm là bị phạt. Bạn chọn một kiểu xe gắn máy nào đó. Bạn phải tuân theo hệ thống động cơ của nó, nếu không muốn xe chết máy. Ở nhà, bạn cũng phải vâng lời. Phải tắt máy truyền hình khi ăn, phải vặn nhỏ máy phát thanh. Sau này, hẳn nhiên bạn sẽ chọn một người bạn đời. Bạn sẽ phải tuân theo một vài sở thích chính đáng của cô: nếu không bạn sẽ là một kẻ hết sức ích kỷ và là một ông chồng đáng ghét. Rồi còn có sự chi phối của thời trang, phải thay đổi quần mỗi năm để khỏi bị lạc hậu, phải để tóc “tung bay trong gió”.
Lại còn sự chi phối của tiền bạc nữa. Không có tiền thì chẳng ai có thể ăn uống hay nghỉ ngơi được. Chính tiền bạc cũng là một bạo chúa đã lắm lúc khiến bao người mất ngủ. Ấy là chưa nói đến quảng cáo, truyền hình, báo chí vẫn đang đập mạnh vào tâm trí và ký ức của ta một cách cực kỳ tinh tế đến độ ta cứ tưởng là mình vẫn tự do trong các phán đoán, mà kỳ thực là đang bị xỏ mũi từ lâu rồi. Sức khoẻ cũng bắt ta phải dè dặt và khiến tự do của ta bị giới hạn. Tư chất, tính khí, tâm lý, di truyền cũng ảnh hưởng đến chúng ta.
Này anh Phi ơi, giờ thì hẳn anh đã thấy rõ lúc nào mình cũng phải chọn lựa và vì thế phải ép mình tuân theo một người nào hay một điều gì đó. Thực tế hay có thể nói khôn ngoan là thế đó.
Vả lại, kẻ nào tán dương sự tự do tuyệt đối, không chịu sự giám sát kiểm tra nào đó, kẻ ấy là một con người nguy hiểm. Chẳng hạn, bạn hãy thử tưởng tượng ra mình đang lái một chiếc xe thể thao và bạn quyết định rằng mình sẽ không tuân theo bất cứ luật đi đường nào. Chắc chắn kết cục bạn sẽ đâm sầm vào một góc cây hay húc đầu vào một mỏm đá, ý niệm tự do của bạn bị tiêu ma đã đành, mà lại còn kéo theo bao nhiêu nạn nhân vô tội khác nữa.
Bất cứ sự tự do nào cũng phải bị giới hạn bởi quyền lợi của những người khác. Các tài xế thận trọng luôn chấp nhận – một cách hoàn toàn tự do – một số điều hạn chế đối với sự tự do di chuyển của mình, họ tôn trọng luật đi đường, vì biết rằng chính sự tuân phục luật lệ một cách sơ đẳng như thế là nguồn sống và là điều kiện thuận lợi mang lại sự tự do cho họ và cho những người khác.
Trên đường đời, các giới luật của Thiên Chúa và của Giáo hội cũng là nguồn mạch và là điều kiện đem lại sự tự do đích thật.
3. Tự do đích thật là gì?
Đây chính là câu hỏi chủ chốt. Ta luôn phải định nghĩa các từ cho chính xác. Tự do không phải là muốn gì làm nấy, cũng chẳng phải là hoàn toàn độc lập hay thoát khỏi mọi ràng buộc. Tự do hệ tại ở việc sống, hành động và triển nở theo đúng bản chất của nó.
Một cây sồi được kể là tự do khi nó có thể triển nở mà không gặp các trở ngại, như gặp một bức tường chẳng hạn. Nó chỉ việc phát triển hết các năng lực tiềm ẩn trong hạt giống. Nếu nó trở thành một nụ hoa hồng thì ấy không phải là dấu chứng tỏ rằng nó tự do, nhưng chính là tự huỷ diệt. Một tay đua xe đạp từ Bordeaux tới Paris được kể là tự do khi anh ta có thể chạy hết tốc lực đến đích mà không bị khán giả quấy rối, không bị bể bánh xe hay bị đau bao tử. Anh được tự do chọn đích đến; trái lại, một người khác đã quy định lộ trình cho anh.
Một người thật sự tự do khi người ấy có thể làm triển nở bản tính riêng của mình bằng cách phát triển hết mọi năng lực thâm sâu trong con người mình: đó là các phẩm chất của con tim, của trí khôn, của linh hồn, và các phẩm chất thể xác.
Tự do hệ tại một cách cơ bản ở việc có thể trở thành chính mình, là một ngôi vị nhân linh, nghĩa là thể hiện bản thân một cách sung mãn về mọi mặt – thân xác, trí tuệ, xã hội, tâm linh – và có thể dấn thân trọn vẹn để làm một động tác yêu thương hoàn toàn. Trở thành một người nam… hay một người nữ! Đó chính là mục đích của mọi việc giáo dục.
4. Một hình thức khác của tự do
Con người đã được Thiên Chúa kêu gọi – ít ra là chúng ta, các Kitô hữu – tiến tới một ơn gọi cao cả: đó là trở nên Con Thiên Chúa, đền thờ của Thánh Linh, anh em của Đức Kitô, cộng tác viên của Đấng Tạo Hoá. Ngoài Thiên Chúa, không một ai khác có được một ý tưởng cao siêu về con người như thế. Đành rằng chính Ngài đã xác định mục tiêu cho đời sống con người, nhưng Ngài cho họ quyền lựa chọn một số lớn các phương tiện để đạt tới vận mệnh đặc biệt ấy. Đó chính là sự tự do luân lý hay tinh thần.
Như vậy, đối với con người, tự do hệ tại ở việc vận dụng hết sức mình để đáp lại tiếng Chúa gọi trở nên một hữu thể được thần hoá, đem hết trí tuệ và ý chí của mình theo đuổi thánh ý Chúa.
5. Các giới răn là trở ngại hay là trợ lực?
Các điều luật của Chúa, thay vì bắt chẹt tự do của con người, lại là điều kiện và là các phương tiện mang lại tự do cho họ. Chính vì vậy, nếu hiểu được các giới luật ấy, chẳng những chúng không làm ta “vong thân” mà còn giải phóng ta. Chúng không phải là những luật lệ bên ngoài áp đặt trên con người, chúng phù hợp với bản tính thâm sâu của con người. Chúng là những cẩm nang, cầu nhún để lấy đà, những lan can, những cột chỉ dẫn giúp con người luôn ở trên đường tự do chân thật, là những cách sử dụng bản tính nhân loại, là những nẻo đường đưa tới hạnh phúc đích thật.
Nhiệm vụ của đầu máy tàu tốc hành là chạy. Các đường rầy giúp nó chạy nhanh không phải là một chướng ngại vật, nhưng là một sự trợ giúp quý báu không thể thiếu được đối với con tàu.
Các giới luật của Chúa là những đường rầy nói trên. Hẳn nhiên, tương tự như chiếc tàu, con người có thể trật đường rầy. Con người có thể lạm dụng sự tự do. Thay vì vươn lên cao, con người có thể hạ mình xuống thấp hơn như tuân phục xác thịt đến độ không còn chế ngự được các bản năng nữa. Một số người gọi đó là sự tự do tính dục. Thế nhưng còn đâu là tự do khi ta làm nô lệ cho các đam mê của mình? Nô lệ tiền bạc, biến nó thành động lực của đời ta tới mức làm tổn hại đến vẻ đẹp, đến tình bạn. Nô lệ thuốc lá, rượu, ma tuý…
Phải tuân theo các luật lệ sẵn có trong ngôn ngữ và âm nhạc thì mới có những áng thơ và những bản nhạc kiệt xuất được.
Thiên hạ cứ tưởng rằng khi tách rời khỏi Thiên Chúa được là họ sẽ sống thoải mái. Thật ra, họ đang tự cắt đứt khỏi Đấng đã tạo ra tự do. Các Kitô hữu đầu tiên, mà đa số là người nô lệ, vốn hiểu rõ hơn các người vô thần hiện đại rằng Kitô giáo là một cuộc giải phóng kỳ diệu giúp ta thoát khỏi mọi hình thức vong thân, là một cuộc cách mạng lật đổ những hàng rào chủng tộc, giai cấp xã hội, quốc gia và tôn giáo đang ngăn cách con người với nhau.
Niềm tin vào con người có thể hoà hợp với đức tin vào Thiên Chúa. Chính Đấng Tạo Hoá đã ban cho ta chính bản thân ta, Người muốn ta hiện hữu và Người dựng nên chúng ta tự do như Người, theo hình ảnh của Người.
Ngay lúc chiếc lá thu vàng bị gió cuốn bay, tách ra khỏi nhành đã đỡ nâng và cho nó được hiện hữu, ngay lúc nó bay theo cơn lốc như một kẻ được phóng thích, ngay lúc nó tưởng rằng mình được tự do không còn bị ràng buộc gì nữa, thì chính lúc ấy nó không còn là nó nữa, mà chỉ được gọi là một chiếc lá “rụng”, chiếc lá “úa”. Chính ngọn gió đã giết nó. Cũng thế, con người chỉ có lý do để hiện hữu nếu luôn gắn chặt vào Thiên Chúa là ngành cây thần linh ban cho ta nhựa sống để giúp ta triển nở.
6. Đức Kitô, kiểu mẫu và nguồn mạch tự do
Đức Giêsu đã đến giải phóng con người khỏi mọi điều tất định. Toàn bộ Kinh thánh là một lịch sử dài viết về Thiên Chúa là Đấng giải thoát Dân Người khỏi mọi ách nô lệ. “Hỡi anh em, anh em đã được kêu gọi để được tự do” (Gl 13).
Đức Giêsu đã tỏ mình là một con người tự do, nghĩa là sống theo những xác tín trong thâm tâm của mình, không bị quy định bởi con người cũng như bởi các truyền thống gia tộc, xã hội, tôn giáo. Thái độ của Người không chỉ có tính cách tự do, mà còn mang lại tự do, còn tôn trọng tự do của người khác nữa. Người đề nghị chứ không áp đặt: “Nếu anh em muốn nên trọn lành…”
Đức Giêsu hoàn toàn tự do đối với gia đình. Người cũng không để cho quê cha đất tổ ảnh hưởng lên Người. Người tỏ ra tự do trong các việc lựa chọn các môn đệ. Người tự do đối với các thành kiến xã hội và tôn giáo của thời đại bằng cách rộng tay đón tiếp các kẻ bị xã hội khai trừ: những người phong cùi, tội lỗi, những người xa lạ. Người tôn trọng mọi phụ nữ dù cho đời họ có ra sao đi nữa. Người ôm ấp các trẻ em đến độ các môn đệ phải càu nhàu. Người tiến về sứ mạng của mình một cách tự do hoàn toàn đối với những thể chế nhân loại và những quyền lực đã được quyết định. Chỉ có sự hài lòng của Thiên Chúa mới là lý do đủ sức khuất phục ý muốn của Người. Đối với Người, chỉ có Vương quốc của Thiên Chúa và ơn cứu độ của con người là đáng kể. Và Người đã hoàn toàn tự do bước vào cuộc khổ nạn. Chỉ trích, đe doạ, và thậm chí cái chết vẫn không thể làm Người xa lìa sứ mạng Chúa Cha đã trao phó.
Đức Giêsu đã sống hoàn toàn tự do vì Người hoàn toàn vâng phục Chúa Cha. Việc phục vụ Chúa mang lại tự do cho ta.
Đức Kitô, Đấng chiến thắng đau khổ, sự dữ và sự chết, rất muốn chúng ta thông dự vào sự tự do của Ngài. Người muốn giải thoát ta khỏi những ràng buộc nơi bản thân: các bản năng không được điều khiển đúng đắn, xác thịt nổi loạn chống lại tinh thần, các thói quen xấu, các mối quan hệ lệch lạc, sự mù quáng dưới đủ mọi hình thức, chủ nghĩa chủng tộc quá khích, các sự bất công, các thành kiến… Đức Giêsu trợ giúp chúng ta – nhưng Người không làm thay cho ta – vì một đàng tự do là ân huệ của Chúa, nhưng đàng khác tự do cũng là kết quả chinh phục của con người, và đây chính là niềm hãnh diện của họ. Không ai được tự do một cách bẩm sinh mà phải dần dần trở nên tự do. Sự tự do đích thật là một cuộc chiến đấu từng ngày để làm chủ các hoạt động nội tâm, các hành vi bên ngoài và toàn bộ đời sống của mình. Nhưng ơn Chúa luôn cứu trợ ta.
Như vậy, người tự do đích thật là người mỗi ngày cố gắng thực hiện ý Chúa đối với mình, vì đó quả là một ý muốn mang lại tự do và sự sống, Người xưa có nói: “Vinh quang Thiên Chúa là con người được sống”. Sự tự do đích thật là sự tự do nội tâm.
Tự do đích thật là vui lòng chịu lệ thuộc vào Đấng cao cả hơn mình, nhưng đó là một sự lệ thuộc trong tình yêu. Chính vì thế, các thánh là những người tự do hơn cả, và trong số các ngài, Đức Trinh Nữ Maria đứng cao hẳn. Chính trong khi ràng buộc đời mình với Chúa mà Mẹ được lớn lên, chính khi vui lòng trở thành nữ tì khiêm nhượng của Đấng Tối cao, Mẹ đã được triển nở tối đa về mặt nhân bản cũng như về mặt thiêng liêng. Chính Mẹ đã chọn con đường tự do đích thật. Bởi chưng, như lời thánh Phaolô: “Ở đâu có Thần Khí của Chúa thì ở đó có tự do” (2 Cr 3,17). Và Mẹ luôn tràn đầy Thánh Thần, là Thần Khí tự do.
7. Tuổi trẻ và tự do
Ta học tập để được tự do. Từ các chi tiết nhỏ nhặt cho đến các hành động lớn lao, việc nào cũng có tầm quan trọng riêng của nó. Định giờ thức dậy và giờ đi ngủ, cách tiêu tiền, nghỉ lễ, chọn bạn bè, sách báo, nghề nghiệp, hết thảy đều là những dịp để cho người trẻ tập sống tự do, tập thể hiện nhân cách của mình, đối đầu với các áp lực cả ở bên trong lẫn bên ngoài đang làm ta trở nên yếu nhược. Rốt cuộc, anh hiểu ra rằng cách tốt nhất để kiện toàn bản thân vẫn là tận tâm lo cho người khác, để giúp họ cũng trở nên những con người tự do. Anh sẽ vui mừng khám phá ra rằng dấn thân cho đời một cách hoàn toàn quảng đại và gan dạ là một hành vi tự do. Trong hôn nhân, trong chức linh mục, trong đời tu, ta không chối bỏ tự do của mình, nhưng đẩy nó tới mức hoàn hảo nhất. Chiến thắng của những con người tự do là có thể tận hiến trọn vẹn bản thân mình vì yêu thương vô vị lợi.
Một linh mục nói: “Con người được phú cho tự do để có khả năng yêu thương.”
André Malraux đã từng nói: “Tôi gọi một người là tự do khi người ấy có khả năng ép mình vâng phục một điều gì đó ở trong thâm tâm nhưng lại trổi vượt hơn mình.”
Quả thế, chính lúc đó ta đang vâng phục Đấng đã vì yêu thương mà tạo ra sự tự do cho ta.
J.L.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét