Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Beethoven - ode to joy.


Flashmob (là hình thức biểu diễn mang tính chớp nhoáng ). Video dưới thể hiện việc đưa bản Beethoven ra khỏi đường phố. Chứ không phải trong phòng nhạc.
Nếu quan sát một tí ta thấy đầu tiên là một ông nhạc sĩ, mặc chiếc áo vét đen. Ông ta biểu diễn một mình, sau đó đến một phụ nữ, rồi tiếp tục…. một đội nhạc trẻ lần lượt kéo đến. Và người bắt nhịp theo ta thấy là người mặc áo phông sọc chứ không phải là một người mặc áo Vét có đuôi như khi diễn trên dàn nhạc. Ode To Joy là bản cổ điển (classical), mỗi người Đức đều thuộc một đoạn nào đó, nhưng không bao giờ họ hát, loại hình âm nhạc không được chuộng. Và lần lượt thu hút sự chú ý của mọi người, từ một bà già cho đến trẻ con. Đoạn cao trào nhất đó là từ RÊ RÊ… THỨ lên RÊ RÊ TRƯỞNG là đoạn hay nhất của bản nhạc,như một nét chấm phá, đoạn anh người yêu da đen chỉ cho người yêu.
Khi chơi như vậy, thì đó là một nghệ sĩ, và người đó chấp nhận chơi với sự thiếu thốn về dụng cụ. Chấp nhận tiếng ồn ào xe cộ, tiếng la trẻ con. Và chấp nhận việc người ta tùy ý chụp hình, quay. Không giống với trong giàn nhạc.
Liên hệ một tí: Đưc Ki tô là một Đức Ki tô khai mở chứ không phải là ĐKT đóng khung, vì thế “ Đừng nhốt Ngài ở trong Giáo Hội” . Nhưng đôi  khi ta cần đưa Ngài ra ngoài như một bản Flashmob ta cũng phải chấp nhận chơi với tất cả sự thiếu thốn và chấp nhận thay đổi. Không phải là một nhạc sĩ mặc áo vét như trong nhạc viện, mà là một người mặc áo phông. Bạn cần một chút nhạy bén, tinh tế với thời đại để chơi bản Flashmob Jesus, để mọi người cùng hòa vào, cùng chạy, và cùng hòa một nhịp.


http://www.youtube.com/watch?v=kbJcQYVtZMo 

LÊN ĐỒI CAN- VÊ.

Hướng sống tháng qua: Cùng Chúa vác can 5l lên đồi Can-vê.
Nhưng mới tới nửa đường hết can. Vì gặp phải các tông đồ đánh cá.
Thế là cùng một môn đệ về Ca-na xin thêm mấy can.
Lúc quay trở lại Giê-ru-sa-lem thì Chúa đã lên đồi Can-vê và được táng xác trong mồ đá.
Người đã Phục sinh! Alleluia!!!
Trong niềm vui Chúa phục sinh. Hướng sống tháng tới: Cùng các Tông đồ hưởng niềm vui phục sinh và sửa hết "cùi" xin được từ Ca-na.

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Học và Hạnh

Tôi không đánh dấu nhầm : tôi viết chữ « Hạnh », chứ không viết chữ « Hành ». Nếu mà luận về « Học và Hạnh » thì rất dài và rất rộng, vì bao gồm từ lĩnh vực thuộc câu nói của nhà văn hào Pháp F. Rabelais (1494-1553) : « Science sans conscience n’est que ruine de l’âme » (tạm dịch thoát nghĩa là « tri thức mà không có lương tri, thì chỉ là sự tàn hoại của tâm hồn ») cho tới việc khoác lác, trí trá về danh hiệu bằng cấp dỏm vv. Đó không phải là mục đích của tôi. Trong phần này, tôi chỉ muốn ghi lại kỷ niệm về vài nhân vật gắn liền với chữ « Học » đồng thời với chữ « Hạnh ».
 
Các bạn có thể đọc các bài trên trang web:
 

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

NHƯỜNG GHẾ TRÊN XE BUS?

Tôi đang còn là sinh viên vì thế cũng như bao bạn khác phương tiện đi lại hàng ngày của tôi là xe buýt hầu như hôm nào cũng vậy lúc tôi đi học xe đều đông không phải lúc nào cũng có ghế ngồi và hôm nay cũng vậy lên trước tôi là một bác khoảng trên 60 tuổi xe buýt đã hết ghế nhưng chẳng ai có ý định nhường ghế cho bác cả.
Tôi đứng cùng bác thỉnh thoảng xe có phanh gấp có lẽ vì chân yếu nên bác ngã nhào về phía trước tôi cảm thấy buồn vì chẳng có ai nhường ghế cho bác cả trong khi những người được ngồi ghế đa số là những học sinh sinh viên có thể những người ngồi khuất nhưng tôi để ý có nhiều người cũng đã nhìn thấy bác nhưng chẳng ai có ý định nhường ghế.
Sau mấy lần xe giật nhìn bác loạng choạng ngã người về trước tôi gọi cô gần bác "chị ơi nhường ghế cho bác ngồi được không?" chuyện sẽ chẳng có gì nếu cô gái đó nhường ghế cho bác nhưng cô ta quay đầu đầu lại và nói với cô bạn ngồi bên trong "ở nhà tôi còn không nhường nữa là đang buồn ngủ chết được nè" thật không may cả bác và tôi đều nghe được bác nhìn tôi cười trừ mà mặt buồn thiu.
lê phương dung
SO SÁNH VỚI CÂU CHUYỆN EM BÉ NHẬT SAU ĐỘNG ĐẤT

Đáng phục nhất có lẽ chính là câu chuyện được một cảnh sát Nhật gốc Việt Nam thuật lại khi anh tặng một miếng lương khô của mình cho một em bé 9 tuổi đã mất cha, mất mẹ, giờ đang xếp hàng nhận đồ cứu trợ.
Em bé ấy, trong cơn đói khát cùng quẫn đã không ngấu nghiến ăn ngay miếng lương khô như tưởng tượng của anh, mà mang nó đến chỗ những người đang phát thực phẩm với một suy nghĩ khiến cả nhân loại phải ngả mũ rằng: “Có lẽ còn nhiều người đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô, các chú phát chung cho công bằng chú ạ”.
 

Bức tranh bị bôi bẩn

Có những điều tồi tệ xảy đến với ta khiến ta gần như sụp đổ. Nhưng điều đó biết đâu lại mang đến cho bạn những may mắn bất ngờ khác.

Có một anh chàng họa sĩ từ lâu ôm ấp ước mơ để lại cho hậu thế một tuyệt tác. Và rồi một ngày kia chàng bắt tay vào việc. Ðể tránh sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống thường nhật, chàng dựng một khung vẽ rộng 30 mét vuông trên sân thượng một tòa nhà cao tầng lộng gió.
Người họa sĩ làm việc miệt mài suốt nửa năm. Chàng say mê bức họa tới mức quên ăn quên ngủ. Khi bức tranh hoàn thành, nó sẽ đưa tên tuổi của chàng sống mãi với thời gian.
Một buổi sáng nọ, như thường lệ, chàng họa sĩ tiếp tục hoàn chỉnh những nét cọ trước sự trầm trồ của hàng chục du khách tham quan. Tuy nhiên sự có mặt của đám đông không hề ảnh hưởng tới họa sĩ.
Chìm đắm trong cơn say mê điên dại, chàng ngây người nhìn ngắm thành quả lao động sáng tạo của mình. Cứ thế, chàng từ từ lùi ra xa để chiêm ngưỡng bức tranh mà không biết rằng mình đang tiến tới mép sân thượng.

Trong số hàng chục người khách tham quan đang bị bức tranh hút hồn, chỉ có vài người phát hiện ra mối nguy hiểm đang chờ đón người họa sĩ: chỉ lùi một bước nữa là chàng sẽ rơi tõm xuống khoảng trống mênh mông cao cả trăm mét.Tuy nhiên, không ai có can đảm lên tiếng vì biết rằng một lời cảnh báo có thể sẽ khiến người họa sĩ giật mình ngã xuống vực thẳm.
Một sự im lặng khủng khiếp ngự trị trong không gian. Bất chợt một người đàn ông tiến tới giá vẽ. Ông ta chộp lấy một cây cọ nhúng nó vào hộp màu và bôi nguệch ngoạc lên bức tranh.
Một sự hoàn mỹ tuyệt vời đã bị phá hủy. Người họa sĩ nổi giận, anh ta gầm lên đùng đùng lao tới bức vẽ, giật cây cọ từ tay người đàn ông nọ. Chưa hả giận, người họa sĩ vung tay định đập cho người đàn ông nọ một trận. Tuy nhiên, hàng chục người xung quanh cũng đã kịp lao tới, giữ lấy người họa sĩ và giải thích cho anh ta hiểu tình thế.
Rồi một vị cao niên tóc bạc phơ đến bên chàng họa sĩ và nhẹ nhàng nói: “Trong cuộc đời, chúng ta thường mải mê phác ra những bức tranh về tương lai. Tuy rằng bức tranh đó có thể rất đẹp, rất quyến rũ nhưng chính sự quyến rũ, mê hoặc về những điều sắp tới đó thường khiến chúng ta không để ý tới những mối hiểm họa gần kề, thậm chí là ngay dưới chân mình”.
Vậy nên, nếu như có ai đó bôi bẩn, làm hỏng bức tranh về tương lai mà ta dày công tô vẽ, xin bạn chớ nóng vội mà oán giận. Trước tiên hãy xem lại hoàn cảnh thực tại của chính mình. Biết đâu một vực thẳm đang há miệng chờ đón ngay dưới chân bạn.
Webcamdong.com

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

TỰ SỰ CỦA NGƯỜI BẠN

Đôi khi, dường như có những người xuất hiện trong cuộc đời bạn thật đúng lúc để tìm cho bạn 1 hướng đi, cho bạn 1 kinh nghiệm sống, hoặc giúp bạn hình dung được chính mình là ai và mình muốn trở thành người như thế nào!
Bạn có thể không biết chính xác họ là ai, từ đâu đến, nhưng khi bạn gặp họ, bạn biết rằng rồi cuộc sống của bạn sẽ chịu ảnh hưởng của họ rất nhiều .
Bạn đã trải qua rất nhiều nỗi sợ hãi, khổ đau và bất công trong quá khứ ; nhưng khi nghĩ lại , bạn bỗng hiểu rằng nếu không có những thử thách đó , bạn sẽ không bao giờ nhận ra được sức mạnh tiềm ẩn trong con người bạn, đem lại cho bạn nghị lực , ý chí vươn lên .
Mọi chuyện xảy ra đều có nguyên nhân, chẳng có gì xảy ra chỉ do tình cờ hay do may mắn cả. Ốm đau, bệnh tật, tình yêu, tuyệt vọng và cả những điều xuẩn ngốc luôn xảy ra để thử sức chịu đựng của bạn.
Không có những thử thách đó, cuộc sống quả thật giống như 1 con đường bằng phẳng , êm ái nhưng lại chẳng đến đâu cả. Êm đềm thật đấy, dễ chịu thật đấy, nhưng sao cứ nhàn nhạt và vô nghĩa thế nào!
Những người bạn gặp ảnh hưởng đến cuộc đời bạn. Chính những thành công, thất bại mà bạn trải qua lại làm cho bạn trưởng thành. Bạn học hỏi từ những thất bại. Chúng thật thấm thía mà cũng thật quan trọng. Nếu chúng có làm bạn đau đớn hay làm cõi lòng bạn tan nát, hãy tha thứ cho chúng bởi vì chúng giúp bạn hiểu được thế nào là niềm vui cũng như tỉnh táo hơn với những người bạn cởi mở tấm lòng. Nếu có ai đó thương yêu bạn, hãy yêu thương lại họ, bạn nhé! Không phải bởi vì học yêu thương bạn mà bởi vì họ đang dạy cho bạn biết thương yêu và trải lòng ra với cuộc đời .
Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy biết nâng niu mỗi giây phút bạn sống trên cõi đời này. Chúng sẽ chẳng bao giờ trở lại một lần nữa đâu .
Hãy trò chuyện với những người trước giờ bạn chưa từng chuyện trò và hãy lắng nghe họ 1 cách thật lòng.
Hãy ngẩng cao đầu, đó hoàn toàn là quyền của bạn mà. Hãy tự nhủ rằng mình là 1 cá thể độc lập và hãy tin vào chính mình. Bởi vì mỗi khi bạn không còn tin vào chính mình, sẽ chẳng còn ai có thể tin bạn nữa !!!
Nếu không có những ý nghĩ trên, tôi nghĩ mình đã sụp đổ rất nhiều lần mà không thể nào đứng lên được nữa! Cuộc sống sẽ có những thay đổi vì đời sẽ có những đổi thay , hãy sống vì ngày mai, vì tương lai của bạn ... đừng có quay đầu lại tìm kiếm những chuyện đau buồn trong quá khứ nữa! Tomorrow will come

SỨC MẠNH KHÔNG TƯỞNG CỦA NIỀM TIN

Niềm tin mạnh mẽ có thể giúp những người bình thường làm được những việc phi thường hoặc không tưởng. Ngược lại, niềm tin giới hạn có thể làm thui chột những con người tài năng nhất.
Tại sao một số người có thể đạt được rất nhiều thành công vượt bậc trong cuộc sống? Tại sao một số người có thể đạt được những thành quả phi thường… vượt xa những gì được mong đợi? Có phải đó là vì họ tài năng, nhạy bén và có năng lực hơn người? Có phải họ có nhiều điều kiện tốt hơn so với người khác? Sau khi cùng nhau đi qua những chương trước, bạn và tôi đều biết rằng rõ ràng không phải vậy.
Có phải anh em nhà Wright, người sáng chế ra máy bay, hiểu biết về khí động lực và máy móc hơn tất cả những kỹ sư và nhà phát minh cùng thời của họ? Không. Họ chỉ là những người sửa xe đạp bình thường.

QUYỀN LỰC TUYỆT ĐỐI CỦA BẠN

“Bất cứ ai cũng có tiềm năng làm được những gì mà tôi đã làm và còn nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, sẽ có những người thật sự làm được như vậy, trong khi những người khác thì không. Với những người không làm được thì bởi vì chính họ ngăn cản mình chứ không phải cuộc đời này không cho phép họ làm điều đó.” – Warren Buffet, Chủ tịch sáng lập công ty Bershire Hathaway
Nếu bây giờ tôi nói với bạn rằng: “Bạn có thể làm chủ cuộc sống của mình. Bạn có thể ở vào vị trí đầy quyền lực để thay đổi bất cứ điều gì không mong muốn trong đời mình. Bạn cũng có khả năng thay đổi những người chung quanh, kết quả công việc, hoặc thậm chí cả cảm xúc của bạn nữa”, bạn sẽ nghĩ thế nào?
Mọi việc nghe như có vẻ như quá tuyệt vời đến mức… khó tin được phải không? Tuy nhiên, tôi buộc phải nói rằng, những điều đó có thể biến thành sự thật đối với bạn ngay sau khi bạn đọc xong chương sách này.
Hầu hết mọi người đều tin rằng, sức mạnh, quyền lực và khả năng kiểm soát là những thứ rất hạn chế và chỉ dành cho một nhóm nhỏ người nhờ vào tài năng phi thường, khả năng kinh doanh thiên bẩm hoặc được thần may mắn chiếu cố. Họ tin rằng đại đa số những người còn lại sinh ra dưới ngôi sao chiếu mệnh đen đủi, và cuộc đời họ như ngọn cỏ hoàn toàn tùy thuộc vào những ngọn gió ngẫu hứng vần vũ thay đổi chung quanh. Kinh tế suy thoái, khủng hoảng tín dụng, các công ty bị phá sản, thu nhập giảm sút,… tất thảy đều là những “cơn gió chướng” có thể nổi lên bất kỳ lúc nào.
Chính vì suy nghĩ như thế mà đa số mọi người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước những tác nhân bên ngoài. Họ nghĩ, “Chỉ có sếp mới là người quyết định xem mình có được tăng lương năm nay hay không”, hoặc “Chính sách nhà nước về lãi suất ngân hàng sẽ quyết định doanh thu của công ty mình”,… Thậm chí ngay cả một số chủ doanh nghiệp còn thật sự tin rằng thành công của họ hoàn toàn phụ thuộc vào đội ngũ nhân viên mà họ tuyển được. Bạn đã nghe ai nói thế này chưa? “Giá như tôi có được đội ngũ nhân viên có năng lực và trung thành thì chuyện làm ăn của tôi đã không gặp nhiều khó khăn đến vậy”.

CÁCH VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN


"Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác". Bạn nghĩ gì về điều này?
Dàn bài (có chỉnh sửa) của học sinh trong kỳ thi Tuyển sinh lớp10-Đà Nẵng 2011




I/ MỞ BÀI: Giới thiệu vấn đề



Con người là hữu thể xã hội có sự tương tác với nhau trong cuộc sống qua giao tiếp. Để có một kết quả tốt đẹp khi giao tiếp, tế nhị và tôn trọng người khác là một phẩm chất(1) hàng đầu để thể hiện tương quan(2) thân thiện. Và để đạt kỹ năng này, mỗi người nên có kinh nghiệm(3) học hỏi nơi môi trường mình sống. Tuy nhiên,có không ít cách giao tiếp phản lại(4) điều này.



II/ THÂN BÀI:



     1/ Giải thích:

              a/ Tế nhị: tỏ ra khéo léo, nhã nhặn trong quan hệ đối xử, biết nghĩ đến những điểm nhỏ thường dễ bị bỏ qua.

               b/Tôn trọng: tỏ thái độ đánh giá cao và cho là không được vi phạm hay xúc phạm đến.

           

      2/ Phân tích:  

                a/ Tế nhị và tôn trọng người khác là những phẩm chất(1) cực kì quan trọng trong giao tiếp.

              b/ Biết tế nhị và tôn trọng người khác trong giao tiếp sẽ dẫn đến tương quan(2) hài hòa, vui vẻ và những kết quả tốt đẹp.

               c/ Để biết tế nhị và biết tôn trọng người khác đòi hỏi phải có sự từng trải(3), sâu sắc, tinh tế và được giáo dục kĩ. Phải biết tôn trọng người khác thì mới được người khác tôn trọng lại. Phải biết tế nhị với người khác thì mới mong nhận lại được sự tế nhị.

                d/ Dẫn chứng: đôi khi vì một lời nói thiếu tế nhị hay một thái độ thiếu tôn trọng đối với người khác mà chúng ta phải ray rứt suốt đời.

           

       3/ Phê phán: phản tế nhị và tôn trọng(4)

                a/ Những người tự cao, lỗ mãng, hời hợt, không biết tôn trọng người khác thường dẫn đến những bi kịch đau đớn trong cuộc sống, làm điều gì cũng thất bại.

                 b/ Có đôi lúc đòi hỏi chúng ta phải can đảm, “thiếu tế nhị” để nói thẳng sự thật dù đó là sự thật xúc phạm và làm đau lòng người khác.

               c/ Liên hệ bản thân: Phải biết tự nhắc nhở mình hàng ngày về việc giao tiếp tế nhị và biết tôn trọng người khác. Văn hóa giao tiếp là một vấn đề quan trọng, cần được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông.



III/ KẾT BÀI:
Giao tiếp tế nhị và biết tôn trọng người khác là chìa khóa để mang lại thành công và hạnh phúc. Đó là một trong những phẩm chất(1) cần thiết của con người để tạo nên một mối tương quan(2) xã hội có văn hóa, tốt đẹp và văn minh. Không dễ gì có được, mỗi người phải có trải nghiệm(3) và học hỏi, nếu không có điều này sẽ phản lại(4) giá trị con người và thành công.


BÀI VĂN CÓ Ý RÕ RÀNG TƯƠNG TỰ, NGƯỜI ĐỌC CHỈ CẦN ĐỌC PHẦN MỞ BÀI LÀ BIẾT NỘI DUNG.

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

NÊN THÁNH



Nên Thánh không phài là cố gắng làm những công việc phi thường vĩ đại,
 nhưng là khiêm tốn chu toàn bổn phận hằng ngày một cách tốt đẹp. 
Nên Thánh chính là làm những việc bình thường một cách phi thường.

Người ta kể rằng trong đời sống của Thánh Antôn tu rừng có một lần Ngài xin tá túc ở trong một ngôi nhà của anh thợ đóng giày theo lệnh của Chúa. Hai vợ chồng dọn một bữa ăn và chuẩn bị chỗ ngủ cho Thánh Nhân. Ngài tá túc  ở đó ba ngày, hỏi thăm về đời sống, công việc làm ăn. Nhờ những câu chuyện qua lại họ  đã trở thành bạn thân với nhau.
Sau đó, Thánh Antôn từ giã họ trở về  nhà. Chúa mới hỏi Ngài:
Con thấy người thợ giày như thế nào?
  Thánh Nhân thưa lại:
Ông là một người đơn sơ, vợ ông có thai và sắp sinh con, họ có vẻ yêu nhau lắm, ông ta có một cửa tiệm nhỏ để đóng giày và sửa giày, ông làm việc hăng say, gia đình ông sống đạm bạc với số tiền kiếm được nhưng luôn biết chia sẻ tiền bạc, lương thực cho những người kém may mắn hơn ông, ông và vợ ông tin tưởng mãnh liệt vào Chúa và cầu nguyện ít nhất mỗi ngày một lần, họ có nhiều bạn thân và người thợ giày thì kể chuyện khôi hài luôn miệng.
 
Chúa lắng tai nghe Thánh Antôn và cuối cùng Người phát biểu:

Antôn, con là vị Thánh sống, người thợ giày và vợ ông cũng là những vị Thánh sống.
*
Cơ hội nên Thánh luôn ở trong tầm tay của chúng ta, đường theo Chúa nằm ngay dưới chân chúng ta. Chu toàn bổn phận của mình trong vui tươi, tin tưởng, phó  thác nơi lòng yêu thương của Chúa là mình đang bước đi trên con đường cứu rỗi.

Đừng tìm đâu xa, Ơn Thánh Chúa đang tràn ngập trong những biến cố lớn nhỏ của cuộc đời mình. Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu khuyên: “Mỗi khi cúi xuống nhặt một cây kim, vì lòng mến Chúa và phục vụ anh em, đó là chúng ta đang xây đắp kho tàng vĩnh cửu của mình trên Thiên QUốc”.
Tin tưởng, tôn kính, mến yêu Thiên Chúa và yêu thương, phục vụ, tha thứ cho anh em trong tương quan hằng ngày, đó là con đường nên Thánh.

Nên Thánh không phài là cố gắng làm những công việc phi thường vĩ đại, nhưng là khiêm tốn chu toàn bổn phận hằng ngày một cách tốt đẹp. Nên Thánh chính là làm những việc bình thường một cách phi thường.

Người Do Thái mong đợi một vị cứu tinh cao sang, quyền phép, nên họ không nhận ra con người nghèo nàn tại Nazareth là Đấng Cứu Thế. Vua Hêrôđê đòi xem phép lạ, nhưng không nhìn thấy nơi người tử tội là vị Thiên Chúa tối cao.
*
Lạy Chúa, xin cho con hiểu rằng Chúa không bao giờ đòi hỏi những gì quá sức con, để con đừng mơ tưởng viễn vông những điều cao trọng siêu phàm.
Xin cho con hiểu rằng đường nên Thánh là sống theo Thánh Ý Chúa trong việc bổn phận hằng ngày của con.
Xin giúp con biết thu tích kho tàng trên Trời bằng cách chu toàn một cách tốt đẹp bổn phận của con. Amen.


(Trích từ sách: Tình Yêu Mạnh Hơn Sự Chết - Thiên Phúc (30 Câu chuyện Suy Niệm và Cầu Nguyện) .

LỀ LUẬT

Có một ông vua rất giàu có nhưng chỉ có một người con gái duy nhất, vừa nhan sắc lại vừa tài đức. Vì thế, nhà vua muốn gả công chúa cho một thanh niên đức hạnh, biết yêu thương nàng và có thể kế vị vua sau này. Lệnh vua được truyền đi và các thanh niên thuộc hàng quý tộc, con nhà phú hộ lần lượt đến yết kiến vua, nhưng tất cả đều bị từ chối, vì các thanh niên ấy đều là những người kiêu căng, ham danh vọng và tiền bạc, quen thói nhàn hạ biếng nhác.

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Chiều kích văn hóa - Hội nhập Văn hóa trong công cuộc loan báo Tin Mừng



GM. Nguyễn Thái Hợp, o.p.
Đức Giêsu đã lọan báo Tin Mừng cách đây hai ngàn năm trong một khung cảnh địa lý, không gian, thời gian, văn hóa và xã hội nhất định. Sau hai ngàn năm, nội dung căn bản của sứ điệp Tin Mừng vẫn là một, nhưng khung cảnh và bối cảnh đã hoàn toàn đổi khác. Nếu việc thay đổi về lịch sử, văn hóa và xã hội không ảnh hưởng đến nội dung Tin Mừng, thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng sâu xa đến phương pháp loan báo Tin Mừng. Chính nơi đây ta gặp thấy một tương quan sâu xa giữa văn hóa với công cuộc loan báo Tin Mừng.

Các định nghĩa về văn hóa

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

CHÂM NGÔN THỜI @ !



1. Chỉ những gì không thay đổi được mới là sai lầm.
2. Thà là nhà kinh điển còn sống hơn là làm người đương thời đã chết.
3. Chúng ta thường thích nghe lời người khác, đặc biệt nếu đó là người đã quá cố.
4. Người có thể cười được trong tình huống khó khăn chắc đã tìm ra hình nhân thế mạng.
5. Tình yêu như mạng nhện, chạm vào là dính liền.
6. Tại sao chúng ta cứ hay tưởng rằng vợ người và xe hơi của người hay hơn? Vì cả hai đều dễ khởi động hơn.

TẬP TRUNG ĐẦU ÓC :ĐIỀU KIỆN THÀNH CÔNG

Chúng ta đang sống trong thời đại đầu óc bị phân tán thường xuyên do rất nhiều thứ xung quanh. Phân tán tư tưởng ngăn cản chúng ta trong học tập, làm giảm khả năng phát triển bản thân, nhưng trước hết những lời khẳng định của giáo sư Mihaly Csikszentmihalyi, nguyên trưởng khoa tâm lý học, Đại học Chicago (Mỹ), mất năng lực kiểm soát năng lượng tâm lý cản trở ta cảm nhận sự sung sướng đích thực, cảm nhận hạnh phúc đích thực. Vì vậy, năng lực tập trung đầu óc ngày nay có ý nghĩa lớn lao hơn bao giờ hết.

LỰA CHỌN.

Một ngày đầu xuân.
Nam ngồi tại tiền sảnh tầng ba của Tiền chủng viện nhìn ra. Trời mới vào xuân nên khí đông chưa tan hết. Bầu trời xanh nhưng đâu đó vẫn thoáng xuất hiện những gợn mây thỉnh thoảng làm mờ đi tia nắng đang còn yếu ớt. Những chồi non như ngọc bích đã xuất hiện, xâm chiếm và lan rộng khắp cành cây me trước sân. Trên các lối đi đã không còn xác lá khô rơi rụng. Đôi mắt Nam nhìn về xa xa như mong ngóng một điều gì trong khung cảnh mùa xuân tràn đầy nhựa sống ấy.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

GIEO NHÂN NÀO GẶP QUẢ ẤY!

Một hôm một người đàn ông trông thấy một bà lão với chiếc xe bị ‘pan’ đậu bên đường. Tuy trời đã sẩm tối, anh vẫn có thể thấy bà đang cần giúp đỡ. Vì thế anh lái xe tấp vào lề, đậu phía trước chiếc xe Mercedes của bà rồi bước xuống xe. Chiếc xe Pontiac cũ kĩ của anh vẫn nổ máy khi anh tiến đến trước mặt bà. Dù anh tươi cười nhưng bà lão vẫn tỏ vẻ lo ngại. Trước đó khoảng một tiếng đồng hồ, không một ai dừng xe lại để giúp bà. Người đàn ông này liệu có thể hãm hại bà không? Trông ông không an toàn cho bà vì ông nhìn có vẻ nghèo và đói.

Amen: Một từ lưỡng nghĩa



Amen có lẽ là một từ phổ biến trên môi người Kitô giáo. Đó là sự chuyển âm trực tiếp - không chuyển dịch - từ tiếng Hebrew אמן, amen, một từ tự chuyển dịch từ Thánh Kinh Hy Lạp: ἀμὴν, Amen.

Chúng ta thường có xu hướng xem từ này như một sự khép lại hay kết thúc, một dấu chấm, một dấu ấn kết thúc những bài kinh của chúng ta: “… nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.”; “… khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.”; “… và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.”

Câu chuyện Tờ giấy và cây viết !

Nhà điêu khắc Lêônarđô da Vinci, có kể câu chuyện về tờ giấy trắng và cây viết như sau:

Có một tờ giấy trắng từ lâu nằm ù lì trên bàn giấy, cùng với những đồng bạn khác. Nhưng bỗng một hôm, nó được chọn đem ra nằm giữa bàn và chịu cảnh cây viết với mực đen ngòm vẽ lên nó không biết bao nhiêu là dấu hiệu mà nó không hiểu là gì cả. Nó phàn nàn với cây viết như sau:

Cô bắt làm văn tả Bà!

Bà ngoại em vẫn chưa già
Chiều chiều bà cưỡi xe ga ra đường
Mắt bà vẫn rất tinh tường
 
Tóc nhuộm ánh tím soi gương mỗi ngày

Bà Hường Xóm Đạo!


Tôi vô tình gặp lại bà trong một phiên chợ muộn. Bà cố gắng bước vội để kịp mua vài thứ lặt vặt trước khi bà chủ tiệm sắp đóng cửa hàng. Cực nhọc với cái lưng gù, lại không cầm gậy, những bước đi gập ghềnh của bà đã gợi sự chú ý và quan tâm đặt biệt của tôi. Thoáng nhìn bà tôi ngờ ngợ là đã từng gặp bà nơi đâu, đang cố gắng lục lọi trong tiềm thức hình bóng thân quen của bà thì bà cũng đã vào được cửa tiệm và đứng bên cạnh. "Cháu chào bác! Bác khoẻ không ạ!" Tôi lên tiếng. Bà quay lại tôi chậm chạp hỏi: "Ai kêu tôi àh!" Với cái giọng nói hạ nặng xuống đậm chất của người miền Trung và đôi mắt lạc lối đã nhắc tôi nhận ra bà ngay. Đúng là bà rồi, người đàn bà đứng tuổi tôi đã từng gặp của 20 năm về trước.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

MỘT THOÁNG NHÌN.

Xin em dừng lại thoáng nhìn thôi
Một chút yêu thương dâng hiến đời
Gửi lòng nhân hậu vào thế giới
Sắc màu hy vọng chợt lên ngôi!
ThoangNhin_02
Chỉ cần dừng lại thoáng nhìn thôi
Lời chào thân ái đến mọi người
Bao kẻ cô đơn còn mong đợi
Tình nồng hoa trái trổ xinh tươi!

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

THƯ MỘT LINH MỤC CÔNG GIÁO GỬI BÁO THE NEW YORK TIMES

Lời người dịch: “Đây là một bài đọc hữu ích để tái lập sự quân bình phần nào so với một sự tấn công dàn dựng của nhiều phương tiện truyền thông. Liệu việc tìm kiếm sự thật không đòi hỏi rằng các thực tại tiêu cực không ngăn cản chúng ta nhìn thấy các thực tại tích cực, khi các thực tại này có thể khuyến khích chúng ta, truyền cảm hứng cho chúng ta làm sự thiện chăng? Nó cũng sẽ là một thuốc chữa cho sự rầu rĩ lan tràn” (www.riposte-catholique.fr).

Một Cái Nhìn Riêng Tư Về Đời Tu



Một trong những chức năng quan trọng bực nhất về đời sống thánh hiến mà Đức Cố Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II nói trong Tông huấn đời sống thánh hiến là tính ngôn sứ.

Quả vậy, hiện diện giữa thế giới, đời tu đã, đang và sẽ là lời ngôn sứ để làm chứng cho một thực tại : Làm chứng cho sự siêu việt của Thiên Chúa, cho sự mãnh liệt của ơn cứu độ, và cho sự thánh thiện.

Có Chăng Một Cái Nghèo Nơi Người Trẻ



Thế giới mà con người đang sống hôm nay được mặc bởi chiếc áo hào nhoáng và tinh tế. Tuy nhiên, trong thế giới ấy, có những dấu chấm bất động của sự lạnh lùng. Sự lạnh lùng ấy có thể đến từ quá nhiều luồng thông tin khác nhau như  kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, giáo dục, tôn giáo, v.v. Lãnh hội một “hệ thống thông tin” vừa có tính hào nhoáng vừa được dệt từ vô số nguồn khác nhau, một số người trẻ có vẻ như đang choáng váng, ngột ngạt và đôi lúc có chút hoang mang. Chưa hết, vì cảm thấy “đói thông tin”, người trẻ đang có xu hướng cố gắng hấp vào trong mình càng nhiều thông tin càng tốt, để rồi khối óc của họ phình ra, trong khi trái tim thì bị co thắt lại... Sống với sự khập khiểng này, không ít bạn trẻ đã và đang đối diện với những chênh vênh của cuộc đời.

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

CẢM THÔNG VỚI NHAU

Có một lời tâm sự viết như sau: “Hôm qua, bị ngã rất đau, muốn khóc lắm, nhưng không dám khóc. Và cũng không thể khóc, vì cảm giác đau đã trôi qua nhanh, nhường chỗ cho cảm giác xấu hổ. Tất cả mọi người nhìn vào, hình như đâu đó có tiếng ai đó chê bai: “Lớn thế rồi mà đi đứng còn ngã”. Đâu đó còn có cái nhếch môi cười, và đâu đó còn có cả cái xuýt xoa . . . Tự dưng ước mình chỉ là một đứa trẻ, là trẻ con thì được ngã, ngã thoải mái, khóc thoải mái. Tiếc là đã lớn, lớn không được ngã. Ngã người cười chê . .”

THỬ THÁCH

Một cô gái than thở với người cha về cuộc sống. Cô bảo cuộc sống thật khó khăn, đầy chông gai. Cô không biết sẽ đi tiếp thế nào. Cô rất mệt mỏi khi cứ căng thẳng mãi. Có vẻ như một vấn đề kết thúc thì một vấn đề mới lại nảy sinh.
Bố cô là một đầu bếp. Ông dẫn con gái vào nhà bếp, đổ nước vào ba chiếc bình rồi đặt lên bếp đun sôi. Bình thứ nhất, ông bỏ vào một ít cà rốt thái  nhỏ. Bình thứ hai, ông bỏ vào một quả trứng. Bình thứ ba, ông bỏ vào một ít cà phê xay. Và ông không nói lời nào.

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Thời Gian!

Cầm bút lên và viết một điều gì đó, để trải lòng…Thời Gian.
Thời gian đã qua, thời gian không quay trở lại, nếu cho mình một cơ hội, có lẽ mình vẫn chọn con đường mình đã đi, dù có sai lầm, có nước mắt nhưng vẫn không thiếu những nụ cười.

Mình sẽ cầu nguyện cho bạn!

Trong nền văn hóa Kitô giáo trên thế giới, có một câu nói mà nếu người chưa quen có thể cảm thấy lạ, và hay hay, nhưng có thể không hiểu hết được quyền lực của nó.
Đó là, khi mình chia sẻ điều gì với một bạn, bạn ấy có thể khuyên vài ba câu, hỗ trợ điều gì đó, như là một ít tiền, hoặc chẳng có gì cả, nhưng luôn kết thúc bằng câu: “Mình sẽ cầu nguyện cho bạn” (I will pray for you).
Đương nhiên, điều đầu tiên ai cũng cảm thấy trong câu nói đó là tình anh em bạn hữu quan tâm cho nhau—mình sẽ cầu nguyện cho bạn. Và nếu người đó giữ lời hứa và cầu nguyện, thì người đó sẽ rất thành tâm (vì chẳng ai cầu nguyện mà không thành tâm, dù là thành tâm kiểu lạc đường, như là “xin chư Phật cho xe lửa đụng nó.”)
Khi ta hứa cầu nguyện cho nhau, thì đương nhiên là ta đã tạo được năng lượng tích cực trong lòng người nghe lẫn người nói. Và nếu đó là những tín đồ có lòng tin rất mạnh vào cầu nguyện, thì năng lượng tích cực đó lại lớn cực kì.
Nguồn năng lượng tích cực đó chúng ta biết là có thể làm được nhiều thứ–làm ta mau lành bệnh, kiên nhẫn và sáng suốt hơn trong công việc, v.v… cho nên sẽ đưa đến cho ta nhiều điều lành.
Vì vậy, giữa các tín hữu Kitô giáo, câu nói “rất tiếc mình chẳng làm được gì cho cậu” là câu nói “lạc đạo”, vì người Kitô luôn luôn có thể làm một điều cho nhau, đó là cầu nguyện cho nhau.
Dùng ngôn ngữ Kitô, thì đó là hiệp thông, tức là cùng hợp nhất với nhau là một (in communion).
Người Phật tử, dù là nói đến “tự lực, tự độ”, nhưng cũng có khái niệm nhờ chư Bồ tát “trợ lực”. Với khái niệm trợ lực, thì cầu nguyện nhờ chư Bồ tát giúp cho mình hay giúp bạn mình một việc gì đó, cũng là điều nên làm, để hỗ trợ và an ủi nhau.
Ý mình muốn nói là: “Mình sẽ cầu nguyện cho bạn”, nên là một câu nói tư duy tích cực rất có sức mạnh, cho tất cả mọi người có thói quen cầu nguyện, vì bạn thuộc tôn giáo nào.
Trần Đình Hoành

When you believe – Khi bạn tin (Bài hát)

Nhiều đêm ta nguyện cầu
Mà không có bằng chứng một ai có thể nghe thấu
Và trái tim ta, một bài ca hi vọng
Ta không hiểu được
Giờ ta không sợ hãi
Dù ta biết có rất nhiều nỗi sợ
Ta đang dời những dãy núi dài
Trước khi ta biết ta có thể
Có thể có phép lạ
Khi bạn tin

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

ẨN TU

Các vị ẩn tu, xa lánh trần tục, lên rừng sống một mình hay chỉ trong một cộng đoàn ẩn tu nhỏ của họ, hoàn toàn xa lánh xã hội văn minh của con người, thì đương nhiên cách sống đó có thể rất tốt cho đức hạnh riêng của họ. Chứ có lợi gì cho xã hội con người nói chung?
Sự thật là đời sống ẩn tu ảnh hưởng đến xã hội con người rất mạnh, vì năng lượng tích cực cực kì lớn mà các vị ẩn tu tạo ra.

TRIẾT HỌC VÀ THẦN HỌC

1. Thần học là gì?
- “Theologia” (thần học), được ghép bởi từ theos (thần/chúa) và logos (lời). Vậy, Theologia được hiểu là lời TC nói với con người, hay lời con người nói với TC và nói về TC. Từ đó, ta có thể định nghĩa:
- Thần học là tri thức TC có về chính ngài và về thế giới. Người thông ban nó cho loài người nhờ ân sủng, qua hai cấp độ: hoàn hảo trong tình trạng hưởng kiến và bất toàn qua mặc khải và đức tin.
- Thần học là khoa học có đối tượng là TC và các công trình của Người được biết qua mặc khải Kitô giáo, có chủ thể là người có đức tin. Đức tin thúc đẩy thần học gia tìm hiểu nội dung mặc khải của đức tin.
2. Sự khác biệt giữa triết học và thần học
- Về đối tượng: Thần học và triết học, trong nhiều trường hợp, cùng chung đối tượng suy tư. Tuy nhiên, đối tượng mà thần học tìm hiểu sâu rộng hơn triết học, không giới hạn trong những vấn đề thuần lý như triết học, và vượt ra ngoài lãnh vực tự nhiên để tìm hiểu mặc khải.
- Về phương pháp suy luận : đối với triết học, lý trí làm chủ và chỉ vận dụng lý trí. Còn đối với thần học, lý trí cũng được vận dụng, nhưng lý trí còn được đức tin hướng dẫn, đức tin vận dụng lý trí để tìm hiểu chính mình.
- Về cứu cánh : Nhờ mặc khải và đức tin, thần học có khả năng giải đáp những vấn đề mà triết học tự đặt cho mình nhưng không thể giải đáp.
3. Những nguồn mạch của thần học.  Xét từ hai phía
- Về phía Thiên Chúa, Người đã nói về mình cho chúng ta; vì thế ta có thể nói về Ngài.
- TC đã nói với loài người về chính Người và ý định của Người qua các ngôn sứ và đặc biệt nơi Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể.
- Chúng ta có thể nói về TC bằng một thứ ngôn ngữ chung, đó là sự hiện hữu. Nhưng TC thì rất khác với loài người, vì thế con người chỉ có thể nói về TC một cách loại suy, nghĩa là vừa giống vừa khác. Từ nhận xét này, thánh Tôma nêu lên ba quy tắc cần lưu ý khi nói về TC : (1) Quy tắc phủ định (loại bỏ những bất toàn của thụ tạo); (2) Quy tắc khẳng định(áp dụng cho TC những ưu phẩm nơi thụ tạo); (3) Quy tắc siêu việt (TC có những ưu phẩm tuyệt đối, như toàn năng, toàn thiện...)
- Về phía con người. Con người muốn biết TC và được thúc đẩy nói về Người.
1/ Thần học là một nhu cầu của con người. Tự thâm tâm, con người muốn biết cuộc sống có ý nghĩa gì, đâu là cội nguồn và cứu cánh. Những câu hỏi đó không chỉ liên quan đến hiện hữu của con người nhưng thực sự liên quan đến TC.
- Dẫu TC đã mặc khải cho loài người biết về Ngài, nhưng lý trí chúng ta chưa thỏa mãn về những gì ta đã được biết về TC. Mặt khác, chính những chân lý đức tin cũng gợi lên nhiều câu hỏi: làm thế nào Đức Giêsu vừa là TC vừa là người? Tại sao TC vừa là một lại vừa là ba?
- Là những người lữ hành trong đức tin, chúng ta còn khắc khoải bao lâu chưa được “vén màn” để hiểu biết tường tận ý nghĩa của mọi sự vật.
2/ Là phần tử Hội thánh, chúng ta được thông phần vào sứ mạng loan báo Tin Mừng cho hết mọi loài thọ tạo. Vì vậy, việc “nói về TC” trở thành điều thúc bách cho hết mọi tín hữu.
4. Tính đồng nhất và đa dạng của thần học
1. Tính đồng nhất : thần học là một khoa duy nhất, vì chỉ có một đối tượng chất thể là TC và các thụ tạo của Người mà chúng ta được biết qua mặc khải.
2. Tính đa dạng : tuy chỉ có một đối tượng duy nhất để suy tư, nhưng thần học gia có nhiều phương pháp khác nhau để tiếp cận . Vì thế, từ một khoa duy nhất đã phát sinh các ngành khác nhau. Tựu trung, có ba ngành chính, mỗi ngành gồm nhiều môn. Cụ thể :
-    Ngành lịch sử (tiếp cận theo hướng lịch sử) gồm các môn : Kinh thánh, Phụng vụ, Giáo phụ, Lịch sử GH, Huấn giáo, Giáo luật ...
-    Ngành hệ thống (tiếp cận theo lối suy diễn và hệ thống hoá) gồm các môn : Thiên Chúa Ba Ngôi, Sáng tạo, Ân sủng, Kitô học, Giáo hội, Bí tích, Cánh chung ...
Ngành thực hành (tiếp cận theo hướng mục vụ) gồm các môn : mục vụ, tâm linh ...

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

TIẾNG ĐÀN KHÔNG NGƯỜI ĐÁNH !

Qua vuông cửa sổ, rồi qua những cành ngọc lan, ngoài sân nhà thờ cuối chiều còn hanh nắng, người thiếu nữ đang thong thả theo dốc lên đồi. Nàng thường đi nhà thờ vào giờ này. Năm ấy nàng gần 17 tuổi. Có lần tôi trêu nàng: “Hơn nửa tuổi cũng đã làm anh rồi”. Hình như nàng hơi mắc cỡ, thẹn thùng bấm vạt áo lúng túng, nhưng nàng có vẻ thích tôi nói như thế. Chứ không, tại sao nàng không giận. Gió dìu dịu đưa hương thơm của cành ngọc lan đang mùa sai hoa. Ngọt ngào. Thoang thoảng gió đưa ngược chiều từ phía nàng đang đi, qua những cành lan, rồi qua vuông cửa sổ, hương ngọc lan vào phòng tôi. Tôi ngồi ở bàn viết trong phòng nhìn ra chiều hanh nắng dịu. Êm đềm, như gió mang hương thơm từ mái tóc của người thiếu nữ kia chứ không phải của cành ngọc lan nữa. Nàng lên dốc nhà thờ trong tà áo thiên thanh, màu xanh nhẹ da trời.

KINH CHIỀU.


Trời buông màn phủ trần gian
Hoàng hôn tắt nắng mênh mang tâm hồn
Ai nào không khỏi bồn chồn
Ngày qua vùn vụt chất chồng lo âu?
Hướng lòng cầu nguyện thẳm sâu
Hân hoan tin tưởng dâng câu kinh chiều
Ung dung phó thác cam liều
Yên bình không để tiêu điều phận thân
Con xin Chúa rất từ nhân
Ngài thương gìn giữ đỡ nâng suốt đời!

Hồn Nhỏ-NSN

CỨ YÊU.


EM.
Em đến gặp tôi, mặt đỏ ké, hơi thở nồng nặc. Tôi đoán là Em có chuyện buồn…ghê gớm, vì Em chẳng bao giờ uống rượu.
- Bộ chán đời hả?
- Dạ.
- Tại sao chán?
- Thất tình.
Tôi cho Em một ly cà phê đá, khuyên em về ngủ, hứa sẽ giúp Em chinh phục được người yêu. Em ngoan ngoãn ra về, mở cờ trong bụng.
Em yêu Liên, theo đuổi Liên từ hai năm nay. Cả họ đạo đều biết. Ai nấy đều khen là xứng đôi vừa lứa. Liên là ngôi sao sáng của họ đạo: duyên dáng, nết na, thông minh, nhưng kiêu sa và dường như muốn chơi trèo. Sau hai năm đeo đuổi và chiều chuộng, Em ngỏ lời xin cưới Liên. Liên từ chối, viện lý do là chưa muốn lập gia đình. Thế là công cốc! Nếu không yêu được Liên thì Em chẳng còn biết yêu ai.
EM.
Tôi đã hứa giúp Em, thì đây là kế hoạch dành cho Em.

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

GỒNG MÌNH...


Trong bối cảnh xã hội hiện nay, con người hầu như đối xử với nhau thường là dựa trên vật chất, dựa trên những giá trị tạm bợ bên ngoài con người. Do đó, không ai chịu thua kém ai mà luôn đối xử với nhau “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân” một khi ai đó không còn giá trị lợi dụng, hay ảnh hưởng lẫn nhau nhiều nữa.

THA THỨ - HÒA GIẢI

Trong đời sống Kitô hữu nói chúng và trong đời sống của tôi, hình như điệp khúc: TỘI – GIẢI HÒA – THA THỨ  vẫn hay thường được lặp đi lặp lại rất nhiều lần.

Chính vì điệp khúc được lặp lại nhiều lần, mà tôi cảm thấy nó rất đỗi bình thường, để rồi mấy khi ý thức nó; xem ra nó chẳng có ý nghĩa gì trong đời sống của tôi.

Tội vẫn phạm - đến tòa cáo giải – được tha thứ - phạm tội. Phải chăng con người là thế? Phải chăng tôi là thế? Phải chăng Thiên Chúa luôn chấp nhận kiểu sống như thế?

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Trang Hồi Ký của Toà Giải Tội

Ngày 10 tháng 6 năm...
Tôi là một tòa giải tội bằng gỗ. Tôi đứng ở đây lâu lắm rồi. Năm tháng đi qua với dòng đời đổi thay, tôi đứng đây nhìn cuộc đời. Trải qua mấy thế hệ, những người cùng thời với tôi đã từ giã cõi đời từ lâu. Thế hệ này sang thế hệ khác, tôi chứng kiến những đổi thay trong cái họ đạo này. Ðời tôi là vô vàn những trang hồi ký.

Cuộc gặp gỡ nào cũng là một lịch sử. Biến cố nào cũng có ý nghĩa. Dòng chữ tôi đang viết đây là một mẩu ngắn trong dòng thời gian đó. Chuyện hai con chuột nhắt nói với nhau. Câu chuyện của chúng nó có liên quan về tôi.

Khúc ruột cũng không cho

Truyện cười
Ngày xưa, có ông quan nọ ỷ có chút ít chữ nghĩa nên khinh rẻ dân làng. Một hôm, ông phán: “Hễ ai đáp trúng những câu đối của ông, sẽ thưởng cho người đó một con heo”.
Tin đồn đi khắp nơi, nhưng chẳng một ai dám đối cả.
Một hôm tin đồn đến tai anh nông dân nọ, và anh quyết định sáng mai sẽ lên đối đáp.
Đúng hẹn, anh đến nhà quan và cuộc đối đáp bắt đầu. Quan đưa một ngón tay lên, anh nông dân liền đưa lên hai ngón, quan giơ lên ba ngón, anh nông dân liền đưa lên bốn ngón. Suy nghĩ một hồi lâu, quan vòng tròn hai tay trước mặt, anh nông dân liền đưa cánh tay lên và chặt xuống. Quan đành phải chịu thua, thả heo cho anh nông dân dắt về. Vợ quan hết hồn chạy ra hỏi:
- Sao quan thua nó dễ dàng quá vậy?
Quan lắc đầu:
- Không ngờ nó thông minh quá! Tôi nói “Nhất Quan Âm”, nó liền đáp “Nhị Bồ Tát”, rồi tôi nói “Tam Thánh”, nó liền đáp là “Tứ Hiền”. Suy nghĩ một hồi lâu tôi nói: “Vòng nhựt nguyệt không gì ngăn cách nổi”. Tôi tưởng là nó sẽ thua câu này thôi, nhưng không ngờ nó trả lời đúng là: “Chỉ có sông Ngân Hà ngăn cách nổi đôi bên”, thành ra tôi đành chịu thua.
Thấy chồng dắt heo về đến nhà, vợ anh nông dân mừng rỡ hỏi:
- Anh đối đáp sao mà thắng quan vậy?
Anh nông dân đáp:
- Có gì đâu mà đối với đáp, sáng sớm mình chưa ăn cái gì hết mà ổng hỏi: Một đòn bánh tét ăn hết hông, tui liền nói là hai đòn cũng hết; rồi ổng hỏi: Ba đòn, tui liền nói là bốn đòn cũng hết. Ổng biết đã thua tôi, suy nghĩ một hồi lâu ổng xin tui lại bộ đồ lòng heo, tui dứt khoát trả lời ổng: khúc ruột cũng không cho. Cuối cùng ổng đành thả heo cho tui dắt về.
( Theo TTC )

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

GIA ĐÌNH

Gia đình, xã hội nguyên thuỷ nhất, bao gồm hai xã hội nền tảng: xã hội hôn nhân, tương quan giữa vợ và chồng; xã hội thân thích, quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Hôn nhân, tạo nên và duy trì gia đình, nghĩa là khế ước và tình trạng kết quả của khế ước. Tình trạng hôn nhân giả định người nam và người nữ nên một với nhau qua khế ước trong một sự hiệp nhất lâu dài và duy nhất của một tình yêu và đời sống được chia sẻ cho nhau.
Phải chăng hôn nhân chỉ là một sự thoả thuận của con người hay một thể chế tự nhiên? Việc hôn nhân chỉ là sự dàn xếp giữa hai phái và được luật tự nhiên cho phép được minh chứng qua nhũng điều sau đây:
1. Đòi hỏi của tự nhiên trong việc thiết lập giới tính là việc truyền sinh nòi giống, và như vậy được nhắm trực tiếp đến việc có con cái.
2. Bổn phận chăm sóc con cái sinh ra được đạt trên vai cha mẹ, và kéo dài từ 15 tới 20 năm.
3. Việc nuôi dậy con cái thuộc về cả cha lẫn mẹ trong sự liên kết với nhau; người cha không chỉ có nghĩa vụ chu cấp về tài chính nhưng còn phải tích cực giúp đỡ việc nuôi dạy con.
Vì vậy tự nhiên yêu cầu một sự hợp nhất mang tính lâu dài và độc chiếm được bảo đảm bởi khế ước, nghĩa là luật tự  nhiên yêu cầu việc kết hôn.
Hôn nhân xét về mặt luật pháp là một định chế với cùng đích tối thượng (mục đích đầu tiên) là sinh hạ và nuôi dưỡng con cái, và một cùng đích thứ yếu (mục đích thứ) là một tình yêu hỗ tương và trợ giúp giữa hai người phối ngẫu. Nhưng hôn nhân xét như là một lý tưởng và một kinh nghiệm cá nhân có thể nói là chỉ có một mục đích và đó là tình yêu theo nghĩa trọng yếu nhất và trên mọi cấp bậc, cá nhân, giới tính, và tình bạn.
Việc kiểm soát sinh sản, theo nghĩa ngừa thai nhân tạo, theo truyền thống được xem như là việc sử dụng trái tự nhiên của giới tính trong hôn nhân và vì vậy là vô luân. Những luận chứng bênh vực cho việc làm trái tự nhiên này ngày nay đang gặp nhiều thách đố. Sự tiết dục/kiềm chế về tình dục và có chu kỳ (Ngừa thai theo tự nhiên), không phải là hình thức ngừa thai nhân tạo, được coi là có thể chấp nhận được về mặt luân lý cũng nhưng trong việc hạn chế số thành viên tron gia đình.
Hôn nhân poligamy có hai dạng. Đa thê, nghĩa là một chồng có nhiều vợ, làm cho việc nuôi dưỡng con cái gặp khó khăn, làm giảm nhân phẩm người nữ, thúc đẩy việc ghen tuông, và làm phân tán tình yêu của người chồng. Đa phu, một vợ với nhiều chồng, phá vỡ mục đích của hôn nhân.
Ly dị không chỉ đơn thuần là một sự chia cắt nhưng còn là một nỗ lực huỷ bỏ khế ước hôn nhân, để chia tay với người phối ngẫu và tự do lập gia đình. Hôn nhân đòi hỏi hai phía sống liên kết với nhau cho tới khi đứa con cuối cùng trưởng thành; cho tới khi chúng được 16 tuổi, không lý do biện minh nào có thể viện ra cho việc phá bỏ hôn nhân. Ly dị mang tính cá nhân có thể không có hại trong những trường hợp đơn lẻ nhưng nguy hại cho nhân loại nói chung. Thiên nhiên duy trì điều thiện chung vì vậy mọi ngườiphải giữ luật tự nhiên.
Khế ước hôn nhân là khế ước nặng nề song phương, qua đó mỗi bên trao cho nhau quyền đối với hành vi truyền sinh. Nó phải bao gồm đầy đủ những đòi hỏi cần thiết của khế ước nói chung liên quan đến các đối tác trong khế ước, đến vấn đề, và sự ưng thuận đối với nhau. Mọi sai phạm trong bản chất của khế ước sẽ làm cho khế ước trở thành vô giá trị. Giáo hội và nhà nước có thể thiết lập những ngăn trở phụ để làm cho khế ước trở thành không phù hợp với luật pháp và luật tự nhiên.