Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Đạo Tại Tâm...?

Bài này có một số điểm lưu ý, xin chờ cập nhật sau. Hôm bữa tới giờ mắc công việc, chưa kiểm duyệt lại được! Đọc một số comments của đọc giả, tôi thấy cũng có cái lý của mỗi người, cám ơn tất cả!
NVT.

9 nhận xét:

  1. xin bạn xem xét lại bài viết của mình vì: " Đức Tin không có việc làm là Đức Tin chết". Năm Đức Tin Giáo Hội mời gọi con cái hãy tái khám phá Đức Tin của chính mình.
    Mời bạn vào trang web giáo xứ Bảo Nham xem bài viết "Đạo Tại Tâm" …
    của tác giả: Linh Mục Piô Ngô Phúc Hậu

    Trả lờiXóa
  2. Đạo tại tâm hay còn gọi là lương tâm. Lương tâm hay là cái nền tảng để từ đó con người sống mầu nhiệm mặc khải mà Chúa đã tỏ cho con ngươi biết. Bài viết của lm Ngô Phúc Hậu là nhắm đến sự cân bằng giữa lý thuyết và thực hành, nếu nghiêng chiều về bên nào quá thì cũng không tốt. Nhưng bài viết của Nguyễn Đình Hướng dựa theo ý tưởng của Nguyễn Thái Hợp muốn nhấn mạnh đến khía cạnh thực hành mà hầu hết mọi người cứ coi mình giữ luật, giữ hình thức nhiều là tốt và điều này đang là một hồi chuông báo động không chỉ cho riêng ai mà là một lời kêu gọi đến từ những hành động của Đức Phanxicô đang muốn chúng ta noi gương!

    Trả lờiXóa
  3. Làm sao bạn có thể dùng hai tiêng " lương tâm" để biện hộ cho cụm từ "đạo tại tâm" được? phải chăng người ngoài công giáo họ cũng ăn ở rất có lương tâm đó sao? Nếu vậy họ cũng được xem là người có đạo hay sao?. (tôi muốn nói đạo ở đây là đạo công giáo mà bài viết của ng. đ. Hướng đang đề cập tới, nói đến những người có đức tin). Tôi có cảm giác tác giả bài viết đang tự biện hộ cho mình và những người đang có kiểu dự đạo " tại tâm" có nghĩa là chỉ cần cại tâm của mình là được chứ việc tham dự " hy tế, phụng vụ.... " là không cần thiết, điều này đã được bài viết của LM Hậu giải thích rất kĩ, mời bạn xem lại và kiểm tra lại vốn kiến thức về Giáo lí của mình, và bạn cũng đừng ngộ nhận đó là ý tưởng của ai, bạn cần đọc kĩ, đọc nhiều,...bài viết đang có chiều hướng đi ngược lại giáo huấn của Hội Thánh đó.

    Trả lờiXóa
  4. Lương tâm là tấm lòng ngay thẳng mà Thiên Chúa đã đặt sẵn nơi tâm hồn mỗi con người, để chỉ dẫn cho họ biết làm lành lánh dữ. Vẫn có đôi lúc lương tâm sai lầm, và nó được soi sáng bởi Lời Chúa. Như đã nói, khi lấy tựa đề " Đạo tại tâm ", người viết muốn nhấn mạnh đến việc thực hành đạo một cách đơn thành xuất phát từ tấm lòng mình với Thiên Chúa. Vấn đề này xưa Chúa cũng đã nhắc nhở một số biệt phái giữ luật một cách khắt khe,tỉ mỉ nhưng thiếu tinh thần chân thành.
    “Đức tin không trở thành văn hóa là đức tin chưa lĩnh hội đầy đủ, chưa chín chắn và là một đức tin chưa sống một cách trọn vẹn.” ( Đức Gio an phao lô II nói). Không có nghĩa là ta đồng hóa văn hóa với đức tin, nhưng phải thể hiện đức tin của mình trong mọi nền văn hóa. Đức Ki tô là một Đức Ki tô khai mở, chứ không chỉ là một Đức Ki tô bị đóng khung trong Giáo hội. Bài viết trên cũng trình bày một khía cạnh nhỏ trong nền văn hóa, có một chút bàn về giới trẻ và Đức tin trong bối cảnh ngày nay, một bối cảnh toàn cầu hóa. Nên đó cũng có thể là một cách thể hiện rất Đức tin rất sống động và đơn thành (Câu chuyện anh thanh niên cầu nguyện ).
    Còn con cái Thiên Chúa gồm những người theo chúa và chịu phép rửa và kể cả những người chưa nhận biết Chúa, nhưng họ vẫn sống theo lương tâm ngay thẳng. Ví dụ những người ở một nơi nào đó mà ánh sáng Tin Mừng chưa đến được, nhưng họ vẫn sống và vẫn Tin (khác với thờ thần bụt...)thì họ vẫn được cứu độ.
    Cụm từ " Đạo tại tâm " về ý nghĩa của từ nó sai ở chỗ đạo tại tâm là do mình, tự bản thân mình xuất ra, tự ý thức. Mà như vậy mình là con người toàn năng và có thể tự cứu mình điều này thì không thể. Nhưng dùng nó để chỉ về lương tâm và tấm lòng đơn thành trong cách giữ đạo thì nó không hoàn toàn sai.Bài viết chỉ dừng lại ở ý nghĩa đó, và nhắc nhở moi người cũng nhìn giới trẻ với nhiều góc độ hơn thôi. Chứ không đề cập đến vấn đề dứt bỏ các hình thức như việc tham dự hy tế, phụng vụ...

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  6. Trong đoạn 2- Bên ngoài cơ chế (Sách: Để họ lớn lên ).Tác giả Giáo sư Nguyễn Thái Hợp viết : Có khoảng 20% người tự nhận mình là con người tâm linh, họ không đến các Thánh đường Công giáo cũng như Do Thái. Đa số họ sống tâm linh theo cách thế của mình. Nhóm " tâm linh ngoài cơ cấu " này rất đa dạng trong sinh hoạt: Cầu nguyện, chiêm niệm...

    Cuối cùng tác giả kết luận và tự đặt câu hỏi cho mình cũng như Giáo hội:

    Lối sống “tâm linh nhưng không giáo hội” thường bị chỉ trích là lập dị, cao ngạo, nguy hiểm. Nhưng biết đâu đây là những bước đầu chập chững trên chặng đường kiếm tìm Thiên Chúa rất diệu vời và dài hun hút ! Chúng ta có thể và phải làm gì để đồng hành với họ ?

    Ngoài ra, hiện tượng sống tâm linh bên ngoài giáo hội cơ cấu cũng đặt ra cho chúng ta rất nhiều vấn đề về sứ vụ loan báo Tin Mừng và về chính cơ cấu của Giáo hội. Một số người tự hỏi : phải chăng, như Đức Kitô đã hé mở cho người thiếu phụ Samaria, với thiên niên kỷ thứ ba này, đã bắt đầu khai mở một giai đoạn mới trong tiến trình cứu độ : “Này chị, hãy tin tôi : đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giêrusalem. Các người thờ Đấng các người không biết ; còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do thái. Nhưng giờ đã đến – và chính là lúc này đây – những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Ngài như thế. Thiên Chúa là thần khí và những ai thờ phượng Ngài phải thờ phượng trong thần khí và sự thật” (Ga 4,21-24)

    Nên rượu mới bầu da mới có thể được hiểu về sự thay đổi văn hóa của thời đại, và trong nền văn hóa mới chúng ta phải nhạy bén hơn trong việc rao giảng Tin Mừng với những cách thế mới phù hợp hơn, Và Giáo hội phải luôn nhìn nhận lại mình và làm cho mình phong phú hơn trong lựa chọn: Ví dụ: Việc người công giáo đăng bài, chia sẻ, đối thoại, quảng bá...qua các trang mạng Facebook, website,...

    Cũng đồng ý với tác giả câu cuối : " Chúng ta...". Câu kết luận nó mang ý nghĩa hơi chủ quan và có phần không ăn nhập với nội dung của bài viết.

    Trả lờiXóa
  7. Tôi thấy bạn lí giải khá là hiểu biết, nhưng những lập luận trên nó khác hẳn với nội dung tác giả đề cập, Giáo Hội vẫn không đồng tình với kiểu dự đạo tại tâm của con cái mình , tôi muốn nói đến khía cạnh này và ngay từ lúc đầu bài viết "Đạo tại tâm" cũng muốn mọi người chấp nhận cho giới trẻ dự đạo theo kiểu này nên đã sử dụng lối giải thích là " rượu mới..." còn vấn đề ở sách mà bạn trích dẫn của giáo sư Nguyên Thái Hợp đang đề cập đến những người ngoài công giáo nhưng họ ăn ở ngay thẳng theo tiêng lương tâm... Rồi bạn còn trích dân thêm đoạn kết luận lại càng rõ hơn ý của tác giả nữa. Tác giả đang muốn GH và mọi người nhìn nhận những thành phần nay và có cách thế giúp họ tìm gặp Chúa và trở về chính đạo chứ không có ý chấp nhận dự đạo kiểu "tại tâm"

    Trả lờiXóa
  8. Bạn trích dẫn đoạn Lời Chúa Ga 4,21-24, ở đoạn Lời Chúa này Linh Mục Piô Nguyễn Phúc Hậu cũng đã gải thich rõ ở bài viết "Đạo tại tâm " của Ngại, mời bạn xem lại tham khảo xem sao. Chúng tôi cũng muốn làm sao chúng ta tìm được tiếng nói chung để cùng nhau dúp nhau dự đạo tôt thôi.

    Trả lờiXóa