Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Các sự kiện nổi bật của Giáo hội Công giáo trong năm 2014

     Năm 2014 sắp kết thúc. Theo thông lệ, Ban biên tập Trang tin điện tử Hội đồng Giám mục Việt Nam bình chọn 10 sự kiện đáng chú ý nhất trong sinh hoạt của Giáo hội toàn cầu và Giáo hội Việt Nam 365 ngày qua.
– Giáo hội toàn cầu:
1/ Thượng Hội đồng Giám mục về gia đình
180-nghi-phu-da-phat-bieu-tai-thuong-hoi-dong-giam-muc-the-gioi
     Thượng Hội đồng Giám mục đã khai mạc Khoá ngoại thường về gia đình vào Chúa nhật 05-10-2014, với Thánh Lễ trọng thể do Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô. Chủ đề củaThượng Hội đồng là “Các thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh của công cuộc loan báo Tin Mừng”. Sáng Chúa nhật 19-10, ngày Khánh nhật Truyền giáo 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô và các nghị phụ đã đồng tế Thánh lễ Tạ ơn bế mạc Thượng Hội đồng và tuyên phong Chân phước cho Đức giáo hoàng Phaolô VI.
2/ Tôn phong hiển thánh hai Đức giáo hoàng Gioan XXIII và Gioan Phaolô II
popes-1
     Chúa nhật 27-04-2014, lễ kính Lòng Chúa Thương Xót, lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử 2.000 năm của Giáo hội Công giáo, hai vị giáo hoàng được tôn phong hiển thánh trước sự hiện diện của hai vị giáo hoàng và gần một triệu tín hữu trên khắp thế giới.
3/ Năm Đời sống thánh hiến
banner_latinus
     “Năm Đời sống thánh hiến” do Đức Thánh Cha Phanxicô thiết lập đã chính thức khai mạc vào Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng, 30-11-2014. Thánh Lễ trọng thể khai mạc Năm Đời sống thánh hiến được cử hành tại Vươngcung thánh đường Thánh Phêrô do Đức hồng y João Braz de Aviz, Bộ trưởng Bộ Đời sống thánh hiến và các Tu đoàn tông đồ, chủ tế. Năm Đời sống thánh hiến thực tế kéo dài hơn một năm, và sẽ kết thúc vào ngày 02 thángHai 2016.
4/ Thành lập Quốc vụ viện Kinh tế
     Với Tự sắc Fidelis dispensator et prudens ban hành ngày 24-02-2014, Đức Thánh Cha Phanxicô thành lập Quốc vụ viện Kinh tế, và đã bổ nhiệm Đức hồng y Georges Pell đứng đầu Viện này. Quốc vụ viện Kinh tế là một cấu trúcmới có nhiệm vụ “điều phối trong lĩnh vực kinh tế và hành chính của Toà Thánh và Nhà nước Vatican”.
5/ Đức Thánh Cha tông du Thánh Địa
Popes-and-Patriarchs-in-the-Holy-Land
     Trong ba ngày từ 24 đến 26 tháng Năm, Đức Thánh Cha đã thực hiện chuyến tông du Thánh Địa, để kỷ niệm 50 năm cuộc gặp gỡ đại kết lịch sử giữa Đức giáo hoàng Phaolô VI và Đức Thượng phụ Athenagoras.
6/ Cầu nguyện cho hoà bình tại Thánh Địa
     Buổi “Gặp gỡ-cầu nguyện cho hoà bình tại Thánh Địa” –theo sáng kiến của Đức Thánh Cha  Phanxicô trong chuyến tông du Thánh Địa 3 ngày hồi cuối tháng Năm 2014– đã diễn ra tại Vatican ngày 08-06-2014 với sự hiện diện của Tổng thống Israel Shimon Peres, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, Đức Thượng phụ Bartholomaios và Đức Thánh Cha Phanxicô.
7/ Đức Thánh Cha tông du Thổ Nhĩ Kỳ

BN-FT839_1128po_H_20141128075729
     Từ ngày 28 đến 30-11-2014, Đức Thánh Cha đã thực hiện chuyến tông du Thổ Nhĩ Kỳ, theo lời mời chung của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Thổ Nhĩ Kỳ và Đức Thượng phụ Constantinopolis là Bartholomaios I. Chiều kích đại kết là nét chính của chuyến viếng thăm này. Kết thúc chuyến tông du, Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng phụ Bartholomaios I đã ký một Tuyên bố chung.
8/ Đức Thánh Cha tông du Hàn Quốc và tham dự Đại hội Giới trẻ châu Á
Korea2_0
     Từ ngày 14 đến 18 tháng Tám, Đức Thánh Cha đã đã thực hiện chuyến tông du Hàn Quốc. Đây là chuyến tông du đầu tiên đến châu Á của Đức Thánh Cha Phanxicô. Trong dịp này, Đức Thánh Cha đã tham dự Đại hội Giới trẻ châu Á lần thứ sáu và tôn phong Chân phước cho Paul Yun Ji-Chung và 123 người bạn, tất cả đều chịu tử đạo vì đức tin.
9/ Đức hồng y Tauran được bổ nhiệm làm Hồng y Nhiếp chính
Cardinal-Jean-Louis-Tauran
     Ngày 20-12-2014, Đức hồng y Jean-Louis Tauran đã được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm “Hồng y Nhiếp chính của Giáo hội Roma”. Đức hồng y Tauran năm nay 71 tuổi, đã từng là “Bộ trưởng Ngoại giao” vào thời Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II từ năm 1990 đến 2003. Từ năm 2007, ngài là Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn.
10/ Chủ tịch Hội đồng Giám mục của Cộng đồng Công giáo “thầm lặng” Trung Quốc qua đời
     Đức Giám mục Giuse Phạm Trung Lương, Dòng Tên, giám mục Thượng Hải, 96 tuổi, Chủ tịch Hội đồng Giám mục của Cộng đồng Công giáo “thầm lặng” Trung Quốc, và là người lãnh đạo cộng đồng Công giáo “thầm lặng” tại Thượng Hải, qua đời tại Thượng Hải hôm Chúa nhật 16-03-2014, sau một thời gian dài lâm bệnh.
– Giáo hội Việt Nam:
1/ Khánh thành Văn phòng Hội đồng Giám mục
     Đúng ba năm sau ngày đặt viên đá đầu tiên xây dựng (26-04-2011), Văn phòng Hội đồng Giám mục của Hội đồng Giám mục Việt Nam, toạ lạc tại 72/12 Trần Quốc Toản, Phường 8, Quận 3, TP.HCM, đã hoàn thành. Lễ khánh thành được cử hành trọng thể vào lúc 18g15 thứ Năm 24-04-2014, nhân dịp Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) họp Hội nghị Thường niên Kỳ I/2014.
2/ Kỷ niệm 400 năm Dòng Tên đến loan báo Tin Mừng trên Đất Việt
IMG_7913
     Ngày 18-01-2014, tại nhà thờ Chính toà Sài Gòn, Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng giám mục phó Tổng giáo phận TP. HCM, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, đã cử hành Thánh Lễ khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 400 năm Dòng Tên đến loan báo Tin Mừng trên Đất Việt. Năm Thánh sẽ bế mạc ngày 18-01-2015.
3/ Legio Mariæ kỷ niệm 66 năm hiện diện tại Việt Nam
     Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và mừng Đại lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15/8), đồng thời mừng kỷ niệm 66 năm Legio Mariæ hiện diện trên dải đất Việt Nam (12/08/1948 – 12/08/2014), đông đảo hội viên Legio Mariæ hoạt động và tán trợ thuộc các cấp Hội đồng trong Hệ thống Legio Mariæ tại Việt Nam miền Sài Gòn cùng với quý cha, quý tu sĩ linh giám đã cử hành Thánh lễ tạ ơn vào lúc 10 giờ sáng thứ Bảy 2/8/2014 tại nhà thờ giáo xứ Thị Nghè, Tổng giáo phận Tp.HCM.
4/ Lễ khánh thành và cung hiến Nhà thờ Chính toà giáo phận Phú Cường
13979943577_37b1ce9328_z
     Sau gần 5 năm thi công, kể từ ngày Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ làm phép viên đá đầu tiên (13-06-2009) xây dựng ngôi Nhà thờ Chính toà mới, công trình của toàn thể Dân Chúa giáo phận Phú Cường đã hoàn tất và ngày thứ Sáu 25-04-2014 Nhà thờ Chính toà mới đã được cung hiến và khánh thành.
5/ Tân Tổng giám mục Tổng giáo phận TP. HCM
Duc-Cha-PhaoLo-Bui-Van-Doc
     Ngày 22-03-2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp thuận đơn từ nhiệm Tổng giám mục Tổng giáo phận TP. HCM (Việt Nam) của Đức hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn. Theo giáo luật, kế nhiệm Đức hồng y Gioan Baotixita là Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng giám mục phó Tổng giáo phận TP. HCM.
6/ Tân giám mục giáo phận Mỹ Tho
DCKham
     Ngày 26-07-2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, hiện đang là Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, hiệu toà Trofimiana, làm Giám mục giáo phận Mỹ Tho.
7/ Tân Giám mục phụ tá giáo phận Long Xuyên
DucChaToan
     Ngày 05-04-2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm cha Giuse Trần Văn Toản, Giám đốc Trung tâm Mục vụ giáo phận Long Xuyên, làm Giám mục phụ tá giáo phận Long Xuyên, hiệu toà Acalisso. Lễ tấn phong tân Giám mục diễn ra ngày 29-05-2014 tại Nhà thờ Đài Đức Mẹ Tân Hiệp, giáo phận Long Xuyên.
8/ Đức Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt: Sứ Thần Toà Thánh tại Sri Lanka
tarjeta
     Ngày 22-03-2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt –hiệu toà Rusticiana, hiện đang là Sứ thần Toà Thánh tại Costa Rica–, làm Sứ thần Toà Thánh tại Sri Lanka. Đức Tổng giám mục Phêrô từng đảm nhiệm chức vụ Sứ thần Toà Thánh tại các quốc gia: Benin và Togo (2002), Chad và Cộng hoà Trung Phi (2005), Costa Rica (2008).
9/ Hồ sơ xin phong Chân phước cho cha Trương Bửu Diệp: không có gì ngăn trở
     Ngày 31-10-2014, Bộ Phong Thánh đã chính thức gửi thư cho Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám mục giáo phận Cần Thơ, thông báo rằng không có gì ngăn trở trong việc xúc tiến hồ sơ xin phong Chân phước cho Cha Trương Bửu Diệp. Hồ sơ xin phong Chân phước cho Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp đã được Đức cha Stêphanô chính thức cho xúc tiến từ năm 2011.
10/ Cuộc họp vòng thứ năm của Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam–Toà Thánh
     Từ ngày 10 đến ngày 11 tháng Chín 2014, Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam–Toà Thánh đã nhóm họp vòng thứ năm tại Hà Nội. Cuộc họp nhằm “củng cố và phát triển quan hệ song phương giữa Việt Nam và Toà Thánh”.
Nguồn: website Hội Đồng Giám Mục VN

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

MẢNH GHÉP CÒN LẠI.

Có một chiếc bình sành nọ, bị vỡ thành nhiều mảnh và các mảnh ghép thất lạc mất nhau. Mỗi mảnh ghép luôn cố tìm lại với nhau. Thời gian trôi qua, các mảnh ghép đã tìm thấy nhau, chúng sắp xếp để trở thành chiếc bình. Nhưng khi chúng xếp vào vị trí thì vẫn còn thiếu một mảnh. Chiếc bình thiếu một mảnh ghép cứ tìm hoài, nhưng vẫn không tìm thấy mảnh còn lại.
Cuộc đời là một cuộc lữ hành, sao tôi tìm hoài mà không bắt gặp. Bụi sương cuộc đời làm đôi mắt tôi mờ đi, hay tâm hồn tôi không mở ra để đón nhận. Phải chăng “ lòng tôi có bao lần khép cửa”, đóng trái tim tôi lại, để rồi tôi không bắt gặp chính tôi. Trái tim đó đã có những phần bị tổn thương cần được chữa lành. Là những vết chai lì không còn rung cảm trước đau khổ của anh em, sợ hãi do thiếu niềm tin, bị bóp nghẹt bởi giông tố cuộc đời.
Nếu mảnh vỡ đó là tôi, cộng đoàn tôi là chiếc bình sành đẹp.Các mảnh ghép được gắn kết với nhau bằng một thứ chất keo, để tạo thành chiếc bình. Chất keo đó là ơn Chúa Thánh Thần, là ân sủng của Đấng Phục Sinh. Ngài dung để kết dính lại với nhau, chính qua Giê-su mà chúng tôi có một ý nghĩa. Mỗi mảnh ghép xấu xí, Ngài dùng để nặn lên chiếc bình theo ý Ngài muốn. Ngài là người thợ gốm hoàn hảo, sáng tạo tôi theo ý muốn của Ngài. Nhưng hình ảnh mảnh vỡ không được tìm thấy, bởi nó đã đi quá xa. Là hình ảnh tôi muốn đi xa khỏi cộng đoàn của tôi, đi ra ngoài nếp sống. Tôi sống trong cộng đoàn mà tâm hồn vẫn ở ngoài kia. Tôi mải loay hoay với mảnh vỡ của mình, để rồi chỉ thấy những nét xù xì, xấu xí  là những kiêu ngạo, tổn thương.  Sao tôi không sống yêu thương một tí, khoa học một tí, để cuộc đời trở nên đẹp hơn, để nó có ý nghĩa hơn.
“Ai yêu mến nhiều thì được tha thứ nhiều”, trái tim được chữa lành bởi tình yêu. Với những viên đá, những viên sỏi xấu xí, sần sù  Giê-su đã dùng nó để xây dựng nên Hội thánh vững chắc của Ngài. Đó là một công trình hết sức kỳ diệu. Có lẽ Ngài cũng mời gọi tôi dùng viên đá, mảnh vỡ của mình cùng cộng tác với Ngài. Tôi có thể dùng nó để ném tổn thương người khác, hay tôi sẽ là viên đá sống động lấp đi những chỗ trống cần thiết cho cuộc đời, là mảnh vỡ hoàn hảo trong tay người thợ gốm?
 Là người ứng sinh, nghĩa là tôi là một ki tô hữu mang  Giê-su trong mình. Mang Giê-su trong mình nghĩa là có tình yêu. Mẹ Tê-rê-sa đã nói: Tình yêu là lực sáng duy nhất và độc nhất. Hãy rải tình yêu khắp nơi con tới: trước tiên và trước mọi điều là trong chính ngôi nhà của các con, người láng giềng của con. Đừng để một người nào tới với con mà không được hạnh phúc hơn và khá hơn khi người đó ại ra đi. Hãy là biểu tượng sống động của lòng tốt của Thượng đế: Lòng tốt nơi khuôn mặt của con, lòng tốt nơi cái nhìn của con, lòng tốt nơi nụ cười của con, lòng tốt nơi sự đón tiếp ân cần của con.
Một tâm hồn như thế là tâm hồn được tái tạo bởi tình yêu. Đó là điều cần thiết của một trái tim thiện chí.
Hãy chấm những nốt thật đẹp trên trang giấy cuộc đời.  Xin Giê-su cho con can đảm và quảng đại với chính mình, để:
“ Là thủy thủ trên biển cuộc đời
Hãy sống thật với bản thân
Và dù biển có thế nào đi nữa
Bạn vẫn là chủ chiếc tàu của mình”

TN.

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Viết Cho Em...!!!


   Em thân mến!
            Tôi biết giờ này chắc em cũng như tôi, cũng thao thức, cũng nhớ nhung, cũng hoài niệm những gì đã diễn ra trong kỳ sa mạc vừa rồi.  Tuy tôi khác em về môi trường Giáo Xứ, khác em về độ tuổi, khác em về lập trường, nhưng chúng ta cùng chung đích đến là được phục vụ các em thiếu nhi. Mà có lẽ chính vì vậy cuộc hội ngộ tình cờ này đã thấm đượm tình anh cả của chúng ta, chính là Đức Ki-tô.
            Tôi đến với em trong một buổi sáng muộn, khi em đang chuẩn bị cọc dựng trại cho chúng tôi. Phần còn lại của tôi chỉ là thiết kế cổng trại, còn thi công lại để em ghánh. Mang tiếng là người anh nhưng tôi cảm thấy áy náy với em. Tôi biết em thấm mệt, nhưng lòng nhiệt thành vẫn thôi thúc em làm việc, làm việc không ngơi nghỉ. Buổi chuẩn bị cho kỳ sa mạc kết thúc, tôi chào em ra về, giao lại nguyên cả một chiến trường như thế. Em lại phải canh giữ.

            Trong tôi bây giờ chẳng có gì ấn tượng bằng khoảng thời gian được đứng trạm để “huấn luyện” cho em trong buổi trò chơi lớn, đó là buổi sáng tinh mơ ngày 31/07/2014. Nói thật, chúng tôi phải dậy từ lúc 2h30’ sáng, khi em còn say giấc ngủ trong lều. Trên đường di chuyển đến trạm của mình, tôi không ngừng nghĩ đến các trò chơi để thử thách em. Có lúc tôi còn tưởng tưởng và cười thầm một mình nữa. Tôi tự thấy hạnh phúc biết bao khi được đồng hành và đưa ra thử thách cho các em. Đợi…chờ! Mãi tới gần 8h mới thấy đội đầu tiên tìm được trạm của tôi. Em có biết cảm giác của tôi lúc đó không? Lòng tôi như trẩy hội, tim bắt đầu trượt nhịp và gõ trống liên hồi.
Đánh…đánh…đánh mạnh nữa cho ta!
            Biết bao nhiêu trò chơi, thử thách: Nào là bắt kiến, nào là vả vào mặt, nào là đòn vọt, nào là tẩm bùn, tẩm mắm tôm,.v.v. Trong cảnh trời oi bức của tháng 7 miền Trung này, em có thể vượt qua hoặc không vượt qua thử thách đó. Nhưng quả thực, những trò chơi mà tôi bày ra là những trải nghiệm đến thú vị, tuy bề ngoài có vẻ ghê gớm, rùng rợn. Cũng có lúc em vượt qua với những cung bậc cảm xúc đến khó tả. Tôi biết! Bởi lẽ trên khuôn mặt nóng rát kia đôi khi xuất hiện những dòng nước mắt lăn dài, nhưng lắm lúc cũng không thiếu những nụ cười sảng khoái. Tuy nhiên, cũng có những em đã ngã xuống, phải chuyền dịch ở nhà thương của các Xơ. Tất cả tạo nên một khung cảnh thấm đượm tinh thần “SA MẠC HUẤN LUYỆN”.

            Một mùa hè thật ý nghĩa phải không em? Thời gian không cho phép để tôi có thể cùng em tỉ tê tâm sự. Tuy tôi biết, trong tôi và cả trong em nữa còn nhiều điều muốn nói lắm! Nhưng tôi đâu thể kể ra hết được những điều đó, hãy để nó được chôn sâu trong tâm trí của chúng ta. Để có thể một giây phút nào đó nó lại ùa về và âm ỉ mãi trong lòng mỗi người. Hãy cười nhẹ và nhớ tới nhau mỗi lúc như thế em nhé!

            Hẹn gặp lại em!

                                                       Anh của em, trạm trưởng Phê-rô.

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Xin đừng lặp lại thất bại như với Galileo



Sự khôn ngoan trong Kinh Thánh có thể chung đường với khoa học?
Vào thế kỷ 16 và 17, tiến bộ về thiên văn học diễn ra nhanh hơn người ta, trong đó có các lãnh đạo Giáo hội, khó có thể hiểu được những ý niệm mới và thích nghi với chúng. Đó là một trong những lý do Galileo bị Tòa Điều tra lên án.

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

LINH MỤC


Lạy chúa Giê Su,
xin ban cho chúng con những linh mục
có trái tim thuộc trọn về Chúa,
nên cũng thuộc trọn về con người


Xin cho chúng con những linh mục
có trái tim biết yêu bằng tình yêu hiến dâng,
một trái tim đủ lớn
để chứa được mọi người và từng người
nhất là những ai nghèo khổ, bị bỏ rơi.

Xin cho chúng con những linh mục biết cầu nguyện,
có tình bạn than thiết với Chúa
để các ngài giới thiệu Chúa cho chúng con.

Xin cho chúng con những linh mục thánh thiện,
có thể nuôi chúng con bằng tấm bánh thơm tho,
tấm bánh Lời Chúa và Mình Chúa.

Cuối cùng, xin cho chúng con những linh mục
có trái tim của Chúa,
say mê Thiên chúa và say mê con người,
hy sinh đời mình để bảo vệ đoàn chiên
và dẫn đưa chúng con
đến với Chúa là nguồn sống thật

                                                                       - Góp Nhặt -
P/S: Gửi lời chúc mừng bổn mạng Thầy Anthony ! Xin cho thầy luôn tỏa sáng lấp lánh như Thánh nhân. 

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Lịch sử việc tôn thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu

Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu qua”. (Ga 19, 37)

Trái Tim Chúa Giêsu được người ta tôn thờ ngay từ lúc Người thở hơi cuối cùng trên thánh giá.

Cảm nghiệm của một Linh mục về Thánh Tâm Chúa Giêsu

Khi còn bé tí, tôi đã được thấy ảnh Thánh Tâm Chúa: một trái tim rực cháy nổi ra trước ngực và có vòng gai xung quanh. Tôi không hiểu gì nhiều nhưng đã cảm thấy yêu mến. Với tâm hồn đơn sơ, tôi tin Chúa Giêsu thực sự ở đó nên rất kính trọng và thường cầu nguyện cùng gia đình trước ảnh Thánh Tâm này. Làm giờ phạt tạ với gia đình và giáo xứ, tôi đã tin trái tim ấy yêu tôi và đau khổ nhiều vì tội nhân loại.

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

 NIỀM VUI NỐI TIẾP NIỀM VUI !

Vào ngày  19-6-2014 Thầy ANTHONY, Dòng Ngôi Lời, người con của Giáo Xứ Bảo Nham, sẽ lãnh nhận hồng ân Vĩnh Khấn, anh chị em cùng nhau cầu nguyện cho thầy. Xin gửi lời chúc mừng đến thầy. Mọi người cùng nhau tạ ơn Chúa vì hồng ân này nhé !


Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

CHUYỆN NGÔ - BẮP

Chặng đường mưu sinh của người nghèo thật là khó khăn.
Thật là một sự trái chiều trong cái xã hội này đối với những người nghèo trong cuộc mưu sinh tìm kiếm đồng tiền trong cái xã hội này vốn được gọi là công bằng và đồng cảm cho người khác...

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

ĐỨC MẸ GUADALUPE (Bổn mạng Mỹ Châu)

Năm 1474, tại một vùng đất thuộc Mỹ Châu, mà ngày nay là Mê-hi-cô - anh Quauahtatoatzin đã được mở mắt chào đời tại làng Cuautilan. Anh thuộc nhóm người Aztec, một trong những nhóm nguời da đỏ có nền văn minh nổi tiếng, đã xây nhiều kim tự tháp vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Đầu thế kỷ 16, các cha thừa sai Dòng Tên từ Âu Châu sang Mỹ Châu truyền đạo cho người bản xứ và đã xây ngôi nhà thờ đầu tiên kính Đức Mẹ vào năm 1514 tại thành phố Higuey. Hai vợ chồng anh Quauahtatoatzin đã trở lại đạo và được đổi tên mới là Juan DiegoMaría Lucía.

LÁ THƯ ĐẪM NƯỚC MẮT

Sau khi ra viện về nhà ông Tề rồi, mà những vết thương ở chân vẫn bị sưng loét. Tôi tập tễnh chống nạng đi lại và luôn thầm thì cầu nguyện để sớm được bình phục, có một điều tôi không để ý là hàng ngày vào khoảng 15h, tôi thường bị rét run cầm cập, hai hàm răng va vào nhau, da tái nhợt môi thâm tím lại. Cơn rét buốt kéo dài khoảng hơn một giờ, sau đó trong người tôi lại tự nhiên nóng rực, đau nhức đầu dữ dội, cổ họng khô khốc nghẹn đắng. Toàn thân nhựt thỏi sắt nung trong lò than...Tiếp theo cơn nóng sốt là một cảm giác thư thái nhẹ nhàng, vì lúc đó tất cả mọi sức lực gần như đã cạn kiệt. Những ngày đầu không biết nên tôi tự ngồi dậy đi lấy nước, vừa đặt chân xuống đất đã ngã khuỵu mà không hiểu nổi vì sao.

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Hãy luôn tỏ lòng thương xót

Trong bài giảng Thánh Lễ phong chức sáng ngày 11 tháng 5 năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã hối thúc các linh mục theo gương của Chúa Kitô về lòng thương xót nơi bí tích Hòa giải.
Ngài kêu gọi 13 tiến chức được thụ phong linh mục tại đền thờ Thánh Phêrô ngày 11 tháng 5 rằng:
"Xin các con đừng bao giờ trở nên mệt mỏi về lòng thương xót! Các con có sức tha thứ như Chúa đã làm, là Người không đến để lên án, nhưng là để tha thứ! Các con hãy tỏ lòng thương xót thật nhiều!"

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

NHẬN THỨC

Mùa hè rồi mình lại trôi qua những ngày nhiều giông bão. Nhưng biết làm chi nữa, những cơn mưa lại trở về và không ai đi dưới chúng mà không một lần ướt lạnh. Chiếc ô trong mơ vẫn xanh thẫm một màu, vẫn hiền ngoan như thế. Chỉ tiếc là mình biết, chiếc ô không bao giờ cùng mình đi hết một mùa mưa.

TẢN MẠN THÁNG 5

Chiều quê tháng 5 có gì mà rực rỡ thế. Cánh phượng đỏ tươi rơi dưới sân trường, bông huệ vàng, và những bông cúc cũng vươn mình khoe sắc. Chùm ngọc lan hai bên đường mời gọi ta bước vào mùa hè yêu thương. Mùa hè của tuổi học trò.

THẢ HỒN THEO GIÓ

Có bao giờ bạn bắt giác dừng lại giữa cuộc đời và nhìn ngắm lại những gì đã qua, những kỉ niệm, những hình bóng đã cũ, những nụ cười đã cũ nhưng vẫn nằm lại đó, vẹn tròn, và quá khứ sẽ như một thước phim quay chậm cũ kĩ hiện lên trước mắt, nhắc ta nhớ, những nỗi nhớ khi mơ hồ, khi rõ ràng, những nỗi nhớ mà đôi lần ta lại gọi bằng cái tên mộc mạc: nỗi nhớ không tên.

Hãy cầu nguyện cho ơn gọi và giúp các chủ chăn thành mục tử nhân lành

Anh chị em hãy cầu nguyện cho ơn gọi linh mục, cho tất cả các chủ chăn và giúp các vị trở thành mục tử nhân lành biết trao ban sữa ơn thánh, giáo lý và sự hướng dẫn cho anh chị em.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi đọc Kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 11 tháng 5.

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

HÔM NAY, NGÀY MỪNG VUI, HẠNH PHÚC


Nhân ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Gọi, Đức Thánh Cha Phanxicô làm lễ thụ phong mười ba tân linh mục tại đền thờ thánh Phêrô.
Thánh Lễ đồng tế gồm có Hồng Y Tổng đại diện Agostino Vallini thành Roma, Đức Tổng Giám Mục Filippo Iannone, các giám mục phụ tá ở Roma; cùng với các bề trên chủng viện và các vị mục tử của những tân chức.

NIỀM VUI

CÁC CHA CHUẨN BỊ LÊN ĐƯỜNG TỚI RÔMA THAM DỰ LỄ THỤ PHONG LM CHO THẦY TẠO - VÀO NGÀY 11/5/2014

Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

HAI CHA CON NGHÈO

Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách lạ, có thể đoán là một người cha và một người con. Người cha bị mù, người con trai đi bên cạnh ân cần dìu cha. Cậu con trai trạc mười tám, mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là một học sinh.

MỘT LY SỮA

Một cậu bé nghèo phải đi bán hàng rong để kiếm tiền học. Một hôm, dạ dày cậu trống rỗng cậu đói đến lả người. Thò tay vào túi, cậu thấy chỉ còn sót lại duy nhất có một đồng. Nhưng đó là tiền cậu hứa mua bánh cho mấy đứa em ở nhà.
Tần ngần một lát, cậu quyết định ghé vào ngôi nhà phía trước để xin chút gì đó bỏ bụng. Thế nhưng, người mở cửa là một thiếu phụ trẻ đẹp. Khiến cậu bối rối và ngập ngừng, nên thay vì hỏi xin ăn, cậu chỉ dám xin một ly nước. Thấy dáng vẻ nghèo khổ và đói lả của cậu bé, người phụ nữ thay vì rót nước đã đem ra cho cậu một ly sữa lớn.

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Triết lý giáo dục Việt Nam là gì?

Mỗi nền giáo dục dựa trên một hệ triết lý giáo dục có ảnh hưởng mang tính quyết định đến nội dung, phương pháp dạy và học. Giáo dục Mỹ có những triết lý giáo dục rõ ràng, thuyết phục, nhờ thế mà có chất lượng tốt bậc nhất thế giới.
Sự phát triển của xã hội Mỹ và vị thế cường quốc của Mỹ trên nhiều phương diện là kết quả trực tiếp của nền giáo dục siêu đẳng về tính khoa học và hiệu quả.

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Điểm chung của hai Đức Gioan XXIII và Gioan Phaolô II: phá sập các bức tường

Để phong hiển thánh cho Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II cùng một lúc, Đức Phanxicô đã không ngần ngại bỏ qua thủ tục phong hiển thánh bằng cách không chờ đợi việc xác nhận phép lạ thứ hai nhờ lời cầu bầu của Đức Gioan XXIII. Và chắc chắn đây là hành động đúng. Dĩ nhiên, Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II có nhiều điều khác nhau, nhưng các ngài cũng có nhiều điểm chung với nhau.

10 chuyện khôi hài về Đức Gioan XXIII


1.Trong một chuyến đi thăm bệnh viện, ngài hỏi một đứa trẻ muốn làm gì khi lớn lên. Thằng bé trả lời hoặc làm cảnh sát hoặc làm giáo hoàng. Ngài nói: “Nếu cha là con, cha muốn làm cảnh sát hơn bởi vì ai cũng có thể làm giáo hoàng được, cứ xem cha đây thì biết!”
2. "Thường khi tỉnh dậy lúc nửa đêm và bắt đầu suy nghĩ về những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến toàn thế giới, tôi thầm nhủ rằng cần phải nói cho giáo hoàng biết những chuyện này. Ngày hôm sau, khi tỉnh giấc tôi mới nhớ ra mình là giáo hoàng”

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

CHÉN RƯỢU TÌNH QUÊ

Tự sự về một thời tuổi trẻ của 2 người hàng xóm!

Anh ấy là Hồ Xuân An. Hơn 19 năm xa cách anh sang Nga sinh sống, còn tôi được định cư ở Cộng hòa Czech. Gặp lại nhau khi trạc tuổi ngũ tuần, chúng tôi trầm ngâm bên chén rượu sóng sánh, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm của thời ấu thơ.

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

HỒNG ÂN GIÁO XỨ

 Thượng tế nào cũng là người được chọn trong số người phàm, và được đặt lên đại diện loài người, trong các mối liên quan với Thiên Chúa, để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội (Dt 5, 1).
     Ngày 11/05/2014, Đức Phanxicô dự định phong chức cho thầy phó tế Phaolô Nguyễn Thiện Tạo. Mọi người con dân Bảo Nham hãy tạ ơn Chúa!
Linh mục là người có Chúa trong tâm hồn để mọi hoạt động của linh mục đều quy hướng về Đức Kitô. Như trái đất xoay quanh mặt trời thế nào, thì cuộc đời linh mục cũng phải xoay quanh Đức Kitiô như thế. Để rồi linh mục có thể hãnh diện thốt lên như lời Thánh Phaolô: "Tôi sống không phải tôi sống, mà chính Đức Kitô sống trong tôi". 

 Phaolô Nguyễn Thiện Tạo

- Sinh ngày: 09/03/1978
- Giáo xứ: Bảo Nham, giáo phận Vinh
- Quê quán: Bảo Thành, Yên Thành, Nghệ An
- Vào chủng viện: 04/09/2007 (Du học ở Roma từ năm 2008)
– Linh mục: 11/05/2014

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

CHỦ ĐỀ MẸ!


"Đối với con, mẹ luôn là người đẹp nhất, cao cả nhất mà con luôn kính trọng nhất, bởi vì tất cả những gì mẹ có đã hi sinh cho con. Ba từ "con yêu mẹ" thật là khó mà nói ra bằng miệng, nên con chỉ luôn thể hiện tình yêu vô bờ bến với mẹ bằng những cử chỉ, hành động làm mẹ vui. Con xin lỗi những lúc đã làm mẹ rơi nước mắt vì con. Nhưng mẹ ơi, bây giờ con đã lớn rồi, đã trưởng thành rồi, con sẽ không làm mẹ khóc nữa đâu. Từ bây giờ mẹ hãy hưởng hạnh phúc và luôn vui vẻ đừng suy nghĩ nhiều mẹ nhé. Con yêu mẹ nhiều lắm!"
      Các bạn thân mến, trong thời gian này, trang web "Cầu nối yêu thương" đang tổ chức cuộc thi bầu chọn bài viết về mẹ. Có nhiều bài hay, ý nghĩa, xin mời các bạn xem các bài để để khơi lên cảm xúc "tình mẹ" mà nhiều khi vì cuộc sống, vì lý tưởng mà chúng ta quên mất.
Xin xem: