Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

TÂM TÌNH MÙA XUÂN



Có cái gì đó cảm xúc cho mùa xuân còn đọng lại sau mối dịp tết. Mỗi độ xuân về đều mang cho mọi người một cảm giác vui, xúc cảm vì màu áo đông đã kịp gỡ bỏ để đào mai tha hồ nảy lộc, trăm hoa đua nở để đón chúa xuân. Con người hòa mình vào thiên nhiên trong không khí tưng bừng. Những hạt mưa xuân rắc trên những cành cây và ngoài sân. Không khí hơi lạnh, năm nay không lạnh quá mà chỉ rét ngọt làm cho mùa xuân mang đậm màu sắc của ngày tết cổ truyền.

Năm nào cũng vậy, anh em tu sĩ-sinh viên giáo xứ mình sau một kì học vất vả lại. Chiếc bút chưa kịp khô màu mực của mùa thi, anh em bắt tàu xe hối hả trở về quê hương. Có lẽ là nhớ quá quê hương, gia đình mà đôi lúc không kịp cả giã từ bạn bè. Rồi lại tiếp tục chương trình văn nghệ, vui chơi ngày tết cho các em ở quê.

Năm nay cũng vậy, anh em về quê là bắt tay vào công việc cho chương trình “Hội chợ xuân”. Năm nay thời tiết ủng hộ, trời nắng nên quá trình chuẩn bị đỡ hơn một chút. Nhưng bù lại công việc hơi nhiều nên mọi người cũng vất vả hơn.

Mỗi năm tổ chức, làm việc cùng nhau mọi người lại có nhiều trải nghiệm, nhiều kỉ niệm. Anh em lại gần gũi và gắn bó với nhau hơn. Qua đó mọi người có dịp học hỏi, hiểu và biết sống với nhau hơn. Ý nghĩa sâu xa hơn là mọi người con xa quê muốn làm một cái gì đó để cùng góp một phần công sức nhỏ hơn để xây dựng giáo xứ Mẹ yêu dấu. Cái nơi là khi đi xa ai cũng trông ngóng, gửi một ánh nhìn nhớ mong.

Nhưng mà hình ảnh đẹp nhất  mùa xuân không chỉ dừng lại ở tiết trời hay cây cối đâm chồi nảy lộc hoặc là hình ảnh của cơn mưa xuân. Thực ra tôi thích ngắm quê hương nhất khi những hạt mưa xuân rơi, hơi phùn một tí nó làm cho những ngôi nhà và Lèn thánh lấp theo màn mưa trong cái vẻ mờ ảo màu trắng hơi đục. Bức tranh họa đồ đó làm cho lòng người lại cảm xúc, có một lại gì đó rân rân…đôi khi hình ảnh tuổi thơ với tấm áo mới ngày xuân lại hiện lên trong tâm trí. Tình cảm gia đình theo tôi nghĩ, mà đó là hình ảnh đoàn tụ gia đình ngày tết là hình ảnh đậm nét nhất của mùa xuân. Nó làm cho mùa xuân trở nên sâu sắc hơn, xuân hơn. Mùa xuân tự đó mà trẻ lại.

Trước đây tôi cứ nghĩ là sinh viên - tu sĩ về quê ăn tết thì chắc gia đình ít trong mong hơn. Nhưng với bố mẹ có lẽ không phải thế. Con dù đã trưởng thành, dù đã học bao nhiêu là thứ cao xa, nào là triết học,chân lý,...Nhưng với bố mẹ những thứ đó không quan trọng bằng con là đứa con bé nhỏ mãi trong vòng tay bố mẹ. Dù con là sinh viên, là tu sĩ ,sắp là linh mục…vẫn là đứa con của thủa nào, bướng bình, không vâng lời, luôn lo lắng thái quá cho mỗi việc con làm mặc dù con có tự tin là làm được.

Năm nay các con làm vé số thế nào, không bán được chắc là chết nhỉ? Mấy hôm nay thầy ốm bị cảm tận trong tê về, uống thuốc mãi mà không thấy khỏi. Bà rành lo, ngày thì thầy đi bán vé số đêm thì về uống thuốc nằm dài đó! Mai sớm mệt quá còn không nghe chuông lễ nữa! Anh em mình đưa tiền bán được tổng kết cho lúc 6h15 đến nhà. Ba của thầy lại thả chén cơm đang ăn dở, nó đã về đâu, các cháu điện thử hỏi xem nó đang ở đâu? Gọi nó về ăn cơm cái! Nhấn nút bấm số. Alo thầy đang đâu đó?Mình đang đi bán vé số dưới Yên duệ chưa về. Bữa đó tận 8h30 đêm mới về. Ông bà ở nhà lo lắng, cái thằng này không biết giữ gìn sức khỏe,đang cảm, đi cả ngày không thấy về ăn cơm! Mai nghe bảo các con làm sân khấu,đừng có cho thầy đi.Thầy bệnh,thầy chết rô! Mình và ông bạn ngồi lắc đầu…Nghe nói chi chiều nay làm sân khấu mệt quá nó còn ngủ dưới gầm sân khấu nữa tê!...

Hình ảnh rất đẹp đó, có lẽ đáng cho mọi người phải dừng lại nơi tâm trí của mình. Dù con có lớn,con có trưởng thành, con có đi xa khắp bốn phương trời Con vẫn mãi là đứa con nhỏ của cha mẹ heey!

                                                                        N-Đ-T

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Quê hương mờ mịt nơi nao?


MỘT THỜI GX. LÀNG ANH
Tôi rời Nghệ An, nơi quê cha đất tổ vào năm 1954, lúc lên 9 tuổi, để di cư vào miền Nam. Năm 1972, tôi rời Sàigòn để du học ở Thụy Sĩ. Năm 1979 tôi sang Bỉ và năm 1980 rời Âu châu để giảng dạy tại Mỹ châu Latin.

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Rèn Nghị Lực Để Lập Thân

Tựa
Một lần, tôi được nghe lỏm câu chuyện dưới đây giữa hai em nhỏ chừng năm, sáu tuổi đương thả tàu trên hồ nước trong một công viên. Một em có vẻ láu lỉnh khoe với bạn nó: Chiếc tàu đó, ba tao mới mua ở Charner, hai trăm đồng đấy. Mày về xin ba mày tiền mua một chiếc đi, rồi mai hai đứa mình lại đây cho tàu chạy đua.

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

HÌNH ẢNH HÀNH TRÌNH VÉ SỐ - HỘI CHỢ - BÓNG ĐÁ XUÂN 2013




XEM THÊM HÌNH ẢNH THEO LINK DƯỚI ĐÂY:
https://plus.google.com/photos/110531403905120622331/albums/5845576242160202833



KHÔNG CÓ TIỀN & MẤT ĐIỆN


Một đôi tình nhân đang dạo chơi trong công viên, vô tình phát hiện một bà lão quần áo xốc xếch đi sau lưng mình. Cô gái kéo tay bạn trai nói :
“Đi nhanh lên, sau lưng mình có một bà già ăn xin đó !”
... Bà lão vẫn theo sát nút hai người.
Cô gái nghĩ : “Trời ạh ! Sao mà dai như đỉa thế !” Sau cùng cô gái ngừng lại, quay lưng nói với bà lão với một giọng lạnh lùng :
“Không có tiền !”
...
Bà lão cười :
“Bà biết con không có tiền, cái ví của con đang nằm ở chỗ bà đây !”

_______________
________
MẤT ĐIỆN
Có một cô gái trẻ chuyển nhà mới, cô phát hiện hàng xóm nhà mình là một phụ nữ nghèo goá chồng, sống với hai đứa con nhỏ. Một ngày nọ, khu phố bị mất điện đột ngột. Cô gái trẻ phải dùng nến để thắp sáng. Một lát sau, có tiếng gõ cửa. Hoá ra là đứa bé con nhà hàng xóm. Nó hồi hộp hỏi: “Cô ơi cô, nhà cô có nến không ạ?” Cô gái trẻ nghĩ: ” Nhà nó nghèo đến mức nến cũng không có mà dùng ư? Cho nhà nó một lần, lần sau lại sang xin nữa cho mà xem!” Thế là cô gái xẵng giọng: “Không có!” Đúng lúc cô định đóng cửa lại, đứa trẻ nhà hàng xóm nghèo mỉm cười nói: “Cháu biết ngay là nhà cô không có mà!” Nói xong, nó chìa ra hai cây nến: “Mẹ cháu với cháu sợ cô chỉ sống có một mình, không có nến nên bảo cháu mang nến sang cho cô dùng tạm.”

-> Sống trên đời cần có 1 tấm lòng
Nhật ký chung