1. Các giáo phái đã xuất hiện ngay cửa nhà mình
Có người gọi. Bạn trẻ ra mở cửa và thấy trước mặt mình là 2 người đàn ông trẻ trung tươi cười dễ mến
Bạn
đã có sách Kinhh thánh chưa? Bạn có đọc Kinh thánh không? Đây không
phải là một nhân viên chào hàng của nhà xuất bản, cũng chẳng phải là một
người mang Kinh thánh đi bán rong. Họ là 2 anh em thuộc phái Các chứng
nhân của Đức Giêhôva, họ đang chu toàn “nghĩa vụ thiêng liêng” bằng cách
mang phương thuốc cứu rỗi của mình đến từng nhà, với rất nhiều đoạn
trích dẫn trong truyền đơn và các tập sách mỏng.
Còn
đây là một dạng khác hẳn: trên các hè phố, môn đồ trẻ của đức Krishna,
đầu cạo trọc chỉ chừa lại một chỏm tóc dài, mình quấn “xari” màu nghệ,
đang đung đưa nhún nhảy theo tiếng trống con, miệng ca vang: “Hare
Krishna, Hare Krishna” mỗi ngày 1.728 lần. Các thành viên của Hiệp hội
Tín ngưỡng Krishna quốc tế (Association Internationale pour la
Conscience de Krishna) đưa cho những người khách qua đường xem tác phẩm
“Trở về với thần tính” (“Retour à la divinité”) của họ, hoặc chuyện trò
đối đáp với những kẻ hiếu kỳ.
Đôi
khi, lợi dụng đèn đỏ, các tay giảng thuyết lưu động trẻ tuổi chạy vội
tới cửa xe để chìa cho bạn những tờ phụ trương: đó là các bức thư của
Moise David, nhà tiên tri sáng lập. Họ thuộc nhóm Con cái Thiên Chúa,
một giáo phái phát sinh tại California. “Tôi muốn quay trở lại thành một
cậu bé con tự do, tình yêu của tôi là yêu thương”. Đó là một trong các
lời họ thường hát. Các thành viên của “gia đình”, theo cách họ gọi, dùng
đàn Ghita và các biểu ngữ, hình ảnh để công bố sứ điệp ngây ngô của họ
về hạnh phúc cho một lớp trẻ đã bị vỡ mộng. Họ nói: “Ca hát cũng gần như
nói tiên tri. Âm nhạc là sứ điệp, là sứ vụ của chúng tôi. Qua các ca
khúc, chúng tôi rao giảng lời Chúa”.
Ở
cửa các siêu thị, các xe điện ngầm, có một người đàn ông trẻ trung, vui
vẻ, ăn mặc giản dị, hớt tóc cao, đến gần những người khác: “Xã hội hiện
nay có làm bạn thoả mãn không? Bạn có biết sự thiện và sự ác từ đâu mà
ra không?” Cứ lân la như thế, người rao giảng Tin mừng trẻ tuổi nọ, được
trợ cấp tài chánh, giới thiệu với bạn tạp chí “Niềm hy vọng mới”
(“Nouvel Espoir”) của họ. Anh ta thuộc về Hội hiệp nhất Kitô giáo trên
toàn thế giới (Association pour l’Unification du Christianisme Mondial =
AUCM), một giáo phái do Sun Myung Moon lập ra. Ta đã biết họ gây sóng
gió như thế nào, dù ở Pháp họ chỉ là một nhóm cỏn con chưa tới 1.000
người.
2. Một hiện tượng ở khắp thế giới
Hiện
tượng các giáo phái ảnh hưởng đến toàn hành tinh. Những “tôn giáo hoang
dã” nổi lên khắp nơi. Tôi xin nêu ra một vài số liệu: tại Pháp, có
chừng 200 giáo phái với 150.000 tín đồ. Ở Nhật có 600 giáo phái. Ở Hoa
Kỳ có khoảng 3.000 giáo phái hoặc những tổ chức tế tự khác nhau. Tại
Braxin và Phi châu, con số còn cao hơn nữa.
Ở
bất cứ thời đại nào, trong bất kỳ nền văn hoá nào, cũng có những giáo
phái. Chính Kitô giáo đã chẳng khởi đầu như một giáo phái trong lòng Do
thái giáo đó ư (x. Cv 24,14)?
Có đủ thứ giáo phái hợp với mọi sở thích. Hãy nói cho tôi biết bạn thuộc về giáo phái nào, rồi tôi sẽ cho bạn biết bạn là ai.
Một
lớp trẻ mất phương hướng và khao khát tuyệt đối sẽ say mê các giáo phái
không tưởng như: Con cái Thiên Chúa, các môn đồ của đức Krishna, giáo
phái của Sun Myung Moon.
Các
kẻ hay lo âu sẽ bị lôi cuốn bởi các giáo phái cho rằng thế giới sẽ kết
thúc sau 1.000 năm, như: giáo phái Cơ đốc Phục lâm, Chứng nhân của Đức
Giêhôva.
Các
kẻ thèm khát phép lạ thì sẽ bị cám dỗ bởi các giáo phái chuyên môn chữa
bệnh như: các Phong trào thức tỉnh, giáo phái Đức Kitô ở Monfavet.
Các tín đồ ưa thích chuyện huyền bí sẽ quay sang các giáo phái thần thông, chiêm tinh, phù phép, quỷ thuật.
Các
kẻ duy lý sẽ bị thuyết phục bởi các giáo phái khoa học vạn năng như:
Khoa học Kitô giáo, phái Tri thức học, phái Thần trí học.
Người chuộng Đông phương thì sẽ bị quyến rũ bởi các giáo phái huyền bí như: Phương pháp tụng niệm siêu nghiệm, Phật giáo, Thiền…
Nhưng nói cho chính xác thì giáo phái là gì?
Chữ
giáo phái (secte) bắt nguồn từ một chữ La tinh là “sequi” có nghĩa là
đi theo – theo một bậc thầy hay một chủ thuyết nào đó. Nhưng dân chúng
lại quen hiểu chữ này là “secte”, có nghĩa là cắt đứt, đoạn giao. Ý
tưởng này rất thích hợp với một thực tế đang diễn ra, vì không có giáo
phái nào hiện hữu một cách tuyệt đối, nhưng chỉ hiện hữu trong quan hệ
với những tổ chức tôn giáo mạnh hơn mà thôi. Từ ngữ trên cũng khá thích
hợp để diễn tả các nhóm nhỏ xuất phát từ Kitô giáo như: Chứng nhân của
Đức Giêhôva, v.v… Nó không mấy phù hợp khi được dùng để nói về một số
phong trào ngoài Kitô giáo, đặc biệt là các phong trào nảy sinh từ Đông
phương, mới xuất hiện gần đây và không có liên hệ gốc gác gì với các hội
thánh cả: chính vì thế mà người ta thích gọi đó là các “phong trào tôn
giáo mới” hơn, như: Giáo hội Tri thức học, Hội Lương tâm đức Krishna
quốc tế, Giáo hội Hiệp nhất, Giáo hội của ngài Moon…
Các
hệ phái tôn giáo làm ta nghĩ đến những nhóm người khép kín. Các hội
viên của một giáo phái cho rằng ngoài họ ra, chẳng ai được cứu rỗi cả.
3. Tại sao các giáo phái lại thu hút giới trẻ?
Là
Kitô hữu, câu hỏi này đập thẳng vào mặt ta, bởi vì đa số các giáo phái
được chiêu mộ ngay trong số những tín hữu đã được rửa tội theo nghi thức
Công giáo. Tình trạng say mê các giáo phái luôn xảy ra trong thời kỳ
khủng hoảng – về văn hoá, xã hội, Giáo hội. Chẳng hạn như có nhiều người
trẻ chán ngán cái xã hội chỉ mang lại cho họ nạn thất nghiệp, hay một
tương lai không mấy thú vị, chỉ quanh quẩn từ xe điện ngầm đến sở làm
việc, rồi về giường ngủ mà thôi. Giới trẻ có những nhu cầu không được
thoả mãn.
Nhu
cầu đầu tiên của họ là tình huynh đệ ấm áp. Người trẻ đang mắc chứng cô
đơn, đặc biệt khi sống trong tình trạng vô danh chẳng được ai biết tới
trong các thành phố lớn. Giao lưu là một nhu cầu sống còn: người ta có
thể chết vì quá đơn côi.
Đó
là lý do tại sao nhóm Chứng nhân của Đức Giêhôva, nhóm Ngũ tuần luôn
hoạt động tích cực trong các thành phố lớn, hay tại các khu chung cư
đông đảo, hoặc quanh các khu học xá. Giáo phái lập thành một nhóm nhỏ
nhưng đầy tình huynh đệ, chống lại các tổ chức có sẵn. Ở trong nhóm, ta
được chăm sóc về mọi mặt của cuộc sống. Nhưng phải biết phục tùng các
tay thủ lãnh cộng đoàn bằng cách dẹp bỏ đầu óc phê bình chỉ trích của ta
đi.
Đổi
lại, các giáo phái tạo cơ hội cho ta tụ họp nhau lại để phục vụ các mục
tiêu cụ thể. Trên bình diện xã hội, chắc rằng các hội viên của một số
giáo phái đã tỏ ra hết sức quảng đại trong việc phục vụ những người bị
thua thiệt nhất.
Ngoài
ra, giới trẻ còn có nhu cầu về tôn giáo và thánh thiêng nữa. Sống để
làm gì, sống cho ai? Ai sẽ nói cho tôi hay tôi là ai? Mọi câu hỏi về ý
nghĩa cuộc đời đều đã là một câu hỏi có tính cách tôn giáo rồi.
Tuổi
trẻ khao khát tuyệt đối. Một số thanh niên nản lòng vì xã hội hiện nay
quá ham mê của cải vật chất, và chỉ quan tâm đến hạnh phúc vật chất mà
thôi, đã dễ xiêu lòng khi có tay giảng thuyết lưu động đến gõ cửa nhà
mình.
Để
gặp Chúa, giới trẻ sẵn sàng chấp nhận khắc khổ. Thanh niên theo phái
Krishna ngủ rất ít, chẳng sở hữu của cải gì, đọc kinh trong suốt 2 giờ
đồng hồ liền, ca hát và nhảy múa để tôn vinh Chúa. Các nhóm trong giáo
phái mời gọi ta hãy có kinh nghiệm trực tiếp về việc gặp gỡ Thiên Chúa
tại chỗ và đầy cảm xúc. Họ đề ra một vị Chúa mà ta có thể cảm nghiệm
được bằng tâm hồn và thân xác của mình.
Đó
là một mối nguy! Người ta đòi thực hiện cho bằng được cái cảm nghiệm
Thiên Chúa một cách trực tiếp, mà không cần chừa chỗ cho việc suy tư.
Một thanh niên theo phái Moon nói: “Tôi chẳng cần đếm xỉa gì đến điều họ
kể lể, thế nhưng đến với họ quả là thích thú”.
Rồi
họ cứ thế mà ngốn bừa vào một bài Kinh thánh hoàn toàn kích động chẳng
hạn, như của các tín đồ giáo phái Con cái Thiên Chúa. Bài này mô tả
Thiên Chúa là người cổ võ nếp sống trần truồng của những con người đầu
tiên trong một “vườn địa đàng dâm dật”. Moise Berg, nhà sáng lập giáo
phái, mời gọi các thiếu nữ hãy dùng tình yêu thể lý để dụ dỗ đàn ông,
hầu lôi kéo họ đến với tình yêu Thiên Chúa. Thiên hạ chẳng hề vận dụng
đến lý trí để suy nghĩ! Tình cảm đã mê hoặc lý trí.
Giới
trẻ cũng muốn được an ninh. Trong một thế giới đang thay đổi một cách
nhanh chóng và khốc liệt, vào một thời đại mà mọi giá trị đều bị xét
lại, các giáo phái mang lại những giải đáp rõ ràng và đơn giản cho những
băn khoăn của giới trẻ.
Phái
Chứng nhân của Đức Giêhôva lấy thủ bản của họ đáp lại ước muốn tìm kiếm
sự an ninh: họ đã tung ra 84 triệu cuốn chỉ trong vòng 9 năm, dịch ra
101 thứ tiếng.
Giáo
phái Moon đề ra một chương trình học tập các “nguyên lý thần linh”
trong vòng 3 ngày, với 21 đề tài học tập để có được một cái nhìn đầy đủ
về thế giới và lịch sử.
Đọc kinh Védas, tín đồ phái Tín ngưỡng của đức Krishna sẽ tìm ra câu trả lời cho mọi thắc mắc của mọi lãnh vực.
Các
giáo phái quả quyết rằng: “Bạn hãy đến với chúng tôi, chúng tôi đang
nắm giữ chân lý trong tay”. Được nhồi sọ trường kỳ, mổi tuần từ 2 – 3
buổi, các chứng nhân của Đức Giêhôva hiểu Kinh thánh theo nghĩa đen,
chẳng đếm xỉa gì đến các thể loại văn chương trong Kinh thánh. Họ không
ăn dồi hoặc không cho truyền máu là dựa theo luật cấm “ăn máu” trong
sách Lêvi (x. Lv 7, 26; 17, 10-14). Việc tạo dựng con người được họ xác
định vào năm 4.026 trước Chúa giáng sinh. Con số tượng trưng 144.000
người được chọn trong sách Khải huyền được họ giải thích theo y mạch
chữ.
Họ
đã dựa trên Kinh thánh mà loan báo 6 giai đoạn tận thế, nhưng đã chẳng
hề xảy ra: giai đoạn đầu tiên vào năm 1874, giai đoạn cuối cùng vào năm
1975!
Mọi
giáo phái đều có xu hướng chọn những bài sách thánh mà họ cho là quan
trọng nhất, rồi xoay toàn bộ Kinh thánh chung quanh các bản văn ấy. Cứ
gom góp thật nhiều lời trích dẫn Kinh thánh là khỏi phải chứng minh. Ta
thường không thể tranh luận với những nhà giảng thuyết lưu động, vì họ
có vẻ như đang trả bài thuộc lòng vậy.
Các
giáo phái thường giải thích Kinh thánh một cách mâu thuẫn nhau. Chẳng
lẽ Chúa Thánh Linh mà ai cũng nại đến lại không thể nói cho hết mọi
người nghe cùng một điều sao? Nhưng qua chính sai lầm ấy, ta lại được
thúc đẩy tìm cho ra ý nghĩa thật của Lời Chúa.
Lý
do cuối cùng khiến các giáo phái được tiến triển là: một số thanh niên
thất vọng đối với các giáo hội cơ cấu như: Công giáo, Tinh lành, Chính
thống. Từ đó, họ bị cám dỗ lập ra một cộng đoàn phù hợp với ước mơ của
họ hơn. Thường thường, các giáo phái xuất hiện vào những lúc Giáo hội
hiện hành tỏ ra thiếu trung thành với Tin mừng, không sống huynh đệ cũng
như sa sút trong đời sống luân lý.
Các
giáo phái muốn trở lại thời kỳ vàng son của các Kitô hữu tiên khởi.
Nhưng họ quên rằng các Kitô hữu này cũng đã từng gặp những khó khăn như
chúng ta trong việc thực hành đức tin, thánh Phaolô đã làm chứng điều
này trong các thư của ngài. Giới trẻ cũng muốn vất bỏ một xã hội với các
chứng sùng bái tốc độ, sản phẩm và lợi nhuận. Nếu xã hội cung cấp cho
họ các phương tiện để sinh sống, thì ngược lại xã hội chẳng cho họ thấy
mình sống để làm gì cả.
Một
số thanh niên mê mệt các tín ngưỡng ngoài Kitô giáo và các phái huyền
bí Đông phương và Viễn Đông. Như vậy, các giáo phái xuất hiện như một
giải đáp cho nỗi thất vọng lớn lao mà những người đương thời đang cảm
thấy khi đứng trước sự trống rỗng trong cuộc sống của họ. Đôi khi họ
phải trả giá bằng việc đánh mất đi nhân cách của mình, hay một sự phá vỡ
mọi cơ cấu. Lúc ấy, tôn giáo chính là một thứ thuốc phiện mới.
4. Ta phải hoạt động theo hướng nào trước nạn các giáo phái?
Sự
bành trướng của các giáo phái thật đáng chú ý. Ta phải làm gì đây?
Chúng ta cảm thấy lo ngại khi truyền hình chiếu một cảnh một bà mẹ khẩn
khoản nài xin người ta trả con gái lại cho bà và bà tìm cách giật cô ta
khỏi tay giáo trưởng Moon.
Những
người chịu tẩy não phải liệu “xoá đi chương trình đã lập”
(“déprogrammer”). Tại Hoa Kỳ, có một hệ thống mệnh danh là
“déprogramming” chuyên tìm cách xoá các tư tưởng và tình cảm nơi các nạn
nhân như xoá băng từ vậy.
Không,
“déprogramming” là một việc làm vô nghĩa. Lấy hoàn cảnh sống này thay
cho hoàn cảnh khác chỉ làm tăng thêm sự lệ thuộc và vong thân mà thôi.
Chỉ
có một cách duy nhất giúp người trẻ thoát ra khỏi một giáo phái nguy
hiểm là: giữ mối liên lạc với anh ta bằng mọi giá, luôn mở rộng của và
mở rộng lòng cho anh ta. Ta không thể cứu người khác thoát khỏi bản thân
họ nếu họ không muốn.
Dĩ
nhiên là phải hành động: cần tố giác các phương pháp lôi kéo không
chính đáng, tác động tâm lý cách đáng ngờ, nhồi sọ cách lộ liễu, làm tê
liệt óc phê bình của người khác. Ấy là các ngôn sứ đích thật hay chỉ là
kẻ bịp bợm? Thủ lãnh giáo phái ấy nhắm đến những mục đích gì và dùng
những phương pháp nào: quyền lực cá nhân, kinh tế hay chính trị? Như đức
thầy Moon nhắm mục tiêu chống lại chủ nghĩa cộng sản quốc tế.
Chẳng
hạn công khai tìm kiếm hoà bình thế giới, tự nó không phải là một điều
đáng lên án, nhưng ta chớ để bị mắc lừa. Giáo trưởng Moon đã bỏ ra hơn
10 triệu mỹ kim để mua đất đai và nhà cửa ở Hoa Kỳ. Nhiều tín đồ bị đe
doạ phải chuyển nhượng toàn bộ tài sản của mình một cách dứt khoát cho
giáo phái, nếu không sẽ bị thần thánh phạt nhãn tiền.
Không
phải mọi phương pháp đều đáng bị lên án nhưng có một số phương pháp rất
mập mờ hàm hồ. Bạn hãy thử đọc một vài bức thư của phái Con cái Thiên
Chúa viết về việc “làm tình theo lối cách mạng” thì rõ.
Người
ta tác động sâu xa lên bạn bằng cách nhồi sọ qua những khoá học dài,
lập đi lập lại mãi: ở giáo phái Con cái Thiên Chúa, hầu như cha mẹ chỉ
được gặp con mình ở buổi đầu thôi.
Ta
có cần phải nói về nạn tẩy não và cưỡng bức tâm lý trong một vài trường
hợp không? Có những kỹ thuật nhằm làm cho các tín đồ mới gia nhập trở
nên yếu ớt đi bằng cách không cho họ ngủ, làm cho cơ bắp mệt mỏi, không
cho ăn uống đầy đủ khiến họ sẵn sàng tiếp thu những thông tin sai lạc và
chịu khuất phục ý muốn của các bậc thầy đó.
Khác hẳn, Đức Giêsu Nadarét một mực tôn trọng sự tự do đáp trả của những người nghe giảng.
Các
Kitô hữu vừa phải tôn trọng ý kiến của người khác, vừa phải phân tích
nhận định, nhưng không biến mình trở thành một giáo phái như các giáo
phái khác. Đành rằng, giới trẻ có quyền sắp xếp linh hồn và đời sống
theo ý mình: nhưng nói thế cũng có nghĩa là phải cảnh giác họ về những
cạm bẫy đang giương ra mỗi khi họ sử dụng sự tự do. Tuy nhiên, nếu một
thanh niên đã lựa chọn một giáo phái nào đó, ta phải cố gắng thông cảm
với người ấy, không đồng ý vì như thế là đã buộc anh ta bám mãi với giáo
phái đó, cũng chớ khăng khăng phản đối vì sẽ khiến anh bị cô lập. Nếu
có thể được, hãy lấy tình bằng hữu mà bàn bạc với anh, hầu chia sẻ cho
nhau kinh nghiệm riêng của mỗi người.
Các
giáo phái cũng có ít là một khía cạnh tích cực. Đó là lời mời gọi các
Kitô hữu phải có đức tin vững mạnh hơn, toả sáng hơn và lôi cuốn hơn.
(1)
(1)
Một giáo phái mới xuất hiện vào những năm 70 tại California là “Thời
đại mới”. Đây là một hình thức trở lại với tôn giáo theo kiểu ngộ đạo và
tân đa thần giáo (néo-paganisme). Giáo phái Thời đại mới cho rằng Đức
Giêsu không phải là Con Thiên Dhúa, ơn cứu độ chỉ dành cho những ai đã
được khai tâm, thần linh không phải là một ngôi vị mà chỉ là cách diễn
tả cao nhất của một ý thức có tầm mức vũ trụ (xem Vernette, “Giáo phái
Thời đại mới, Téqui).
Tác giả: Jacques Lacourt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét