1. Đức Giêsu Kitô, nhân vật thời quá khứ?
Đối với nhiều người trẻ của thời đại chúng ta, Đức Giêsu vẫn còn là một nhân vật quyến rũ đã từng rao giảng một tình yêu đại đồng giữa con người với nhau, đã chăm sóc các kẻ bé mọn, Ngài là một con người tự do, dám phản đối các cơ chế đáng kính nhất thời ấy. Vâng, đó là một nhân vật lạ lùng trong lịch sử. Nhưng chỉ có thế thôi. Một con người của quá khứ. Ngài đã chết như hết thảy mọi người khác và hiện nay chính kỷ niệm của Ngài đang sống dậy, biến Ngài thành một siêu sao!
Giáo hội và các Kitô hữu phản đối ý kiến trên. Bởi nếu không sống lại và không sống mãi, thì chúng ta sẽ là những kẻ bất hạnh nhất. Và chỉ còn mỗi một việc là đóng cửa mọi nơi thờ phượng. Tất cả sẽ sụp đổ hết: đức tin Giáo hội, ơn tha tội, ý nghĩa của đau khổ, niềm hy vọng được sống sau khi chết.
Nhưng nếu Đức Kitô đang sống, thì chính chúng ta phải là những người hạnh phúc nhất. Một bà cụ đã nói như sau: “Vào tuổi như già đây thì chẳng còn sống được bao lăm nữa. Tương lai không giúp ích gì cho già, mà chỉ chực đem già đi thôi.” Và nếu như tương lai của chúng ta là sự trẻ trung và phong phú của Thiên Chúa hằng sống thì sao? Chúng ta có những lý do để tin vào sự phục sinh của Đức Kitô không? Điều này có thay đổi được điều gì trong cuộc đời của ta không?
2. Có thể tin vào sự phục sinh hay không?
Một sự kiện lịch sử có thể kiểm chứng được là niềm tin của những môn đệ của Đấng đã bị đóng đinh vào thập giá, bắt đầu từ ngày thứ 3 sau khi Thầy họ qua đời. Họ quả quyết rằng mình đã thấy Người đang sống. Cái tin này sẽ được họ và những người kế tục họ loan báo vào những năm tháng sau đó tại Giêrusalem, trong khu vực Địa trung hải, thậm chí cả ở Rôma nữa, rồi sau đó lan ra khắp bốn phương trời.
Ta phải giải thích tại sao những con người, mà vào ngày thứ sáu khổ nạn trước đó còn hèn nhát, đào ngũ, lại có một niềm tin nhất trí như thế. Một sự kiện đã bất ngờ xảy ra, một điều gì đó đã đổ vào lòng họ một niềm xác tín, một niềm vui, một niềm hy vọng, một nhiệt tình dễ lây lan. Sau đó, họ không thể không nói ra. Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã cho sống lại, chúng tôi hết thảy xin làm chứng về điều ấy (Cv 2,32). Đó là điều họ đã công bố trước mặt thế giới bất chấp những đe doạ, những khổ hình và cái chết – một con dấu đóng ấn lên lời chứng của họ.
Còn có một sự kiện lịch sử trọng đại khác nữa: đó là niềm tin của toàn thể Hội thánh tiên khởi vào Đức Giêsu Phục sinh. Nhờ thánh Phaolô mà chúng ta có được bản kinh Tin kính cổ xưa nhất của những Kitô hữu đầu tiên. Bản kinh này được tìm thấy trong thư thứ nhất gởi cho các tín hữu Côrintô, được viết từ Êphêsô khoảng năm 56-57. Thánh Phaolô nhắc cho cộng đoàn bé nhỏ, mà ngài đã lập nên trong giới bình dân của thành phố, giáo lý ngài đã giảng dạy khi có dịp ghé qua đó mấy năm trước.
“Vì trước mọi sự, tôi đã truyền lại cho anh em, điều mà chính tôi cũng đã chịu lấy: là Đức Kitô đã chết vì tội lỗi ta, theo lời Kinh thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã chỗi dậy, đúng như lời Kinh thánh, Người đã hiện ra với ông Kê-pha, rồi với nhóm Mười Hai. Sau đó, Người đã hiện ra với hơn năm trăm anh em một lượt, trong số ấy phần đông hiện nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến, Người hiện ra với ông Giacôbê, rồi với tất cả các Tông đồ. Sau hết, Người cũng đã hiện ra với tôi, là kẻ chẳng khác nào một đứa trẻ sinh non” (1 Cr 15, 3-8).
Thánh Phaolô giả thiết rằng độc giả của mình không còn hồ nghi việc Đức Giêsu sống lại nữa. Trong bản văn trên, ngài muốn chứng minh cho họ thấy rằng các người chết sẽ sống lại chỉ vì Đức Giêsu đã sống lại. Đức Giêsu đang sống là bảo chứng cho sự phục sinh của mỗi người chúng ta.
Đó chính là niềm tin của những cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên. Bởi chưng Phaolô truyền đạt lại điều mà chính mình đã nhận được. Lúc nào? Khi ngài lưu trú ở Antiôkia vào khoảng năm 40-42. Như thế, chừng 20 năm sau khi Đức Giêsu chịu đóng đinh năm 30, truyền thống Kitô giáo đã tin vào sự Phục sinh và đã truyền đạt đức tin của mình dưới hình thức một kinh Tin kính đơn giản, dựa trên thế giá của các nhân chứng tận mắt mà lúc đó vẫn còn sống.
Sau hết còn một sự kiện lịch sử thứ ba nữa: đó là đức tin hiện hành của Hội thánh Công giáo Rôma vào sự Phục sinh của Đấng sáng lập Hội thánh. Đức tin này đã được công bố từ nhiều thế kỷ trong các thánh đường mọi ngày chúa nhật. Hơn thế nữa, lễ Phục sinh là đỉnh cao của năm Phụng vụ. Trong suốt dòng lịch sử, hàng vạn Kitô hữu đã liều mình chịu tử đạo để minh chứng cho đức tin của mình vào sự sống vĩnh cửu với Đức Giêsu người Nadarét, Đấng đã chết và đã sống lại.
Hội thánh Công giáo thách đố người viết sử và yêu cầu họ đưa ra chứng cứ nào không thể cãi lại được để chứng minh rằng các cộng đoàn tiên khởi đã bịa đặt ra việc Đức Giêsu phục sinh. Càng trở về nguồn, ta càng thấy niềm tin vào Đấng Phục sinh được khẳng định một cách rõ ràng. Thánh Phaolô đã tuyên bố: “Nếu Đức Kitô đã không sống lại thì đức tin của ta thật vô ích” (1 Cr 15,17). Phủ nhận đức tin của những cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi là phủ nhận sự hiện hữu của chính Hội thánh.
Chúng ta chỉ còn mỗi một việc là tự hỏi xem mình sẽ tin tưởng thế nào vào những người tự xưng là chứng nhân của sự kiện duy nhất và độc đáo này. Chúng ta có được những bảo đảm nào về sự thông tin và sự thành thật của họ? Chúng ta đang đứng trước một sự kiện kinh hoàng nhất hay sự lừa bịp lớn nhất trong lịch sử?
3. Sự Phục sinh và các nhân chứng
Một số câu hỏi nảy ra trong tâm trí người muốn tìm ra manh mối của những sự kiện rối rắm trên đây.
Đức Giêsu có chết thật không? Mọi tác giả sách thánh đều khẳng định điều này: các binh lính đã tham gia vào cuộc hành hình, các thủ lãnh dân chúng đã lưu tâm nhiều đến cái chết này, các môn đệ, các người đã chứng kiến cảnh tượng trên đều làm chứng Đức Giêsu đã chết. Ông Philatô đã lập một biên bản và viên quan đội đã xác nhận là Người đã chết.
Đức Giêsu có được mai táng thật không? Hết thảy mọi người cũng xác nhận điều này, và mọi chi tiết mà họ đưa ra đều hoàn toàn ăn khớp với các phong tục của người Rôma – như việc trao trả tử thi cho cha mẹ và bằng hữu – và của người Do thái – xức hương liệu, đặt trong mộ và đóng cửa mộ.
Sau đó người ta đã thấy ngôi mộ của Đức Giêsu trống rỗng? đây là một sự kiện lịch sử khác. Cả 4 tác giả Tin mừng đều nhấn mạnh đến sự kiện này, dù có những dị biệt phụ giữa bốn vị ấy. Người ta biết rằng các ngôi mộ của người Do thái thường được đào sâu trong đá và được đóng kín bằng một tảng đá tròn rất nặng. Sáng chúa nhật, sau ngày ngghỉ lễ Sabát, các phụ nữ trung tín với Đức Giêsu đi ra mộ để ướp xác Người, họ thấy mộ mở tung và trống không.
Phải chăng tử thi đã bị lấy mất? Người ta không bao giờ tìm được những người chứng thành tâm để khẳng định điều này. Nếu những người Do thái thù nghịch với Đức Giêsu đã lấy xác Người, thì hẳn họ đã có được bằng cớ tốt nhất để thuyết phục các môn đệ đang rao giảng về một sự phục sinh giả trá. Còn các môn đệ không thể lấy xác Thầy họ vì đây là một điều không đúng tâm lý: cái chết của Người đã khiến họ hết sức bối rối và tuyệt vọng.
Tuy nhiên, phải nói rằng việc khám phá ra ngôi mộ trống tự nó chẳng chứng minh được điều gì ngoài việc Đức Giêsu đã chết thật. Nhưng nó là một dấu chỉ gián tiếp và chỉ có đầy đủ ý nghĩa do những lần Người hiện ra.
Ta nghĩ gì về những lần Đức Giêsu hiện ra? Người đã tỏ mình ra cho một vài người nhìn thấy và tất cả đều quả quyết rằng họ đã nhận ra đó chính là người mà trước kia họ đã từng chung sống. Họ đã nhìn thấy Người, đã đụng chạm, chuyện trò và ăn uống với Người. Tất cả các chứng nhân này đều cùng tuyên bố: “Chúng tôi đã nhìn thấy Chúa” (Ga 20,25).
Không có người môn đệ nào đã thấy Đức Giêsu lúc Người sống lại. Không ai có thể kiểm chứng việc Thiên Chúa cho Con Người sống lại. Tự nó không phải là một sự kiện lịch sử. Thế nhưng tất cả mọi người đều tuyên bố rằng mình đã nhìn thấy Đức Giêsu Phục sinh. Điều giá trị lịch sử chính là lời chứng của những chứng nhân ấy, tức là các môn đệ. Đối với họ, những điều có thể chứng nhận bằng giác quan không những là việc khám phá ra ngôi mộ trống của Đức Giêsu, còn có các lần Người hiện ra với họ, mà ban đầu họ chẳng nhận ra là Người. Đấng ấy phải nói một câu, làm một cử chỉ, họ mới nhận ra chính Đức Giêsu, Thầy của họ, đang nói với họ như trước kia.
Quả đúng là Người chứ không phải là một hồn ma mơ hồ không có thân xác, không phải là một bóng ma, hay một chất hơi vì người ta có thể nắm tay Người, ôm chầm lấy chân Người, xỏ tay vào vết thương nơi cạnh sườn Người. Đức Giêsu nói đi nói lại rằng: Chính là Thầy đây. Hãy đụng đến Thầy, hãy lấy gì cho Thầy ăn, chớ cứng lòng tin. Người ở đó trong thân xác thật của mình. Không phải là một Đức Giêsu khác nhưng là một Đức Giêsu đã đổi khác, thoát khỏi những ràng buộc của không gian và thời gian. Người hiện diện với các môn sinh của mình mà không cần phải đi xuyên qua tường. Người muốn hiện ra hay biến đi tuỳ ý.
Phải chăng các môn đệ đã trở thành nạn nhân của một ảo giác tập thể? Nếu vậy, làm sao giải thích được Đức Giêsu đã được nhiều người nhìn thấy, từ những nhóm nhỏ đến những cá nhân riêng rẽ, độc lập với nhau, không hay biết gì về sự Phục sinh, và ở nhiều địa điểm khác nhau?
Hay họ là nạn nhân của chứng tự kỷ ám thị? Đức Giêsu sống lại, đó không phải là sản phẩm do đức tin của các Tông đồ đẻ ra: Các tác giả Tin mừng trình bày việc này như một biến cố thình lình xảy đến với các Tông đồ và buộc họ phải tin dù không muốn. Bởi vậy khi các phụ nữ nói cho họ biết tin Đức Giêsu sống lại, họ đã xem đó là những chuyện tầm phào và không tin (x, Lc 24,11). Ngay cả khi Đức Giêsu hiện ra với họ, họ cũng không tin và vẫn sững sờ kinh ngạc (x. Lc 24,37.41). Tôma chẳng tin tưởng tí nào vào điều người ta thuật lại cho ông, mãi tới khi chính Đức Kitô hiện ra với ông.
Hay đây là một sự lừa bịp? Phải chăng các môn đệ đã tự mình bịa đặt các lần Đức Giêsu hiện ra? Điều này chẳng phù hợp mấy với tính khí của họ là những người tuy sợ sệt và nhát đảm nhưng rất ngay thẳng và thành thật. Và lại phải can đảm lắm mới dám nghĩ ra một điều lạ lùng như thế, bởi nó chỉ khiến cho các giới chức chính trị cũng như tôn giáo gây thêm phiền hà cho họ thôi. Đang khi đó, chính họ lại trốn tránh, cửa đóng then cài, vì sợ người Do thái (x. Ga 20,19).
Và làm sao giải thích sự thay đổi đột ngột và toàn diện của các môn đệ Đức Giêsu sau ngày Phục sinh, làm sao giải thích sự gan dạ không hề lay chuyển và lời giảng dạy đầy xác tín của họ? Cái ít có xít ra nhiều được chăng? Có một điều gì đó đã xảy ra khiến cho đời họ thay đổi. Ta phải tin vào các chứng nhân dám hy sinh mạng sống cho lời chứng của mình. Bởi chưng họ cho rằng mình đã được Đấng Phục sinh trao cho sứ mạng đi giảng dạy và rửa tội cho hết mọi dân tộc trên thế giới.
4. Sự Phục sinh đối với các tín hữu
Chỉ nhờ vào kinh nghiệm của các chứng nhân, chúng ta mới biết được sự kiện có thật của việc Đức Kitô phục sinh. Chúng ta đã thấy rằng các tác giả này đều đáng tin cậy. Đức tin của chúng ta ngày nay được xây dựng trên đức tin của những người đã thấy và đã tin. Sự sống lại, tuy tự nó nằm trên lịch sử, nhưng cũng là một sự kiện đã để lại những dấu vết lịch sử đủ cho đức tin của chúng ta ở đây không trở thành vô lý. Đức Giêsu Phục sinh không phải chỉ là trở về với nếp sống trước kia, không phải là một tử thi được hồi sinh, như trường hợp của Ladarô, đã được Đức Giêsu hồi sinh lại.
Phục sinh là bước vào một cuộc sống mới, mới đến độ các chứng nhân không tìm được từ ngữ nào để diễn tả: Phục sinh, sống, siêu tôn. Đó là những kinh nghiệm có một không hai.
Đấng Phục sinh có khả năng hiện diện, với thân xác của Người, ở nơi nào và lúc nào Người muốn. Phaolô đã nói về thân xác thiêng liêng của Người: không phải là một thân xác bằng khí nhưng là thân xác hoàn toàn do Thần Khí Thiên Chúa điều khiển, vượt qua không gian, thời gian và sự đặc quánh, tức là những hàng rào ngăn cản không cho thân xác con người được bộc lộ ra.
Phục sinh là một cách xác nhận sứ điệp và sứ mạng của Đức Giêsu người Nadarét. Người quả thật là Đấng Mêsia mà thiên hạ mong chờ. Người cũng là Con Thiên Chúa như Người đã nhiều lần tự xưng như thế trong các sách Tin mừng.
Hiện nay Người là Chúa của toàn cõi đất, mọi quyền lực đã được ban cho Người (x. Mt 28,18-19). Người là thủ lãnh của nhân loại, là Đấng cứu độ con người, và là Đấng xét xử họ. Tất cả công trình sáng tạo đều đang tiến về Người.
5. Sự Phục sinh thay đổi điều gì trong đời ta?
Nhìn bên ngoài thì chẳng có gì thay đổi cả. Thế giới vẫn xoay vần như trước. Kỳ thực, mọi sự đều đổi thay.
Tin vào Đức Giêsu Phục sinh chính là quả quyết rằng Đức Giêsu đã chiến thắng cái chết. Người đã vượt qua cái chết của nhân loại vì chúng ta. Kể từ nay, sự sống lại của Người bảo đảm cho chúng ta rằng cái chết là một đường hầm dẫn đến ánh sáng và sự sống. Sự Phục sinh Đức Kitô là kiểu mẫu, là lời loan báo và là lời hứa cho thân xác của ta được sống lại. Thiên Chúa sẽ ban cho mỗi người một thân xác, nghĩa là một tập hợp những phương thế diễn tả, làm cho thân xác trở thành ngôi vị, thành trung tâm và thích nghi cho vừa lượng vinh quang của mỗi người. Tương lai của ta chính là sự trẻ trung và là sức sống của Tlhiên Chúa.
Tin vào Đức Giêsu Phục sinh không phải là đào thoát khỏi thế giới này nhưng là tranh đấu để thế giới được trở nên huynh đệ hơn.
Tin vào Đức Giêsu Phục sinh chính là cam kết tôn trọng sự sống trong bất cứ giai đoạn phát triển nào của nó.
Tin vào Đức Giêsu Phục sinh chính là chiến đấu chống lại sự dữ ở khắp nơi vì chính tội lỗi gây ra cái chết đích thật, tức là cái chết về mặt thiêng liêng. Đó chính là tranh đấu để mọi người có được một cuộc sống đầy phẩm chất trong danh dự và công bình.
Vâng, Đức Giêsu Phục sinh đã thay đổi và chiếu sáng mọi chuyện. Kể từ khi nấm mồ của Đức Giêsu mở ra, thì mọi cuộc chiến đấu trên mặt đất, mọi sự bất công, mọi thất bại, mọi khốn khổ của thế giới cũng như mọi niềm vui của con người, mọi mơ ước của nhân loại, tất cả chẳng trừ điều gì, đều đã thay đổi. Không còn gì như trước. Đức Kitô đang sống làm vọt lên sức sống và hy vọng từ mọi nơi. Ngài đang bước đi với từng người, là biểu tượng chiến thắng sự dữ, đau khổ, thất vọng, sợ hãi, hận thù, bạo lực và sự chết của họ.
6. Địa trung hải rất đỗi xanh
Một nhóm bạn trẻ đang nghỉ hè ở Địa trung hải. Trời rất tuyệt, nước xanh lơ và êm đềm. Họ mướn một chiếc thuyền để viễn du trên sóng. Thình lình, họ muốn nhảy tùm xuống biển. Nước biển thật tuyệt vời. Trong lúc vội vàng, họ chỉ quên khấy một điều: đó là chiếc thang cần thiết để leo lên lại trên tàu.
Họ tìm cách bám vào tàu nhưng chẳng có điểm tựa. Họ phát điên lên, khóc lóc thảm thiết: đó là cuộc tranh đấu chống lại cơn hấp hối và màn đêm đã đột ngột buông xuống. Hai ngày sau, người ta tìm thấy con thuyền bị trôi giạt. Trên vỏ tàu nào là máu, những đầu móng tay, những mẩu da. Họ vốn 8 người trẻ rắn chắc lực lưỡng! (B.Bro).
Không có sự Phục sinh của Đức Kitô. Kitô giáo sẽ là một con tàu tuyệt vời đi trên biển lặng và có khả năng mang lại tự do cho ta. Nhưng đến phút cuối, thật là nực cười khi phải chịu đau khổ và phải chết. Ai phủ nhận sự sống lại của Đức Kitô chẳng khác nào cất đi khỏi chúng ta chiếc thang để leo lên tàu trở lại. Đối với chúng ta, chính Đức Kitô kéo chúng ta cùng vào trong chiếc thuyền sự sống với Người để dẫn đưa chúng tới bến.
Đối với nhiều người trẻ của thời đại chúng ta, Đức Giêsu vẫn còn là một nhân vật quyến rũ đã từng rao giảng một tình yêu đại đồng giữa con người với nhau, đã chăm sóc các kẻ bé mọn, Ngài là một con người tự do, dám phản đối các cơ chế đáng kính nhất thời ấy. Vâng, đó là một nhân vật lạ lùng trong lịch sử. Nhưng chỉ có thế thôi. Một con người của quá khứ. Ngài đã chết như hết thảy mọi người khác và hiện nay chính kỷ niệm của Ngài đang sống dậy, biến Ngài thành một siêu sao!
Giáo hội và các Kitô hữu phản đối ý kiến trên. Bởi nếu không sống lại và không sống mãi, thì chúng ta sẽ là những kẻ bất hạnh nhất. Và chỉ còn mỗi một việc là đóng cửa mọi nơi thờ phượng. Tất cả sẽ sụp đổ hết: đức tin Giáo hội, ơn tha tội, ý nghĩa của đau khổ, niềm hy vọng được sống sau khi chết.
Nhưng nếu Đức Kitô đang sống, thì chính chúng ta phải là những người hạnh phúc nhất. Một bà cụ đã nói như sau: “Vào tuổi như già đây thì chẳng còn sống được bao lăm nữa. Tương lai không giúp ích gì cho già, mà chỉ chực đem già đi thôi.” Và nếu như tương lai của chúng ta là sự trẻ trung và phong phú của Thiên Chúa hằng sống thì sao? Chúng ta có những lý do để tin vào sự phục sinh của Đức Kitô không? Điều này có thay đổi được điều gì trong cuộc đời của ta không?
2. Có thể tin vào sự phục sinh hay không?
Một sự kiện lịch sử có thể kiểm chứng được là niềm tin của những môn đệ của Đấng đã bị đóng đinh vào thập giá, bắt đầu từ ngày thứ 3 sau khi Thầy họ qua đời. Họ quả quyết rằng mình đã thấy Người đang sống. Cái tin này sẽ được họ và những người kế tục họ loan báo vào những năm tháng sau đó tại Giêrusalem, trong khu vực Địa trung hải, thậm chí cả ở Rôma nữa, rồi sau đó lan ra khắp bốn phương trời.
Ta phải giải thích tại sao những con người, mà vào ngày thứ sáu khổ nạn trước đó còn hèn nhát, đào ngũ, lại có một niềm tin nhất trí như thế. Một sự kiện đã bất ngờ xảy ra, một điều gì đó đã đổ vào lòng họ một niềm xác tín, một niềm vui, một niềm hy vọng, một nhiệt tình dễ lây lan. Sau đó, họ không thể không nói ra. Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã cho sống lại, chúng tôi hết thảy xin làm chứng về điều ấy (Cv 2,32). Đó là điều họ đã công bố trước mặt thế giới bất chấp những đe doạ, những khổ hình và cái chết – một con dấu đóng ấn lên lời chứng của họ.
Còn có một sự kiện lịch sử trọng đại khác nữa: đó là niềm tin của toàn thể Hội thánh tiên khởi vào Đức Giêsu Phục sinh. Nhờ thánh Phaolô mà chúng ta có được bản kinh Tin kính cổ xưa nhất của những Kitô hữu đầu tiên. Bản kinh này được tìm thấy trong thư thứ nhất gởi cho các tín hữu Côrintô, được viết từ Êphêsô khoảng năm 56-57. Thánh Phaolô nhắc cho cộng đoàn bé nhỏ, mà ngài đã lập nên trong giới bình dân của thành phố, giáo lý ngài đã giảng dạy khi có dịp ghé qua đó mấy năm trước.
“Vì trước mọi sự, tôi đã truyền lại cho anh em, điều mà chính tôi cũng đã chịu lấy: là Đức Kitô đã chết vì tội lỗi ta, theo lời Kinh thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã chỗi dậy, đúng như lời Kinh thánh, Người đã hiện ra với ông Kê-pha, rồi với nhóm Mười Hai. Sau đó, Người đã hiện ra với hơn năm trăm anh em một lượt, trong số ấy phần đông hiện nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến, Người hiện ra với ông Giacôbê, rồi với tất cả các Tông đồ. Sau hết, Người cũng đã hiện ra với tôi, là kẻ chẳng khác nào một đứa trẻ sinh non” (1 Cr 15, 3-8).
Thánh Phaolô giả thiết rằng độc giả của mình không còn hồ nghi việc Đức Giêsu sống lại nữa. Trong bản văn trên, ngài muốn chứng minh cho họ thấy rằng các người chết sẽ sống lại chỉ vì Đức Giêsu đã sống lại. Đức Giêsu đang sống là bảo chứng cho sự phục sinh của mỗi người chúng ta.
Đó chính là niềm tin của những cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên. Bởi chưng Phaolô truyền đạt lại điều mà chính mình đã nhận được. Lúc nào? Khi ngài lưu trú ở Antiôkia vào khoảng năm 40-42. Như thế, chừng 20 năm sau khi Đức Giêsu chịu đóng đinh năm 30, truyền thống Kitô giáo đã tin vào sự Phục sinh và đã truyền đạt đức tin của mình dưới hình thức một kinh Tin kính đơn giản, dựa trên thế giá của các nhân chứng tận mắt mà lúc đó vẫn còn sống.
Sau hết còn một sự kiện lịch sử thứ ba nữa: đó là đức tin hiện hành của Hội thánh Công giáo Rôma vào sự Phục sinh của Đấng sáng lập Hội thánh. Đức tin này đã được công bố từ nhiều thế kỷ trong các thánh đường mọi ngày chúa nhật. Hơn thế nữa, lễ Phục sinh là đỉnh cao của năm Phụng vụ. Trong suốt dòng lịch sử, hàng vạn Kitô hữu đã liều mình chịu tử đạo để minh chứng cho đức tin của mình vào sự sống vĩnh cửu với Đức Giêsu người Nadarét, Đấng đã chết và đã sống lại.
Hội thánh Công giáo thách đố người viết sử và yêu cầu họ đưa ra chứng cứ nào không thể cãi lại được để chứng minh rằng các cộng đoàn tiên khởi đã bịa đặt ra việc Đức Giêsu phục sinh. Càng trở về nguồn, ta càng thấy niềm tin vào Đấng Phục sinh được khẳng định một cách rõ ràng. Thánh Phaolô đã tuyên bố: “Nếu Đức Kitô đã không sống lại thì đức tin của ta thật vô ích” (1 Cr 15,17). Phủ nhận đức tin của những cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi là phủ nhận sự hiện hữu của chính Hội thánh.
Chúng ta chỉ còn mỗi một việc là tự hỏi xem mình sẽ tin tưởng thế nào vào những người tự xưng là chứng nhân của sự kiện duy nhất và độc đáo này. Chúng ta có được những bảo đảm nào về sự thông tin và sự thành thật của họ? Chúng ta đang đứng trước một sự kiện kinh hoàng nhất hay sự lừa bịp lớn nhất trong lịch sử?
3. Sự Phục sinh và các nhân chứng
Một số câu hỏi nảy ra trong tâm trí người muốn tìm ra manh mối của những sự kiện rối rắm trên đây.
Đức Giêsu có chết thật không? Mọi tác giả sách thánh đều khẳng định điều này: các binh lính đã tham gia vào cuộc hành hình, các thủ lãnh dân chúng đã lưu tâm nhiều đến cái chết này, các môn đệ, các người đã chứng kiến cảnh tượng trên đều làm chứng Đức Giêsu đã chết. Ông Philatô đã lập một biên bản và viên quan đội đã xác nhận là Người đã chết.
Đức Giêsu có được mai táng thật không? Hết thảy mọi người cũng xác nhận điều này, và mọi chi tiết mà họ đưa ra đều hoàn toàn ăn khớp với các phong tục của người Rôma – như việc trao trả tử thi cho cha mẹ và bằng hữu – và của người Do thái – xức hương liệu, đặt trong mộ và đóng cửa mộ.
Sau đó người ta đã thấy ngôi mộ của Đức Giêsu trống rỗng? đây là một sự kiện lịch sử khác. Cả 4 tác giả Tin mừng đều nhấn mạnh đến sự kiện này, dù có những dị biệt phụ giữa bốn vị ấy. Người ta biết rằng các ngôi mộ của người Do thái thường được đào sâu trong đá và được đóng kín bằng một tảng đá tròn rất nặng. Sáng chúa nhật, sau ngày ngghỉ lễ Sabát, các phụ nữ trung tín với Đức Giêsu đi ra mộ để ướp xác Người, họ thấy mộ mở tung và trống không.
Phải chăng tử thi đã bị lấy mất? Người ta không bao giờ tìm được những người chứng thành tâm để khẳng định điều này. Nếu những người Do thái thù nghịch với Đức Giêsu đã lấy xác Người, thì hẳn họ đã có được bằng cớ tốt nhất để thuyết phục các môn đệ đang rao giảng về một sự phục sinh giả trá. Còn các môn đệ không thể lấy xác Thầy họ vì đây là một điều không đúng tâm lý: cái chết của Người đã khiến họ hết sức bối rối và tuyệt vọng.
Tuy nhiên, phải nói rằng việc khám phá ra ngôi mộ trống tự nó chẳng chứng minh được điều gì ngoài việc Đức Giêsu đã chết thật. Nhưng nó là một dấu chỉ gián tiếp và chỉ có đầy đủ ý nghĩa do những lần Người hiện ra.
Ta nghĩ gì về những lần Đức Giêsu hiện ra? Người đã tỏ mình ra cho một vài người nhìn thấy và tất cả đều quả quyết rằng họ đã nhận ra đó chính là người mà trước kia họ đã từng chung sống. Họ đã nhìn thấy Người, đã đụng chạm, chuyện trò và ăn uống với Người. Tất cả các chứng nhân này đều cùng tuyên bố: “Chúng tôi đã nhìn thấy Chúa” (Ga 20,25).
Không có người môn đệ nào đã thấy Đức Giêsu lúc Người sống lại. Không ai có thể kiểm chứng việc Thiên Chúa cho Con Người sống lại. Tự nó không phải là một sự kiện lịch sử. Thế nhưng tất cả mọi người đều tuyên bố rằng mình đã nhìn thấy Đức Giêsu Phục sinh. Điều giá trị lịch sử chính là lời chứng của những chứng nhân ấy, tức là các môn đệ. Đối với họ, những điều có thể chứng nhận bằng giác quan không những là việc khám phá ra ngôi mộ trống của Đức Giêsu, còn có các lần Người hiện ra với họ, mà ban đầu họ chẳng nhận ra là Người. Đấng ấy phải nói một câu, làm một cử chỉ, họ mới nhận ra chính Đức Giêsu, Thầy của họ, đang nói với họ như trước kia.
Quả đúng là Người chứ không phải là một hồn ma mơ hồ không có thân xác, không phải là một bóng ma, hay một chất hơi vì người ta có thể nắm tay Người, ôm chầm lấy chân Người, xỏ tay vào vết thương nơi cạnh sườn Người. Đức Giêsu nói đi nói lại rằng: Chính là Thầy đây. Hãy đụng đến Thầy, hãy lấy gì cho Thầy ăn, chớ cứng lòng tin. Người ở đó trong thân xác thật của mình. Không phải là một Đức Giêsu khác nhưng là một Đức Giêsu đã đổi khác, thoát khỏi những ràng buộc của không gian và thời gian. Người hiện diện với các môn sinh của mình mà không cần phải đi xuyên qua tường. Người muốn hiện ra hay biến đi tuỳ ý.
Phải chăng các môn đệ đã trở thành nạn nhân của một ảo giác tập thể? Nếu vậy, làm sao giải thích được Đức Giêsu đã được nhiều người nhìn thấy, từ những nhóm nhỏ đến những cá nhân riêng rẽ, độc lập với nhau, không hay biết gì về sự Phục sinh, và ở nhiều địa điểm khác nhau?
Hay họ là nạn nhân của chứng tự kỷ ám thị? Đức Giêsu sống lại, đó không phải là sản phẩm do đức tin của các Tông đồ đẻ ra: Các tác giả Tin mừng trình bày việc này như một biến cố thình lình xảy đến với các Tông đồ và buộc họ phải tin dù không muốn. Bởi vậy khi các phụ nữ nói cho họ biết tin Đức Giêsu sống lại, họ đã xem đó là những chuyện tầm phào và không tin (x, Lc 24,11). Ngay cả khi Đức Giêsu hiện ra với họ, họ cũng không tin và vẫn sững sờ kinh ngạc (x. Lc 24,37.41). Tôma chẳng tin tưởng tí nào vào điều người ta thuật lại cho ông, mãi tới khi chính Đức Kitô hiện ra với ông.
Hay đây là một sự lừa bịp? Phải chăng các môn đệ đã tự mình bịa đặt các lần Đức Giêsu hiện ra? Điều này chẳng phù hợp mấy với tính khí của họ là những người tuy sợ sệt và nhát đảm nhưng rất ngay thẳng và thành thật. Và lại phải can đảm lắm mới dám nghĩ ra một điều lạ lùng như thế, bởi nó chỉ khiến cho các giới chức chính trị cũng như tôn giáo gây thêm phiền hà cho họ thôi. Đang khi đó, chính họ lại trốn tránh, cửa đóng then cài, vì sợ người Do thái (x. Ga 20,19).
Và làm sao giải thích sự thay đổi đột ngột và toàn diện của các môn đệ Đức Giêsu sau ngày Phục sinh, làm sao giải thích sự gan dạ không hề lay chuyển và lời giảng dạy đầy xác tín của họ? Cái ít có xít ra nhiều được chăng? Có một điều gì đó đã xảy ra khiến cho đời họ thay đổi. Ta phải tin vào các chứng nhân dám hy sinh mạng sống cho lời chứng của mình. Bởi chưng họ cho rằng mình đã được Đấng Phục sinh trao cho sứ mạng đi giảng dạy và rửa tội cho hết mọi dân tộc trên thế giới.
4. Sự Phục sinh đối với các tín hữu
Chỉ nhờ vào kinh nghiệm của các chứng nhân, chúng ta mới biết được sự kiện có thật của việc Đức Kitô phục sinh. Chúng ta đã thấy rằng các tác giả này đều đáng tin cậy. Đức tin của chúng ta ngày nay được xây dựng trên đức tin của những người đã thấy và đã tin. Sự sống lại, tuy tự nó nằm trên lịch sử, nhưng cũng là một sự kiện đã để lại những dấu vết lịch sử đủ cho đức tin của chúng ta ở đây không trở thành vô lý. Đức Giêsu Phục sinh không phải chỉ là trở về với nếp sống trước kia, không phải là một tử thi được hồi sinh, như trường hợp của Ladarô, đã được Đức Giêsu hồi sinh lại.
Phục sinh là bước vào một cuộc sống mới, mới đến độ các chứng nhân không tìm được từ ngữ nào để diễn tả: Phục sinh, sống, siêu tôn. Đó là những kinh nghiệm có một không hai.
Đấng Phục sinh có khả năng hiện diện, với thân xác của Người, ở nơi nào và lúc nào Người muốn. Phaolô đã nói về thân xác thiêng liêng của Người: không phải là một thân xác bằng khí nhưng là thân xác hoàn toàn do Thần Khí Thiên Chúa điều khiển, vượt qua không gian, thời gian và sự đặc quánh, tức là những hàng rào ngăn cản không cho thân xác con người được bộc lộ ra.
Phục sinh là một cách xác nhận sứ điệp và sứ mạng của Đức Giêsu người Nadarét. Người quả thật là Đấng Mêsia mà thiên hạ mong chờ. Người cũng là Con Thiên Chúa như Người đã nhiều lần tự xưng như thế trong các sách Tin mừng.
Hiện nay Người là Chúa của toàn cõi đất, mọi quyền lực đã được ban cho Người (x. Mt 28,18-19). Người là thủ lãnh của nhân loại, là Đấng cứu độ con người, và là Đấng xét xử họ. Tất cả công trình sáng tạo đều đang tiến về Người.
5. Sự Phục sinh thay đổi điều gì trong đời ta?
Nhìn bên ngoài thì chẳng có gì thay đổi cả. Thế giới vẫn xoay vần như trước. Kỳ thực, mọi sự đều đổi thay.
Tin vào Đức Giêsu Phục sinh chính là quả quyết rằng Đức Giêsu đã chiến thắng cái chết. Người đã vượt qua cái chết của nhân loại vì chúng ta. Kể từ nay, sự sống lại của Người bảo đảm cho chúng ta rằng cái chết là một đường hầm dẫn đến ánh sáng và sự sống. Sự Phục sinh Đức Kitô là kiểu mẫu, là lời loan báo và là lời hứa cho thân xác của ta được sống lại. Thiên Chúa sẽ ban cho mỗi người một thân xác, nghĩa là một tập hợp những phương thế diễn tả, làm cho thân xác trở thành ngôi vị, thành trung tâm và thích nghi cho vừa lượng vinh quang của mỗi người. Tương lai của ta chính là sự trẻ trung và là sức sống của Tlhiên Chúa.
Tin vào Đức Giêsu Phục sinh không phải là đào thoát khỏi thế giới này nhưng là tranh đấu để thế giới được trở nên huynh đệ hơn.
Tin vào Đức Giêsu Phục sinh chính là cam kết tôn trọng sự sống trong bất cứ giai đoạn phát triển nào của nó.
Tin vào Đức Giêsu Phục sinh chính là chiến đấu chống lại sự dữ ở khắp nơi vì chính tội lỗi gây ra cái chết đích thật, tức là cái chết về mặt thiêng liêng. Đó chính là tranh đấu để mọi người có được một cuộc sống đầy phẩm chất trong danh dự và công bình.
Vâng, Đức Giêsu Phục sinh đã thay đổi và chiếu sáng mọi chuyện. Kể từ khi nấm mồ của Đức Giêsu mở ra, thì mọi cuộc chiến đấu trên mặt đất, mọi sự bất công, mọi thất bại, mọi khốn khổ của thế giới cũng như mọi niềm vui của con người, mọi mơ ước của nhân loại, tất cả chẳng trừ điều gì, đều đã thay đổi. Không còn gì như trước. Đức Kitô đang sống làm vọt lên sức sống và hy vọng từ mọi nơi. Ngài đang bước đi với từng người, là biểu tượng chiến thắng sự dữ, đau khổ, thất vọng, sợ hãi, hận thù, bạo lực và sự chết của họ.
6. Địa trung hải rất đỗi xanh
Một nhóm bạn trẻ đang nghỉ hè ở Địa trung hải. Trời rất tuyệt, nước xanh lơ và êm đềm. Họ mướn một chiếc thuyền để viễn du trên sóng. Thình lình, họ muốn nhảy tùm xuống biển. Nước biển thật tuyệt vời. Trong lúc vội vàng, họ chỉ quên khấy một điều: đó là chiếc thang cần thiết để leo lên lại trên tàu.
Họ tìm cách bám vào tàu nhưng chẳng có điểm tựa. Họ phát điên lên, khóc lóc thảm thiết: đó là cuộc tranh đấu chống lại cơn hấp hối và màn đêm đã đột ngột buông xuống. Hai ngày sau, người ta tìm thấy con thuyền bị trôi giạt. Trên vỏ tàu nào là máu, những đầu móng tay, những mẩu da. Họ vốn 8 người trẻ rắn chắc lực lưỡng! (B.Bro).
Không có sự Phục sinh của Đức Kitô. Kitô giáo sẽ là một con tàu tuyệt vời đi trên biển lặng và có khả năng mang lại tự do cho ta. Nhưng đến phút cuối, thật là nực cười khi phải chịu đau khổ và phải chết. Ai phủ nhận sự sống lại của Đức Kitô chẳng khác nào cất đi khỏi chúng ta chiếc thang để leo lên tàu trở lại. Đối với chúng ta, chính Đức Kitô kéo chúng ta cùng vào trong chiếc thuyền sự sống với Người để dẫn đưa chúng tới bến.
J.L.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét