Trước tiên khi nhìn vào toàn bộ trình thuật Đnl 5,6-21, chúng ta có thể phân chia cấu trúc bản văn như sau:
- Câu 6 -10: Thể hiện bổn phận dân đối với Đức Chúa, nghĩa là bổn phận của con người đối với Đức Chúa.
- Câu 11 – 21: Thể hiện bổi phận dân đối với nhau, nghĩa là bổ phận con người đối với con người.
Từ cấu trúc bản văn vừa nêu này, chúng ta có thể nhận ra được những điểm thần học sau:
- Câu 6 -10: Thể hiện bổn phận dân đối với Đức Chúa, nghĩa là bổn phận của con người đối với Đức Chúa.
- Câu 11 – 21: Thể hiện bổi phận dân đối với nhau, nghĩa là bổ phận con người đối với con người.
Từ cấu trúc bản văn vừa nêu này, chúng ta có thể nhận ra được những điểm thần học sau:
Đây là một bản văn tập trung nói về thập điều. Thật vậy, ta thấy thập điều là nền tảng của bộ luật giao ước giữa Thiên Chúa và con người. Bởi vì thập điều là những giáo huấn của Thiên Chúa giúp cho con người biết sống tương quan giữa con người với Thiên Chúa, và giữa con người với con người.
Con người sống tương quan với Thiên Chúa: qua việc con người luôn nhận biết và tôn thờ Đức Chúa là Thiên Chúa duy nhất của họ, ngoài Thiên Chúa ra không còn Thiên Chúa nào khác. “Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi… Ngươi không được” (câu 6-7). Như vậy ta thấy tương quan giữa con người với nhau là mối tương quan đặt trên nền tảng tôn trọng nhau, bình đẳng với nhau, sống công bằng với nhau, yêu thương nhau. Như vậy, thập điều chính là những giáo huấn của Thiên Chúa nhằm giúp con người sống tương quan với Đức Chúa qua việc tôn thờ Thiên Chúa là Đức Chúa duy nhất, và biết sống tương quan với nhau qua việc biết tôn trọng nhau, sống bình đẳng với nhau, yêu thương nhau.
Kế đến ta cũng có thể nhận ra thập điều trong Dnl không còn là những giới răn trong xã hội nữa, mà nó là những “Lời” đã bị ảnh hưởng bởi cơ chế chính trị pháp lý nên trở thành những luật hành chính rõ ràng.
Đồng thời, cũng qua trình thuật này, ta thấy: Bản văn nhấn mạnh đến ngày Sabat. Thật vậy, ngày Sabát là trung tâm của thập điều. Bởi vì ngày Sabát là ngày thánh mà Thiên Chúa truyền phải giữ và tôn trọng ngày Sabát là tôn trọng không chỉ Đức Chúa mà triệt để tôn trọng quyền con người: quyền tự do và quyền nghỉ ngơi. “Ngày Sabát…” như thể rõ ràng tuân giữ và tôn trọng ngày Sabát là tôn trọng Đức Chúa và tôn trọng sự sống của con người và xúc vật, tôn trọng công lý và bình đẳng giữa muôn dân, muôn vật, cho nên ngày Sabát chính là trung tâm của thập điều. Bên cạnh đó, chúng ta còn nhận ra rằng: ngày Sabát còn nói đến hai ý nghĩa chính yếu khác là sự tự do và uy quyền. Thật vậy, trong St chương 1, ta thấy Thiên Chúa làm việc trong 6 ngày và ngày thứ 7 (ngày Sabát) Thiên Chúa nghỉ ngơi. Như vậy ta thấy Thiên Chúa tự do trong công việc của mình. Đồng thời Ngài cũng tự giới hạn uy quyền của mình. Cho nên con người là hình ảnh Thiên Chúa, con người giống Thiên Chúa, vì vậy con người cũng phải bắt chước Thiên Chúa luôn sống tự do, trong công việc, không lệ thuộc hay nô lệ cho việc thống trị người khác, không áp đặt nhưng phải đối xử công bình với muôn loài muôn vật. Vậy sự tự do ở đây chính là việc vượt qua lòng ham muốn của mình để luôn biết tự do trong công việc, để biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, tôn trọng muôn loài muôn vật. Đồng thời, con người cũng phải biết sống giới hạn uy quyền của mình để luôn biết tự làm chủ bản thân mình để đi đến sự phục vụ cách tự do cho mình và cho người khác. Như thế, sống luật ngày Sabát chính là con người phải biết sử dụng tự do và uy quyền như thế nào cho đúng như Thiên Chúa đã ban cho con người.
Tóm lại, ngày Sabát là trung tâm của thập điều hay nói cách khác giữ luật ngày Sabát chính là căn tính của dân Israel. Cho nên khi thực hành ngày Sabát là tiếp tục giữ căn tính của mình. Chính vì thế mà trong Is 56, 1-7: thực hành ngày Sabát là tiêu chí chính yếu cho một cá nhân thuộc dân Israel. Và đặc biệt nhất là mạc khải trong Tân Ước. Đức Kitô, Đấng trung thành giữ luật ngày Sabát, một Đấng hoàn toàn tự do với luật ngày Sabát: tự do này của Đức Kitô vượt qua sự tự do trong Cựu Ước. Vì tự do của Đức Kitô hướng đến sự sống: Đức Kitô vi phạm ngày Sabát đã can đảm chấp nhận cái chết để người khác được sống và sống tự do. Như vậy, Đức Kitô đã gán thêm cho ngày Sabát một ý nghĩa mới: Luật ngày Sabát là để con người được sống. Sống tự do, chứ nó không phải là luật lệ, không bám vào lề luật mà sống, phải vượt qua lề luật để hướng đến sự sống tự do đích thực trong Thiên Chúa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét