Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Hậu quả của một cơn giận

Trong khi một người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe của ông ta, thì đứa con trai lớn 4 tuổi của ông ta nhặt lên một viên sỏi và vẽ nhiều đường lằn lên phía bên kia cạnh chiếc xe của ông ta. Trong lúc giận dữ, người đàn ông đó đã nắm lấy bàn tay của đứa con và đánh mạnh nhiều mà không nhận rằng ông ta đang dùng một cái cờ lê vặn vít để đánh.

BÀN VỀ NHÂN LỄ NGHĨA TRÍ TÍN ( 仁禮礼義义智信 ) XƯA VÀ NAY

Việt Nam đã có hơn nghìn năm lịch sử phong kiến, và nho giáo luôn là tư tưởng chủ đạo trong đời sống chính trị, văn hóa của dân tộc. Cho đến hôm nay cũng không thể phủ nhận những giá trị văn hóa to lớn mà tư tưởng nho giáo để lại trong đời sống xã hội. Nói đến tư tưởng nho giáo người ta không thể không nhắc đến năm chữ Nhân, Lễ Nghĩa, Trí, Tín.

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Thư con gái viết tặng mẹ

Lòng Mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu.
Tình Mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ.
Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ.
Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ.


Cho con vững tin

Hôm nay mình mời các bạn nghe 1 bài thánh ca có tên là Cho con vững tin, được sáng tác bởi linh mục, nhạc sĩ Nguyễn Duy, tổng Thư ký Ủy ban Thánh nhạc toàn quốc.

Hai gốc hoa hồng

Năm nay mùa đông kéo dài hơn bình thường, dù đã hết tuyết mà trời vẫn lạnh như cắt. Dường như mỗi một bông hoa nở bên vệ đường trở thành một niềm vui lớn cho những ai nhìn thấy chúng. Ai cũng mong chờ hè tới thật mau để thấy hoa lá đâm chồi nảy lộc.

Đường sống đầy phép lạ

Tình cờ mình vừa đọc được câu Albert Einstein nói: “Chỉ có 2 cách để sống. Một là xem không có điều gì là phép lạ. Hai là xem như tất cả mọi sự đều là phép lạ.” (There are only two ways to live your life. One is as though nothing is a miracle. The other is as though everything is a miracle).

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Chuyện vui về hạnh phúc!

Một ngày kia, đám  quỉ sứ họp nhau lại để tìm cách phá hoại cuộc sống của loài người. Quỉ sứ đầu đàn lên tiếng: “Với loài người, hạnh phúc là thứ quí giá nhất. Vậy chúng ta hãy đánh cắp thứ quí giá nhất của họ và giấu ở nơi mà họ không thể tìm thấy được. Các ngươi thấy sao?”.

Gioan 13,1-32

Đoạn văn Goan 13,1-32 là chương chuyển tiếp từ cuối giai đoạn rao giảng công khai của Đức Giê-su sang giai đoạn mới là Diễn từ từ biệt của Đức Giê-su với các môn đệ trước khi Người về cùng Chúa Cha (từ chương 13 – đến chương 17).

Thập điều: Đệ Nhị Luật 5,6-21

Trước tiên khi nhìn vào toàn bộ trình thuật Đnl 5,6-21, chúng ta có thể phân chia cấu trúc bản văn như sau:

TƯỚC MẤT QUYỀN ĐƯỢC CHƠI CỦA TRẺ?



Thầy: Đố các em nhé, Hè là gì?
Trò: Dạ, Hè là sáng học thêm, chiều học thêm và tối học thêm. Phần thưởng lớn nhất sau 2 học kỳ vật vã ở trường là…một học kỳ hè thầy ạ!
---

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Hàn gắn vết rạn nứt bi đát giữa Tin Mừng và văn hoá.


“Chắc chắn, sự rạn nứt giữa Tin Mừng và văn hóa là một bi kịch”. Và một trong những nhiệm vụ của “Civiltà Cattolica” chính là “hàn gắn sự rạn nứt ấy”. Đức giáo hoàng Phanxicô đã khẳng định như trên trong buổi gặp gỡ các linh mục trong ban biên tập của một trong những tạp chí uy tín nhất của dòng Tên, vào sáng thứ Sáu 14-06 vừa qua.

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

PHỤNG VỤ LÀ MỘT MẦU NHIỆM


Nói đến tôn giáo là nói đến cúng tế, thờ phượng. Nếu không có thờ phượng thì tôn giáo chỉ là tập thể gom góp với chủ đích của con người. Phụng vụ Ki-tô giáo không những để chỉ nghi lễ tôn thờ Thiên Chúa, mà còn là việc rao giảng Tin Mừng và thực thi bác ái.

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

MUÔN VÀN PHÉP LẠ.

Một vị ẩn sĩ nọ, sau 60 năm sống khắc khổ giữa sa mạc, bỗng cảm thấy chán nản khi nghĩ rằng mình chưa hề làm được phép lạ nào như các vị tiền bối.
Ông quyết định rời bỏ sa mạc để trở về đô thị sống một cuộc sống tiện nghi, bình thường như mọi người.

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

BỨC ẢNH THÁNH TÂM CHÚA


Một tên bợm nhậu, đã gây bao chuyện rối trong cộng đoàn và gia đình, anh ta có một bà vợ rất đảm đang.  Trong kỳ đại phúc, chị ta giục chồng đi nghe giảng.  Anh ta đáp lại bằng những lời cục cằn và tục tĩu. 

THÁNH TÂM - NGUỒN ƠN THA THỨ

Trong tâm trí của mọi người, hầu như đều trĩu nặng với một nỗi ưu tư chung: Chúng ta yếu đuối và tội lỗi, đầy khuyết điểm và lầm lỡ, làm sao Thiên Chúa tha thứ được?
Trước lo lắng ấy, Chúa Giêsu đã cho chúng ta biết, Ngài được Chúa Cha sai đến không phải vì những người công chính, nhưng vì các tội nhân. Chúa Giêsu đã biểu lộ tình thân ái của Người với các tội nhân môt cách công khai, công khai đến độ các đối thủ chế diễu Ngài là người bạn với bọn tội lỗi.

8 CÁCH GIÚP SỐNG KHIÊM TỐN.

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Đạo Tại Tâm...?

Bài này có một số điểm lưu ý, xin chờ cập nhật sau. Hôm bữa tới giờ mắc công việc, chưa kiểm duyệt lại được! Đọc một số comments của đọc giả, tôi thấy cũng có cái lý của mỗi người, cám ơn tất cả!
NVT.

RUNG CHUÔNG VÀNG

Mẹ Loan trao phần thưởng
Cuộc thi Rung chuông vàng dành cho các em học trò do Hội Thiếu Nhi Thánh Thể giáo xứ Bảo Nham tổ chức đã diễn ra tối ngày Chúa Nhật 02/06/2013. Chương trình này được mọi thành phần dân Chúa quan tâm, nhất là sự ủng hộ và động viên của cha quản xứ cùng với sự cổ vũ nhiệt tình của đông đảo bà con giáo dân, các thầy cô và các bạn trẻ.

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

NỖI THÊ THẢM CỦA SÁCH VỞ THỜI NAY

Số lượng
       Thống kê của các cơ quan văn hóa mà báo chí đăng lại 12-4 -2013  cho biết tính ra người Việt một năm chỉ đọc 0,8 một cuốn sách.
     Trên mạng thấy có người đã đem con số này ra so sánh với thế giới. Thì thấy ví dụ người Trung Quốc là 4,23 cuốn/người/năm. Thái Lan, Malaysia đều cao hơn so với Việt Nam.

Cuộc sống như đọc một cuốn sách

Nhiều lúc tôi luôn tự hỏi, đi hay ở, về hay tiếp tục đi giữa cõi đời mênh mông này. Cuộc đời mênh mông, rộng lớn, lắm thứ vui và thú vị; nhưng cũng lắm phiền lụy. Mỗi bước chân đi tới đều phải ý thức trong tỉnh thức rằng đó là bước chân thật có ý nghĩa. Mỗi việc làm cũng đều phải như vậy. Bởi mỗi hành động tạo tác sẽ đem lại một nhân và gặt hái quả sau này!

SỐT RUỘT

Thời thế gì mà sốt ruột. Cứ đến dịp lễ nào là nhà hàng xóm lại đổi chiếc xe hơi đời mới. Thằng bạn học giờ là doanh nhân trẻ vào tốp mười cả nước. Cô bạn cùng sở làm vừa sắm túi Cucci. Ông anh bên vợ trúng số. Có hàng ngàn lý do để sốt ruột, nhấp nhổm sau cái quãng chỉ so đo chuyện mâm cơm có thịt hay không có thịt, độn khoai hay không độn khoai. Cơn khát này không phải chỉ giàu, mà phải giàu nhanh như thể thời gian chỉ dành cho những người biết chụp giật, kể cả chụp giật ơn phúc của tổ tiên, thánh thần.

LY VÀ NƯỚC

Ly nói: "Tôi cô quạnh quá, tôi cần Nước, cho tôi chút nước nào!"
Chủ hỏi: "Được, cho ngươi nước rồi, ngươi sẽ không cô quạnh nữa phải không?"
Ly đáp: "Chắc vậy!"
Chủ đem Nước đến, rót vào trong Ly.
Nước rất nóng, Ly cảm thấy toàn thân mềm nhũn, rụng rời, tưởng như sắp tan chảy đến nơi. Ly nghĩ, đây chắc là sức mạnh của tình yêu.

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

CHIM BỒ NÔNG

Người ta kể về một loài chim có tên là Bồ nông. Những con chim mang bộ lông màu trắng này thường sống gần hồ nước mặn sâu trong đất liền. Mỗi lần kiếm ăn, chúng phải bay vài chục cây số để trở về biển khơi bắt cá. Có những ngày, vì giông bão, chim không kiếm được mồi, mà đàn con thì háu đói kêu la thảm thiết, chim mẹ không cầm lòng được, đã tự dùng mỏ mổ vào ngực mình cho chảy máu, nhỏ giọt cho con ăn, thay cho lương thực bổ dưỡng. Sau “bữa tiệc” ấy, người ta thấy nơi mỏ chim mẹ còn nhỏ dòng máu tươi, và những con chim con nằm im lìm, thỏa mãn. Thấy chim con được ăn no, chim mẹ tuy đau đớn về thể xác mà trong lòng vẫn vui. Vì thế, hình ảnh chim bồ nông trở thành biểu tượng cho lòng mẹ, lòng cha yêu thương con thắm thiết, sẵn sàng hiến mình cho con được sống.

VÀI HÌNH ẢNH CÁC NƯỚC THỜI ĐỨC GIÊSU



THỐNG KÊ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO 2012



Hãng tin Fides đưa ra toàn cảnh hoạt động truyền giáo của Giáo hội Công giáo trên toàn thế giới. Các con số thống kê liên quan đến các lĩnh vực tổ chức và hoạt động của Giáo hội được Fides đăng tải (WHĐ lập thành bảng) dựa theo ấn bản mới nhất của Sách Niên giám của Giáo hội (tính đến 31-12-2010). Các thay đổi –tăng hay giảm– so với năm trước được để trong dấu ngoặc: dấu cộng (+) là tăng, dấu trừ (-) là giảm, dấu bằng (=) nghĩa là không thay đổi.

DẪN NHẬP 21 BÀI DƯỚI

Hai mươi mốt câu hỏi về đức tin và cuộc sống đã được chọn lọc. Đó là những câu hỏi đã được nêu ra trong các lớp giáo lý dành cho các học sinh thuộc các lớp cuối cùng của bậc trung học, những câu hỏi đi từ cuộc sống riêng của lớp trẻ nhưng cũng đụng chạm đến các vấn nạn lớn của thời đại.
Chúng tôi cố gắng trả lời các câu hỏi này một cách đơn sơ và chính xác – một việc rất khó khăn vì các vấn đề thì phức tạp mà lại đòi các câu trả lời phải gãy gọn.

Dầu sao chúng tôi cũng thử trình bày quan điểm của đức tin Kitô giáo, một quan điểm không nhất thiết phải giải đáp được hết tất cả, nhưng ít ra cũng là một ánh sáng dẫn lối cho ta.

Cuốn sách này muốn gởi đến các linh mục đặc trách giáo dục, các giảng viên giáo lý… Bổn phận còn lại của quí vị ấy là giúp giới trẻ nắm bắt được những yếu tố làm nên câu trả lời đã được đưa ra trong sách này.

Cuốn sách này cũng ưu tiên nhắm đến những người trẻ đang tìm ý nghĩa cho đời mình. Chúng tôi chỉ muốn giới thiệu cho họ một lý tưởng tuy đòi hỏi nhưng thật bổ ích, đôi khi đi ngược lại với những ý tưởng mà họ đã thâu nhận trước kia, nhưng đó chính là một thông điệp đem lại sự sống và tự do, một nguồn mạch đưa tới hạnh phúc đích thật.

Lời của người đàn ông xứ Nadarét có tên là Giêsu này, là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, chẳng luôn là Tin mừng cho thời đại chúng ta đó sao?

JACQUES LACOURT

ĐIỀU GÌ XẢY RA SAU KHI CHẾT?

1. Bên kia bờ sự sống
“Má ơi, bây giờ ba ở đâu? Ba có thấy má con mình không? Ba có biết người ta đang nghĩ tới ba không?”

Bé Lực Giang đặt ra câu hỏi này một cách rất tự nhiên, nó tròn xoe đôi mắt ngây thơ chờ đợi được trả lời, rồi cuối cùng đâm ra bối rối và hơi ngập ngừng. Tuy nhiên, người ta có thể đọc thấy trên bia mộ của ba nó trong nghĩa trang câu sau đây: “Tôi chờ ngày phục sinh”.

CÁC GIÁO PHÁI LÀ MỘT MỐI ĐE DOẠ?

1. Các giáo phái đã xuất hiện ngay cửa nhà mình
Có người gọi. Bạn trẻ ra mở cửa và thấy trước mặt mình là 2 người đàn ông trẻ trung tươi cười dễ mến
Bạn đã có sách Kinhh thánh chưa? Bạn có đọc Kinh thánh không? Đây không phải là một nhân viên chào hàng của nhà xuất bản, cũng chẳng phải là một người mang Kinh thánh đi bán rong. Họ là 2 anh em thuộc phái Các chứng nhân của Đức Giêhôva, họ đang chu toàn “nghĩa vụ thiêng liêng” bằng cách mang phương thuốc cứu rỗi của mình đến từng nhà, với rất nhiều đoạn trích dẫn trong truyền đơn và các tập sách mỏng.

CÓ THỂ BIỆN MINH CHO VIỆC TRA TẤN KHÔNG?

1. Huỷ bỏ nạn tra tấn
Không ngày nào mà báo chí, truyền thanh, truyền hình lại chẳng loan tin rằng có ông này bà nọ hay thậm chí cả một đứa trẻ con bị người ta tra tấn trong một xứ sở nào đó trên thế giới.

CÓ CÁCH NÀO CHỮA TRỊ NẠN BẠO LỰC?


1. Một thế giới bạo lực

Bạo lực có mặt khắp nơi trong thời đại chúng ta. Một trong các nguồn gốc của bạo lực là hận thù. Qua phương tiện truyền hình, bạo lực ùa vào mọi gia đình. Trong đa số phim ảnh, người bạo lực là người luôn gây ra chết chóc. Bạo lực ảnh hưởng đến các quan hệ gia đình, xã hội, chính trị, quốc tế: tạo hố ngăn cách giữa các thế hệ, tội phạm, bắt người làm con tin, tra tấn, xô xát trong xã hội, khủng bố, dùng quân sự lấn chiếm lãnh thổ, các thảm kịch xảy ra do tự vệ, các tội ác do phân biệt chủng tộc, thêm vào đó còn có nạn phá thai và làm chết người cách êm ái nữa.

BẠN CÓ KỲ THỊ CHỦNG TỘC KHÔNG?

1. Con quỷ kỳ thị chủng tộc
Lúc tôi đang viết những giòng chữ này thi trên màn ảnh truyền hình đang chiếu cảnh nhà lãnh tụ Phi châu Nelson Mandela, 71 tuổi, vị Thủ lãnh lịch sử của Đại hội Dân tộc người Phi, được trả tự do sau 27 năm bị cầm tù vì chống lại chủ nghĩa “Apartied” chủ trương phân biệt người da đen ở Nam Phi. Một trong các pháo đài của chủ nghĩa chủng tộc cực đoan sắp sụp đổ chăng? Tương lai sẽ trả lời. Dầu sao đi nữa, ngày nay nạn kỳ thị chủng tộc vẫn còn đó, và lớp trẻ ý thức rõ vấn đề này, thậm chí họ còn coi đó là một “xìcăngđan” nữa.

CÓ THỂ CHIẾN THẮNG NẠN ĐÓI NGHÈO TRÊN THẾ GIỚI KHÔNG?


1. Nạn đói
Lớp trẻ ngày nay ý thức rất rõ về nạn đói đang xảy ra trên thế giới, và họ coi đó là xìcăngđan. Họ tự hỏi làm thế nào để giải cứu sự nghèo túng của Thế giới thứ ba.

CÓ THỨ MA TUÝ MANG LẠI HẠNH PHÚC KHÔNG?

1. Báo động về ma tuý
“Một đường dây ma tuý đã bị phá vỡ tại Tây nam nước Pháp”, đó là tựa đề một bài báo mà tôi vừa đọc sáng nay. Hiện nay, không có tuần nào mà không có những tay buôn bán ma tuý bị kết án ở chỗ này chỗ nọ. Và đó quả là một điều đáng mừng!

NGHĨ GÌ VỀ VIỆC PHÁ THAI VÀ VỀ VIỆC SINH RA TRONG ỐNG NGHIỆM?



Trong trường hợp thứ nhất, người ta không muốn có con. Còn trong trường hợp thứ hai, người ta lại muốn có con với bất cứ giá nào.

1. Quyền được sống
Tháng 9.1981, tại Quốc hội Pháp, án tử hình được huỷ bỏ. Bộ trưởng tư pháp đã đắc thắng công bố: “Trên đất nước chúng ta, máu người Pháp sẽ không còn đổ nữa!” Thật là mỉa mai. Chỉ mới trước đó ít lâu, Quốc hội cũng đã bỏ phiếu tán thành việc phá thai.

ĐỊNH HƯỚNG ĐỜI TÔI

1. Khám phá vĩ đại nhất
Bạn đang ở vào lứa tuổi 15 -19 và đang theo đuổi việc học hành. Như thế rất tốt. Bạn đang được dẫn dắt để khám phá thế giới của con người và thế giới của vạn vật. Bạn cũng khám phá ra con người đặc thù của mình. Bạn đang tìm cho đời mình một ý nghĩa, một hướng đi.

CỬ HÀNH HÔN PHỐI TẠI NHÀ THỜ?

1. Hôn nhân thất sủng rồi chăng?
Vào thời buổi hiện nay, hôn nhân và nhất là hôn nhân Kitô giáo đang bị lung lay. Phải chăng đây là một tình thế vô phương thay đổi? Phải chăng các đôi vợ chồng còn đưa nhau tới nhà thờ để cử hành hôn phối đã trở thành những kẻ lạc điệu thất thời? Bí tích Hôn phối liệu còn có ý nghĩa gì trong xã hội như xã hội chúng ta đang sống?

SIDA (AIDS) CÓ ĐÁNG SỢ?

1. Báo động về SIDA
“Đứa con trai 20 tuổi của tôi mắc bệnh SIDA. Nó sắp chết. Nó mong đọc sách viết về tôn giáo”, đó là lời của một bà mẹ vừa nói với một linh mục mà tôi quen biết. Phải chăng đây là một trường hợp cá biệt?
Bệnh SIDA (Sydrome d’Immuno Déficience Acquise), tiếng Anh là AIDS (Acquired Immuno-deficiency Sydrome): hội chứng liệt kháng, đang khiến cho nhiều người băn khoăn lo lắng.

TÌNH YÊU VÀ SỰ CHUẨN BỊ

1. Bầu khí hiện nay
Trong thời gian trung học, bạn luôn tự đặt ra cho mình nhiều câu hỏi về các mối quan hệ giữa nam nữ thanh niên với nhau. Từ đó nảy ra vấn đề giới tính và đời sống Kitô hữu.
Hiện nay, một bầu khí phi luân, nếu không muốn nói là vô luân, đang ngự trị trong các trường trung học và đại học.

CHÚNG TA CÓ THẬT SỰ TỰ DO KHÔNG?

1. Tự do, ôi! Tự do!
Tự do! P. Valéry đã từng nói rằng đó là “một trong các từ ngữ đáng ghét, có nhiều giá trị hơn là ý nghĩa, hát thì nghe hay đấy, nhưng chẳng nói lên được điều gì”. Đó là một từ ngữ đầy ma thuật, luôn gây ra một âm vang sâu đậm trong tâm hồn mọi người, khiến quần chúng phấn khởi, các dân tộc vùng lên.

TẠI SAO CHÚA CHO PHÉP ĐAU KHỔ XẢY RA?

1. Vấn đề sự dữ
Một chiếc phà chở xe của Anh bị lật tại một hải cảng ở Bỉ: có chừng 10 người bị nạn. Một chiếc xe bị gài thuốc nổ ở Beyrouth: những hành khách vô tội bị chết. Đối với ai biết mở mắt quan sát, thì sự dữ thể lý lẫn luân lý có mặt khắp nơi trên thế giới: các bệnh ung thư hay sida; các trẻ mồ côi bị bỏ rơi, các nạn nhân chiến tranh hay đói kém trên thế giới, nỗi cô đơn của những người lớn tuổi, các đau khổ thể xác và tâm hồn.

TẠI SAO LẠI ĐI LỄ CHÚA NHẬT?

1. Ngày của Chúa
Chúa nhật có phải là một ngày như bao ngày khác? Thưa không. Đã hẳn là mọi ngày đều thuộc về Chúa. Trong đời ta, đã có hàng ngàn chúa nhật, và kể từ khi thế giới được tạo dựng, đã có hàng tỉ chúa nhật.
Tuy nhiên giữa hàng ngàn và hàng tỉ chúa nhật này, xét cho cùng chỉ có một ngày đáng kể: đó là ngày Đức Kitô Phục sinh, một ngày của lễ hội và vui mừng. Thế nhưng, chúng ta đã làm mất đi ý nghĩa của chúa nhật.

CẦU NGUYỆN CÓ ÍCH GÌ KHÔNG?

1. Điều gì đang xảy ra đối với việc cầu nguyện?
Cầu nguyện có thể bị coi là một việc rất lạ đối với thế giới hiện nay. Một vài người cho rằng đó là một việc đã lỗi thời. Họ coi đây là một hình thức hồi sinh của những thời đại lúc con người còn yếu ớt, cứ phóng lên trời mọi lo lắng, mọi chờ mong và mọi khát vọng của mình. Có người thì cho rằng đây là việc đáng ngờ: cầu nguyện chẳng phải là một sự chạy trốn trách nhiệm nặng nề hoặc tránh né số phận cay nghiệt sao? Và rồi cầu nguyện để làm gì kia chứ? Bất hạnh, chiến tranh, bệnh tật có biến mất đi khi cầu nguyện không?

ĐỨC GIÊSU CÓ SỐNG LẠI THẬT KHÔNG?

1. Đức Giêsu Kitô, nhân vật thời quá khứ?
Đối với nhiều người trẻ của thời đại chúng ta, Đức Giêsu vẫn còn là một nhân vật quyến rũ đã từng rao giảng một tình yêu đại đồng giữa con người với nhau, đã chăm sóc các kẻ bé mọn, Ngài là một con người tự do, dám phản đối các cơ chế đáng kính nhất thời ấy. Vâng, đó là một nhân vật lạ lùng trong lịch sử. Nhưng chỉ có thế thôi. Một con người của quá khứ. Ngài đã chết như hết thảy mọi người khác và hiện nay chính kỷ niệm của Ngài đang sống dậy, biến Ngài thành một siêu sao!
Giáo hội và các Kitô hữu phản đối ý kiến trên. Bởi nếu không sống lại và không sống mãi, thì chúng ta sẽ là những kẻ bất hạnh nhất. Và chỉ còn mỗi một việc là đóng cửa mọi nơi thờ phượng. Tất cả sẽ sụp đổ hết: đức tin Giáo hội, ơn tha tội, ý nghĩa của đau khổ, niềm hy vọng được sống sau khi chết.

ĐỨC GIÊSU KITÔ CÓ THẬT KHÔNG?

1. Anh em bảo Tôi là ai?
Đó chính là câu hỏi mà một ngày nọ Đức Giêsu đã đặt ra cho các Tông đồ.
Một câu hỏi sống chết có thể định đoạt ý nghĩa của cả một đời người. Nó cũng có thể được đặt ra cho bạn, những người trẻ sống vào cuối thế kỷ 20 này. Trước mắt bạn, Đức Giêsu là ai? Một nhân vật trong thần thoại, một anh hùng trong cổ tích hay là Con Thiên Chúa làm người?

CÁC TÔN GIÁO LỚN DẠY TA ĐIỀU GÌ?

Ở đây chúng ta sẽ chỉ nói đến 4 tôn giáo chính ngoài Kitô giáo là Ấn độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo và Do thái giáo.
1. Ấn giáo
Đại đa số dân Ấn độ theo một tôn giáo gọi là Ấn giáo. Ấn độ là một thế giới mênh mông và đa dạng, huyền bí và thật khó hiểu, nhưng cũng rất hấp dẫn, có một lịch sử lâu dài, là một vùng đất với nhiều sự tương phản mãnh liệt, Có cả thảy 680 triệu tín đồ Ấn giáo. Các bậc thầy về mặt tinh thần, tức là những “gourou” của các tôn giáo Đông phương, đã lôi kéo nhiều người trẻ tại Châu Âu. Ở Pháp, tín đồ đạo Krishna nhảy múa ngoài đường theo tiếng trống con và tiếng lục huyền cầm.

THIÊN CHÚA CÓ HIỆN HỮU KHÔNG?

1. Lần theo dấu vết Thiên Chúa
Sẽ có một lúc nào đó trong tuổi thanh niên và thành niên, vấn đề ý nghĩa cuộc đời được đặt ra một cách cá nhân hơn, và từ đó kéo theo câu hỏi về niềm tin vào Thiên Chúa. Có hay không có một Thiên Chúa ngã vị mà chúng ta là hình ảnh của Người, Đấng hằng biết rõ và yêu thương chúng ta? Ngày nay tin vào Người có phải là khôn ngoan chăng?

ĐỨC TIN LÀ GÌ?

Đức tin có một tầm quan trọng hết sức cơ bản trong cuộc đời người trẻ. Một số người tự nhiên có đức tin, cơ hồ họ đã bú lấy nó được từ trong lòng mẹ vậy. Cũng có người coi đức tin như một sự đầu hàng của trí khôn trước những mầu nhiệm khôn dò. Cuối cùng có một số người ngại phải dấn thân vì không muốn thay đổi tí nào trong cuộc đời mình. Vậy thì đức tin là gì?

LÁ THƯ CÁC MÁC GỬI CON GÁI.



Con ơi!Dù con sợ Tình yêu, Tình yêu vẫn cứ đến. Nếu là nguồn vui thì con phải nâng niu nó như một người mẹ âu yếm đứa con nhỏ. Nếu đấy là một vết thương lòng thì cũng có thể làm con vương vấn, nhưng rồi tình yêu sẽ lại băng bó cho con. 
Con đừng bao giờ tự hỏi rằng người yêu con có xứng với con không? Cái thứ Tình yêu mà lại mặc cả như món hàng ngoài chợ thì không còn gọi là tình yêu được nữa. Yêu là không so tính thiệt hơn, con ạ!
Nếu người con yêu là một người nghèo khổ thì con sẽ cùng người ấy chung sức lao động để xây đắp tô thắm cho Tình yêu. Nếu người yêu của con già hơn con thì con làm cho người đó trẻ lại với con. Nếu người yêu con bị cụt chân thì con sẽ là cái nạng vững chắc nhất đời họ. Tình yêu đẹp nhất sẽ đến với con nếu con nghĩ và làm đúng lời cha dạy.
 Nhưng con cũng phải luôn tự hỏi xem người đó yêu con vì lẽ gì. Nếu người đó yêu con vì sắc đẹp, con nên nhớ sắc rồi sẽ tàn. Nếu người đó yêu con vì có chức tước cao thì khẳng định người đó không yêu con, con hãy từ chối và bảo họ rằng địa vị không bao giờ làm sung sướng cho con người, chỉ có sự làm việc chân chính mới thoả mãn lòng người chân chính.
Con phải độ lượng, phải giàu lòng vị tha nếu có sự hối hận thực sự. Con phải chung thuỷ với người con yêu. Nếu con làm mất hai chữ quý báu ấy, con sẽ hổ thẹn không lấy gì mà mua lại được. Con sẽ không được quyền tự hào với chồng, với con, với xã hội. Nếu con dễ dàng để cho 1 kẻ xa lạ nào đó đặt cái hôn gian manh bẩn thỉu lên môi con, thì trước khi hôn họ đã khinh con, đang khi hôn họ cũng khinh con và sau khi hôn họ càng khinh con hơn nhất.
Ai sẽ vì con mà chăm sóc đời con, vui khi con có tin mừng, buồn khi con không may, nhất định đó là chồng con.
Con hãy yêu đi, tha thiết yêu đi, yêu như trước kia mẹ con đã yêu cha.
Cha của con
Karl Marx.

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

HÃY HÔ TO " GIÊ SU.."


ĐỨC GIÁO HOÀNG nói: Người CÔNG GIÁO hãy hô to “GIÊSU” thay vì “PHANXICO”

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề nghị những người hiện diện trong Thánh lễ Vọng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống tại Vatican hôm 18-5 hãy gọi tên Chúa Kitô thay vì tên giáo hoàng của ngài, nhấn mạnh rằng vai trò của ngài chỉ như người đại diện Chúa Chúa Kitô trên trần gian.

NHÌN LẠI.

Thưa mẹ, tháng hoa là tháng của mẹ. Nó đã kết thúc rồi. Nhìn lại tháng qua con sống, con thấy mình vẫn là CÁI THẰNG BỮA TRƯỚC.


-NĐT-