Trong truyền thống Do Thái, một ngày chấm
dứt khi mặt trời lặn, và buổi chiều là bắt đầu cho một ngày mới.
Trong phụng vụ, Giáo hội tiếp nối theo truyền thống này, đó là lý
do tại sao thánh lễ ngày Chúa Nhật lại được cử hành vào chiều thứ
Bảy.
Mùa Chay kết thúc vào chiều thứ Năm Tuần Thánh (tức là bắt đầu ngày thứ Sáu). Tam nhật Vượt Qua (tiếng La Tinh: “Triduum”) bắt đầu bằng thánh lễ Tiệc Ly, và kết thúc bằng kinh chiều Chúa Nhật Phục Sinh. Đây là ba ngày thánh đức nhất trong năm.
Hằng thế kỷ qua, người Công giáo tách biệt ba ngày này xa hẳn những cuộc hẹn, những việc giải trí, và nếu có thể, cả công việc nữa. Đó là thời gian để gia tăng cầu nguyện, chay tịnh, và mong chờ cao độ.
Tam nhật Vượt Qua là lễ mừng “tất cả trong một” sự chết và phục sinh của Đức Kitô.
· Thánh lễ chiều thứ Năm Tuần Thánh nhắc lại Bữa Tiệc Ly, lối vào của con đường khổ nạn, chết và phục sinh của Chúa Giêsu.
· Tâm điểm phụng vụ của thứ Sáu Tuần Thánh là Bài Thương Khó theo Tin Mừng thánh Gioan, và cộng đoàn suy tôn Thánh Giá.
· Thứ Bảy Tuần Thánh không giống như một chiều cuối tuần với thánh lễ chiều thứ Bảy. Thay vào đó là lễ Vọng Phục Sinh, chúng ta cùng Chúa Giêsu “vượt qua” bóng tối của sự chết để tiến vào cuộc sống mới. Nó bắt đầu sau khi làm phép nến.
Rồi Người kêu lớn tiếng… (Mt. 27,50) gục đầu xuống và trao Thần Khí. (Ga 19, 30)
Những phim chiến tranh đôi khi chiếu những cảnh chiến trường im lặng bao trùm. Cuộc chiến đã chấm dứt và tất cả vẫn lặng như tờ. Những xe tăng, pháo thủ đổ nát, xác chết nằm la liệt im lìm. Tất cả như chết lặng.
Chiến trường trước đó, không gian náo động với những âm thanh điếc tai - súng cối nả đạn, tiếng súng máy rền vang, súng trường phát hỏa, máy bay quần trên cao, tiếng la hét của những người lính bị thương…
Khi Chúa Giêsu tắt thở, chúng ta nghe tiếng Ngài kêu lớn, và sau đó tất cả đều yên lặng. Chúng ta nhìn lên Thập giá và thấy sự sụp đổ bao trùm.
Nếu có sự hồi tưởng, vật đánh động nhất có lẽ là âm thanh. Những người chứng kiến thập hình ghi lại rằng không gian đầy những tiếng la kinh hãi, phẫn nộ, tuyệt vọng, đau đớn, van nài. Đó là những âm thanh vang dội trong tai họ hằng ngày, có khi cả hằng năm.
Trong trình thuật của Mátthêu, Chúa Giêsu kêu lớn tiếng. Hai lần. Rồi Ngài trút hơi thở. Và tất cả trở nên yên lặng.
Trong cơn hấp hối đau đớn, Chúa Giêsu đã trải qua kinh nghiệm tệ nhất của một kiếp người. Ngài đã đi đến tận cùng đau khổ. Tất cả đều tăm tối. Không ai giúp đỡ. Bị bỏ rơi…
Nhưng Chúa đã không bao giờ thôi hy vọng. Và, Ngài đã … “trao Thần Khí” trong tay Thiên Chúa Cha.
Ngài làm việc này vì chúng ta, để chúng ta có thể nối bước theo Ngài trên con đường từ cõi chết vào sự sống.
Trong bí tích Thánh Thể, chúng ta có thể dâng lên Thiên Chúa sự tuyệt vọng, sự cô đơn, những bóng đêm trong cuộc sống, cùng Ngài trên Thập Giá, và với Ngài dâng tất cả lên Thiên Chúa là Cha chúng ta.
Mùa Chay kết thúc vào chiều thứ Năm Tuần Thánh (tức là bắt đầu ngày thứ Sáu). Tam nhật Vượt Qua (tiếng La Tinh: “Triduum”) bắt đầu bằng thánh lễ Tiệc Ly, và kết thúc bằng kinh chiều Chúa Nhật Phục Sinh. Đây là ba ngày thánh đức nhất trong năm.
Hằng thế kỷ qua, người Công giáo tách biệt ba ngày này xa hẳn những cuộc hẹn, những việc giải trí, và nếu có thể, cả công việc nữa. Đó là thời gian để gia tăng cầu nguyện, chay tịnh, và mong chờ cao độ.
Tam nhật Vượt Qua là lễ mừng “tất cả trong một” sự chết và phục sinh của Đức Kitô.
· Thánh lễ chiều thứ Năm Tuần Thánh nhắc lại Bữa Tiệc Ly, lối vào của con đường khổ nạn, chết và phục sinh của Chúa Giêsu.
· Tâm điểm phụng vụ của thứ Sáu Tuần Thánh là Bài Thương Khó theo Tin Mừng thánh Gioan, và cộng đoàn suy tôn Thánh Giá.
· Thứ Bảy Tuần Thánh không giống như một chiều cuối tuần với thánh lễ chiều thứ Bảy. Thay vào đó là lễ Vọng Phục Sinh, chúng ta cùng Chúa Giêsu “vượt qua” bóng tối của sự chết để tiến vào cuộc sống mới. Nó bắt đầu sau khi làm phép nến.
Rồi Người kêu lớn tiếng… (Mt. 27,50) gục đầu xuống và trao Thần Khí. (Ga 19, 30)
Những phim chiến tranh đôi khi chiếu những cảnh chiến trường im lặng bao trùm. Cuộc chiến đã chấm dứt và tất cả vẫn lặng như tờ. Những xe tăng, pháo thủ đổ nát, xác chết nằm la liệt im lìm. Tất cả như chết lặng.
Chiến trường trước đó, không gian náo động với những âm thanh điếc tai - súng cối nả đạn, tiếng súng máy rền vang, súng trường phát hỏa, máy bay quần trên cao, tiếng la hét của những người lính bị thương…
Khi Chúa Giêsu tắt thở, chúng ta nghe tiếng Ngài kêu lớn, và sau đó tất cả đều yên lặng. Chúng ta nhìn lên Thập giá và thấy sự sụp đổ bao trùm.
Nếu có sự hồi tưởng, vật đánh động nhất có lẽ là âm thanh. Những người chứng kiến thập hình ghi lại rằng không gian đầy những tiếng la kinh hãi, phẫn nộ, tuyệt vọng, đau đớn, van nài. Đó là những âm thanh vang dội trong tai họ hằng ngày, có khi cả hằng năm.
Trong trình thuật của Mátthêu, Chúa Giêsu kêu lớn tiếng. Hai lần. Rồi Ngài trút hơi thở. Và tất cả trở nên yên lặng.
Trong cơn hấp hối đau đớn, Chúa Giêsu đã trải qua kinh nghiệm tệ nhất của một kiếp người. Ngài đã đi đến tận cùng đau khổ. Tất cả đều tăm tối. Không ai giúp đỡ. Bị bỏ rơi…
Nhưng Chúa đã không bao giờ thôi hy vọng. Và, Ngài đã … “trao Thần Khí” trong tay Thiên Chúa Cha.
Ngài làm việc này vì chúng ta, để chúng ta có thể nối bước theo Ngài trên con đường từ cõi chết vào sự sống.
Trong bí tích Thánh Thể, chúng ta có thể dâng lên Thiên Chúa sự tuyệt vọng, sự cô đơn, những bóng đêm trong cuộc sống, cùng Ngài trên Thập Giá, và với Ngài dâng tất cả lên Thiên Chúa là Cha chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét