Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

TRIẾT HỌC VÀ THẦN HỌC

1. Thần học là gì?
- “Theologia” (thần học), được ghép bởi từ theos (thần/chúa) và logos (lời). Vậy, Theologia được hiểu là lời TC nói với con người, hay lời con người nói với TC và nói về TC. Từ đó, ta có thể định nghĩa:
- Thần học là tri thức TC có về chính ngài và về thế giới. Người thông ban nó cho loài người nhờ ân sủng, qua hai cấp độ: hoàn hảo trong tình trạng hưởng kiến và bất toàn qua mặc khải và đức tin.
- Thần học là khoa học có đối tượng là TC và các công trình của Người được biết qua mặc khải Kitô giáo, có chủ thể là người có đức tin. Đức tin thúc đẩy thần học gia tìm hiểu nội dung mặc khải của đức tin.
2. Sự khác biệt giữa triết học và thần học
- Về đối tượng: Thần học và triết học, trong nhiều trường hợp, cùng chung đối tượng suy tư. Tuy nhiên, đối tượng mà thần học tìm hiểu sâu rộng hơn triết học, không giới hạn trong những vấn đề thuần lý như triết học, và vượt ra ngoài lãnh vực tự nhiên để tìm hiểu mặc khải.
- Về phương pháp suy luận : đối với triết học, lý trí làm chủ và chỉ vận dụng lý trí. Còn đối với thần học, lý trí cũng được vận dụng, nhưng lý trí còn được đức tin hướng dẫn, đức tin vận dụng lý trí để tìm hiểu chính mình.
- Về cứu cánh : Nhờ mặc khải và đức tin, thần học có khả năng giải đáp những vấn đề mà triết học tự đặt cho mình nhưng không thể giải đáp.
3. Những nguồn mạch của thần học.  Xét từ hai phía
- Về phía Thiên Chúa, Người đã nói về mình cho chúng ta; vì thế ta có thể nói về Ngài.
- TC đã nói với loài người về chính Người và ý định của Người qua các ngôn sứ và đặc biệt nơi Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể.
- Chúng ta có thể nói về TC bằng một thứ ngôn ngữ chung, đó là sự hiện hữu. Nhưng TC thì rất khác với loài người, vì thế con người chỉ có thể nói về TC một cách loại suy, nghĩa là vừa giống vừa khác. Từ nhận xét này, thánh Tôma nêu lên ba quy tắc cần lưu ý khi nói về TC : (1) Quy tắc phủ định (loại bỏ những bất toàn của thụ tạo); (2) Quy tắc khẳng định(áp dụng cho TC những ưu phẩm nơi thụ tạo); (3) Quy tắc siêu việt (TC có những ưu phẩm tuyệt đối, như toàn năng, toàn thiện...)
- Về phía con người. Con người muốn biết TC và được thúc đẩy nói về Người.
1/ Thần học là một nhu cầu của con người. Tự thâm tâm, con người muốn biết cuộc sống có ý nghĩa gì, đâu là cội nguồn và cứu cánh. Những câu hỏi đó không chỉ liên quan đến hiện hữu của con người nhưng thực sự liên quan đến TC.
- Dẫu TC đã mặc khải cho loài người biết về Ngài, nhưng lý trí chúng ta chưa thỏa mãn về những gì ta đã được biết về TC. Mặt khác, chính những chân lý đức tin cũng gợi lên nhiều câu hỏi: làm thế nào Đức Giêsu vừa là TC vừa là người? Tại sao TC vừa là một lại vừa là ba?
- Là những người lữ hành trong đức tin, chúng ta còn khắc khoải bao lâu chưa được “vén màn” để hiểu biết tường tận ý nghĩa của mọi sự vật.
2/ Là phần tử Hội thánh, chúng ta được thông phần vào sứ mạng loan báo Tin Mừng cho hết mọi loài thọ tạo. Vì vậy, việc “nói về TC” trở thành điều thúc bách cho hết mọi tín hữu.
4. Tính đồng nhất và đa dạng của thần học
1. Tính đồng nhất : thần học là một khoa duy nhất, vì chỉ có một đối tượng chất thể là TC và các thụ tạo của Người mà chúng ta được biết qua mặc khải.
2. Tính đa dạng : tuy chỉ có một đối tượng duy nhất để suy tư, nhưng thần học gia có nhiều phương pháp khác nhau để tiếp cận . Vì thế, từ một khoa duy nhất đã phát sinh các ngành khác nhau. Tựu trung, có ba ngành chính, mỗi ngành gồm nhiều môn. Cụ thể :
-    Ngành lịch sử (tiếp cận theo hướng lịch sử) gồm các môn : Kinh thánh, Phụng vụ, Giáo phụ, Lịch sử GH, Huấn giáo, Giáo luật ...
-    Ngành hệ thống (tiếp cận theo lối suy diễn và hệ thống hoá) gồm các môn : Thiên Chúa Ba Ngôi, Sáng tạo, Ân sủng, Kitô học, Giáo hội, Bí tích, Cánh chung ...
Ngành thực hành (tiếp cận theo hướng mục vụ) gồm các môn : mục vụ, tâm linh ...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét