Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Amen: Một từ lưỡng nghĩa



Amen có lẽ là một từ phổ biến trên môi người Kitô giáo. Đó là sự chuyển âm trực tiếp - không chuyển dịch - từ tiếng Hebrew אמן, amen, một từ tự chuyển dịch từ Thánh Kinh Hy Lạp: ἀμὴν, Amen.

Chúng ta thường có xu hướng xem từ này như một sự khép lại hay kết thúc, một dấu chấm, một dấu ấn kết thúc những bài kinh của chúng ta: “… nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.”; “… khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.”; “… và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.”



Với ý nghĩa này, thì từ này có thể được dịch cùng với dòng: “Đó là thế”, hoặc “hãy là thế”, hoặc “điều đó được bền vững”, hoặc “điều đó được thiết lập lâu bền”.



Không chỉ những lời nguyện mới được kết thúc với “Amen” mà với cả những Tín điều Công giáo.



Cùng với những lời tương tự, từ “Amen” là từ cuối cùng của Kinh Thánh, nó như một nút thắt lại với nhau những dòng cuối cùng của Sách Khải Huyền: “Nguyện xin ân sủng của Chúa Giêsu tràn đầy trên dân Chúa.” (Kh 22,21)



Chúng ta có thể nhận được ấn tượng, từ cách sử dụng của nó vào cuối những lời cầu nguyện, tín điều và Kinh Thánh, mà “Amen” là từ cố định, ở trạng thái tĩnh, nó hoạt động như một kệ sách, một thay đổi cuối cùng, một nút thắt. Nhưng điều này có thể dẫn đến một sai lầm lớn. Mặc dù tính sử dụng phổ biến của nó, do vậy, đó là một từ mà giá trị khai thác trong hàng loạt đối với 3 ngôn ngữ tế lễ này, Tres Linguae Sacrae.



Từ “Amen” không ở trạng thái tĩnh. Trong thực tế, nó là một từ sinh động, vì nó là từ 2 chiều, lưỡng diện. Đó là một từ biểu diễn bằng 2 vectơ. Thậm chí người ta có thể cho rằng, ở Kinh Truyền Tin, nó trở thành một từ “hiện thân”. Đó là lý do tại sao Chân hước Gioan Phaolô II, trong Tông thư “Ecclesia de Eucharistia” của ngài, lại được gắn liền với từ “Amen” với “Fiat” của Mẹ Maria: Đây là một tương tự sâu sắc giữa từ “Fiat” mà Đức Maria nói trong lời phúc đáp với Thiên sứ, và từ “Amen” mà mỗi tín hữu thốt lên khi nhận Mình Thánh Chúa. Đó là từ mà,  khi thốt ra trong đức tin, là một từ được nói bởi hai người - Thiên Chúa và con người - và cùng một lúc.



Bản chất kép của từ “Amen” được thể hiện, ví dụ, khi “Amen” được dùng trong việc liên hệ với Kinh Tin Kính. Ở đó, nó mang ý nghĩa nhiều với việc liên kết câu với “Tôi tin!” “Thật vậy, ‘Amen’ cuối cùng của Kinh Tin Kính lặp lại và xác tín lời đầu tiên của nó” ‘Tôi tin’”, nói lên Giáo lý của Giáo hội Công giáo. “Để tin là nói ‘Amen’ đối với những lời của Thiên Chúa, những lời hứa, và những điều răn của Thiên Chúa, để hoàn toàn phó thác bản thân cho Người, Người là ‘Amen’ của tình yêu vô biên và trung thành tuyệt đối.



Giáo lý giải thích: “Đời sống hằng ngày của Kitô hữu rồi sẽ là ‘Amen’ đối với điều ‘Tôi tin’ về lời tuyên bố đức tin trong phép rửa của chúng ta.”



Khi Giáo lý giải thích, Amen “xuất xứ cùng nguồn gốc như từ ‘Tin tưởng’”, đó là nói theo từ Hebrew אָמַן, aman. Giáo lý giải thích tiếp: “Điều này thể hiện sự vững chắc, tin cậy, trung thành, và chúng ta có thể hiểu tại sao ‘Amen’ lại thể hiện cả hai lòng trung thành của Thiên Chúa hướng về chúng ta và chúng ta tin tường nơi Người.



Do đó, nó là từ 2 chiều, một từ trung gian giữa Thiên Chúa và con người, một từ “Tôi - Người”, một từ mà tự của nó, tự trong nó là một cuộc đối thoại đồng thời giữa Thiên Chúa và con người: “Tôi” ở đây muốn nói “nói với” hoặc “tin vào”, “Người” ở đấy muốn nói “Người” nói với hoặc tự tỏ mình với, “Tôi”, và ở ngay và cùng lúc. Nó diễn tả ở ngay và cùng lúc với lòng trung thành của Thiên Chúa đối với chúng ta và chúng ta tin tưởng vào lòng trung thành đó.



Giáo lý Rôma còn được gọi là Sách Giáo lý của Council of Trent (Concilium Tridentinum) nhận xét rằng điều quan trọng là chúng ta phải biết “tại sao chúng ta lại khép lời nguyện của chúng ta với từ này, và nghĩa của nó ngụ ý gì, đối sự sùng kính trong lời kết của lời nguyện của chúng ta không kém phần quan trọng với sự chú ý trong lúc khời đầu”.



Giáo lý Rôma gợi ý rằng từ “Amen” chúng ta dùng vào lúc kết thúc lời nguyện của chúng ta, mặc dù chúng ta chắc chắn thốt ra lời đó, không phải là lời cầu nguyện của chúng ta quá nhiều hoặc sự khép lại của nó, mà là sự phúc đáp của Thiên Chúa. “Amen” có thể được dịch là “biết rằng lời cầu nguyện của mình được lắng nghe”, điều mà Giáo lý nói, “có sức mạnh của lời phúc đáp, như thể Thiên Chúa đáp lại lời nguyện xin của chúng ta và miễn thứ tất cả, sau khi nghe lời nguyện cầu thành tâm thiện ý của chúng ta”.



Đây là biểu tượng đáng kể trong nghi thức Hiệp thông giữa Hình thức Đặc trưng của Thánh lễ, nơi mà người chủ tế - người tượng trưng cho mọi người, đọc thuộc lòng toàn bộ Kinh Lạy Cha thì không Amen. Linh mục - người thay thế nhân vật Kitô, trong cá nhân của Đức Kitô - đáp trả lời thuật của vị chủ tế với từ “Amen”.



Nắm bắt được cái nhìn sâu sắc tự trái tim, khi ta nói “Amen” vào cuối lời cầu nguyện, đặc biệt là lời nguyện của Chúa Phép Thánh Thể “Amen” cực trọng, chúng ta có thể nói rằng nó còn nhiều hơn dọc theo những dòng mà Thiên Chúa nói với chúng ta, và chẳng nhiều cho lắm như chúng ta nói với Thiên Chúa.



Khía cạnh trung gian của từ “Amen” là thể hiện một cách linh động đặc biệt trong Giáo lý của Giáo hội Công giáo dựạ trên Sách Khải Huyền của Thánh Gioan, nơi Chúa Giêsu được ám chỉ như là “Đấng Amen.” (Kh 3,14)



“Chính Chúa Giêsu Kitô là ‘Amen’. Người là ‘Đấng Amen’ có quyền lực và thấu đáo của tình yêu của Đức Chúa Cha dành cho chúng ta. Người đảm nhiệm và hoàn thành ‘Amen’ của chúng ta với Đức Chúa Cha.”



Một lần nữa, chúng ta có một đề tài thuộc 2 cách: “Amen” là Đức Kitô, với cả hai bản tính Thiên Chúa và bản tính loài người, Đấng Trung gian giữa Thiên Chúa và con người. Chúng ta nói “Amen”, nhưng với Đức Kitô Amen hoàn thành và hoàn hảo và dâng lên Đức Chúa Cha. Nó thuôc tính cách mà Thánh Phaolô dùng “Amen” trong thư thứ hai của ngài gửi tín hữu Côrintô: “Vì mọi lời hứa của Thiên Chúa đều tìm thấy ‘Có’ ở người (Chúa Giêsu). Đó là lý do tại sao chúng hô lên ‘Amen’ để tôn vinh Thiên Chúa.” (2 Cr 1,20)



Người ta có thể nói rằng ý nghĩa này của “Amen” trở nên thực tiễn và chân thực trong sự đón nhận xứng đáng Mình và Máu của Đức Kitô trong sự hiệp thông, những gì có thể được gọi là Amen Thánh Thể cá nhân chúng ta. Linh mục hoặc thừa tác viên ban phát cho chúng ta “Mình Thánh Chúa Kitô” - đó là Thân Thể Chúa Giêsu Amen - hoặc “Máu Thánh Đức Kitô” - Máu của Chúa Giêsu Amen - và câu trả lời của chúng ta là “Amen!”



Chúa Giêsu, Tân Lang Thánh Thể, từ trời xuống thế thể lý và tinh thần như một liên kết hôn nhân với chúng ta, những tân nương Thánh Thể. Đây là ý nghĩa của sự hiệp thông - một kết quả phục hồi của mối bất đồng, cùng nhau mang lại những gì ban đầu là nhất thể mà đã trở thành phân thể. “Vì Người trở thành hôn phu của ta và là Đấng Tạo Thành; tên người là Chúa các đạo binh, Đấng Cứu Chuộc của ta là Đấng Thánh của Israel, được gọi là Thiên Chúa của cả thế gian. Chúa gọi ta trở lại, giống như người vợ đã bỏ ra đi và tâm hồn đau xót, một người vợ kết hôn lúc xuân thì và sau đó bỏ đi.” (Is 54,5-6)



“Thật vậy”, ĐTC Danh dự Bênêđictô XVI đã nhận xét trong một bài thuyết giảng tại Thánh lễ Tiệc Ly, “Phép Thánh Thể còn hơn so với một bữa ăn, đó là một tiệc cưới.” “Chắc chắn rằng, thông qua món quà tình yêu của Người. Điều đó được tìm thấy trong Chúa Giêsu, chính Người ban cho chúng ta trong Bí tích Thánh Thể” - ngài nói tiếp - “Người đã vượt qua mọi khoảng cách và làm cho chúng ta thực sự là ‘những cộng sự’ của Người, những huyền nhiệm của tình yêu hôn nhân được thực hiện.”



Thánh Thể cá nhân Amen của tôi là một từ lưỡng nghĩa tuyệt hảo, một từ tạo thành những cộng sự viên, thậm chí một cuộc hôn nhân - Thiên Chúa và tôi. “Đây là một mầu nhiệm cao cả, một bí tích trọng đại, mà tôi muốn nói về Đức Kitô và Giáo Hội.”(Ep 5,32) Tại thời điểm của sự viên mãn, của sự hiệp thông này, Chúa Giêsu và tôi giống như Tobia và những người xinh đẹp, những người mà cùng cầu nguyện trước những lễ cưới của mình và cùng kết thúc lời nguyện với “Amen, Amen” (Tb 8,8). Chúa Giêsu bằng việc tự Người ban cho tôi, là Tobia. Tôi, trong việc đón nhận Chúa, người đã tự hiến cho tôi, là Sarah. Tôi có thể đoan chắc, rằng trong Amen Thánh Thể của tôi, Chúa Giêsu và tôi cùng nói “Amen, Amen”.



Chúa Giêsu, Đấng Amen, chính Người ban cho tôi, chúng ta cùng nhau nói Amen. Amen được Chúa Giêsu trả lời còn nhiều hơn lời nguyện cầu của tôi, và tôi trở nên - bằng ân sủng - Amen. Amen Thánh Thể này là tối hậu trong sự thiêng liêng và thuyết động lực thuộc con người và Thiên Chúa cùng sự hiệp nhất loài người. Không lấy gì ngạc nhiên khi Chân phước Gioan Phaolo II đã thấy trong “Amen” Thánh Thể một sự tương đồng với “Fiat” của Mẹ Maria. “Điều đó có thể làm cho tôi theo như lời của Người.” (Lc 1,30-35)

Jos. Tú Nạc, NMS

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét