GM. Nguyễn Thái Hợp, o.p.
Đức Giêsu đã lọan báo Tin Mừng cách đây hai ngàn năm trong một khung cảnh địa lý, không gian, thời gian, văn hóa và xã hội nhất
định. Sau hai ngàn năm, nội dung căn bản của sứ điệp
Tin Mừng vẫn là một, nhưng khung
cảnh và bối cảnh đã
hoàn toàn đổi khác. Nếu việc thay đổi về lịch sử, văn hóa và xã hội không ảnh hưởng
đến nội dung Tin Mừng, thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng sâu xa đến phương pháp loan báo Tin Mừng.
Chính nơi đây ta gặp
thấy một tương quan sâu xa giữa văn hóa với công
cuộc loan báo Tin Mừng.
Đối
với người Trung Hoa cũng như người Hy Lạp và La Mã ngày xưa, văn hóa thường được sử dụng theo nghĩa hẹp
ám chỉ kiến thức và học vấn. Nói
đến “văn hóa” là người ta liên tưởng đến hình ảnh lớp người có học, có kiến thức, thuộc tầng lớp ưu tú
và được ưu đãi trong xã hội, đối
lập với đám lê
dân, “phàm phu tục tử”. Quan niệm văn hóa này đề cao “cái có” hơn là “cái là”: người văn hóa là người
có học, có kiến thức, có tài năng,
có thời giờ, có
cơ hội, có chức quyền... Đây là lớp người được ưu đãi; tầng lớp trí thức, sĩ phu, giới nho sĩ, văn nghệ sĩ, quan lại hay giàu có.
Nhìn từ góc độ này, văn hóa bao hàm việc phân chia và đối lập không những giữa các thành phần trong
cùng một nước, mà hơn nữa giữa các nước trên thế giới. Thật vậy, đối với người Hy Lạp cổ đại, văn hóa chỉ là đặc quyền của những công dân tự do.
Người La Mã vẫn coi những người sống
bên ngoài đế quốc của họ là bọn “man di, mọi rợ”. Người Trung Hoa cũng nghĩ như vậy khi tự cho mình là “tinh hoa của nhân loại”, còn các dân tộc khác là chỉ bọn “bán khai” hay "mọi rợ”. Trong thời kỳ chiến tranh chiếm thuộc địa, các nước Tây phương vẫn luôn vỗ ngực tự xưng là những dân tộc có văn hóa và có sứ mệnh khai hóa các dân tộc “bán khai” khác.
bên ngoài đế quốc của họ là bọn “man di, mọi rợ”. Người Trung Hoa cũng nghĩ như vậy khi tự cho mình là “tinh hoa của nhân loại”, còn các dân tộc khác là chỉ bọn “bán khai” hay "mọi rợ”. Trong thời kỳ chiến tranh chiếm thuộc địa, các nước Tây phương vẫn luôn vỗ ngực tự xưng là những dân tộc có văn hóa và có sứ mệnh khai hóa các dân tộc “bán khai” khác.
Từ hậu bán thế kỷ XIX, những biến đổi về
khoa học kỹ thuật, nhân chủng
học và xã hội học đã giúp các nhà nghiên cứu nhận diện tính da diện, phức tạp và phong phú của văn
hóa. Ngay ồ tiền bán thế kỷ XX, hai nhà văn
hóa học Hoa Kỳ, A. Kroeber và c. Kluckholn, đã liệt kê khoảng 300 định nghĩa về văn hóa. Nhà văn
hóa học E.B. Taylor (1832-1917) nhìn văn hóa như tổng hợp tất cả những yếu tố phân
biệt con người với các động vật và
thế giới tự nhiên. Nói một cách tổng quát, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tỉnh thần do con
người tạo ra trong quá trình lịch sử, kể từ lối sống,
nếp nghĩ, ngang qua những mối
tương quan với vũ trụ cho đến cách thức
tổ chức xã hội. ông định nghĩa văn
hóa một cách cô đọng như sau: văn hóa bao gồm “tri thức, tín
ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán cũng như một số năng lượng và
thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội”.
Theo văn hào F. M. Đostoievski, “văn hóa của một dân tộc là tấm gương phản chiếu kiến thức, niềm
tin tôn giáo và truyền thống
của dân tộc ấy.
Nó chính là chìa khóa mở cửa kiến thức để con người đi vào tìm hiểu tôn giáo của một dân tộc”. Nhà văn Nguyên Ngọc diễn giải
theo phong cách
Đông phương: “Văn hóa, bao giờ cũng vậy, vừa là đời sống từng ngày vừa là sự tồn tại lâu dài; vừa nhẹ nhàng, thậm chí như thoáng qua, nhưng lại liên quan quyết định tới việc sống còn của xã hội và con người; thường biểu hiện trên bề mặt nhưng bề mặt ấy lại là ánh chiếu rất nhiều khi không dễ thấy những chiều sâu nhất, căn bản nhất của sự tồn tại; nó cứ như chỉ là một cuộc chơi, nhưng lại là vận mệnh của đất nước, dân tộc; nó cũng là sự kết hợp nhuần nhuyễn của bộ phận tinh hoa nhất (của đất nước) với quần chúng rộng rãi nhất; nó vĩnh cửu nhưng cũng lại phải luôn luôn đổi mới, từng ngày; nó tưỏng chừng như là dễ nhất, nhưng cũng lại là khổ nhất...”. Với cái nhìn rộng mở này, văn hóa là cái gì thâm sâu nhất, phong phú nhất và toàn bộ nhất, vì bao hàm tất cả gia sản tinh thần, vật chất và những giá trị tích lũy của một dân tộc. Nói theo kiểu Edouard Herricot “văn hóa là những gì còn lại, khi tất cả mất đi”. Tổ chức UNESCO đã đúc kết sự phong phú, đa diện và phức tạp của văn hóa qua một định nghĩa súc tích, mà hiện nay được nhiều người chấp nhận: “Văn hóa phản ảnh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của môi cá nhân cũng như các cộng đồng) đã thể hiện trong quá khứ, đồng thời đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng hao thế kỷ nó đã cấu tạo nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”.
Đông phương: “Văn hóa, bao giờ cũng vậy, vừa là đời sống từng ngày vừa là sự tồn tại lâu dài; vừa nhẹ nhàng, thậm chí như thoáng qua, nhưng lại liên quan quyết định tới việc sống còn của xã hội và con người; thường biểu hiện trên bề mặt nhưng bề mặt ấy lại là ánh chiếu rất nhiều khi không dễ thấy những chiều sâu nhất, căn bản nhất của sự tồn tại; nó cứ như chỉ là một cuộc chơi, nhưng lại là vận mệnh của đất nước, dân tộc; nó cũng là sự kết hợp nhuần nhuyễn của bộ phận tinh hoa nhất (của đất nước) với quần chúng rộng rãi nhất; nó vĩnh cửu nhưng cũng lại phải luôn luôn đổi mới, từng ngày; nó tưỏng chừng như là dễ nhất, nhưng cũng lại là khổ nhất...”. Với cái nhìn rộng mở này, văn hóa là cái gì thâm sâu nhất, phong phú nhất và toàn bộ nhất, vì bao hàm tất cả gia sản tinh thần, vật chất và những giá trị tích lũy của một dân tộc. Nói theo kiểu Edouard Herricot “văn hóa là những gì còn lại, khi tất cả mất đi”. Tổ chức UNESCO đã đúc kết sự phong phú, đa diện và phức tạp của văn hóa qua một định nghĩa súc tích, mà hiện nay được nhiều người chấp nhận: “Văn hóa phản ảnh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của môi cá nhân cũng như các cộng đồng) đã thể hiện trong quá khứ, đồng thời đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng hao thế kỷ nó đã cấu tạo nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”.
Công đồng Vatican II công nhận ý nghĩa tổng quát và bao trùm
của văn hóa trên
cuộc sống con người. Theo Công đồng, "văn hóa bao gồm tất cả những gì nhờ đó con người trau
dồi và phát triển các năng khiếu đa dạng về tinh thần và thể xác; cô"
gắng chế ngự trái đất bằng tri thức và lao dộng;
nhân bản hóa đời sống xã hội, cuộc sôĩig gia đình cũng như toàn thể dời sống dân sự nhờ việc cải tiến các tập tục và định chế; sau hết, văn hóa diễn tả, truyền thông và bảo tồn trong các tác phẩm những kinh nghiệm tinh thần và những hoài bão lớn lao của con người trải qua các thời đại, ngõ hầu
giúp cho nhiều người và toàn thể nhân loại tiến bộ hơn”. Dưới cách nhìn này, văn hóa nhân loại thiết yếu mang chiều kích lịch sử, xã hội, nhân văn và nhân chủng. “Trong ý nghĩa này, người ta nói đến đa nguyên văn hóa. Bởi vì, những lối sống khác biệt và những mức thang giá trị khác nhau bắt nguồn nơi cách thế đặc biệt mà con người sử dụng sự vật, lao động, diễn tả tư tưởng, thực hành tôn giáo, nếp sống đạo đức, làm luật, thiết lập cơ cấu pháp lý, phát triển khoa học, nghệ thuật và trau dồi thẩm mỹ. Như vậy, từ các tập quán thừa kế hình thành một di sản riêng của mỗi cộng đồng nhân loại”.
nhân bản hóa đời sống xã hội, cuộc sôĩig gia đình cũng như toàn thể dời sống dân sự nhờ việc cải tiến các tập tục và định chế; sau hết, văn hóa diễn tả, truyền thông và bảo tồn trong các tác phẩm những kinh nghiệm tinh thần và những hoài bão lớn lao của con người trải qua các thời đại, ngõ hầu
giúp cho nhiều người và toàn thể nhân loại tiến bộ hơn”. Dưới cách nhìn này, văn hóa nhân loại thiết yếu mang chiều kích lịch sử, xã hội, nhân văn và nhân chủng. “Trong ý nghĩa này, người ta nói đến đa nguyên văn hóa. Bởi vì, những lối sống khác biệt và những mức thang giá trị khác nhau bắt nguồn nơi cách thế đặc biệt mà con người sử dụng sự vật, lao động, diễn tả tư tưởng, thực hành tôn giáo, nếp sống đạo đức, làm luật, thiết lập cơ cấu pháp lý, phát triển khoa học, nghệ thuật và trau dồi thẩm mỹ. Như vậy, từ các tập quán thừa kế hình thành một di sản riêng của mỗi cộng đồng nhân loại”.
Các văn kiện mới đây của Giáo hội luôn nhấn mạnh đến
chiều kích lịch sử
và xã hội của văn hoá, bởi
vì chính con người tạo nên văn
hóa của mỗi xã hội
riêng biệt. Trong bài diễn văn lịch
sử đọc tại trụ sở UNESCO Đức Gioan
Phaolô II trình bày một cách hết sức rõ nét quan niệm này: “Văn hóa là một cách thế riêng biệt để
hiện hữu và để làm người. Con người luôn sống trong một nền văn hóa. Đây là nền văn hóa riêng biệt của mỗi người,
nhưng đồng thời nó lại tạo nên một mối dây liên hệ đặc biệt giữa người
với nhau, xác định
tính chất liên nhân vị và xã hội của cuộc sống nhân loại”. Hiểu như vậy, văn hóa vừa là
chiếc nôi của cuộc sông vừa là điều kiện thiết yếu để con người trở thành người.
Bởi vì, “nhờ văn hóa, con người trở thành người hơn (...). Văn hóa luôn luôn
hệ tại tương quan căn bản và thiết yếu
với “chiều kích hiện hữu”, trong
khi đó mặc dù không phủ nhận mối tương quan với “chiều kích chiếm
hữu”, nhưng chiều
kích sau cùng này chỉ tương
đối thôi. Tất cả “chiếm hữu” của con người không quan trọng đối với văn hóa và cũng không phải là yếu tố sáng
tạo của văn hóa, ngoại trừ ngang qua
“chiếm hữu” đó con người có thể “trở nên” người trọn vẹn hơn trong mọi chiều kích của cuộc sông và trong
tất cả nhưng được xem
như đặc trưng
của nhân tính”.
của nhân tính”.
Chúng ta gặp thấy nơi đây hai xác quyết
cán bản luôn quyện lẫn, nối kết
và bổ sung nhau: một mặt, con người và chỉ duy con người là tác giả của văn hóa; mặt khác, văn hóa chính
là môi trường sông của con người. Cuộc sô"ng nhân loại là văn hóa, bởi vì
nhờ văn hóa con người tự phân biệt và khác biệt với tất cả những hiện hữu trong thế giới khả giác: con người không thể tự thực hiện và trở
thành người nếu vắng bóng văn hóa. Vì vậy, “không thể tưởng tượng một văn
hóa mà vắng bóng chủ thể tính hay nguyên nhân tính nhân loại. Trái lại, trong lãnh
vực văn hóa, con người luôn luôn là yếu tô^ tiên quyết: con người là yếu tố thứ nhất và nền tảng của văn
hóa”.
Thật thế, nhờ văn hóa con người chế ngự được sức mạnh mù
quáng của thiên nhiên
và vượt khỏi thế giới động vật để vươn tới cõi nhân sinh. Nói cách khác, “con người chỉ có thể
đạt tới đặc điểm đích thực và trọn vẹn nhân bản ngang qua văn hóa, nghĩa là
nhờ việc trau dồi những ưu phẩm và những giá trị của bân tính. Vì vậy, trong những
gì liên hệ đến cuộc sô"ng nhân loại, nhân tính và văn hóa liên kết chặt chẽ với
nhau”. Nhìn từ góc
độ này, văn hóa tương đồng với nhân hóa (humanisation): chính qua văn hóa, con người xây
dựng thế giới loài người và “trở thành người” hơn. Cũng nhờ văn hóa, con người
nhân hóa thiêĩi nhiên và giải thoát
mình khỏi thế giới hoang dã, bán khai, tiền nhân bản. Do đó, tiến trình văn hóạ đồng nghĩa với tiến
trình giải phóng. Chính văn hóa đã giải phóng con người khỏi những sức mạnh mù
quáng, những nỗi sợ thiên thu
vạn đại và đặt con người lên vị trí làm người. Vì thế, không thể quan niệm một xã hội nhân loại mà lại thiếu vắng văn hóa.
vạn đại và đặt con người lên vị trí làm người. Vì thế, không thể quan niệm một xã hội nhân loại mà lại thiếu vắng văn hóa.
Trong thông điệp “Bách chu niên",
Đức Gioan Phaolô II nêu rõ mối tương
quan hỗ tương giữa văn hóa và ý nghĩa nhân sinh: “Không thể hiểu con người nếu chỉ dựa trên lãnh
vực kinh tế, cũng như không thể xác định con người là ^ nếu chỉ cán cứ vào việc họ
thuộc về một giai cấp nào đó. Ta hiểu
biết con người một cách trọn vẹn hơn nếu đặt con người vào bối cảnh
văn hóa của họ, bằng cách lưu ý đến ngôn ngữ, lịch sử của họ, quan điểm của họ trước các biến cố nền tảng của đời sông, chẳng hạn như việc chào đời, tình yêu, lao động và cái chết. Trọng tâm của mọi nền văn hóa là thái độ của con người trước huyền nhiệm lớn lao nhất: mầu nhiệm Thiên Chúa. Từ cán bản, các nền văn hóa khác nhau là những cách thức khác nhau để đối diện với vấn đề ý nghĩa cuộc sông của mỗi người. Nếu loại bỏ vấn đề này thì nền văn hóa và đời sông luân lý của các quốc gia sẽ bị báng hoại”.
văn hóa của họ, bằng cách lưu ý đến ngôn ngữ, lịch sử của họ, quan điểm của họ trước các biến cố nền tảng của đời sông, chẳng hạn như việc chào đời, tình yêu, lao động và cái chết. Trọng tâm của mọi nền văn hóa là thái độ của con người trước huyền nhiệm lớn lao nhất: mầu nhiệm Thiên Chúa. Từ cán bản, các nền văn hóa khác nhau là những cách thức khác nhau để đối diện với vấn đề ý nghĩa cuộc sông của mỗi người. Nếu loại bỏ vấn đề này thì nền văn hóa và đời sông luân lý của các quốc gia sẽ bị báng hoại”.
Khi diễn tả tính chất lịch sử và nhân chủng học như thế,
chúng ta đã cảm
nghiệm sự hiện diện khắp nơi của văn hóa trong cuộc sống nhân loại. Văn hóa mang đặc tính đa chiều,
đa phương và đa diện, bởi vì nó bao trùm toàn diện cuộc sông của một dân tộc: toàn
diện giá trị và phi giá trị, những nét
mới và đặc trưng của mỗi dân tộc. Có lẽ vì vậy văn hóa trở thành “òổn sắc” hay một thứ “lường tâm tập
thể” của mỗi dân tộc.
Tương
quan giữa văn hóa và loan báo Tin Mừng
Kitô giáo tự bản chất là một Đạo nhập thể và nhập thế. Thật vậy, Ngôi Lời mặc xác phàm, được
sai đến “như con người cho loài người” để “rao truyền lời của Thiên Chúa” và hoàn
thành công cuộc cứu độ mà Chúa Cha
đã uỷ thác”. Đức Giêsu đã chấp nhận làm người như mọi người và hòa mình với đồng loại như một giọt
nước giữa muôn triệu những giọt nước khác, ngoại trừ tội lỗi. Ngài đã sinh
ra dưới bầu khí Cựu ước và lớn lên trong vòng lễ giáo Maisen, y hệt như một
người Do thái giữa những người Do thái khác, đến độ người Dơ Thái đương thời
không nhận ra một sự khác biệt nào giữa Ngài với họ. Kể từ đó, nhập thế đã trở thành
bản sắc của Đạo Chúa và định hướng nền
tảng cho công cuộc loan báo Tin Mừng. Thánh Phaolô vừa coi loan báo Tin Mừng như lẽ sông và lệnh
truyền khẩn thiết nhất đối với tất cả các môn đệ của Đức Kitô, vừa lấy nguyên
tắc hội nhập văn hóa “Do Thái với người Do Thái, Hy lạp với người Hy Lạp” làm
phương tiện loan báo Tin Mừng. Thánh
nhân tuyên bô": '‘Với người Do Thái, tôi đã trở nên Do Thái, để chinh phục người Do Thái (...). Đối với
những người sống ngoài Lề Luật, tôi đã trở nên người số^ng ngoài Lề Luật, dù
tôi không sông ngoài Lề Luật Thiên Chúa, nhưng sông trong Luật Đức Kitô, để chinh
phục những người sô"ng ngoài Lề Luật. Tôi đã trở nèn yếu với những người
yếu, để chinh phục những người
yểu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một sô" người” (ICor 9,20-22).
yểu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một sô" người” (ICor 9,20-22).
Với tinh thần loan báo Tin Mừng, các
thánh Giáo phụ đã nỗ lực suy tư để
để đem đạo Chúa đến vởi nền văn hóa La Hy và coi triết học như một phương tiện Chúa dùng để giúp
những người chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Hy Lạp dễ dàng đón nhận Tin Mừng,
tương tự như như Cựu ước đối với người
Do Thái. Cũng trong
định hướng thích nghi đó, các thừa sai tại Bắc và Đông Âu
châu đã đã khéo léo dung hòa đức tin Kitô giáo với phong tục và tín ngưỡng địa phưofng. Giáo chủ Grêgoriô Cả đã chỉ thị cho các nhà truyền giáo tại Anh quốc phải cố gắng trinh bày Đạo Chúa sao cho phù hợp tối đa với tâm thức, luân lý và phong tục địa phương. Ngài khuyên các thừa sai không nên triệt hạ tất cả đền thờ, hủy bỏ những ngày lễ tôn giáo hiện có, mà cố gắng biến
đổi thành những nơi thờ phượng Thiên Chúa và những ngày lễ Công giáo. Tại cánh đồng truyền giáo tại Đông Âu, hai anh em thánh Cyrillô và Methođô áp dụng một kế hoạch loan báo Tin Mừng theo mô hình “hội nhập văn hóa”’. Chấp nhận những giá trị cổ truyền của dân bản địa, khởi xướng phong trào văn hóa địa phương, sáng tạo chữ Slave, đề cao tinh thần độc lập và tự hào dân tộc. Trên lãnh vực tư tưởng, các thần học gia Công giáo ở thế kỷ XIII, như thánh Albertô, thánh Tôma, đã thành công trong việc kitô hóa triết học Aristote và dùng triết học này để xây dựng một nền thần học Kitô giáo. Có lẽ một số biện pháp kỷ luật của Công đồng Trento làm cho công cuộc hội nhập ở một vài nơi bị chững lại. Nhưng luôn luôn vẫn có những thừa thừa sai can đảm và sáng suô"t di theo con đường hội nhập văn hóa.
châu đã đã khéo léo dung hòa đức tin Kitô giáo với phong tục và tín ngưỡng địa phưofng. Giáo chủ Grêgoriô Cả đã chỉ thị cho các nhà truyền giáo tại Anh quốc phải cố gắng trinh bày Đạo Chúa sao cho phù hợp tối đa với tâm thức, luân lý và phong tục địa phương. Ngài khuyên các thừa sai không nên triệt hạ tất cả đền thờ, hủy bỏ những ngày lễ tôn giáo hiện có, mà cố gắng biến
đổi thành những nơi thờ phượng Thiên Chúa và những ngày lễ Công giáo. Tại cánh đồng truyền giáo tại Đông Âu, hai anh em thánh Cyrillô và Methođô áp dụng một kế hoạch loan báo Tin Mừng theo mô hình “hội nhập văn hóa”’. Chấp nhận những giá trị cổ truyền của dân bản địa, khởi xướng phong trào văn hóa địa phương, sáng tạo chữ Slave, đề cao tinh thần độc lập và tự hào dân tộc. Trên lãnh vực tư tưởng, các thần học gia Công giáo ở thế kỷ XIII, như thánh Albertô, thánh Tôma, đã thành công trong việc kitô hóa triết học Aristote và dùng triết học này để xây dựng một nền thần học Kitô giáo. Có lẽ một số biện pháp kỷ luật của Công đồng Trento làm cho công cuộc hội nhập ở một vài nơi bị chững lại. Nhưng luôn luôn vẫn có những thừa thừa sai can đảm và sáng suô"t di theo con đường hội nhập văn hóa.
Tại Á Đông, các thừa sai Dòng Tên đầu tiên, mặc dù đã phải
truyền sang nước ta
một Kitô giáo của châu Âu vào thế kỷ XVII, nhưng đã có nhiều nỗ lực thích nghi và để lại nhiều
dấu ấn sâu sắc. Giáo lý được trình bày theo tiến trình sư phạm tự nhiên: khởi
đi từ những thực tại tự nhiên, những gì lý
trí có thể suy luận, để vươn tới mầu nhiệm Kitô giáo. Cha Alexandre de Rhode viết: “Trước hết tôi bàn về linh hồn bất tử và sự sông đời sau, từ đó tôi làm chứng có Thượng Đế và sự quan phòng của Người, rồi dần dần tôi đưa họ tới những mầu nhiệin khó hơn” Các thừa sai đã cô gắng học ngôn ngữ của dân bản địa, soạn thảo nhiều sách bằng chữ Nôm và chữ Quốc ngữ để trình bày giáo lý Công giáo. Vai trò của người giáo dân được đề cao và biết tận dụng sự cộng tác của các
nhà nho. Bắt đầu hình thành một nền văn chương Công giáo, với vôn ngôn ngữ chuyên môn khá dồi dào. Nổi tiếng nhất là “Phép giảng tám ngày” và “Từ điển Việt-BỔ-La” của cha Đắc Lộ và Các Thánh Truyện của G. Majorica.
trí có thể suy luận, để vươn tới mầu nhiệm Kitô giáo. Cha Alexandre de Rhode viết: “Trước hết tôi bàn về linh hồn bất tử và sự sông đời sau, từ đó tôi làm chứng có Thượng Đế và sự quan phòng của Người, rồi dần dần tôi đưa họ tới những mầu nhiệin khó hơn” Các thừa sai đã cô gắng học ngôn ngữ của dân bản địa, soạn thảo nhiều sách bằng chữ Nôm và chữ Quốc ngữ để trình bày giáo lý Công giáo. Vai trò của người giáo dân được đề cao và biết tận dụng sự cộng tác của các
nhà nho. Bắt đầu hình thành một nền văn chương Công giáo, với vôn ngôn ngữ chuyên môn khá dồi dào. Nổi tiếng nhất là “Phép giảng tám ngày” và “Từ điển Việt-BỔ-La” của cha Đắc Lộ và Các Thánh Truyện của G. Majorica.
Trên lý thuyết, nguyên tắc “iVAậí Bẩn với ngitòi Nhật Bản,
Trung Hoa với người
Trung Hoa, Việt Nam với người Việt Nam” đã được giáo triều đề ra cho các thừa sai đầu tiên đi theo
những thuyền buôn của Bồ-Đào-Nha hay Tây-Ban-Nha. Đặc biệt, ngày 10-11-1659,
khi cử hai Đại diện Tông tòa đầu tiên
sang Đàng Trong và Đàng Ngoài, Bộ Truyền giáo đã chỉ thị rõ rệt:
“Chư huynh đừng bao giờ muôn sửa đổi, đừng tim lý lẽ để buộc
dân chúng sửa
đổi những phép xã giao, tập tục, phong hoá của họ, trừ khi nó hiển nhiên mâu thuẫn với đạo
thánh và luân lý; có gì vô lý bỉ ổi hơn mang theo cả nước Pháp, Tây Ban Nha,
nước Ý, hay bất cứ nước nào khác bên trời
Âu sang cho dân Á đông chăng? Không phải mang thứ ấy đến cho họ, mà là mang chân lý đức tin, một chân lý không loại trừ nghi lễ và tập tục của bất cứ một dân tộc nào, cũng đừng xúc phạm đến những nghi lễ và tập tục ấy, miễn là chúng không xấu; ngược lại, chân lý đức tin muôn cho người ta bảo tồn và duy trì chúng là đàng khác (...). Đừng bao giờ nên đem những tục lệ Âu châu đối lập với tục lệ cùa các dân tộc ấy, trái lại hãy hết lòng sông cho quen với tập tục của họ”.
Âu sang cho dân Á đông chăng? Không phải mang thứ ấy đến cho họ, mà là mang chân lý đức tin, một chân lý không loại trừ nghi lễ và tập tục của bất cứ một dân tộc nào, cũng đừng xúc phạm đến những nghi lễ và tập tục ấy, miễn là chúng không xấu; ngược lại, chân lý đức tin muôn cho người ta bảo tồn và duy trì chúng là đàng khác (...). Đừng bao giờ nên đem những tục lệ Âu châu đối lập với tục lệ cùa các dân tộc ấy, trái lại hãy hết lòng sông cho quen với tập tục của họ”.
Mặc dù hơn 350 năm đã trôi qua, nhưng những chỉ đẫn cửa Huấn
dụ trên vẫn còn
giá trị và vẫn duy trì tính thời sự. Tuy nhiên, để thực hiện công cuộc hội nhập văn hóa tại Á
Đông cần phải có các thừa sai tài năng, vừa thông thạo thần học Kitô giáo, vừa am
tường văn hóa cũng như ý nghĩa của
các lễ nghi và tập tục Đông phương. Trên thực tế, rất khó tìm thấy những con người hội đủ điều kiện
đó. Vào cuối thế kỷ XVIII, khi được hỏi về việc cử hành phụng vụ bằng tiếng
Trung Quôc, giám mục Pigneau cho biết: Nếu muôn giữ y nguyên nội dung tín lý của
bản văn Latin, rồi tìm cách diễn tả
bằng những từ ngữ và cử chỉ phù hợp với não trạng của người Trung Quôc thì phải có “không những các nhà
thần học thông minh, mà còn cần phải có những người biết đến nơi đến chôn tiếng
nói, chữ viết và tập tục của Trung Quô"c;
những người này cần phải gột sạch khỏi mọi thiên kiến của một nền giáo dục châu Âu... Những người
như thế làm sao tìm thấy trong các miền
truyền giáo”.
truyền giáo”.
Ngay từ khi còn ở Hòn Đất, giám mục Pigneau đã học chữ Hán,
chữ Nôm và tiếng
Việt. Giám mục thâm tín tầm quạn trọng của văn hóa trong công cuộc loan báo Tin Mừng.
Chính giám mục đã sáng tác quyển giáo lý bằng tiếng Việt, từ điển Việt Nam - La Tinh, giải nghĩa Tin Mừng Chúa nhật cùng ngày lễ trọng và quyển
Tứ chung. Trên thực tế, chỉ có cuốn
giáo lý được in
tại Quảng Đông vào năm 1774. Các tài liều khác chưa còn dưới dạng bản thảo.
Giám mụe Taberd đã xử dụng các tư liệu của Giám mục Pigneau
để soạn quyển
tự điển “Việt Nam - Latinh” (1838) và sáng tác một sô" tác phẩm có giá trị về địa lý, văn hóa và
ngôn ngữ Việt Nam. Linh
mục Léopold Cadière là một một chứng nhân khác về hội nhập văn hóa trong loan báo Tin Mừng.
Vào giai đoạn mà nhiều thừa sai cao niên rất thông thạo tiếng Pháp, nhưng nhiều vị
chl biết tiếng qua loa tiếng Việt và
chẳng bao giờ righĩ đến chuyện nghiên cứu cấu trúc của ỈIÓ”, Cadière ước mong không những làm sao nói sõi
tiếng Việt, mà còn có thể suy tư bằng tiếng Việt và thấu hiểu “cải hồn” của nó.
Léopold Cadière đã quyết
định nghiên cứu
tiếng Việt từ lời án tiếng nói của người Việt, cố gắng tư duy bằng chính tiếng Việt và lấy cái quan
điểm chủ quan của người Việt làm thước đo.
Năm 1942, nhìn lại tất cả quãng đường hội nhập cam go, Cadière chân thành thổ lộ nỗi niềm tâm sự đối
với tiếng Việt và người Việt: “Tôi hiểu người Việt, bởi vì tôi đã nghiên cứu
những gì liên quan đến họ. Tôi đã học tiếng Việt ngay từ khi mới đặt chân đến
nơi đây và hiện nay tôi vẫn tiếp tục
học, và tôi nhận thức rằng tiếng Việt rất tế nhị về phương diện cấu trúc, rất phong phú về phương diện ngữ vựng, mà đến nay nhiều người vẫn lầm tưởng coi thường... Tôi đã nghiên cứu lịch sử Việt Nam và tôi thấy rằng, suốt những thế kỷ dài, đặc biệt từ khi thành lập triều Nguyễn, nước Việt được
chống đỡ bởi lý tưởng cao cả về phát triển và tiến bộ (...).
học, và tôi nhận thức rằng tiếng Việt rất tế nhị về phương diện cấu trúc, rất phong phú về phương diện ngữ vựng, mà đến nay nhiều người vẫn lầm tưởng coi thường... Tôi đã nghiên cứu lịch sử Việt Nam và tôi thấy rằng, suốt những thế kỷ dài, đặc biệt từ khi thành lập triều Nguyễn, nước Việt được
chống đỡ bởi lý tưởng cao cả về phát triển và tiến bộ (...).
Tôi yêu người Việt vì họ thông minh và lanh lợi(.„). Tôi yêu
người Việt vì những đức
hạnh của họ (...). Tôi yêu người Việt vì tính tình của họ (...). Cuối cùng, tôi yêu người Việt vì
những bất hạnh của họ. Biết bao khổ đau; biết bao cực nhọc, biết bao khôn khổ của
người dân Việt, những nỗi cực nhọc đôi
khi chính đáng, nhưng thông thường là do sô" phận hay một định mệnh nghiệt ngã nào đó!” Ngay từ khi mới đặt chân đến Việt
Nam, Cadière đã ao ước “trở thành đồng
hương” của những người dân hiền lành và chất phác ở Bình-Trị-Thiên, những con người mà cha có sứ vụ
loan báo Tin Mừng và hết lòng yêu thương.
Chính vì vậy, cha quyết định học tiếng Việt một cách nghiêm túc, nghiên cứu kỹ lưỡng cách phát âm,
cấu trúc, ngữ pháp, ngữ nghĩa và tinh thần của tiếng Việt.
Vào giai đoạn cuối đời, khi bị quản chế tại Vinh (1947-1953)
và khi Chính quyền
Cách mạng quyết định trục xuất, cha nhất định xin ồ lại: “Cả đời tôi, tôi đậ dâng cho xứ sở này.
Cho tối được ở lại và chết ở
đây”.
Nhờ tình yêu chân thành đôi với dân tộc Việt, thiên tài bẩm
sinh và chủ trương
hội nhập đúng đắn đã làm cho Cadière trở thành một nhà thừa sai độc đáo, một nhà dân tộc học
vĩ đại yà một nhà ngôn ngữ học sâu sắc. Tại Hội nghị về thân thế và sự nghiệp của
Cadière tổ chức ở Huế vào đầu tháng
9 vừa qua, tất cả các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà ngôn ngữ học đã hết lời tôn vinh Cadière.
Rất nhiều ý kiến của các diễn giả ngoài Công 'giáo đề nghị lập trung tâm nghiên
cứu, thư viện hay ít nhất có một con
đường nào đó ồ Huế mang tên cha.
là một trong những nhà ngôn ngữ học
và Việt học lớn nhất.
Sứ vụ loan báo Tin Mừng cho thời đại chúng ta đòi hỏi phải
nghiên cứu mối tương
quan giao thoa giữa ‘Tm Mừng hóa” với “hội nhập văn hóa”: Một mặt, Tin Mừng cần được diễn tả
bằng những chất liệu và âm sắc độc đáo của mỗi nền văn hóa; mặt khác người
tín hữu có nhiệm vụ tạo cơ hội để Tin Mừng thanh luyện và chiếu sáng các vùng
tối nơi mỗi nền văn hóa. “Tin Mừng
không ngừng thanh luyện và nâng cao phong hóa các dân tộc. Nhờ thiên ân, Tin Mừng phong phú hóa,
từ bên trong, những phẩm tính thiêng liêng và những đặc tính của mỗi dân tộc
và mỗi thời đại. Tin Mừng củng cố, bổ
túc và tái tạo chúng trong Đức Kitô”.
Trên nguyên tắc, Tin Mừng không cần một đất riêng nào để
sông và cũng chẳng
đồng hóa với bất cứ nền văn hóa nào, nhưng trong thực tại lịch sử, công cuộc loan báo Tin Mừng
không thể hoàn toàn tách rời khỏi các nền văn hóa. Theo các Giám mục Á châu, “văn
hóa là không gian sống trong đó con
người đến với Tin Mừng, mặt giáp mặt. Nếu đích thực văn hóa là thành quả của cuộc sống và hoạt động của
một nhóm người, thì những con người thuộc nhóm đó cũng dược uố’n nắn một phần
bởi nền văn hóa trong đó họ đang
sống (...). Từ viễn tượng đó, ta
nhận thức rõ hơn tại sao Tin Mừng hóa và hội nhập văn hóa tương quan với nhau
cách tự nhiên và mật thiết. Tin Mừng
và công cuộc loan báo Tin Mừng chắc chắn không đồng nhất với văn hóa. Tuy nhiên, Nước Thiên Chúa
đến với những con người gắn bó sâu xa với một nền văn hóa, và do đó, công cuộc xây
dựng Vương Quốc không
tránh khỏi việc vay
mượn các yếu tố rút ra từ các nền văn hóa nhân loại”.
Chính vì thế, trong mấy thập niên vừa qua Giáo hội đặc biệt
nhấnmạnh đến tầm quan trọng của môi tương quan giao thao giữa đức tin và văn hóa. Trong thông điệp “Bách chu
niên", Đức Gioan Phaolô II nêu rõ mối tương quan hỗ tương giữa đức tin
vớí văn hoá như sau: “Không thể hiểu con người nếu chỉ dựa trên lãnh vực kinh tế,
cũng như không thể xác định con người
là nếu chỉ căn cứ vào việc họ thuộc về một giai cấp nào đó. Ta hiểu biết con người một cách trọn vẹn
hơn nếu đật con người vào bôi cảnh văn hoá của họ, bằng cách lưu ý đến ngôn ngữ,
lịch sử của họ, quan điểm của họ trước
các biến cố nền tảng của đời sống,
chẳng hạn như việc
cMo đởi, tình yêu,
lao động và cái chết.
Trọng tâm củả mọi nền vân hoá là thái đệ của con người trưởc huyển nhiệm lớn lao nhất:
mầu nhiệm Thiên Ghúa. Từ eăn bản, các
nền văn hoá khác nhau là những cách thức khác nhau để đôi diện với vấn đề ý nghĩa cuộc sông của mỗi
người. Nếu loại bỏ vấn đề này thì nền văn hoá và đời sống luân lý của các quốc gia
sẽ bị báng hoại”.
Chỉ có thể gọi là một cuộc loan báo Tin Mừng thành công khi
chất men Tin Mừng
thực sự di vào lòng người, hội nhập vào truyền thống dân tộc và biến thành vân hóa. Trong văn thư
thằnh lập “Hội Đồng Giáo hoàng về Văn hóa”, đức Gioan Phaolô II diễn tả một
cách rõ rệt mối tương quan thâm thúy giữa Tin Mừng và văn hóa: “Một đức tin mà
chưa hiến thành văn hóa, là đức
tin chỉ được đón nhận trọn vẹn, chưa
thực sự suy tư, chưa sống mộtcách chân thành”.
Huấn thị “Khởi sự lại từ Đức Kitô” yêu cầu các tu sĩ canh
tân đời sông để
mỗi cộng đoàn thực sự là một cộng đoàn rao giảng Tin Mừng: “Khởi sự lại từ Đức Kitô cũng có nghĩa là
bước theo Ngài đến những nơi Ngài hiện diện qua công trình cứu chuộc và sống
giữa chân trời bao la mà Ngài đã khai
mở. Chính thế đời sống thánh hiến không thể chĩ hài lòng sống trong Giáo hội và sông cho Giáo hội. Đồng hành với Đức Kitô, người thánh hiến phải đi tới các Giáo hội Kitô khác, các tôn giáo khác và tất cả những ai chưa tuyên xưng một xác tín tôn giáo nào cả”.
mở. Chính thế đời sống thánh hiến không thể chĩ hài lòng sống trong Giáo hội và sông cho Giáo hội. Đồng hành với Đức Kitô, người thánh hiến phải đi tới các Giáo hội Kitô khác, các tôn giáo khác và tất cả những ai chưa tuyên xưng một xác tín tôn giáo nào cả”.
Như vậy, song song với việc đưa Tin Mừng đến những vùng sâu,
xa và cao của
đất nước, cần phải nghĩ đến việc đưa Tin Mừng đến các môi trường văn hóa, chính trị, kinh
tế, khoa học, kỹ thuật... nằm ngay bên cạnh ta. Đây là chiều kích văn hóa của sứ
vụ loan báo Tin Mừng. Thư Mục
vụ năm 2003 của Hội đồng Giám mục Vỉệt Nam mời gọi người Công giáo mạnh dạn dấn thân vào những môi trường mới; “Đó là những môi trường văn hoá, chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật... Đó là những lãnh vực cần có sự hiện diện của Chúa Kitô, chứng tá của Hội Thánh và ánh sáng của tin Mừng. Hãy đến với những con người chưa được nghe rao giảng Tin Mừng, hoặc đã nghe mà chưa sống Tin Mừng. Hãy hiện diện trong mọi môi trường của nhân loại, vì không có gì của con người mà xa lạ với Hội Thánh”.
vụ năm 2003 của Hội đồng Giám mục Vỉệt Nam mời gọi người Công giáo mạnh dạn dấn thân vào những môi trường mới; “Đó là những môi trường văn hoá, chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật... Đó là những lãnh vực cần có sự hiện diện của Chúa Kitô, chứng tá của Hội Thánh và ánh sáng của tin Mừng. Hãy đến với những con người chưa được nghe rao giảng Tin Mừng, hoặc đã nghe mà chưa sống Tin Mừng. Hãy hiện diện trong mọi môi trường của nhân loại, vì không có gì của con người mà xa lạ với Hội Thánh”.
Bảy năm
đã trôi qua rồi, nhưng hình như mọi sự vẫn như cũ! Nhiều người vẫn vẫn băn khoăn vì chưa
thấy một thay đổi quan trọng
hay một định hướng
mục vụ rõ rệt nàọ? Xin có vài suy nghĩ chung quanh vấn đề này.
Nhìn lại chặng đường lịch sử Giáo hội Việt Nam đã kinh qua,
chúng ta phải cảm
tạ Chúa vì những muôn hồng ân mà chúng ta đã lãnh nhận. Phải nói rằng chưa baọ giờ chúng
ta có nhiều Giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo lý viên, thành viên các hội đoàn như
hôm nay. Gũng chưa bao giờ Giáo hội
Việt Nam có nhiều nhà thờ, tu viện, cơ sở và những cuộc hội nghị hoành tráng như trong mấy nám gần đây. Về nhân sự, chúng ta có khoảng
16.000 tu sĩ (khoảng 14.000 nữ tu), 54.000 giáo lý viên, khoảng Vố triệu
thành viên các hội đoàn. Hôm qua, đại diện Legio Mariae cho biết là chỉ nguyên
tổ chức này đã có tới 130.000 hội viên.
Thế mà mỗi năm cũng chỉ có 37.000 người lớn gia nhập Giáo hội và hơn 80% trong sô" họ là vì
lý do hôn nhân. Chính vì vậy, sau 350 năm hiện diện tại Việt Nam tỉ lệ người
Công giáo vẫn chỉ vỏn vẹn khoảng 7 - 7,5% dân sô"?
Hôm qua, Đức cha Phaolô, giám mục Mỹ Tho, đã nêu câu hỏi và
đưa ra một số lý
giải. Xin tiếp tục theo dòng suy tư đó.
- Tôn giáo bí tích. Đức Biển Đức XVI đã tóm lược đời sống
Kitô vào ba điểm
chính: Đọc, suy niệm, số^ng và loan báo Lời Chúa; tham dự và lãnh nhận các bí tích; thực hiện công
tác bác ái xã hội. Không
nói mọi người đều thấy rõ là Giáo hội Việt Nam chiếm giải quán quân về việc tham dự và lãnh
nhận các bí tích, nhưng yếu về việc thực hiện công tác bác ái xã hội và càng yếu
hơn về hiểu biết và loan báo Lời Chúa.
Người giáo dân Công giáo ít được học hỏi, hiểu biết và tiếp xúc với
Lời Chúa. Nhiều khi cũng quên rằng chính Lời Chúa là sức mạnh vô biên, là chìa khóa của mọi vấn đề. Vì vậy không đủ nghị lực và kiến thức để nói về Người.
Lời Chúa. Nhiều khi cũng quên rằng chính Lời Chúa là sức mạnh vô biên, là chìa khóa của mọi vấn đề. Vì vậy không đủ nghị lực và kiến thức để nói về Người.
Không phải vô lý khi người ta cho rằng Đạo của chúng ta là
đạo bí tích, vì vậy
trọng tâm luôn đặt ở chỗ giữ Đạo và siêng năng chịu bí tích, chứ không ở việc học hỏi, sô"ng và loan báồ
Lời Chúa. Bao lâu chưa thay đổi cách thế hiểu đạo và hình thức dạy giáo lý thì chưa có
thể chuyển đổi về tâm thức, não trạng và thái độ dấn thân. Một so sánh về anh em Tin Lành và
Công giáo tại mấy tỉnh Tây Bắc Việt
Nam: Uu tiên cho Lời Chúa hay Bí tích?
Nam: Uu tiên cho Lời Chúa hay Bí tích?
- Mục vụ giáo xứ và loan báo Tin Mừng.
Có một giai đoạn tôi vừa sợ vừa dị ứng tham dự lễ khấn Dòng
của các chị Nữ tu.
Thông thường là đài lê thê và nhất là những lời dẫn nhập quá hoa mỹ, quá khẩu hiệu của người dẫn chương
trình: Đẹp thay bước chân những người loan báo Tin Mừng... Vâng, từ trong lòng
mẹ Chúa đã gọi các Chị để trở nên những người loan báo Tin Mừng... Từ dây trọn
đời các Chị là để loan
báo Tin Mừng. Nhưng rồi, thực
tế sẽ ra sao? Phái chăng làm tu sĩ là đựơng nhiên đã loan báo Tin Mừng?
Không ai phủ nhận là các Nữ tu Việt Nam vất vả và bận bịu
suốt ngày vì công
tác Nhà trường và Mục vụ giáo xứ. Nhiều khi không còn giờ để án, để nghỉ nữa. Không phải vô tình mà có vị
đã định nghĩa: Nữ tu trẻ Việt Nam là người thiếu ngủ kinh niên.
Vấn đề nằm ở chỗ là Mục vụ giáo xứ chỉ chăm lo cho những
người đang tin hay
đã tin, và hầu nhự không quan tâm đến rứiững người chưa tin, không tin hay cỊạỐng lại niềm tin. Đặc biệt rất
nhiều lần khi thi hành các công táe thường xuyên, như giáo dục hạy y tế, chúng ta
cũng ít khi thực hiện nó với ý thức loan báo Tin Mừng. Chúng tạ chỉ có thể chuyển
đổi vấn đề khi chấp nhận đi theo con đường của thánh Phaolô lấy việc rao giảng
Tin Mừng làm mục tiêu, lý tưởng và nguồn vui của
cuộc đời Kitô hữu.
cuộc đời Kitô hữu.
Từ đó phải chăng nên suy nghĩ về vai trò của Linh mục, Tu sĩ
và Giáo dân đối với
sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Đâu phải là ưu tiên của Linh mục: mục tử, nhà quản trị,
người cử hành các bí
tích, người loan báo Tin Tin Mừng hay đồng thời phải là tất cả. Hiện tại chúng ta đang thực hiện như thế nào? Ta
nghĩ gì về câu nói cùa một số người; Linh mục Việt Nam mang dáng vẻ “ông thầy
cúng” nhiều hơn nhà thừa sai? Hình ảnh của Chúa tất tả ngược xuôi lên đường
tìm những con chiên lạc đang nói với chúng ta?
Phải chăng các tu sĩ phải lấy sứ vụ loan báo Tin Mừng làm
mục tiêu và nghĩa
vụ của đời mình? Bước theo Đức Kitô phải chăng là cùng Ngài cố gắng thi hành chương trình cứu độ của Chúa
Cha? Từ đó, phải chăng LBTM phải đóng vai trò ưu tiên trong cuộc đời người tu sĩ,
và trong chương trình của Hội Dòng cũng như mỗi cộng đoàn nhỏ?
* Hơn bao giờ hết người giáo dân phải đảm nhận vai trò của
người môn đệ Đức
Kitô, trở nên men Tin Mừng giữa khôi bột trần gian. Để giáo dân có thể thi hành sứ vụ này cần nghiêm chỉnh
nhìn lại chừỊ]ệfàseí trình giáo lý của chúng ta. Phải cháng cần có những lớp Thánh
Kinh hay thần nọc giáo dân cho người lớn?
- Một “ghetto
riêng biệt”. Người Công giáo Việt Nam thường sống thành những giáo xứ hay những khu vực
toàn tòng. Nói về người Công giáo, người bên ngoài thường ví von: “Ngoài Bắc
thì Bùi Chu - Phát Diệm/ Trong Nam thì Gia Kiệm - HỐ Nai”.
Những vùng toàn tòng như vậy đã tạo nên sức mạnh, nhưng dồng
thời cũng phát sinh
tâm lý khép kín, an toàn giả tạo và ít nhìn thấy nhu cầu loan báo Tin Mừng. Sống tại Hố^ Nai hay Xuân
lộc này, chúng ta rất dễ quên rằng dù sao ta chỉ là 7-7,5% dân số. Còn 92-93%
người Việt Nam khác thì sao? Thiết tưởng người Công giáo cần cô' gắng hơn nữa để
đối thoại và cộng tác với các thành phần
khác của đân tộc. Sống trong những vùng toàn tòng,
nên chúng ta thường thích biểu dương lực
lượng, nặng hình thức và ít để ý đến chiều sâu tâm linh, cũng như lý tưởng Tin Mừng. Trong buổi lễ khai mạc sáng hôm qua tôi chần chừ mãi mới bước lên “xe hoa” vì thấy nó thê nào ấy và nhất là nhớ lại cái kỷ niệm ngộ nghĩnh sau ngày tôi tấn phong giám mục. Chuyện như thế này...
lượng, nặng hình thức và ít để ý đến chiều sâu tâm linh, cũng như lý tưởng Tin Mừng. Trong buổi lễ khai mạc sáng hôm qua tôi chần chừ mãi mới bước lên “xe hoa” vì thấy nó thê nào ấy và nhất là nhớ lại cái kỷ niệm ngộ nghĩnh sau ngày tôi tấn phong giám mục. Chuyện như thế này...
- Xông pha đi
gặt lúa về. Nhiều dấu hiệu cho thấy chúng ta đang à trong một giai đoạn; “lúa dang chín đầy
đồng mà thợ gặt thì ít”, mặc dù ơn gọi tu trì tăng cao như chưa bao giờ thấy. Tôi thiết nghĩ loan báo Tin Mừng
bây giờ khồng còn là câu hỏi lý thuyết nữa, bởi vì trong mấy thập niên qua Giáo
Hộỉ đã công bô' nhiều tài liệu quan trọng về vấn đề này. Vấn đề quan trọng lúc này
là làm sao tìm được những người hăng say, như thánh Phaolô, sông chết vi công
tác loan báo Tin Mừng. Rất may, có nhiều
người trẻ sẵn sàng dấn thân. Một kinh nghiệm nho nhỏ tại Vinh.
- Cuối cùng,
thà thắp lên một ngọn nến còn hơn là ngồi nguyền rủa đêm đen. Sau 350 truyền giáo mới có Đại
hội loan báo Tin Mừng toàn quôc lần I kể là quá muộn màng, nhưng dù sao có vẫn
hơn không! Hy vọng Đại hội này sẽ thắp lên ngọn đèn đó, rồi mỗi nám tiếp tục
thắp lên nhiều ngọn nến khác, đào sâu thêm nội dung, cải thiện cách tổ chức
và nhất là tăng thêm con sô" những người đích thực dấn thân loan báo Tin Mừng.
Trong hoàn cảnh hiện tại, tổ chức được một Đại hội như thế
này là c6 gắng vượt
bực của Ban tể chức. Xin chân thành cảm tạ tất cả những người đã âm thầm góp công góp của để có Đại hội
này. Nhưng nếu được phép nói lên một đề nghị nho nhỏ và nếu mai sau, còn có Đại
hội lần thứ II, thì xin đề nghị nên đặt nặng nội dung hơn nữa, xin nêu rõ sợi chỉ
đỏ của Đại hội, mục tiêu gần mà Đại hội muốn nhắm tới và dự phóng chỏ tương
lải. Đặc biệt, thiết tưửng cũng nên có một kiến nghị haý thỉnh nguyện nào đó gửi
lên Hội đồng Giám mục Việt Nam để chúng ta sớm có một chương trình loan báo
Tin Mừng chính thức cho Giáo hội Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn quý vị và quý bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét