Công bình được
rút ra từ sự bình đẳng nền tảng của mọi người, được dựa trên nguồn gốc chung, bản
tính, và vận mệnh của họ. Để duy trì sự bình đẳng này con người được Tạo Hoá
phú cho những quyền tự nhiên, vạch rõ cho con người những quyền công dân, và
chuyển đổi những quyền có thể chuyển nhượng qua các khế ước. Công bình đòi hỏi
sự tôn trọng đối với ba thể loại quyền; can thiệp vào bất cứ quyền nào cũng là
bất công. Công bằng xã hội bảo đảm cho tính thiêng liêng của các khế ước và buộc
phải tuân theo chúng.
Một khế ước
là một sự thoả thuận hỗ tương qua đó hai hay nhiều nhân vị bị ràng buộc với
nhau trong việc thực hiện (làm) hay loại bỏ (không làm) điều gì. Một khế ước giá
trị có hiệu lực và thực sự trói buộc, một khế ước hợp pháp (licit)
là một khế ước được ký kết theo luật; một khế ước có thể có giá trị mà không hợp
pháp, và ngược lại.
Các bên ký kết
phải là những người (những nhân vị) có thẩm quyền, với việc vận dụng lý trí đủ
(đủ để suy xét) cho một hành vi nhân linh. Luật thiết định có thể thêm vào đó những điều kiện sâu
xa hơn.
Vấn đề của một khế ước phải là một điều có thể, hiện hữu, được xác định, có
thể được chuyển nhượng, và hợp pháp. Một khế ước làm điều sai trái thì không có
giá trị và là một khế ước bị cấm đoán thi hành; người đã thực hiện khế ước có
thể yêu cầu và chấp nhận giá cả, dù người kia không nhất thiết phải chi trả.
Sự ưng thuận hỗ tương có nghĩa là mỗi sự đồng ý tự do đều dựa trên quan điểm
sự ưng thuận của người bên kia. Những sai lầm bản thể vô hiệu một khế ước, nhưng
những sai lầm về phẩm tính phụ thuộc thì không, trừ khi đó là về một điều
gì đó được đặt ra như là một điều kiện rõ ràng. Sự sợ hãi nào tiêu huỷ sự ưng
thuận thì làm vô hiệu một khế ước; luật thiết định có thể vô hiệu những khế ước
có giá trị cách tự nhiên được ký kết dưới sự cưỡng ép.
Vượt lên trên những tuyên bố khắt khe của công bình,
chúng ta được đòi hỏi phải yêu thương tha nhân, bởi họ cùng chia sẻ nhân tính với
chúng ta (họ là những nhân vị). Tình yêu thương thì đối nghịch trực tiếp với
lòng căm thù, căm thù là làm hoặc ước mong điều tai hại cho người khác
hay hoan hỉ vì sự bất hạnh của anh ta.
Luật tự nhiên ngăn cấm chúng ta căm thù kể cả kẻ thù của
mình, và đòi hỏi sự tha thứ. Điều này không nghịch với việc đưa các tội
phạm ra cho nhà nước trừng phạt, hay đòi hỏi sự đền bù cho những thiệt hại của
chúng ta. Kẻ thù thì chắc chắn tìm kiếm sự hoà giải (buộc phải giảng hoà), nhưng
không cần phải phục hồi lại tình thân thiện trước đây.
Chúng ta buộc phải giúp đỡ người khác trong cảnh khốn
cùng, dựa vào sự khẩn cấp nơi nhu cầu
của họ, vấn đề rắc rối chúng ta chịu, và hiệu quả việc giúp đỡ của chúng ta.
Chúng ta không buộc phải, dù được phép, giúp đỡ người đang trong tình trạng rủi
ro như chúng ta. Từ khước giúp đỡ một người trong trình trạng cấp thiết (tình
trạng khẩn trương của nhu cầu họ cần) hay thập tử nhất sinh, khi chúng ta có thể
giúp đỡ mà không gặp những khó khăn quá đáng, là sai trái; nhưng chúng ta không
bị buộc phải đi giải quyết mọi sự gian khổ thông thường chúng ta gặp phải.
Một dịp tội
là một lời nói hay một hành động dẫn đến một việc làm sai trái khác. Cớ vấp phạm
được trao cách trực tiếp nếu hành vi xấu của người khác là có chủ ý như
là một phương tiện hay một cùng đích; gián tiếp, nếu nó là một hệ quả có
thể thấy trước của một điều gì đó một người thực hiện. Cớ vấp phạm gián tiếp là
được phép khi thỏa mãn được nguyên tắc song hiệu. Cớ vấp phạm có thể xảy ra qua
ác ý của người đón nhận, và điều này nên được kinh miệt, hoặc qua sự yếu đuối
hay sự ngây thơ của anh ta, và điều này nên tránh nếu có thể; nếu không thể, nó
có thể được chấp nhận trong sự hối tiếc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét