Tại sao một số
người có thể đạt được rất nhiều thành công vượt bậc trong cuộc sống? Tại
sao một số người có thể đạt được những thành quả phi thường… vượt xa
những gì được mong đợi? Có phải đó là vì họ tài năng, nhạy bén và có
năng lực hơn người? Có phải họ có nhiều điều kiện tốt hơn so với người
khác? Sau khi cùng nhau đi qua những chương trước, bạn và tôi đều biết
rằng rõ ràng không phải vậy.
Có phải anh em nhà Wright,
người sáng chế ra máy bay, hiểu biết về khí động lực và máy móc hơn tất
cả những kỹ sư và nhà phát minh cùng thời của họ? Không. Họ chỉ là
những người sửa xe đạp bình thường.
Có phải Mahatma Gandhi tạo
được cơ sở vững mạnh đế giải phóng Ấn Độ khỏi Anh Quốc là nhờ gia đình
ông có quyền thế? Không. Ông chỉ là một người bình thường, một luật sư.
Và dĩ nhiên, việc sử dụng kiến thức pháp luật mà ông học được từ chính…
thực dân Anh chắc chắn không thể nào giúp ông giải phóng Ấn Độ. Thay vào
đó, Gandhi nhẹ nhàng dùng sức mạnh của việc biểu tình hòa bình với hàng
chục ngàn người dân… cho đến khi nước Anh khuất phục.
Cả
anh em nhà Wright và Gandhi đều khởi đầu mà chẳng có điều gì hứa hẹn sẽ
giúp họ hoàn thành những việc họ mong muốn, nhưng rồi họ vẫn làm được…
và lịch sử đầy rẫy những con người xuất chúng như thế. Điểm khác biệt
của những người này so với người bình thường là họ có niềm tin mãnh liệt
vào việc mình làm. Niềm tin này đã mang lại sức mạnh giúp họ “chiến
đấu” kiên cường, và cuối cùng “chiến thắng” bất kể gian lao trắc trở.
Niềm
tin mạnh mẽ giúp những người có vẻ bình thường đạt được kết quả phi
thường. Đồng thời, niềm tin tiêu cực hoặc giới hạn khiến con người không
đạt được những gì họ thật ra có thể, ngay cả khi họ nắm giữ đầy đủ
những điều kiện thuận lợi nhất.
Niềm
tin giống như “hệ điều hành” cho não bộ của bạn. Niềm tin quyết định
những gì bạn mong muốn từ bản thân và những gì bạn có thể đạt được. Và
trên hết mọi thứ, niềm tin của bạn quyết định mong muốn của bạn.
Nếu
bạn tin rằng bạn có thể trở thành triệu phú, chủ tịch tập đoàn hay một
chính trị gia, bạn sẽ “dám” mong muốn bản thân mình đạt được điều đó.
Nếu bạn tin rằng bạn không bao giờ có khả năng sở hữu những điều đó, bạn
sẽ chẳng dám mong chứ đừng nói đến việc hành động để biến nó thành hiện
thực.
Tương tự vậy, nếu bạn tin rằng
bạn có đủ phẩm chất để lãnh đạo người khác, bạn sẽ không mong đợi một
vị trí nào thấp hơn vị trí quản lý trong công ty. Ngược lại, nếu bạn tin
rằng bạn chỉ là một nhân viên bình thường, bạn sẽ không mong gì hơn một
vị trí nhân viên cấp thấp.
Chính vì
thế, niềm tin mạnh mẽ thúc đẩy bạn hành động và quyết định việc bạn sẽ
tận dụng được bao nhiêu phần trăm tiềm năng của mình. Khi bạn tin rằng
bạn có thể đạt được một mục tiêu nào đó, bạn sẽ nỗ lực hết mình, hành
động liên tục và quyết tâm làm bất cứ việc gì (trong giới hạn đạo đức và
pháp luật) để đạt được nó. Kết quả là bạn sẽ tận dụng rất nhiều khả
năng tiềm ẩn bên trong bạn. Một khi bạn đã tận dụng được tiềm năng của
mình, bạn nghĩ rằng kết quả sẽ như thế nào? Dĩ nhiên là bạn gặt hái được
những thành quả to lớn! Và khi bạn đạt được kết quả như ý, niềm tin của
bạn sẽ càng được củng cố và trở nên mạnh mẽ hơn.
Ví
dụ, nếu bạn có niềm tin tích cực là bạn có thể tạo dựng một công ty
thành công tên tuổi mang lại những ảnh hưởng tốt đẹp cho hàng triệu cuộc
sống, niềm tin này sẽ thúc đẩy bạn hành động mạnh mẽ. Bạn sẽ bắt đầu
sáng tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ mới. Bạn sẽ phát triển kế hoạch
kinh doanh, thu hút những nhà đầu tư và tiến hành các chiến dịch tiếp
thị. Dĩ nhiên, việc kinh doanh không đơn giản chút nào, và chắc chắn bạn
sẽ gặp rất nhiều trở ngại dọc đường, nhưng niềm tin của bạn sẽ thúc đẩy
bạn học hỏi kinh nghiệm từ những thất bại và thay đổi chiến lược cho
đến khi đạt được kết quả mong muốn. Thậm chí nếu bạn không đạt được
chính xác mục tiêu mà bạn đã đề ra, bạn cũng sẽ đạt được những kết quả
to lớn hơn bình thường rất nhiều.
NIỀM TIN => Mong muốn => Hành động/Nỗ lực => Phát huy tiềm năng => Kết quả
Tuy
nhiên, nếu bạn tin rằng bạn không thể làm được một việc gì đó, liệu bạn
có hành động không? Nhiều khả năng là không. Thậm chí nếu bạn có hành
động đi chăng nữa, bạn cũng sẽ dừng lại ngay khi gặp khó khăn. Điều này
có nghĩa là cho dù bạn có tất cả tiềm năng, bạn cũng sẽ không tận dụng
được nó. Và chắc chắn là bạn sẽ không đạt được kết quả như ý. Điều này
càng củng cố niềm tin giới hạn của bạn rằng bạn không có đủ khả năng để
gặt hái thành quả mong muốn.
Ví dụ,
nếu bạn không tin rằng bạn có thể tạo dựng một công ty thành công, bạn
sẽ không cố gắng làm việc này. Thậm chí nếu vì một lý do nào đó mà bạn
bước vào kinh doanh, bạn cũng sẽ từ bỏ ngay khi đối mặt với những trở
ngại đầu tiên chỉ vì bạn có niềm tin giới hạn là “Việc này quá khó đối
với tôi!” hoặc “Tôi không có đủ khả năng!”.
Q: Làm chủ tư duy, thay đổi vận mệnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét