Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

GIA ĐÌNH

Gia đình, xã hội nguyên thuỷ nhất, bao gồm hai xã hội nền tảng: xã hội hôn nhân, tương quan giữa vợ và chồng; xã hội thân thích, quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Hôn nhân, tạo nên và duy trì gia đình, nghĩa là khế ước và tình trạng kết quả của khế ước. Tình trạng hôn nhân giả định người nam và người nữ nên một với nhau qua khế ước trong một sự hiệp nhất lâu dài và duy nhất của một tình yêu và đời sống được chia sẻ cho nhau.
Phải chăng hôn nhân chỉ là một sự thoả thuận của con người hay một thể chế tự nhiên? Việc hôn nhân chỉ là sự dàn xếp giữa hai phái và được luật tự nhiên cho phép được minh chứng qua nhũng điều sau đây:
1. Đòi hỏi của tự nhiên trong việc thiết lập giới tính là việc truyền sinh nòi giống, và như vậy được nhắm trực tiếp đến việc có con cái.
2. Bổn phận chăm sóc con cái sinh ra được đạt trên vai cha mẹ, và kéo dài từ 15 tới 20 năm.
3. Việc nuôi dậy con cái thuộc về cả cha lẫn mẹ trong sự liên kết với nhau; người cha không chỉ có nghĩa vụ chu cấp về tài chính nhưng còn phải tích cực giúp đỡ việc nuôi dạy con.
Vì vậy tự nhiên yêu cầu một sự hợp nhất mang tính lâu dài và độc chiếm được bảo đảm bởi khế ước, nghĩa là luật tự  nhiên yêu cầu việc kết hôn.
Hôn nhân xét về mặt luật pháp là một định chế với cùng đích tối thượng (mục đích đầu tiên) là sinh hạ và nuôi dưỡng con cái, và một cùng đích thứ yếu (mục đích thứ) là một tình yêu hỗ tương và trợ giúp giữa hai người phối ngẫu. Nhưng hôn nhân xét như là một lý tưởng và một kinh nghiệm cá nhân có thể nói là chỉ có một mục đích và đó là tình yêu theo nghĩa trọng yếu nhất và trên mọi cấp bậc, cá nhân, giới tính, và tình bạn.
Việc kiểm soát sinh sản, theo nghĩa ngừa thai nhân tạo, theo truyền thống được xem như là việc sử dụng trái tự nhiên của giới tính trong hôn nhân và vì vậy là vô luân. Những luận chứng bênh vực cho việc làm trái tự nhiên này ngày nay đang gặp nhiều thách đố. Sự tiết dục/kiềm chế về tình dục và có chu kỳ (Ngừa thai theo tự nhiên), không phải là hình thức ngừa thai nhân tạo, được coi là có thể chấp nhận được về mặt luân lý cũng nhưng trong việc hạn chế số thành viên tron gia đình.
Hôn nhân poligamy có hai dạng. Đa thê, nghĩa là một chồng có nhiều vợ, làm cho việc nuôi dưỡng con cái gặp khó khăn, làm giảm nhân phẩm người nữ, thúc đẩy việc ghen tuông, và làm phân tán tình yêu của người chồng. Đa phu, một vợ với nhiều chồng, phá vỡ mục đích của hôn nhân.
Ly dị không chỉ đơn thuần là một sự chia cắt nhưng còn là một nỗ lực huỷ bỏ khế ước hôn nhân, để chia tay với người phối ngẫu và tự do lập gia đình. Hôn nhân đòi hỏi hai phía sống liên kết với nhau cho tới khi đứa con cuối cùng trưởng thành; cho tới khi chúng được 16 tuổi, không lý do biện minh nào có thể viện ra cho việc phá bỏ hôn nhân. Ly dị mang tính cá nhân có thể không có hại trong những trường hợp đơn lẻ nhưng nguy hại cho nhân loại nói chung. Thiên nhiên duy trì điều thiện chung vì vậy mọi ngườiphải giữ luật tự nhiên.
Khế ước hôn nhân là khế ước nặng nề song phương, qua đó mỗi bên trao cho nhau quyền đối với hành vi truyền sinh. Nó phải bao gồm đầy đủ những đòi hỏi cần thiết của khế ước nói chung liên quan đến các đối tác trong khế ước, đến vấn đề, và sự ưng thuận đối với nhau. Mọi sai phạm trong bản chất của khế ước sẽ làm cho khế ước trở thành vô giá trị. Giáo hội và nhà nước có thể thiết lập những ngăn trở phụ để làm cho khế ước trở thành không phù hợp với luật pháp và luật tự nhiên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét