Trong bối cảnh xã hội
hiện nay, con người hầu như đối xử với nhau thường là dựa trên vật chất, dựa
trên những giá trị tạm bợ bên ngoài con người. Do đó, không ai chịu thua kém ai
mà luôn đối xử với nhau “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân” một khi ai đó không còn
giá trị lợi dụng, hay ảnh hưởng lẫn nhau nhiều nữa.
Cho nên khi nói đến hai chữ “tha
thứ” và “hòa giải” là một sự xa xưa, không còn nằm trong bản chất người nữa.
Con người
cứ luôn mạnh miệng nói là đi tìm hạnh phúc cho đời mình nhưng thực chất lại đi
tìm hạnh phúc ngoài mình. Chính nơi sâu thẳm con người, tha thứ và hòa giải
luôn mời gọi con người đến với nhau và cùng vui sống để từ đó tìm thấy hạnh
phúc đích thực là sự bình an trong tâm hồn.
Tuy nhiên, với cái tôi là chủ thể của toàn thể trong kiêu căng và ngạo mạn, con người khó lòng chấp nhận tha thứ cho nhau. Mọi người không thể mở lòng ra với nhau để đón nhận những khó khăn thách đố, giúp nhau thăng tiến trong đời sống thì ai cũng luôn sống trong thế thủ và giả dối.
Tuy nhiên, với cái tôi là chủ thể của toàn thể trong kiêu căng và ngạo mạn, con người khó lòng chấp nhận tha thứ cho nhau. Mọi người không thể mở lòng ra với nhau để đón nhận những khó khăn thách đố, giúp nhau thăng tiến trong đời sống thì ai cũng luôn sống trong thế thủ và giả dối.
Một điều hiển nhiên mà ai cũng
luôn gặp là những sự giả dối trong cuộc sống hàng ngày, trong công việc, trong
các mối giao tế xã hội, trong các giao du bè bạn và thậm chí đôi khi cả với
những người thân thiết.
Nếu cuộc sống luôn lấy sự giả dối
làm mục tiêu, thì giả dối gặp giả dối mới tạo nên sự thoải mái. Lúc này lương
tâm con người đã bị chai sạn trong tội lỗi và ngược lại, nó đem đến cho người
trung thực một cảm giác ghê sợ.
Dù thế nào thì đó cũng là do lối
sống và mục đích đưa tới, chứ lương tâm mỗi người vẫn còn đó. Mỗi một khi thấy
cảnh thương tâm, ai ai cũng động lòng trắc ẩn với một sự thương hại.
Làm người, ai cũng có những thuận
lợi và những khó khăn trong đời sống, nên sự thông cảm với nhau là cần thiết.
Nhiều bất đồng xảy ra là điều đương nhiên, và do đó cần đến sự tha thứ cho
nhau, hòa giải với nhau.
Nói thì dễ nhưng thực hành việc
tha thứ và hòa giải thật khó khăn biết bao. Hòa giải là một điều cực kỳ khó
khăn, đòi hỏi sự kiên nhẫn, vật lộn và can đảm đối diện với chính mình.
Hòa giải lấy tiêu chuẩn là đường
lối của Thiên Chúa để sống cho đời mình. Một khi đã hòa giải được mình với tha
nhân và mình với Thiên Chúa, mỗi người mới có can đảm loại trừ đi đời sống bệnh
tật tâm hồn.
Lý thuyết vạch ra cho tôi một con
đường đi thật mỹ miều. Tôi biết thế những lối sống tôi vẫn trong hèn nhát bệnh
tật, chưa can đảm đứng lên để hòa giải chỉ vì “nồi cơm”. Tôi sống trong một cơ
chế gọi là “cộng đoàn yêu thương” nhưng phải chăng là yêu thương như nụ hôn của
Giuđa.
Cộng đoàn yêu thương luôn bao che
cho nhau để sống chỉ vì sợ, sợ bề trên, sợ anh em, vì không ai có đời sống hoàn
hảo cả. Ai cũng sợ bề trên và sợ anh em nên không dám sống cản đảm để yên vui
cho đời mình.
Có nhiều mặt nạ sống trong cộng
đoàn; sống với bề trên, sống với anh em, sống với dục vọng riêng của mình...
Điều này nói lên một bệnh nhát đảm nơi mỗi anh em, chịu khó gàng cổ nhau mà
sống trong “yêu thương”.
Thiết nghĩ, mỗi một khi anh em
thoát khỏi cảnh bị đào tạo này rồi thì đường ai nấy đi và rồi ngựa lại quen lối
cũ. Như một vài cha giáo sư nhận xét: “Anh em trong dòng khó làm việc và sống
với nhau” một khi thoát khỏi sự “kềm cặp”.
Mỗi lần đến giờ cơm, bàn bề trên
luôn là sự lựa chọn cuối cùng. Điều này nói lên nhiều nghi vấn về nỗi sợ nào
đó.
Nhiều nỗi sợ đã làm cho nhiều
người khép mình lại, làm cho đời sống tinh thần què quặt. Gồng mình để sống,
gồng mình để lách luật, gồng mình để trốn tránh... là chuyện không chỉ của
riêng ai.
Lạy
Chúa Giêsu, Chúa luôn mời gọi mọi người “đừng sợ” để vượt qua mọi gian khó cuộc
sống. Xin cho con biết can đảm sống cho ý Chúa; luôn yêu thương tha thứ cho
nhau và hòa giải với Chúa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét