Qua vuông cửa sổ, rồi qua những cành ngọc lan,
ngoài sân nhà thờ cuối chiều còn hanh nắng, người thiếu nữ đang thong
thả theo dốc lên đồi. Nàng thường đi nhà thờ vào giờ này. Năm ấy nàng
gần 17 tuổi. Có lần tôi trêu nàng: “Hơn nửa tuổi cũng đã làm anh rồi”.
Hình như nàng hơi mắc cỡ, thẹn thùng bấm vạt áo lúng túng, nhưng nàng có
vẻ thích tôi nói như thế. Chứ không, tại
sao nàng không giận. Gió dìu dịu đưa hương thơm của cành ngọc lan đang
mùa sai hoa. Ngọt ngào. Thoang thoảng gió đưa ngược chiều từ phía nàng
đang đi, qua những cành lan, rồi qua vuông cửa sổ, hương ngọc lan vào
phòng tôi. Tôi ngồi ở bàn viết trong phòng nhìn ra chiều hanh nắng dịu.
Êm đềm, như gió mang hương thơm từ mái tóc của người thiếu nữ kia chứ
không phải của cành ngọc lan nữa. Nàng lên dốc nhà thờ trong tà áo thiên
thanh, màu xanh nhẹ da trời.
Quen nàng vào mùa hè năm trước. Nàng quen tôi, hay tôi quen nàng? Cho đến bây giờ tôi cũng chẳng rõ. Nhưng cần gì, chỉ biết có một cung đàn đang dìu dặt thì cứ lắng nghe đi là đủ rồi. Một tà áo nhẹ bay trong nắng nhạt, những cành ngọc lan thơm ngọt hương mộng mị, tháp chuông và tiếng đàn du dương, như thế là hạnh phúc cho một mùa hè đẹp đang tuổi học trò của tôi. Niên học này tôi náo nức mong đợi chóng đến hè hơn. Người con trai nào chả thế nhỉ. Tuổi trẻ và những giấc mơ. Sách vở và thơ. Tiếng đàn và tình yêu. Chiều nay, thấp thoáng qua những cành ngọc lan, bên vuông cửa sổ, hình ảnh thơ mộng kia xẩy ra đúng như những gì tôi viết trong vần thơ nói về tình yêu trong tâm hồn. Tôi đang đi vào một mùa hè rất có nắng hạ.
Cuối hè năm
trước, chia tay một mùa hoa phượng, người thiếu nữ ấy gởi cho tôi một
cánh thư. Nàng không dám trao cho tôi, mà đưa cho đứa em trai út của
nàng. Nàng tặng tôi chiếc khăn tay màu trắng. Ở góc khăn thêu một T viết
hoa rất nắn nót. Chữ T cũng màu trắng, màu chỉ trắng đậm như màu da của
cánh hoa ngọc lan. Nàng rút chỉ chung quanh khăn làm thành một đường
ren trang trí rất thanh tao thiếu nữ. Không có thư viết gì cả. Tôi tiếc
quá, giá nàng viết cho tôi một cánh thư có phải tôi bớt nhớ nhung không.
Con gái bao giờ cũng khôn ngoan hơn con trai trong câu chuyện tình yêu
học trò. Không nói gì mới càng làm cho người ta nhớ nhung. Tại sao lại
thêu chữ T. Ðấy là tên tôi hay tên nàng? Tên nàng cũng bắt đầu bằng chữ T
như thế. Cứ mỗi chữ T mà làm cây ngọc lan rơi bao cánh lá. Dưới gốc
ngọc lan ấy, tôi cứ theo mây trôi ngang trời mà cắt nghĩa chữ T kia. Khi
mây theo hoàng hôn xuống cuối đồi thì tôi đã cấu nát bao cánh lá ngọc
lan vô tình. Chắc chữ T là tên tôi đấy. Nhưng biết đâu là tên nàng, có
thể nàng có ý bảo tôi mang hình ảnh nàng theo khi tôi sắp sửa chia tay
nàng khi hết hè? Mà biết đâu đấy là tên của cả hai người? Nếu thế thì
nàng thương tôi rồi phải không? Cứ tưởng tượng tình yêu như “ví dụ ta
yêu nhau” mà tôi thấy thương chiếc khăn quá. Trước khi xa nhau mùa hè
ấy, tôi cũng đã can đảm lắm mới dám hỏi nàng chữ T đó là tên ai. Nàng
cúi mặt e thẹn, nàng có e thẹn thật không. Khi con gái giả vờ thì cũng
khó mà biết lắm, cái giả vờ của trời ban nên nó khôn ngoan kỳ diệu. Nàng
không nói gì cả mà chỉ trả lời bằng nỗi e thẹn. Ðấy là lối trả lời hay
nhất của con gái, chả nói gì mà là nói tất cả. Thế là chiếc khăn ấy lại
thêm bóng hình một người con gái cúi đầu giấu mặt bằng bờ tóc mùa hạ với
cái ngúng nguẩy ngập ngừng trên đôi môi phớt hồng. Tình yêu học trò,
bao giờ con trai cũng khổ hơn con gái, vì trời cho họ cái thiên phú cứ
bắt lũ con trai đón ý mà tưởng tượng tình yêu đang đi về đâu. Con trai
không biết hướng nào mà săn, nên vất vả là thế.
Tiếng phong cầm nhẹ vang trong thánh đường rộng. Bài thánh ca nói về tình Chúa bao la, tình đất mặn mà. Cung nhạc nhẹ như mây, thơm như hoa ngâu. Tôi tưởng nếu chỉ một tiếng động mạnh là tiếng đàn sẽ im ngay. Hãy im lặng mà hòa tâm hồn vào tiếng thanh bình kia. Không phải bất kỳ nơi đâu, ngôi thánh đường nào cũng vang lên bài thánh ca ấy. Có những không gian, có những lúc tâm hồn chỉ bắt được cung nhạc ấy vào một thời điểm nào đó thôi. Tiếng phong cầm kia như tình yêu vậy, cũng là màu phượng, nhưng ở đây khác ở kia, mùa hè này khác mùa hè nọ. Cái khác ấy là âm thanh của con tim, là bâng khuâng của một tình yêu mới lớn. Tình cảm trong tim tôi hôm nay, chắc chắn sẽ khác, sẽ không giống ba mươi năm sau. Tôi quý tiếng đàn đang vang lên lâng lâng trong ngôi nhà thờ này. Tôi muốn giữ nó cho một mùa hè nhiều kỷ niệm. Tôi muốn đánh dấu mùa hè bằng tiếng phong cầm từ ngôi thánh đường, mà qua nắng chiều vàng hanh đang chiếu ngang các vuông cửa sổ kia, theo giải nắng ấy, tiếng đàn trốn ra ngoài rồi rải kín các chùm phượng, lối lên dốc nhà thờ.
-Hồi chiều, em đánh đàn ở nhà thờ phải không?
-Ðâu có!
-Anh thấy em trong nhà thờ và anh nghe có tiếng phong cầm mà.
-Ứ ừ, anh tưởng tượng đấy thôi.
-Em đùa hoài, rõ ràng anh thấy em và nghe tiếng đàn.
-Anh nghe bài gì?
-Anh không biết, anh chỉ nghe tiếng đàn rất du dương, nhẹ nhàng như một tâm hồn đang cầu nguyện với Chúa. Tâm hồn người đánh đàn phải bình an lắm, tiếng đàn rất hồn nhiên. Anh chỉ biết đấy là tiếng đàn, chứ không biết bài ca nào.
-Em nói thật mà, em đâu có đánh đàn. Anh nghe tiếng đàn ấy trong tâm hồn anh đó. Có những tiếng đàn không có người đánh đâu. Khi mình hạnh phúc thì ở đâu cũng nghe như có âm nhạc, và tiếng ngọt ngào êm ái tỏa sẽ khắp không gian.
-Em thấy vậy sao? Em có nghe tiếng nhạc ấy bao giờ chưa?
-Có chứ, ví dụ như chiều nay trong nhà thờ, em thấy thánh giá trên cao không có đau thương sợ hãi. Em thấy Chúa gần bên em và có tiếng nhạc từ tâm hồn.
Rõ ràng hồi chiều tôi nghe có tiếng phong cầm. Ừ, nhưng bản nhạc nào? Tôi không biết rõ. Một âm thanh rất lạ, kín đáo, tôi chỉ biết tiếng đàn ấy đưa tôi vào thế giới bát ngát yêu thương. Sau hôm đó, quả như tôi ước mơ, tiếng đàn không còn chỉ trong nhà thờ nữa, tiếng đàn đã theo nắng qua vuông cửa sổ trốn ra ngoài rồi. Tôi mơ hồ nghe có âm thanh trên đám mây vô hình theo dốc lên đồi mỗi khi có tà áo đi nhà thờ chiều. Tiếng đàn với hương thơm trên tàn cây ngọc lan gần bàn viết tôi ngồi. Tiếng đàn ở vuông cửa sổ. Tiếng đàn ở khắp nơi.
Rồi mùa hè cũng phải qua, tháng hạ cũng phải hết. Tôi sắp xa ngôi thánh đường và con dốc nhỏ trên đồi. Tôi sắp trở về nhà trường. Tiếng đàn mỗi ngày cuối mùa hạ càng xao xuyến và náo nức. Ba tháng hè như một bóng mây bay ngang, vội vã quá, dáng mây chưa kịp cho người lữ hành bóng mát đã bỏ đi. Giàn hoa giấy bên tháp chuông cứ chan hòa nắng, đỏ tươi lên màu hân hoan chói chang. Tôi thấy mùa hè năm nay trôi qua mau hơn tất cả mọi mùa hè trước, và biết mình đang giã từ tuổi hồn nhiên để tập trả lời những câu hỏi như có thật có tiếng đàn mà không có người đánh không. Tôi nói với nàng:
-Lại sắp hết mùa hè nữa rồi.
-Bao giờ anh đi?
-Còn mấy hôm nữa thôi.
Im lặng một chút, nàng hỏi:
-Anh có viết thư không?
Tôi biết nàng muốn nói là tôi có sẽ viết thư cho nàng không. Hoặc dịch cách khác cho thật rõ nghĩa là “anh nhớ viết thư cho em nhé.” Nhưng nàng cứ nói bâng quơ như vậy. Khi con gái “để ý” ai thì người ấy phải để ý ngôn ngữ của họ. Tôi thích loại ngôn ngữ ấy, nó thơ mộng, nó cho người nghe nhiều âu yếm hơn. Hương hoa phải nhè nhẹ mới quyến rũ, tình cảm phải thoang thoảng mới bâng khuâng. Tôi giả bộ như một người con trai rất mực ngây ngô, cần có cô giáo dạy mới biết đánh vần ngôn ngữ dễ thương ấy. Và tôi cũng muốn có một cô giáo như vậy. Tôi thản nhiên trả lời nàng:
-Nhà trường giới hạn viết thư lắm, chỉ được viết cho ba má!
Trêu nàng, nhưng khi ánh mắt gặp nhau là tôi lúng túng, không nghiêm trang được nữa. Thấy mình bị chọc quê, nàng nhéo tay tôi đau điếng. Vừa cười, vừa tiếp tục thích cho nàng quê thêm:
-Em hỏi anh viết thư, nhưng mà viết cho ai!
-Ứ ừ.
Nàng nhéo tôi thêm cái nữa: “Ghét anh!”.
* * *
Trong vườn cây những ngày sau cùng của mùa hè cũng là những dòng chữ sau cùng của bài thơ vĩnh biệt. Mùa hè năm sau chúng tôi không còn gặp nhau nữa, xa nhau vĩnh viễn.
Chung quanh bên bờ hồ nhỏ, vườn chôm chôm đang mùa đỏ rực trái, cả hai, từ tâm hồn đều nghe thấy tiếng đàn từ hồ nước trong xanh vọng lên, từ trời cao thăm thẳm buông xuống. Hoa bưởi rơi rải rác trắng ngần. Ngát hương một vùng ân ái. Hoa trên cành, hương thơm trên tóc. Vườn cây ăn trái trúng mùa, sai ngát trĩu nặng đất ngọt miền quê. Tôi bóc cho nàng những múi măng cầu ngọt dịu. Tàn cây gần che kín hết nắng mặt trời. Chỉ cách vài bước chân, bên đây là bóng mát, ngoài kia là nắng đổ. Hạnh phúc và gian nan rất gần và rất khác. Trong cuộc sống, tại sao người ta không bước một hai bước chân nữa để thấy những bóng mát cuộc đời. Trên chòm cây hoa lựu, tiếng chim gọi nhau, đùa giỡn, hót véo von. Một khu vườn hạnh phúc.
Nàng như một cô bé học bài trong vườn cũ địa đàng. Không biết thiên thần nào đưa cho nàng cuốn sách ấy, nàng có những câu hỏi làm tôi cứ khi xa nàng rồi mới hiểu hết ý. Trên vườn cỏ, mơ màng nhìn trời, nàng hỏi:
-Thế anh còn nghe thấy tiếng phong cầm trong nhà thờ nữa không?
-Anh vẫn còn nghe thấy. Còn em có còn nghe thấy không?
-Em muốn nói về tiếng phong cầm không có người đánh đấy nhé. Tiếng phong cầm nghe trong cỏ cây, hoa lá, trong tâm hồn mình cơ.
-Anh cũng đoán em muốn nói về tiếng đàn đó.
-Anh có nhớ là có lần em nói với anh rằng có những tiếng đàn không có người đánh đâu. Khi mình hạnh phúc thì ở đâu cũng nghe như có âm nhạc. Tiếng dặt dìu êm ái tỏa khắp không gian. Tiếng đàn đó là rung động của tình yêu, tiếng đàn đó em nghe trước anh lâu rồi.
Ngay lúc đó, tôi hiểu thứ ngôn ngữ ấy của nàng mơ hồ thôi, cũng như tiếng đàn vậy, nghe thấy dìu dặt mà không rõ từ đâu, khó mà cắt nghĩa, tôi chỉ biết có một xúc động êm ái, tình yêu là lãng đãng nhưng có thật. Về sau, đọc lại ngôn ngữ của nàng hôm ấy, tôi hiểu rõ hơn. Nàng muốn nói khi con tim có một bóng hình, lúc nó chạm vào yêu thương thì ở đâu cũng là âm nhạc. Nàng bảo nàng nghe âm thanh ấy lâu rồi, nghe âm thanh ấy từ mùa hè năm trước. Có nghĩa là nàng đã thương tôi từ dạo đó. Tiếng phong cầm của ngôi thánh đường đã vào tâm hồn nàng lâu rồi mà tôi không hay. Nàng bảo cả niên học, nàng mong chóng tới mùa hè này gặp lại tôi. Cả năm trời nàng đã nghe tiếng đàn không người đánh ấy nên khi tôi hỏi nàng có phải nàng đánh đàn trong chiều nọ không vì tôi nghe có âm thanh dặt dìu, nàng biết ngay đó là thứ âm nhạc của con tim, tôi bây giờ mới bắt đầu tập yêu. Tình yêu tinh nghịch rớt xuống những âm thanh vô hình, khua động tâm hồn và thân xác, làm cho những người con trai mới lớn không biết nôn nao kia từ đâu tới. Nó là sự thay đổi của tuổi thơ và tuổi dậy thì, là sang mùa của nụ và hoa, là chuyển mình của mầm non và bật thành lá xanh.
-Anh thấy em chiều nào cũng đi nhà thờ, em ngoan đạo như một cô đệ tử.
-Thế anh có thấy những cô gái khác đi đọc kinh không?
Cũng vậy, lúc đó sao tôi chậm hiểu thứ ngôn ngữ ấy thế. Về sau, với những “footnotes” nho nhỏ của nàng tôi mới biết rõ hơn. Nàng đang muốn bước vào một khu vườn thân mật hơn với tôi đó. Nàng muốn trêu tôi hay có một chút ghen lẫy nhẹ nhàng mà tôi đã không đọc ra. Nàng muốn hỏi rằng tại sao bao nhiêu người thiếu nữ khác cũng đi nhà thờ mà tôi không thấy, tại sao lại thấy có riêng nàng. Lúc ấy, tôi không hiểu ngay, tôi mới chập chững bước vào vườn hoa trái mà. Chỗ nào cũng là hương thơm. Tình cảm và ngôn ngữ của nó như một cuốn tự điển, không bao giờ trôi đi, lúc nào cũng có đó chờ người ta đọc lại khi biết nhiều chữ. Khi tôi hiểu ngôn ngữ con tim đó thì nghĩa càng rõ và tiếng đàn kia càng tha thiết, càng nôn nao hơn. Người thiếu nữ tuổi học trò năm ấy đã hái những bông phượng trong hồn tôi. Cành phượng có bàn tay với hái, đã làm xôn xao lá rung, màu cánh phượng rơi đỏ trên vòm trời xanh và cả trên mặt đất, tình trời, tình đất đều có màu hoa phượng rộn rã. Những múi măng cầu chín mềm nhũn làm dơ những ngón tay xinh của người thiếu nữ. Tôi xuống bờ hồ trong veo lấy lá sen làm gáo múc nước cho cô bé rửa tay. Trong thân xác và linh hồn mỗi người con trai, trời đã sinh ra thế, một khả năng che chở săn sóc. Cô bé hỏi tôi:
-Anh cầu nguyện gì với Chúa mỗi khi anh đi nhà thờ?
-Anh nói với Chúa đủ thứ chuyện. Còn em thì sao?
-Em xin Chúa cho em một người chồng tương lai yêu em thật nhiều và những đứa con thông minh.
Tự nhiên, tôi thấy tim mình như man mác một làn khói nhẹ vây cuốn. Lẽ thường tình thôi, nó là phản xạ của những giây thần kinh mà, tôi thấy tôi không là của nàng nữa. Cứ nghĩ trong lúc cầu nguyện, nàng xin Chúa cho nàng gặp một người yêu tương lai lý tưởng, mà người đó không phải là tôi, tôi thấy như mình đang mất mát. Nàng không thuộc về tôi, một xúi đẩy kín đáo trong tiềm thức, ẩn náu ở đâu đó cho tôi cảm giác tiêng tiếc. Vẫn là cung đàn yêu thương, nàng hỏi:
-Anh có khi nào nghĩ rằng anh thương một người thiếu nữ không?
-Anh không biết. Có thể anh chưa thương, hay anh chưa gặp người mình thương.
Tôi nói dối nàng đó thôi. Vì tôi biết trả lời sao với câu hỏi ấy khi tôi đang vì nàng mà xao xuyến.
-Ðời sống của anh là một ẩn số huyền nhiệm.
-Anh đâu có thấy gì là huyền nhiệm đâu.
-Có chứ, rồi anh sẽ thấy. Ví dụ như bây giờ em đứng dậy bỏ đi, anh nghĩ sao?
Mấy cọng lá rơi xuống mặt hồ làm thành những làn sóng lan dần vào bờ. Một chút sẽ sàng khua nhẹ trong hồn tôi. Ừ, dã sử như không có nàng ở đây nữa, tôi còn thấy khu vườn có gì hấp dẫn nữa không. Giả sử nàng ra đi? Tôi thấy khu vườn trống vắng. Không phải khu vườn trống vắng mà chính tôi. Mất mát, thiếu thốn một nhu cầu tôi cần. Nàng mới nói giả sử nàng đứng dậy bỏ đi thôi mà tôi chợt nhận ra tiếng phong cầm đã khác. Nàng bắt đầu hái những cánh lá thả xuống mặt hồ nước vô hình trong trái tim tôi. Nhẹ nhàng, một chút khua động. Tôi trả lời nàng:
-Nhưng đấy là em ví dụ thôi, chứ em đâu có bỏ đi!
-Anh đâu có trả lời em đâu, em nói ví dụ để anh dễ hiểu thôi. Em muốn biết khi nghĩ về một người con gái, anh nói gì với Chúa, hoặc Chúa nói gì với anh khi anh thương.
-Anh thấy hạnh phúc, nhưng…
Tôi trả lời nàng theo những gì đang xẩy ra trong tâm hồn tôi lúc ấy. Có rạo rực xôn xao và cũng rất khó mà nói hết những gì nàng muốn hỏi.
-Nhưng rồi sao? Em muốn biết sau cái hạnh phúc ấy, sau chữ nhưng kia là gì. Vì thế mà em bảo cuộc sống của anh rất huyền nhiệm, anh cũng có trái tim như bao nhiêu người con trai khác, anh cũng có những người con gái mến anh, biết đâu anh cũng mến họ, nhưng rồi đời sống anh lại rất khác.
Khi người thiếu nữ ấy giã từ tuổi thơ, đi vào tuổi dậy thì là lúc nụ nở thành hoa, rồi hoa đơm bông kết trái. Rung cảm của tình yêu mời gọi, khám phá của người con gái ấy là vun trồng cho bụi hoa xanh tươi, lớn lên, bình an trong khu vườn. Ðối với tôi lại không như thế. Tình yêu đến cho tôi bồi hồi, nhưng khám phá ấy lại rất khác, chỉ là khám phá cho cảm nghiệm hơn chiều cao, sâu, rộng dài của tình yêu là gì, mà đưa tình yêu vào sáng tạo, và tiếp tục ra đi chứ không dừng lại trong khu vườn hoa trái như nàng. Tôi không đi con đường là nụ sẽ theo tự nhiên nở thành hoa, rồi thành sai trái trên cành.
Có một loài cây đến ngày đơm bông, người chủ vườn gọi nó sang một miền đất khác, cắt tỉa, rồi nó chuyển mình thành một tàn cây rực rỡ những màu sắc độc đáo diệu kỳ. Tôi tìm mà không có loại cây đó trong vườn. Không biết một loài cây riêng biệt như thế có hòa hợp vào vườn cây được không. Nó độc đáo thật đấy, nhưng nó khác biệt. Và, tôi thấy đời loài cây ấy có một ẩn số huyền nhiệm, đúng như lời người thiếu nữ nói. Tôi nhìn người thiếu nữ đang dựa lưng bên gốc bưởi, những ngón tay nhỏ nhắn đang ngắt đứt những cánh hoa bưởi trắng ngần bỏ rơi từng cánh xuống đất vô tình. Qua kẽ lá, nắng rung rinh rơi trên mặt cô bé. Tôi mơ hồ cảm thấy trong thân xác mình một tiếng gọi như tiếng phong cầm, văng vẳng xa xa, nhắc cho tôi về một yêu thương chợt khám phá. Tôi thấy cô bé thông minh quá, và dường như trời sinh ra để người thiếu nữ ấy nhắc cho tôi về ẩn số huyền nhiệm kia trong cuộc sống của mình.
-Anh có thích thơ không?
-Có, anh thích thơ, mà anh nghĩ tuổi trẻ ai cũng vậy, cả em nữa đấy. Phải vậy không?
-Theo anh thì thế nào là một bài thơ hay?
-Anh cũng không rõ thế nào là một bài thơ hay. Anh chỉ biết có những bài thơ khi đọc lên mình thấy êm đềm, xao xuyến, thấy một cái gì đó rất thơ mộng, nhưng bảo định nghĩa tại sao bài thơ lại hay thì anh khó biết. Còn em nghĩ sao?
-Thơ không nói nhiều, thi nhân phải chọn chữ, chữ ít mà ý thì mênh mông, anh đồng ý vậy không? Bài thơ hay là bài thơ không nói hết ý, chỉ mở ra một hé cửa thôi cho người đọc bước vào. Khi người đọc được cùng sáng tác với thơ, người đọc tự tìm cho mình một khung trời riêng tư trong bài thơ ấy, đấy là lúc người đọc thấy mình rung cảm.
Nàng nhìn tôi dò ý. Ðiều nàng nói cũng thật thú vị. Nhưng không hiểu sao nàng cứ nhìn tôi mĩm cười, nàng định chọc quê tôi gì đây?
-Sao em lại cười?
-Em thấy anh tức cười quá hà! Em nói vậy không đúng sao mà anh cứ nhìn em hoài!
-Anh thấy cũng có lý!
Nàng nhìn tôi, đôi mắt long lanh tinh nghịch, tung những cánh hoa dại trắng cho rơi trên đầu tôi rồi cười thành tiếng.
-Ê! em xạo mà anh hổng biết gì!
Ðó, con gái là vậy. Tôi ký lên đầu cô bé. Trong những trò chơi đầu tiên, tôi hay bị nàng chọc quê như thế. Nàng nói những lời bâng quơ cho tôi không hiểu, rồi cười giấu giếm nghịch ngợm. Ngày đó, tôi chỉ thấy nàng là cô bé dễ thương. Về sau này, mở tự điển tình yêu, tra khảo lại, tôi mới thấy nàng thông minh quá đỗi. Nàng muốn nói bài thơ ít chữ, cửa vườn chỉ hé mở vừa đủ cho người đọc còn sáng tạo thêm, chính là chữ T nàng thêu trên chiếc khăn tay hè năm trước. Nàng ám chỉ về chữ T ấy, tên nàng hay tên tôi. Nàng hàm ý nói rằng “anh hiểu gì trong chữ T em thêu tặng anh đó chưa.” Có một chữ T mà làm tôi mất bao giờ học hồn bay ngoài cửa sổ. Nàng cứ phải cho tôi những “footnotes” nho nhỏ khi tôi chậm hiểu bài, bấy giờ tôi mới hiểu ra. Khi xa nhau rồi, nhất là đã mất nhau vĩnh viễn, tôi mới thấy cái nhìn tinh nghịch của nàng lúc đó, cái cười chọc quê tôi là bao nhiêu thương mến. Tiếc biết bao, nếu lúc đó tôi hiểu bài thơ ít chữ đó là gì.
* * *
Mù mịt bao thời gian, từ mùa hè nàng hái cành phượng làm lao xao tình yêu trong tâm hồn mới lớn của tôi, rồi chiến tranh điêu linh, rồi bỏ nước ra đi, thăm thẳm một hành trình quá dài. Bao nhiêu năm sau, lâu lắm tôi mới trở lại ngôi nhà thờ cũ. Ngày trở lại, tôi đã là linh mục.
Tuổi tặng nhau chiếc khăn tay mà mắc cở không dám đưa tay giáp mặt đã quá rồi. Lời người con gái năm xưa theo tôi từng bước chân. Ðời tôi là một ẩn số huyền nhiệm. Ðúng như thế. Hôm nay tôi trở về ngôi nhà thờ xưa như người khách lạ. Từ bên này nhìn qua dốc bên nhà thờ, không còn cây ngọc lan nữa. Ngoài kia, chiếc xe ủi đất đang ầm ầm san bằng con dốc. Trưa hanh nắng cát bụi bay mù mịt. Không còn bóng cây phượng nào. Tất cả đã thay đổi hết rồi. Chiều cũng xuống chậm như năm xưa mà sao nắng gay gắt. Tìm cây ngọc lan năm cũ. Trở lại lầu chuông năm xưa, nơi tôi đã nhận bài thơ duy nhất có một chữ T. Hình ảnh tà áo thiên thanh, xanh nhẹ màu da trời, cho dù có mất trong không gian, vẫn bay ở một chỗ nào đó không rõ, có lẽ trong hồn tôi.
Ngôi nhà thờ vẫn rộng như xưa. Cửa sổ đổi mới, sửa lại bằng những khung hình màu, nắng không thể lọt qua. Tiếng phong cầm chắc là không theo nắng trốn qua vuông cửa sổ như ngày xưa được nữa. Ðứng giữa lòng nhà thờ thinh vắng, nhè nhẹ, tôi nghe tiếng đàn văng vẳng dịu dàng vọng về, vẫn tiếng phong cầm không người đánh. Vẫn tiếng đàn thủa xưa. Tiếng đàn không bao giờ tắt. Tôi im lặng nghe quá khứ lần hồi đi về. Êm như bước chân thiên thần, hình ảnh dễ thương của bao nhiêu năm về trước nhẹ nhàng vang lên như tiếng đàn vô âm thanh. Năm tháng với bước chân qua bao miền đất. Thời gian đổi thay bao nhiêu mùa thu. Hôm nay tôi về đây như mở những tờ thư cũ ôn lại một thủa xa xưa của tháng ngày tuổi thơ ngọt ngào. Trong không gian này, ngọn đồi soai soải ngoài kia, chùm phượng, giàn hoa giấy, hương thoang thoảng của cây ngọc lan những chiều cô bé đi nhà thờ về. Chắc giờ đây với các thiên thần trong vườn hạnh phúc, cô bé đang dạo tay trên phím đàn. Chắc cô bé còn nhớ tiếng đàn hôm nào trong buổi chiều bên vườn cây sai trái.
Tiếng đàn còn dìu dặt hơn nữa đưa tôi về một kỷ niệm tuổi thơ ngày xưa rất mến. Hôm đó, rất thơ và rất ngọt ngào vì tôi biết trên mái tóc của người thiếu nữ ấy là hương thơm bồ kết hay hoa chanh. Trưa ấy, bên gốc bưởi đó, sau khi lấy lá sen múc nước cho cô bé rửa tay, cô bé hỏi tôi thế nào là bài thơ hay, tôi lúng túng trả lời và cô bé đã chọc quê tôi. Con sâu róm trên cành bưởi nghe được tiếng cười của nàng đã trả thù dùm tôi bằng một bài thơ rất đẹp. Từ trời xanh, nó buông tơ rơi xuống bờ vai cô bé. Cô bé giật mình thét lên ôm chầm lấy tôi. Úp mặt trên ngực tôi khồng dám nhìn. Bờ tóc cô bé trong đôi tay gìn giữ. Tôi nghe tim cô bé đập rộn ràng và hơi thở rất gần. Ở không gian ấy, tim tôi cũng lao xao, tôi đã khám phá hương thơm trên tóc nàng là bồ kết hay hoa chanh. Con sâu róm ơi, rồi mi sẽ lột xác thành một cánh bướm đẹp như mơ.
Vòng tay che chở, một năng lực yêu thương trời đã sinh ra mọi người con trai đều như thế. Ðược sinh ra để che chở mà không che chở cũng là một tiếng thơ trong xác thân. Tiếng đàn thơ đó cũng không có người đánh mà vẫn vang âm. Tiếng đàn ấy không bao giờ chấm dứt. Chở che cho những bóng mây trời không là một tiếng đàn, một thứ âm nhạc bao la trong cuộc đời sao?
Thánh đường không có người. Cây đàn phong cầm cũ năm xưa đã hư, bụi phủ một lớp dầy, bỏ trong góc nhà thờ chứa đồ. Tôi sẽ không trở lại đây thăm ngôi thánh đường này nữa đâu. Ðứng giữa lòng nhà thờ, tôi nhìn lên thánh giá. Tiếng người thiếu nữ năm xưa đã cầu nguyện cùng Chúa nơi đây. “Em thấy thánh giá trên cao không có đau thương sợ hãi. Em thấy Chúa gần bên em và có tiếng nhạc từ tâm hồn.”
Tôi nhớ lại bài thơ một chữ T ngày xưa. Tôi không còn chiếc khăn với chữ T ấy nữa, đã mất lâu rồi. Cũng vào một mùa hè, chiến tranh và lửa đã đốt cháy nó. Bài thơ vĩnh viễn thành tro bụi trả về với khung trời năm xưa. Cũng mùa hè ấy, cũng lửa và chiến tranh đã đem nàng vĩnh viễn cõi đời. Trong một lá thư, nàng đã không giữ kín được hồn thơ của người viết, nàng muốn hồn thơ tôi sáng tác phải giống ý thơ của nàng. Sau những ngày rất mùa hạ ấy, nàng gởi cho tôi một cánh thư, đấy cũng là cánh thư sau cùng rồi chiên tranh đem nàng đi vĩnh biệt trần gian. “Có lần anh hỏi em về chữ T là tên ai, làm em mắc cỡ. Em cố ý thêu một chữ T vậy để anh bâng khuyâng, nhưng anh có biết là chính em lại bâng khuyâng nhiều hơn. Em biết anh hiểu, nhưng em vẫn không muốn anh tự do sáng tác vần thơ ấy đâu. Em muốn anh hiểu theo ý em cơ, đó là tên của anh và của em. Nhưng chữ T ấy cũng là viết tắt từ hai chữ : Thiên Thần. Nếu không có tình yêu thiên thần, làm sao có tên em và tên anh. Em yêu anh, và em phải dừng tình yêu lại ở đấy. Em chỉ gởi anh âm thanh thiêng liêng, âm thanh vô hình của tiếng đàn không có người đánh mà thôi…”
Tiếng đàn không có người đánh lại nhè nhẹ êm dịu vọng về. Tôi nghe khung trời tuổi thích làm thơ đang trở lại. “Có lần em nói với anh rằng có những tiếng đàn không có người đánh đâu. Khi mình hạnh phúc thì ở đâu cũng nghe như có âm nhạc.” Em đã đến với tuổi học trò tôi bằng tiếng đàn trong nhà thờ, đẹp như màu phượng giữa trời hoa nắng thênh thang. Ðúng vậy, khi mình hạnh phúc thì ở đâu cũng nghe như có âm nhạc.
Bên Chúa là tình yêu, từ vườn địa đàng, em hãy viết tiếp cho tôi những bài thơ có một chữ T rồi thả xuống trần gian. Chữ T đó, em hãy cứ nhắc nhở tôi đó là tình yêu thiên thần, là thánh thiện. Hôm nay,tôi muốn gọi thêm chữ T ấy là Thập Tự, để cuộc sống của tôi bất cứ nơi nào tôi đi tới cũng là tình thơ thập tự ấy thôi. Và, bất cứ ai tôi gặp trên đường đời, cũng giống như tôi đã gặp em, sẽ để lại trong hồn nhau những tiếng đàn dặt dìu huyền nhiệm. Tiếng đàn bát ngát hương thơm của tình đất với gọi về thênh thang của tình trời.
Tiếng phong cầm nhẹ vang trong thánh đường rộng. Bài thánh ca nói về tình Chúa bao la, tình đất mặn mà. Cung nhạc nhẹ như mây, thơm như hoa ngâu. Tôi tưởng nếu chỉ một tiếng động mạnh là tiếng đàn sẽ im ngay. Hãy im lặng mà hòa tâm hồn vào tiếng thanh bình kia. Không phải bất kỳ nơi đâu, ngôi thánh đường nào cũng vang lên bài thánh ca ấy. Có những không gian, có những lúc tâm hồn chỉ bắt được cung nhạc ấy vào một thời điểm nào đó thôi. Tiếng phong cầm kia như tình yêu vậy, cũng là màu phượng, nhưng ở đây khác ở kia, mùa hè này khác mùa hè nọ. Cái khác ấy là âm thanh của con tim, là bâng khuâng của một tình yêu mới lớn. Tình cảm trong tim tôi hôm nay, chắc chắn sẽ khác, sẽ không giống ba mươi năm sau. Tôi quý tiếng đàn đang vang lên lâng lâng trong ngôi nhà thờ này. Tôi muốn giữ nó cho một mùa hè nhiều kỷ niệm. Tôi muốn đánh dấu mùa hè bằng tiếng phong cầm từ ngôi thánh đường, mà qua nắng chiều vàng hanh đang chiếu ngang các vuông cửa sổ kia, theo giải nắng ấy, tiếng đàn trốn ra ngoài rồi rải kín các chùm phượng, lối lên dốc nhà thờ.
-Hồi chiều, em đánh đàn ở nhà thờ phải không?
-Ðâu có!
-Anh thấy em trong nhà thờ và anh nghe có tiếng phong cầm mà.
-Ứ ừ, anh tưởng tượng đấy thôi.
-Em đùa hoài, rõ ràng anh thấy em và nghe tiếng đàn.
-Anh nghe bài gì?
-Anh không biết, anh chỉ nghe tiếng đàn rất du dương, nhẹ nhàng như một tâm hồn đang cầu nguyện với Chúa. Tâm hồn người đánh đàn phải bình an lắm, tiếng đàn rất hồn nhiên. Anh chỉ biết đấy là tiếng đàn, chứ không biết bài ca nào.
-Em nói thật mà, em đâu có đánh đàn. Anh nghe tiếng đàn ấy trong tâm hồn anh đó. Có những tiếng đàn không có người đánh đâu. Khi mình hạnh phúc thì ở đâu cũng nghe như có âm nhạc, và tiếng ngọt ngào êm ái tỏa sẽ khắp không gian.
-Em thấy vậy sao? Em có nghe tiếng nhạc ấy bao giờ chưa?
-Có chứ, ví dụ như chiều nay trong nhà thờ, em thấy thánh giá trên cao không có đau thương sợ hãi. Em thấy Chúa gần bên em và có tiếng nhạc từ tâm hồn.
Rõ ràng hồi chiều tôi nghe có tiếng phong cầm. Ừ, nhưng bản nhạc nào? Tôi không biết rõ. Một âm thanh rất lạ, kín đáo, tôi chỉ biết tiếng đàn ấy đưa tôi vào thế giới bát ngát yêu thương. Sau hôm đó, quả như tôi ước mơ, tiếng đàn không còn chỉ trong nhà thờ nữa, tiếng đàn đã theo nắng qua vuông cửa sổ trốn ra ngoài rồi. Tôi mơ hồ nghe có âm thanh trên đám mây vô hình theo dốc lên đồi mỗi khi có tà áo đi nhà thờ chiều. Tiếng đàn với hương thơm trên tàn cây ngọc lan gần bàn viết tôi ngồi. Tiếng đàn ở vuông cửa sổ. Tiếng đàn ở khắp nơi.
Rồi mùa hè cũng phải qua, tháng hạ cũng phải hết. Tôi sắp xa ngôi thánh đường và con dốc nhỏ trên đồi. Tôi sắp trở về nhà trường. Tiếng đàn mỗi ngày cuối mùa hạ càng xao xuyến và náo nức. Ba tháng hè như một bóng mây bay ngang, vội vã quá, dáng mây chưa kịp cho người lữ hành bóng mát đã bỏ đi. Giàn hoa giấy bên tháp chuông cứ chan hòa nắng, đỏ tươi lên màu hân hoan chói chang. Tôi thấy mùa hè năm nay trôi qua mau hơn tất cả mọi mùa hè trước, và biết mình đang giã từ tuổi hồn nhiên để tập trả lời những câu hỏi như có thật có tiếng đàn mà không có người đánh không. Tôi nói với nàng:
-Lại sắp hết mùa hè nữa rồi.
-Bao giờ anh đi?
-Còn mấy hôm nữa thôi.
Im lặng một chút, nàng hỏi:
-Anh có viết thư không?
Tôi biết nàng muốn nói là tôi có sẽ viết thư cho nàng không. Hoặc dịch cách khác cho thật rõ nghĩa là “anh nhớ viết thư cho em nhé.” Nhưng nàng cứ nói bâng quơ như vậy. Khi con gái “để ý” ai thì người ấy phải để ý ngôn ngữ của họ. Tôi thích loại ngôn ngữ ấy, nó thơ mộng, nó cho người nghe nhiều âu yếm hơn. Hương hoa phải nhè nhẹ mới quyến rũ, tình cảm phải thoang thoảng mới bâng khuâng. Tôi giả bộ như một người con trai rất mực ngây ngô, cần có cô giáo dạy mới biết đánh vần ngôn ngữ dễ thương ấy. Và tôi cũng muốn có một cô giáo như vậy. Tôi thản nhiên trả lời nàng:
-Nhà trường giới hạn viết thư lắm, chỉ được viết cho ba má!
Trêu nàng, nhưng khi ánh mắt gặp nhau là tôi lúng túng, không nghiêm trang được nữa. Thấy mình bị chọc quê, nàng nhéo tay tôi đau điếng. Vừa cười, vừa tiếp tục thích cho nàng quê thêm:
-Em hỏi anh viết thư, nhưng mà viết cho ai!
-Ứ ừ.
Nàng nhéo tôi thêm cái nữa: “Ghét anh!”.
* * *
Trong vườn cây những ngày sau cùng của mùa hè cũng là những dòng chữ sau cùng của bài thơ vĩnh biệt. Mùa hè năm sau chúng tôi không còn gặp nhau nữa, xa nhau vĩnh viễn.
Chung quanh bên bờ hồ nhỏ, vườn chôm chôm đang mùa đỏ rực trái, cả hai, từ tâm hồn đều nghe thấy tiếng đàn từ hồ nước trong xanh vọng lên, từ trời cao thăm thẳm buông xuống. Hoa bưởi rơi rải rác trắng ngần. Ngát hương một vùng ân ái. Hoa trên cành, hương thơm trên tóc. Vườn cây ăn trái trúng mùa, sai ngát trĩu nặng đất ngọt miền quê. Tôi bóc cho nàng những múi măng cầu ngọt dịu. Tàn cây gần che kín hết nắng mặt trời. Chỉ cách vài bước chân, bên đây là bóng mát, ngoài kia là nắng đổ. Hạnh phúc và gian nan rất gần và rất khác. Trong cuộc sống, tại sao người ta không bước một hai bước chân nữa để thấy những bóng mát cuộc đời. Trên chòm cây hoa lựu, tiếng chim gọi nhau, đùa giỡn, hót véo von. Một khu vườn hạnh phúc.
Nàng như một cô bé học bài trong vườn cũ địa đàng. Không biết thiên thần nào đưa cho nàng cuốn sách ấy, nàng có những câu hỏi làm tôi cứ khi xa nàng rồi mới hiểu hết ý. Trên vườn cỏ, mơ màng nhìn trời, nàng hỏi:
-Thế anh còn nghe thấy tiếng phong cầm trong nhà thờ nữa không?
-Anh vẫn còn nghe thấy. Còn em có còn nghe thấy không?
-Em muốn nói về tiếng phong cầm không có người đánh đấy nhé. Tiếng phong cầm nghe trong cỏ cây, hoa lá, trong tâm hồn mình cơ.
-Anh cũng đoán em muốn nói về tiếng đàn đó.
-Anh có nhớ là có lần em nói với anh rằng có những tiếng đàn không có người đánh đâu. Khi mình hạnh phúc thì ở đâu cũng nghe như có âm nhạc. Tiếng dặt dìu êm ái tỏa khắp không gian. Tiếng đàn đó là rung động của tình yêu, tiếng đàn đó em nghe trước anh lâu rồi.
Ngay lúc đó, tôi hiểu thứ ngôn ngữ ấy của nàng mơ hồ thôi, cũng như tiếng đàn vậy, nghe thấy dìu dặt mà không rõ từ đâu, khó mà cắt nghĩa, tôi chỉ biết có một xúc động êm ái, tình yêu là lãng đãng nhưng có thật. Về sau, đọc lại ngôn ngữ của nàng hôm ấy, tôi hiểu rõ hơn. Nàng muốn nói khi con tim có một bóng hình, lúc nó chạm vào yêu thương thì ở đâu cũng là âm nhạc. Nàng bảo nàng nghe âm thanh ấy lâu rồi, nghe âm thanh ấy từ mùa hè năm trước. Có nghĩa là nàng đã thương tôi từ dạo đó. Tiếng phong cầm của ngôi thánh đường đã vào tâm hồn nàng lâu rồi mà tôi không hay. Nàng bảo cả niên học, nàng mong chóng tới mùa hè này gặp lại tôi. Cả năm trời nàng đã nghe tiếng đàn không người đánh ấy nên khi tôi hỏi nàng có phải nàng đánh đàn trong chiều nọ không vì tôi nghe có âm thanh dặt dìu, nàng biết ngay đó là thứ âm nhạc của con tim, tôi bây giờ mới bắt đầu tập yêu. Tình yêu tinh nghịch rớt xuống những âm thanh vô hình, khua động tâm hồn và thân xác, làm cho những người con trai mới lớn không biết nôn nao kia từ đâu tới. Nó là sự thay đổi của tuổi thơ và tuổi dậy thì, là sang mùa của nụ và hoa, là chuyển mình của mầm non và bật thành lá xanh.
-Anh thấy em chiều nào cũng đi nhà thờ, em ngoan đạo như một cô đệ tử.
-Thế anh có thấy những cô gái khác đi đọc kinh không?
Cũng vậy, lúc đó sao tôi chậm hiểu thứ ngôn ngữ ấy thế. Về sau, với những “footnotes” nho nhỏ của nàng tôi mới biết rõ hơn. Nàng đang muốn bước vào một khu vườn thân mật hơn với tôi đó. Nàng muốn trêu tôi hay có một chút ghen lẫy nhẹ nhàng mà tôi đã không đọc ra. Nàng muốn hỏi rằng tại sao bao nhiêu người thiếu nữ khác cũng đi nhà thờ mà tôi không thấy, tại sao lại thấy có riêng nàng. Lúc ấy, tôi không hiểu ngay, tôi mới chập chững bước vào vườn hoa trái mà. Chỗ nào cũng là hương thơm. Tình cảm và ngôn ngữ của nó như một cuốn tự điển, không bao giờ trôi đi, lúc nào cũng có đó chờ người ta đọc lại khi biết nhiều chữ. Khi tôi hiểu ngôn ngữ con tim đó thì nghĩa càng rõ và tiếng đàn kia càng tha thiết, càng nôn nao hơn. Người thiếu nữ tuổi học trò năm ấy đã hái những bông phượng trong hồn tôi. Cành phượng có bàn tay với hái, đã làm xôn xao lá rung, màu cánh phượng rơi đỏ trên vòm trời xanh và cả trên mặt đất, tình trời, tình đất đều có màu hoa phượng rộn rã. Những múi măng cầu chín mềm nhũn làm dơ những ngón tay xinh của người thiếu nữ. Tôi xuống bờ hồ trong veo lấy lá sen làm gáo múc nước cho cô bé rửa tay. Trong thân xác và linh hồn mỗi người con trai, trời đã sinh ra thế, một khả năng che chở săn sóc. Cô bé hỏi tôi:
-Anh cầu nguyện gì với Chúa mỗi khi anh đi nhà thờ?
-Anh nói với Chúa đủ thứ chuyện. Còn em thì sao?
-Em xin Chúa cho em một người chồng tương lai yêu em thật nhiều và những đứa con thông minh.
Tự nhiên, tôi thấy tim mình như man mác một làn khói nhẹ vây cuốn. Lẽ thường tình thôi, nó là phản xạ của những giây thần kinh mà, tôi thấy tôi không là của nàng nữa. Cứ nghĩ trong lúc cầu nguyện, nàng xin Chúa cho nàng gặp một người yêu tương lai lý tưởng, mà người đó không phải là tôi, tôi thấy như mình đang mất mát. Nàng không thuộc về tôi, một xúi đẩy kín đáo trong tiềm thức, ẩn náu ở đâu đó cho tôi cảm giác tiêng tiếc. Vẫn là cung đàn yêu thương, nàng hỏi:
-Anh có khi nào nghĩ rằng anh thương một người thiếu nữ không?
-Anh không biết. Có thể anh chưa thương, hay anh chưa gặp người mình thương.
Tôi nói dối nàng đó thôi. Vì tôi biết trả lời sao với câu hỏi ấy khi tôi đang vì nàng mà xao xuyến.
-Ðời sống của anh là một ẩn số huyền nhiệm.
-Anh đâu có thấy gì là huyền nhiệm đâu.
-Có chứ, rồi anh sẽ thấy. Ví dụ như bây giờ em đứng dậy bỏ đi, anh nghĩ sao?
Mấy cọng lá rơi xuống mặt hồ làm thành những làn sóng lan dần vào bờ. Một chút sẽ sàng khua nhẹ trong hồn tôi. Ừ, dã sử như không có nàng ở đây nữa, tôi còn thấy khu vườn có gì hấp dẫn nữa không. Giả sử nàng ra đi? Tôi thấy khu vườn trống vắng. Không phải khu vườn trống vắng mà chính tôi. Mất mát, thiếu thốn một nhu cầu tôi cần. Nàng mới nói giả sử nàng đứng dậy bỏ đi thôi mà tôi chợt nhận ra tiếng phong cầm đã khác. Nàng bắt đầu hái những cánh lá thả xuống mặt hồ nước vô hình trong trái tim tôi. Nhẹ nhàng, một chút khua động. Tôi trả lời nàng:
-Nhưng đấy là em ví dụ thôi, chứ em đâu có bỏ đi!
-Anh đâu có trả lời em đâu, em nói ví dụ để anh dễ hiểu thôi. Em muốn biết khi nghĩ về một người con gái, anh nói gì với Chúa, hoặc Chúa nói gì với anh khi anh thương.
-Anh thấy hạnh phúc, nhưng…
Tôi trả lời nàng theo những gì đang xẩy ra trong tâm hồn tôi lúc ấy. Có rạo rực xôn xao và cũng rất khó mà nói hết những gì nàng muốn hỏi.
-Nhưng rồi sao? Em muốn biết sau cái hạnh phúc ấy, sau chữ nhưng kia là gì. Vì thế mà em bảo cuộc sống của anh rất huyền nhiệm, anh cũng có trái tim như bao nhiêu người con trai khác, anh cũng có những người con gái mến anh, biết đâu anh cũng mến họ, nhưng rồi đời sống anh lại rất khác.
Khi người thiếu nữ ấy giã từ tuổi thơ, đi vào tuổi dậy thì là lúc nụ nở thành hoa, rồi hoa đơm bông kết trái. Rung cảm của tình yêu mời gọi, khám phá của người con gái ấy là vun trồng cho bụi hoa xanh tươi, lớn lên, bình an trong khu vườn. Ðối với tôi lại không như thế. Tình yêu đến cho tôi bồi hồi, nhưng khám phá ấy lại rất khác, chỉ là khám phá cho cảm nghiệm hơn chiều cao, sâu, rộng dài của tình yêu là gì, mà đưa tình yêu vào sáng tạo, và tiếp tục ra đi chứ không dừng lại trong khu vườn hoa trái như nàng. Tôi không đi con đường là nụ sẽ theo tự nhiên nở thành hoa, rồi thành sai trái trên cành.
Có một loài cây đến ngày đơm bông, người chủ vườn gọi nó sang một miền đất khác, cắt tỉa, rồi nó chuyển mình thành một tàn cây rực rỡ những màu sắc độc đáo diệu kỳ. Tôi tìm mà không có loại cây đó trong vườn. Không biết một loài cây riêng biệt như thế có hòa hợp vào vườn cây được không. Nó độc đáo thật đấy, nhưng nó khác biệt. Và, tôi thấy đời loài cây ấy có một ẩn số huyền nhiệm, đúng như lời người thiếu nữ nói. Tôi nhìn người thiếu nữ đang dựa lưng bên gốc bưởi, những ngón tay nhỏ nhắn đang ngắt đứt những cánh hoa bưởi trắng ngần bỏ rơi từng cánh xuống đất vô tình. Qua kẽ lá, nắng rung rinh rơi trên mặt cô bé. Tôi mơ hồ cảm thấy trong thân xác mình một tiếng gọi như tiếng phong cầm, văng vẳng xa xa, nhắc cho tôi về một yêu thương chợt khám phá. Tôi thấy cô bé thông minh quá, và dường như trời sinh ra để người thiếu nữ ấy nhắc cho tôi về ẩn số huyền nhiệm kia trong cuộc sống của mình.
-Anh có thích thơ không?
-Có, anh thích thơ, mà anh nghĩ tuổi trẻ ai cũng vậy, cả em nữa đấy. Phải vậy không?
-Theo anh thì thế nào là một bài thơ hay?
-Anh cũng không rõ thế nào là một bài thơ hay. Anh chỉ biết có những bài thơ khi đọc lên mình thấy êm đềm, xao xuyến, thấy một cái gì đó rất thơ mộng, nhưng bảo định nghĩa tại sao bài thơ lại hay thì anh khó biết. Còn em nghĩ sao?
-Thơ không nói nhiều, thi nhân phải chọn chữ, chữ ít mà ý thì mênh mông, anh đồng ý vậy không? Bài thơ hay là bài thơ không nói hết ý, chỉ mở ra một hé cửa thôi cho người đọc bước vào. Khi người đọc được cùng sáng tác với thơ, người đọc tự tìm cho mình một khung trời riêng tư trong bài thơ ấy, đấy là lúc người đọc thấy mình rung cảm.
Nàng nhìn tôi dò ý. Ðiều nàng nói cũng thật thú vị. Nhưng không hiểu sao nàng cứ nhìn tôi mĩm cười, nàng định chọc quê tôi gì đây?
-Sao em lại cười?
-Em thấy anh tức cười quá hà! Em nói vậy không đúng sao mà anh cứ nhìn em hoài!
-Anh thấy cũng có lý!
Nàng nhìn tôi, đôi mắt long lanh tinh nghịch, tung những cánh hoa dại trắng cho rơi trên đầu tôi rồi cười thành tiếng.
-Ê! em xạo mà anh hổng biết gì!
Ðó, con gái là vậy. Tôi ký lên đầu cô bé. Trong những trò chơi đầu tiên, tôi hay bị nàng chọc quê như thế. Nàng nói những lời bâng quơ cho tôi không hiểu, rồi cười giấu giếm nghịch ngợm. Ngày đó, tôi chỉ thấy nàng là cô bé dễ thương. Về sau này, mở tự điển tình yêu, tra khảo lại, tôi mới thấy nàng thông minh quá đỗi. Nàng muốn nói bài thơ ít chữ, cửa vườn chỉ hé mở vừa đủ cho người đọc còn sáng tạo thêm, chính là chữ T nàng thêu trên chiếc khăn tay hè năm trước. Nàng ám chỉ về chữ T ấy, tên nàng hay tên tôi. Nàng hàm ý nói rằng “anh hiểu gì trong chữ T em thêu tặng anh đó chưa.” Có một chữ T mà làm tôi mất bao giờ học hồn bay ngoài cửa sổ. Nàng cứ phải cho tôi những “footnotes” nho nhỏ khi tôi chậm hiểu bài, bấy giờ tôi mới hiểu ra. Khi xa nhau rồi, nhất là đã mất nhau vĩnh viễn, tôi mới thấy cái nhìn tinh nghịch của nàng lúc đó, cái cười chọc quê tôi là bao nhiêu thương mến. Tiếc biết bao, nếu lúc đó tôi hiểu bài thơ ít chữ đó là gì.
* * *
Mù mịt bao thời gian, từ mùa hè nàng hái cành phượng làm lao xao tình yêu trong tâm hồn mới lớn của tôi, rồi chiến tranh điêu linh, rồi bỏ nước ra đi, thăm thẳm một hành trình quá dài. Bao nhiêu năm sau, lâu lắm tôi mới trở lại ngôi nhà thờ cũ. Ngày trở lại, tôi đã là linh mục.
Tuổi tặng nhau chiếc khăn tay mà mắc cở không dám đưa tay giáp mặt đã quá rồi. Lời người con gái năm xưa theo tôi từng bước chân. Ðời tôi là một ẩn số huyền nhiệm. Ðúng như thế. Hôm nay tôi trở về ngôi nhà thờ xưa như người khách lạ. Từ bên này nhìn qua dốc bên nhà thờ, không còn cây ngọc lan nữa. Ngoài kia, chiếc xe ủi đất đang ầm ầm san bằng con dốc. Trưa hanh nắng cát bụi bay mù mịt. Không còn bóng cây phượng nào. Tất cả đã thay đổi hết rồi. Chiều cũng xuống chậm như năm xưa mà sao nắng gay gắt. Tìm cây ngọc lan năm cũ. Trở lại lầu chuông năm xưa, nơi tôi đã nhận bài thơ duy nhất có một chữ T. Hình ảnh tà áo thiên thanh, xanh nhẹ màu da trời, cho dù có mất trong không gian, vẫn bay ở một chỗ nào đó không rõ, có lẽ trong hồn tôi.
Ngôi nhà thờ vẫn rộng như xưa. Cửa sổ đổi mới, sửa lại bằng những khung hình màu, nắng không thể lọt qua. Tiếng phong cầm chắc là không theo nắng trốn qua vuông cửa sổ như ngày xưa được nữa. Ðứng giữa lòng nhà thờ thinh vắng, nhè nhẹ, tôi nghe tiếng đàn văng vẳng dịu dàng vọng về, vẫn tiếng phong cầm không người đánh. Vẫn tiếng đàn thủa xưa. Tiếng đàn không bao giờ tắt. Tôi im lặng nghe quá khứ lần hồi đi về. Êm như bước chân thiên thần, hình ảnh dễ thương của bao nhiêu năm về trước nhẹ nhàng vang lên như tiếng đàn vô âm thanh. Năm tháng với bước chân qua bao miền đất. Thời gian đổi thay bao nhiêu mùa thu. Hôm nay tôi về đây như mở những tờ thư cũ ôn lại một thủa xa xưa của tháng ngày tuổi thơ ngọt ngào. Trong không gian này, ngọn đồi soai soải ngoài kia, chùm phượng, giàn hoa giấy, hương thoang thoảng của cây ngọc lan những chiều cô bé đi nhà thờ về. Chắc giờ đây với các thiên thần trong vườn hạnh phúc, cô bé đang dạo tay trên phím đàn. Chắc cô bé còn nhớ tiếng đàn hôm nào trong buổi chiều bên vườn cây sai trái.
Tiếng đàn còn dìu dặt hơn nữa đưa tôi về một kỷ niệm tuổi thơ ngày xưa rất mến. Hôm đó, rất thơ và rất ngọt ngào vì tôi biết trên mái tóc của người thiếu nữ ấy là hương thơm bồ kết hay hoa chanh. Trưa ấy, bên gốc bưởi đó, sau khi lấy lá sen múc nước cho cô bé rửa tay, cô bé hỏi tôi thế nào là bài thơ hay, tôi lúng túng trả lời và cô bé đã chọc quê tôi. Con sâu róm trên cành bưởi nghe được tiếng cười của nàng đã trả thù dùm tôi bằng một bài thơ rất đẹp. Từ trời xanh, nó buông tơ rơi xuống bờ vai cô bé. Cô bé giật mình thét lên ôm chầm lấy tôi. Úp mặt trên ngực tôi khồng dám nhìn. Bờ tóc cô bé trong đôi tay gìn giữ. Tôi nghe tim cô bé đập rộn ràng và hơi thở rất gần. Ở không gian ấy, tim tôi cũng lao xao, tôi đã khám phá hương thơm trên tóc nàng là bồ kết hay hoa chanh. Con sâu róm ơi, rồi mi sẽ lột xác thành một cánh bướm đẹp như mơ.
Vòng tay che chở, một năng lực yêu thương trời đã sinh ra mọi người con trai đều như thế. Ðược sinh ra để che chở mà không che chở cũng là một tiếng thơ trong xác thân. Tiếng đàn thơ đó cũng không có người đánh mà vẫn vang âm. Tiếng đàn ấy không bao giờ chấm dứt. Chở che cho những bóng mây trời không là một tiếng đàn, một thứ âm nhạc bao la trong cuộc đời sao?
Thánh đường không có người. Cây đàn phong cầm cũ năm xưa đã hư, bụi phủ một lớp dầy, bỏ trong góc nhà thờ chứa đồ. Tôi sẽ không trở lại đây thăm ngôi thánh đường này nữa đâu. Ðứng giữa lòng nhà thờ, tôi nhìn lên thánh giá. Tiếng người thiếu nữ năm xưa đã cầu nguyện cùng Chúa nơi đây. “Em thấy thánh giá trên cao không có đau thương sợ hãi. Em thấy Chúa gần bên em và có tiếng nhạc từ tâm hồn.”
Tôi nhớ lại bài thơ một chữ T ngày xưa. Tôi không còn chiếc khăn với chữ T ấy nữa, đã mất lâu rồi. Cũng vào một mùa hè, chiến tranh và lửa đã đốt cháy nó. Bài thơ vĩnh viễn thành tro bụi trả về với khung trời năm xưa. Cũng mùa hè ấy, cũng lửa và chiến tranh đã đem nàng vĩnh viễn cõi đời. Trong một lá thư, nàng đã không giữ kín được hồn thơ của người viết, nàng muốn hồn thơ tôi sáng tác phải giống ý thơ của nàng. Sau những ngày rất mùa hạ ấy, nàng gởi cho tôi một cánh thư, đấy cũng là cánh thư sau cùng rồi chiên tranh đem nàng đi vĩnh biệt trần gian. “Có lần anh hỏi em về chữ T là tên ai, làm em mắc cỡ. Em cố ý thêu một chữ T vậy để anh bâng khuyâng, nhưng anh có biết là chính em lại bâng khuyâng nhiều hơn. Em biết anh hiểu, nhưng em vẫn không muốn anh tự do sáng tác vần thơ ấy đâu. Em muốn anh hiểu theo ý em cơ, đó là tên của anh và của em. Nhưng chữ T ấy cũng là viết tắt từ hai chữ : Thiên Thần. Nếu không có tình yêu thiên thần, làm sao có tên em và tên anh. Em yêu anh, và em phải dừng tình yêu lại ở đấy. Em chỉ gởi anh âm thanh thiêng liêng, âm thanh vô hình của tiếng đàn không có người đánh mà thôi…”
Tiếng đàn không có người đánh lại nhè nhẹ êm dịu vọng về. Tôi nghe khung trời tuổi thích làm thơ đang trở lại. “Có lần em nói với anh rằng có những tiếng đàn không có người đánh đâu. Khi mình hạnh phúc thì ở đâu cũng nghe như có âm nhạc.” Em đã đến với tuổi học trò tôi bằng tiếng đàn trong nhà thờ, đẹp như màu phượng giữa trời hoa nắng thênh thang. Ðúng vậy, khi mình hạnh phúc thì ở đâu cũng nghe như có âm nhạc.
Bên Chúa là tình yêu, từ vườn địa đàng, em hãy viết tiếp cho tôi những bài thơ có một chữ T rồi thả xuống trần gian. Chữ T đó, em hãy cứ nhắc nhở tôi đó là tình yêu thiên thần, là thánh thiện. Hôm nay,tôi muốn gọi thêm chữ T ấy là Thập Tự, để cuộc sống của tôi bất cứ nơi nào tôi đi tới cũng là tình thơ thập tự ấy thôi. Và, bất cứ ai tôi gặp trên đường đời, cũng giống như tôi đã gặp em, sẽ để lại trong hồn nhau những tiếng đàn dặt dìu huyền nhiệm. Tiếng đàn bát ngát hương thơm của tình đất với gọi về thênh thang của tình trời.
P/S: Đã
là con người chúng ta đồng cảm với nhau ở sự rung cảm. Đã là tình yêu
thì nó luôn luôn đẹp. Đã là cái đẹp thì mọi người đều rung cảm như
nhau. Khi mà mù quáng thì nó không còn là tình yêu nữa. Ngày nào mà tiếng
đàn đó đã ngưng lại thì con người đã biến đổi và có một cái gì đó... Tất cả những tình cảm,
âm thanh, tiếng đàn luôn luôn đẹp. Tất cả những rung cảm nó đến từ con
tim tạo nên nhựa sống cuộc đời.
Lm. Nguyễn Tầm Thường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét