Dấn
thân do sự kiện bản thân mình gồm ba thành phần hợp nhất là thân xác, tinh thần
và tâm hồn, chúng ta bắt buộc phải tôn trọng cả ba thành phần đó, chúng ta sẽ
phải trả lẽ về việc mình có tôn trọng ba thành phần đó không.
Ở trong
mạng lưới rất nhiều quan hệ với thế giới, với tha nhân, với Thiên Chúa, chúng
ta sẽ phải trả lẽ về nếp sống của mình.
Hai điểm trên đây là
điều kiện tất yếu cho sự dấn thân cơ bản
của con người. Thật vậy, trước khi tuyên bố rằng: “Chúng ta đã dấn thân rồi,
chúng ta muốn nhập cuộc như thế này”. Và có lẽ sự cần thiết sống còn đối với
chúng ta là làm sáng tỏ tính chất thực tế của một sự dấn thân bắt buộc phải
làm, dầu muốn hay không.
a) Dấn
thân, là cần thiết cho sự sống.
1. Hai khía cạnh của dấn thân:
Cuộc
đối thoại ngắn sau đây hàm ẩn nhiều ý nghĩa:
- Đối với bạn, thế nào là dấn thân?
- Dấn thân, theo tôi nghĩ, là điều mình
làm cho kẻ khác
- Nhưng rồi sao nữa?
- Dấn thân là điều mình tự ý làm thêm cho kẻ khác, không hề bị
bó buộc.
- Nói cách khác, dấn thân nếu vậy có tính cách tùy hứng ư?
- Không phải thế đâu.
Người
trưởng thành, đọc tới đây, sẽ nghĩ rằng mình dấn thân vì đảm nhận một trách
nhiệm của cộng đoàn, của sinh hoạt chính trị, của gia đình. Họ quên rằng: chính
họ đã từng dấn thân khi lập hôn thú. Dấn thân trong quan hệ vợ chồng, trong quan hệ gia đình, trong quan hệ xã hội của cả vợ lẫn chồng.
Cũng vậy,
họ nghĩ rằng họ dấn thân khi tuyên xưng tín ngưỡng của mình hoặc khi tuyên bố bất
đồng ý thức với những kẻ quyền thế. Họ quên rằng cử chỉ, hành động, tổ chức đời
mình chính là một sự dấn thân triệt để hơn thế nữa.
Như thế, phải chăng
nên đánh giá thấp những sự dấn thân của mình, coi nhẹ thái độ can đảm dám phát
biểu ý thức của mình? Không, trái lại. Song điều khẩn trương là phải phát hiện
rằng dấn thân không phải là độc quyền dành riêng cho những kẻ mà người ta tùy
tính tình từng lúc gán cho những nhãn hiệu tự phụ, quấy rầy hoặc ngu dại.
1.Trước hết, dấn thân là bổn phận cá nhân phải
sống đạo làm người, phải tôn trọng nhân phẩm mình. Khía cạnh thứ nhất này giúp
chúng ta có được một khái niệm về trách nhiệm do việc làm của mình.
2. Kế đó,
dấn thân cũng là bổn phận cộng đồng của nhân loại phải góp sức phấn đấu để có
được một đời sống xứng đáng với nhân cách ngõ hầu công cuộc chung được thực
hiện. Khía cạnh thứ hai làm nổi bật một điểm dễ bị quên sót là trách nhiệm cả
về những việc phải làm nhưng không làm.
Trong đời
sống có một sự kiện cho chúng ta thấy hai khía cạnh dấn thân nói trên có thể
kết hợp hài hoà với nhau như thế nào. Một thanh niên hoạt động trong
phong trào lao động công giáo, trong lễ rửa tội đứa con, đã phát biểu về suy nghĩ của anh. Anh nói đại khái: “Sinh cháu ra, vợ chồng tôi đã cam kết xây dựng cho cháu một thế giới trong đó cháu đủ điều kiện lớn lên và sinh sống. Đem cháu đến thánh đường rửa tội, chúng tôi cam kết xây dựng Giáo Hội”. Tuyên bố của anh có giá trị một lời chứng, không có sự song đôi giữa sinh con đẻ cái và
cam kết chu toàn bổn phận làm cha mẹ. Ở đây sự nối dõi tông đường chính là một lời cam kết đa diện.
phong trào lao động công giáo, trong lễ rửa tội đứa con, đã phát biểu về suy nghĩ của anh. Anh nói đại khái: “Sinh cháu ra, vợ chồng tôi đã cam kết xây dựng cho cháu một thế giới trong đó cháu đủ điều kiện lớn lên và sinh sống. Đem cháu đến thánh đường rửa tội, chúng tôi cam kết xây dựng Giáo Hội”. Tuyên bố của anh có giá trị một lời chứng, không có sự song đôi giữa sinh con đẻ cái và
cam kết chu toàn bổn phận làm cha mẹ. Ở đây sự nối dõi tông đường chính là một lời cam kết đa diện.
2. Dấn thân là cần thiết:
Một sự
cần thiết sinh tử, hiểu theo nghĩa mạnh. Từ chối dấn thân tức là tự sát
tinh thần. Qủa vậy không nhìn nhận rằng sống thì phải dấn thân, là tự giết chết
con người của mình, sống đấy nhưng tâm hồn đã chết. Cũng vậy, từ chối dấn thân
vào công cuộc xây dựng thế giới là ăn bám sống nhờ, chẳng đáng được coi như
thật sự sống.
Nhưng xin đừng vội
xét đoán. Vì phải nhìn nhận rằng trong
tâm hồn kẻ thua thiệt nhất, kẻ ký sinh nhất, kẻ đáng lên án nhất, trong đời họ
vẫn có thể còn những khoảnh khắc họ cảm thấy mình dấn thân và cố gắng
tôn trọng những lời cam kết. Có thể họ theo đường lối
sai lầm nhưng chính vì vậy mà giữ được nhân phẩm, họ vẫn là những con người sống, đáng được tôn trọng, giúp đỡ. Trong tâm hồn họ, cái tim đèn vẫn còn bốc lên chút khói, nói theo hình ảnh trong Phúc âm.
tôn trọng những lời cam kết. Có thể họ theo đường lối
sai lầm nhưng chính vì vậy mà giữ được nhân phẩm, họ vẫn là những con người sống, đáng được tôn trọng, giúp đỡ. Trong tâm hồn họ, cái tim đèn vẫn còn bốc lên chút khói, nói theo hình ảnh trong Phúc âm.
Muốn nên một con
người sống cho ra sống, phải nhìn nhận mình bị ràng buộc với tha nhân và quyết
tâm trung thành giữ lời cam kết. Thánh ý
Chúa thúc giục
con người đứng thẳng trước tôn nhan Ngài. Thiên Chúa ban vinh dự cho con người khi Ngài đòi hỏi tính toán sổ sách tường trình Ngài về đường lối quản lý đời mình. Trách nhiệm chủ yếu của con người là thế.
con người đứng thẳng trước tôn nhan Ngài. Thiên Chúa ban vinh dự cho con người khi Ngài đòi hỏi tính toán sổ sách tường trình Ngài về đường lối quản lý đời mình. Trách nhiệm chủ yếu của con người là thế.
“Sống mạo hiểm, tất cả là ở chỗ đó”
(Thánh Têrêxa Avila)
“Làm người tức là, khi đặt viên đá của mình, cảm thấy mình
đóng góp xây dựng thế giới” (Saint Exupéry, Terre des hommes”).
Có những ca sĩ tự
nhận là “dấn thân”. Bạn nghĩ sao? Từ ngữ “dấn thân” ở đây có đúng nghĩa không?
b. Trách nhiệm là sự cao quý của chúng ta:
- Đút
tay trong túi,
- Không
muốn bẩn tay,
- Rửa
tay chối trách nhiệm.
- Chịu
bó tay,
- Nắm
vững cuộc đời mình, v.v…
Bàn tay là biểu tượng cho trách nhiệm.
1. Những nhận xét khó hiểu:
Một Saint-Exupéry có
thể nói rằng: “Làm người tức là chịu trách nhiệm” (cuốn Thành trì). Nhưng số
đông không muốn nhận mình có trách nhiệm. Mánh lới của họ ẩn trong những câu
nói: “Không ai hay biết, không ai bắt lỗi mình được”. – “Khỏi phải lo cho ai” –“Ai lo phận nấy”- “Của chùa, cứ việc xài thả dàn” – “Chẳng ăn
thua đến ai”.
Tại sao đối với
nhiều người, mãi tới lúc phải trả giá cho nhân cách hậu quả nếp sống bừa bãi
của mình, mới ý thức rằng mình có trách nhiệm?
Xã hội kêu gọi mọi
người hãy có tinh thần
trách nhiệm. Nếu cần xã hội buộc mọi người phải trả lời về hậu quả những hành vi của mình.
trách nhiệm. Nếu cần xã hội buộc mọi người phải trả lời về hậu quả những hành vi của mình.
Có quá nhiều kẻ đào
ngũ thì tất nhiên xã hội phải tan rã, chẳng đúng thế sao?
Chúng ta có thể nói
rằng những nhận xét sau đây thật bí hiểm. Những người từng trải nghĩ được xem là có tinh thần trách nhiệm quả là
một vinh dự đáng quý, thậm chí họ sẵn sàng hành động đòi quyền đó như thể một
quyền căn bản của con người.
2.
Tinh thần trách nhiệm:
a)- Lãnh trách nhiệm là sự kiện thông thường:
Một
nhà giáo dặn học sinh: “Tôi phải vắng mặt chốc lát. Các em có trách nhiệm giữ
kỷ luật im lặng trong lớp học”.
Cấp chỉ huy nói:
“Cần một người phụ trách. Ai muốn đảm nhận? Ai muốn lãnh công tác?”
Cha mẹ khuyên con
cái đã khôn lớn: “Cha mẹ không tán thành việc con muốn làm. Nhưng nay con đã
trưởng thành, chính con phải chịu trách nhiệm”.
Có điều gì đàng sau
những câu đó?
1- Chịu trách nhiệm
tức là chủ động trong hành vi của mình…cố giữ kỷ luật vì có khả năng giữ thinh
lặng.
2- Chịu trách nhiệm
tức là chấp nhận trả lời về việc điều khiển tốt, thi hành tốt, nghĩa là bảo đảm cho sự thành tựu.
3- Tới một tuổi nào đó, trách nhiệm chuyển sang người khác.
Cha mẹ chịu trách nhiệm về hành động của con cái khi chúng còn là vị thành
niên. Có tinh thần
trách nhiệm là một bổn phận của người trưởng thành.
trách nhiệm là một bổn phận của người trưởng thành.
b) –
Những hình thức trách nhiệm:
Như vậy trách nhiệm giống như một thực tế rất phức tạp.
· Có
một trách nhiệm đầu tiên chẳng thể tránh được, bổn phận sống cho phải
đạo, tích cực chấp nhận những
đòi hỏi gắt gao do vô số quan hệ chi phối chúng ta.
Bổn phận này phát sinh từ sự kiện chúng ta chịu
trách nhiệm về bản thân mình.
đòi hỏi gắt gao do vô số quan hệ chi phối chúng ta.
Bổn phận này phát sinh từ sự kiện chúng ta chịu
trách nhiệm về bản thân mình.
· Một trách nhiệm khác cũng không
tránh được, là trách nhiệm về hậu quả đường lối xử thế của mình.
Hành vi nào cũng mang lại hậu quả, vì lý do chúng ta
liên hệ với người xung quanh.
Hành vi nào cũng mang lại hậu quả, vì lý do chúng ta
liên hệ với người xung quanh.
Hành động tức là muốn làm một hành vi, là nhận trách nhiệm
về những điều xảy ra do hành vi.
Về điểm này cần nêu rõ một khía cạnh đáng sợ của trách
nhiệm. Nhiều thất bại, thảm cảnh, tội nặng, có những căn nguyên bí mật, mọc rễ
từ những vụ từ nhiệm, trốn chạy, sợ trách nhiệm mà kẻ thiếu tinh thần trách nhiệm cho là không quan trọng.
“Ngủ thiếp đi bây giờ để thức dậy
sau một trăm năm. Bạn hỡi, không, tôi không phải là kẻ đào ngũ” (Nasim Hikmet)
· Có những trách nhiệm chúng ta có quyền lựa chọn. Có những
công việc chúng ta có quyền nhận hay từ chối. Nói cách khác, chúng ta không thể
không có trách nhiệm song bình thường thì có quyền chọn phương tiện
hành động. Rút cuộc chính những phương tiện hành động cấu tạo nên nội dung cuộc sống hằng ngày.
hành động. Rút cuộc chính những phương tiện hành động cấu tạo nên nội dung cuộc sống hằng ngày.
Có những
công việc chúng ta có quyền không chịu trách nhiệm, chẳng hạn khi thi hành lệnh
cấp trên.
c– Một sự giáo dục tuần tự:
Nhìn vào
tính chất phức tạp của trách nhiệm, tất nhiên rút ra được bài học: giáo dục quả là cần thiết. Người hơn phải hướng
dẫn người kém, tất cả phải lắng nghe lời dạy bảo của Thiên Chúa, Ngài đã bắt
tay thực hiện công cuộc giáo huấn nhân loại.
Thiên
Chúa không miễn cho chúng ta khỏi phải chung sức tìm kiếm, khỏi phải tương thân
tương trợ lẫn nhau. Song phải nhận thức rằng trách nhiệm đúng là một khối nặng
đè trên đôi vai con người, nhất là con người vốn dĩ yếu đuối. Tội lỗi ở xung
quanh chúng ta, làm sai trật những dự định tốt đẹp nhất, ngầm phá hoại những
công cuộc đáng khen nhất. Thế nên Thiên Chúa đến hầu cứu chúng ta khỏi bị đè
bẹp, Ngài đến làm nhẹ bớt chứ không làm cho nặng thêm…
Xin nói thêm rằng sự can thiệp của Thiên Chúa còn đi xa hơn nữa, cho con
người nhìn thấy rõ tầm mức thật của trách nhiệm, để hiểu rằng mình gánh vác một
trách nhiệm có tầm mức vĩnh cửu.
“Chẳng hành vi nào là không quan trọng hay vô nghĩa, tức là
không liên hệ với trách nhiệm của chúng ta và toàn thể trật tự vũ trụ thiêng
liêng “ (Louis Lavelle)
“Con người rất khó
nhận thức được như vậy nếu những cảnh sinh hoạt không cho họ nhận thức về nhân
phẩm của mình cũng như không cho họ đáp ứng sứ mệnh của mình bằng cách hết lòng phục vụ Thiên Chúa và anh em. Bởi lẽ
nhiều khi tự do của con người suy giảm khi lâm cảnh cùng cực và mất giá trị khi
sống quá dễ dãi hoặc khép kín trong một tháp ngà. Trái lại tự do củng cố khi
con người chấp nhận những mối liên kết chẳng thể tránh được trong sinh hoạt xã
hội, khi con người thoả mãn những yêu cầu muôn mặt của tình liên đới nhân loại và dấn thân phục vụ cộng đồng nhân
loại” (Công đồng Vatican II, Giáo Hội
trong thế giới ngày nay 31, 2).
“Viễn tượng độc nhất làm tôi chú ý là viễn tượng tình cảm.
“Hình dáng thành phố
nhà cửa và tốc độ các loại xe mai sau thế nào… là điều chẳng đáng cho tôi quan
tâm. Song điều tôi muốn biết là rồi ra đời sống sẽ thú vị thế nào, sẽ có những
lý do mới mẻ nào cho con người muốn và hành động? Con người sẽ tìm đâu ra can
đảm để sinh tồn?
“Chưa bao giờ người ta nói nhiều về tương lai bằng từ lúc họ
không biết liệu còn có tương lai không.
“Tương lai là
con người.
“Vở kịch sẽ thú
vị hơn song ít ra các diễn viên cũng phải muốn trình diễn”.
(Jean Rostaud. Những băn khoăn của một nhà sinh vật
học)
Kẻ giàu có là
kẻ khờ dại vì không nhận thức mình lệ thuộc
kẻ khác. Họ độc thoại, sử dụng khoảng sáu chục từ những tiếng “tôi” và
“của tôi” trở đi trở lại mười hai lần. Họ quen miệng với những tiếng đó đến nỗi
không còn có khả năng nói “chúng ta” và “của chúng ta” nữa. Họ là nạn nhân của
một chứng ung thư là bệnh suy tôn “cái tôi”, không thấy rằng tài sản tư luôn
luôn bắt nguồn từ tài sản công. Họ phát biểu như thể tự sức cày cấy xây cất kho
vựa. Họ không nghĩ rằng mình thừa hưởng một kho báu vĩ đại gồm toàn bộ tư tưởng
và công lao do những người sống cũng như những người đã chết góp sức tạo nên.
Khi một cá nhân hay một quốc gia không nhận thức được sự lệ thuộc nhau (inter –
dépendance) giữa các con người, giữa các quốc gia trên thế giới, thì một sự
điên khùng thảm hại xuất hiện. (Martin Luther King).
Hiểu theo ý
nghĩa rất thực tế, bất luận cuộc đời nào cũng là một sự tương giao với kẻ khác.
Mọi người bị liên kết trong một mạng lưới hổ tương chẳng thể tránh được, bị
cuốn đi trong một vận mệnh chung. Bất luận sự gì ảnh hưởng trực tiếp đến một cá
nhân cũng ảnh hưởng gián tiếp đến mọi người.
Không bao giờ tôi có thể là một người như tôi nếu bạn không là một người
như bạn có bổn phận phải thành đạt, và không bao giờ bạn có thể thành đạt nếu
tôi không là một người như tôi. (Martin Luther king).
KẾT
Trong một cuộc
phỏng vấn, diễn viên điện ảnh Gérard Phillippe trả lời như sau:
- Trong đầu ông xuất hiện những tư tưởng
nào bắt buộc ông phải suy nghĩ?
- Tôi nghĩ rằng những việc tôi phải làm,
việc nào cũng khẩn trương.
- Trong đời sống, điều gì làm ông ngạc
nhiên?
- Đó là sự ngắn ngủi của đời sống.
Một đoạn kết
không kết thúc song mở ra bốn cuộc thảo luận. Dẫu sao có lẽ kết luận như thế là
đúng nhất.
1. Phi lý có phải là định luật không?
Sống cho phải đạo, sống cho ra
người.
Nếu đó không phải là một thiên chức,
không là một công cuộc lâu bền cần phải xây dựng, không là một mục tiêu phải
đạt cho kỳ được – thì sống làm gì?
Sự phi lý đắng cay nấp sau những câu
an ủi khéo, những bề ngoài dễ thương giả tạo. Bừng tỉnh đâm ra chán nản tuyệt vọng.
Chúng ta tin tưởng rằng đời sống là
một ơn gọi, đường đời có một mục tiêu. Điều chắc chắn là đức tin không giúp
tránh khỏi những giây phút hoang mang lo
sợ. Song đức tin dạy chúng ta hãy dùng những giai đoạn cam go thử thách làm đà bật cho hy vọng bùng lên.
2. Huyền
thoại cho tương lai:
Chúng ta say mê mong đợi tương lai,
đặt tin tưởng vào tương lai.
Mong đợi, tin tưởng như vậy là một thực
tế lành mạnh.Nhưng cái quyến rũ của tương lai
nhiều khi cũng khiến cho người ta chới với. Thật vậy, hễ mong đợi tương lai thì
dễ chùng tay, “ngồi đợi sung rụng”. Tính lười biếng, tật ngại khó ngại khổ thì
thầm bên tai câu chữa mình khôn khéo: “Ngày mai ta sẽ… Ngày mai ta sẽ lãnh
trách nhiệm. Ngày mai ta sẽ chứng tỏ khả năng của mình. Ngày mai ta sẽ thật sự
có lòng bác ái. Hôm nay ta không có trách nhiệm, cứ việc vui chơi thoả thích”.
Không ai có thể đoán được tương lai
nó như thế nào. Chúng ta chớ xiêu lòng, cái gì cũng chờ để ngày mai mới làm,
chớ khoanh tay trông đợi mọi sự ở ngày mai.
Nói với
giới trẻ quá nhiều về tương lai, thậm chí là làm họ quên mất chuẩn bị bản thân
ngõ hầu đối phó với tương lai, như thế là lừa dối họ.
“Điều duy
nhất người ta có thể giết chết, là
tương lai của mình”.
tương lai của mình”.
3. Khẩn thiết phải thức tỉnh:
Đứng trước một đám
cháy, người ta có thể nghĩ đến, trước tiên, mở cuộc điều tra xác định ai chịu
trách nhiệm, sau đó mới tìm cách dập tắt ngọn lửa. Tốt hơn nên chữa cháy trước đã.
trách nhiệm, sau đó mới tìm cách dập tắt ngọn lửa. Tốt hơn nên chữa cháy trước đã.
Trong một thế giới
cuồng loạn, chứng kiến những thảm trạng, những thống khổ, chúng ta có thể đưa
ra những suy tư triết lý, nhưng việc khẩn thiết phải chăng là lập tức bắt tay
vào việc?
“Sống tức là từ từ
sinh ra. Điều quá dễ là vay mượn những tâm hồn đã được chế tạo sẵn” (Saint –
Exupéry).
4. Biết khôi hài:
Phát hiện mình có
rất nhiều trách nhiệm, cho nên nhiều phen sinh ra chán nản. “Nếu thật vậy ta sẽ
chẳng bao giờ tới đích, công việc nặng
quá, rắc rối quá”.
Bệnh chán nản buông xuôi sẽ vô phương cứu chữa nếu phải đơn
phương và tức khắc nhận thức tất cả những trách nhiệm của mình, sẽ hoang mang
không biết phải làm gì để thỏa mãn tất cả những đòi hỏi gắt gao của thiên chức
làm người của chúng ta.
Nhưng khám phá được tính năng động của con người, hiểu được ý nghĩa cao quý của con người, thì luôn phải có thái độ
khiêm nhường nhìn nhận mình đang đi chưa tới đích. Luôn sát cánh với tập thể
anh em ngõ hầu giúp đỡ nhau đảm nhận trách nhiệm.
Nhìn nhận những kém tài kém đức, như vậy là có được tinh
thần tự hào, tự diễu cợt những cái kém cỏi thất bại của mình, vì thế mà không dám quá tự tin. Tin cậy anh em, và đặt trọn
niềm tin vào Thiên Chúa, chỉ có Ngài mới không hề làm cho con người thất vọng.
Hữu dụng hay
hoàn toàn vô dụng
Có tín ngưỡng hay không
tin có Thiên Chúa – Bất cứ ai cũng không thể đứng ngoài cả hai phía. Mọi người
chúng ta được mời gọi tham gia cuộc lữ hành của toàn thể loài người, chậm chạp
nhưng mãnh liệt, đầy bí ẩn. Người Kitô
hữu thì xem đây là một cuộc tiến lên có tính cách cá nhân cũng như cộng đồng,
hướng về Thiên Chúa.
Biết mình mang trong người một chứng ung độc hiểm nghèo, vai
chính trong phim “Sống” do Kurosawa đạo diễn, hiểu rằng đời mình sắp tàn nên
quyết tâm tận dụng ngày giờ còn lại. Tự
sát, rượu chè, giận thân giận đời, trác táng, tìm một bạn tình, tìm lạc thú –
thực chất hư vô của tất cả những lối đào thoát đó hiện lên rất nhanh và rõ nét
trong đời anh. Anh chợt tỉnh ngộ, mình phải làm một việc gì, phải tự đặt cho
mình một trách nhiệm. Bèn dốc nghị lực, tiền của lập một vườn trẻ.
“Nếu vậy, chúng ta phải làm gì?…
Phải hiểu rõ quyền năng do Thiên Chúa ban cho mình, cố gắng
ăn ở xứng đáng với ân huệ của Ngài. Cho chúng ta và cho những anh em sẽ theo
chúng ta, chúng ta phải mong muốn rằng tương lai sẽ tốt đẹp hơn hiện tại.
Tất nhiên tính yếu đuối sẽ cầm chân khiến cho đà tiến chậm
lại. Không chỉ yếu đuối thể xác mà thôi. Tự bản tính, chúng ta cũng là những
người tội lỗi. Đãu ssao, hướng đi đã vạch. Chính vì chúng ta là những sinh linh
vừa cao quý vừa khốn khổ mà Đức Kitô đã xuống thế dạy chúng ta hiểu rõ thiên
chức làm người. (André Tung – “Triển vọng” số
20)
Duy Ân Mai –
Thiên Chức Làm Người
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét