Vấn vương chi một chữ tham
Tham tình tham nghĩa tham mọi điều
Vướng si còn khổ hơn nhiều
Si mê chẳng biết điều gì thiệt hơn
Lòng Sân gây lửa oán hờn
Cả rừng công đức theo dòng mây trôi
Cung lòng thường nhủ lấy mình
Tham sân si từ bỏ cho lòng thảnh thơi.(St)
Tham tình tham nghĩa tham mọi điều
Vướng si còn khổ hơn nhiều
Si mê chẳng biết điều gì thiệt hơn
Lòng Sân gây lửa oán hờn
Cả rừng công đức theo dòng mây trôi
Cung lòng thường nhủ lấy mình
Tham sân si từ bỏ cho lòng thảnh thơi.(St)
Tham
Theo từ điển Phật giáo, tham là lòng
ham muốn, ham hưởng những điều sung sướng như tiền bạc, của cải, nhà cửa, sắc
dục…
lòng ham muốn đó chẳng hề biết chán, càng được thì càng tham. Kẻ tham hay ganh ghét chẳng những thành tựu, sợ sệt những người có thế lực hơn mình, lấy làm sầu khổ khi chẳng đắc chí .
lòng ham muốn đó chẳng hề biết chán, càng được thì càng tham. Kẻ tham hay ganh ghét chẳng những thành tựu, sợ sệt những người có thế lực hơn mình, lấy làm sầu khổ khi chẳng đắc chí .
Vì thế, khi nhìn lại những dòng lịch
sử của nhân loại, ta có thể nhận thấy rằng tất cả những cuộc nội chiến, từ
cuộc nội chiến nhỏ bé trong gia đình, đến cuộc nội chiến trong cộng đoàn tu trì, xứ sở (giai
cấp, chủng tộc, màu da, tôn giáo…) trong một quốc gia, ngay cả cuộc chiến tranh
rộng lớn trên thế giới đều bắt nguồn từ tham vọng và cố chấp của mình. Con
người có tâm thức là bắt mọi người làm theo ý riêng mình, phục tùng mình chứ
mình không muốn hạ cái tôi của mình để phục tùng người khác. Phải chăng, nếu
không hàm hồ thì ai cũng có thể nhận thấy rằng: Tất cả những tai hỏa ở đời này, từ xưa tới nay đều do lòng
tham vô đáy của con người gây ra, đó là sự tham lam khoái lạc, dục vọng, tham
tiền tài, danh vọng, địa vị….Con người muốn quyến luyến với những gì mình muốn
có như tư tưởng, ý kiến riêng, quan niệm chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng của
mình, nên cố gắng làm sao để chiếm đoạt cho bằng được.
Bản chất lòng tham và quyến luyến
của con người đã làm nảy sinh bao nhiêu cuộc xung khắc với tha nhân, để bảo vệ
cái tôi của mình cũng như của cải, danh giá, nhân phẩm, nhân quyền, địa vị, lập
trường của mình và do đó sinh cãi vã, nội chiến, ghen tương, phân bì …
Một khi lòng tham của con người trỗi dậy sẽ
làm cho ta mù quáng không biết đâu là thật, đâu là giả, đâu là trường tồn vĩnh
cửu, đâu là phù vân và cứ thế mà bám trụ những cái mình thấy là vĩnh cửu, trong khi đó là những chuyện vô thường . Theo quan niệm Phật giáo, chính
lòng tham thể hiện qua nhiều cách, đẻ ra tất cả mọi hình thức đau khổ và tính
liên tục của các thực thể. Chính mầm mống xuất hiện của Dukkha nằm ngay ở
dukkha chứ không nằm ở ngoài. Chính tư tưởng đó khiến ta dễ dàng
biến hành động không những cuộc nội chiến nội tâm của chúng ta mà còn là cuộc
ngoại chiến với tha nhân.
Sân
Theo từ điển phật giáo từ sân có ý
nghĩa hết sức nguy hại cho các Phật Tử nói chung và những tu sĩ Phật giáo trên
con đường tiến tới giác ngộ và đó cũng
là bức tường ngăn cách đối thoại với nhau. Sân là cơn giận, lòng giận dữ, bất
bình, nóng nảy, khó chịu vì bị xúc phạm, nhân lòng giận ấy, khiến người ta làm
những chuyện quấy bậy như lòng oán ghét, thù hằn, tìm dịp mà hại kẻ khác. Nguyên nhân của sân là do lòng
tham những gì thuận với mình, còn nghịch với lòng mình thì sinh ra lòng sân,
nghĩa là luôn phòng vệ bảo thủ những thứ mình có và ấm ức loại trừ những thứ
mình ghét hoặc thoả mãn.
Một khi sân hận trỗi dậy, chúng
ta có những tư tưởng sai lạc, phán đoán không lành mạnh nên cho rằng những lúc
gặp gian nan thử thách là do nguyên nhân của ngoại cảnh và cứ thế mà giận dữ
với tha nhân bằng những lời nói thô
bạo, cọc cằn, thiếu văn hoá,
thiếu giáo dục, mất nhân bản, nóng nảy chua cay không có nền tảng, hại người,
hại tha nhân.
Hơn nữa, sân còn làm cho chúng ta lo
sợ về tương lai, lo sợ người khác hơn mình, luôn luôn tìm cách hạ bệ, không
thích kẻ khác sống trong cảnh sung túc, danh vọng. ..đồng thời hối tiếc về
những cơ hội có thể giúp mình thăng tiến về địa vị…cho thoả lòng tham của mình.
Con người có tâm sân, thay vì suy nghĩ và nhìn nhận bằng giây phút hiện tại thì
lại luyến tiếc về quá khứ. Do đó, không thấy được chân tính của mình. Những điều này khi nhìn lại đời
sống đan tu, nếu mình không tập được lòng sân hận của mình thì bao giờ mới sống
kết hợp với Đức Kitô và suốt đời luẩn quẩn trong đau khổ vì phải luôn đề phòng
và nghi ngờ kẻ khác, “suy bụng ta ra bụng
người”, tư tưởng và tâm mình xấu nên cứ nghĩ tâm người cũng xấu như
mình. Những điều này Cha Tổ Phụ cũng nói rất nhiều nhưng hầu như mình chưa áp
dụng được. Đó là tâm sân của mình cứ than
thân trách phận, buồn bực, tỏ lòng buồn sầu, không bằng lòng với bề
trên, với anh em.
Si
Theo từ
điển Phật giáo “si” là ước vọng và hờn giận một cách mù quáng. Nguyên nhân của
tham mê, ước vọng là vì mê muội mù quáng không biết rằng tất cả những gì vô thường là dukkha và cứ như thế mà thản
nhiên cho rằng cái quan niệm, tư tưởng hành vi của mình là đúng là thật nên bắt
người khác phải thực hành y như mình mới được. Chính cái tôi của mình mới là quan
trọng và cứ như thế từ quan niệm sai lầm
này đến quan niệm sai lầm khác và càng
ngày đi sai lý tưởng tu trì. Chính phán
đoán sai lầm có thể gây thiệt hại cho mình và cho tha nhân. Si tâm đó cũng là
một động cơ thúc đẩy dục vọng nung đốt, khiến lòng tham muốn thêm, không bao
giờ biết đủ. Mình không được như ý thì sinh bực bội, giận dữ với anh em, với bề trên….Thân tâm đau khổ,
rồi sinh ra lòng mê muội mù quáng thêm; mê muội mù quáng lại khiến cho lòng
tham nổi dậy và lòng bực tức càng gia
tăng mãi mãi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét