Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

TẾT NAY CON LẠI KHÔNG VỀ...


       Rất lâu ri tôi không có dịp về quê đón tết. Đời công nhân luôn bộn bề với cơm áo gạo tin nên chi biết đón giao tha nơi xứ lạ quê người trong nỗi cô đơn nghèn nghẹn.
       Biết làm sao được. Lại một năm nữa một mình vào ra dãy nhà trọ tối tăm trông v quê cũ trong ba ngày tết mà nghe lòng nhói đau với những vết ca thật sâu trong tâm hôn người con gái  xa quê. Những đòn bánh tét, những xấp bánh phng, những hộp kẹo mút đón xuân lại chơ vơ lạc lõng trong căn phòng trọ. Tôi  lại  khóc rấm rứt  vì nỗi nhớ quê tràn ngập pha lẫn cảm giác tủi thân.
       Biết làm sao được vì tôi cũng là một con người, cũng có  tổ tiên, ông bà, quê hương, xứ sở. Ngày tết bao nguời đoàn tụ gia đình, quây quân bên mâm cơm ấm cúng, còn tôi không xin phụ bán cho các quán ăn thì cũng cố tìm lãng quên ở nhũng chiếc ghế đá công viên nào đó và cu mong cho tết sớm qua đi. Về quê chăng? Tôi sợ cái cảm giác không có đủ tiền mua quà tết v quê, sợ cái nhìn chờ đợi phong bao  xì của mấy đúa em chốn quê nghèo, sợ cả những tờ vé xe mỗi chuyến đi v. vậy là ở lại thành phố để có tin gi về quê cho cả nhà đón tết. Còn tôi thì... mặc kệ.
        Cứ mỗi độ xuân về, tôi nhớ lắm bức tranh quê êm ả với bao món ăn dân dã, đang dần bị lãng quên trong nhịp sống số hôm nay. Nhớ lúc nhỏ, gần tết là xóm tôi nhộn nhịp xay gạo chuẩn bị đổ bánh xèo, mọi nguời vừa xay vừa kể chuyện làng, chuyện xóm, chuyện mùa màng, cưới hỏi, sắm sửa vật dụng trong nhà.
       Xóm quê tôi miệt Sóc Trăng - tết v đâu đâu cũng thấy nhũng liếp phơi bằng tre, bằng da, trên đó đy bánh tráng, bánh phổng đủ loại, đủ màu, tr con thường được phân công coi chừng trở bánh cho khô đều dưới nắng. Vậy là vừa tụ tập đánh đáo, bắn cu li, bông vụ, đánh đũa, nhảy dây, nhảy lò cò... vừa làm nhiệm vụ trở bánh.
     Quê tôi ngoài chuyện tráng bánh tráng, quềt bánh phổng còn làm bánh in nhân đậu xanh, hấp bánh hồng đào, củ cải, gói bánh tét, bánh ít, bánh ú. Ngon và hấp dẫn nhất là bánh nấu với lá cẩm, nước tro. Cạnh đó còn hấp bánh thốt nốt, bánh bí, bánh kèn, sên mút dừa, mút gùng, mút chuối... Dù vất vả, tốn công nhung xóm tôi vẫn còn vài hộ giữ nguyên cái nếp có tự lâu đời là cả nhà cùng đan lát, dệt chiếu. Người cao tuổi vừa hướng dẫn bọn tr đan, dệt, vừa kể chuyện cổ tích về lòng nhân ái, thủy chung, sự trung thực, dũng cảm của con người. Nhiu nhà khác thắt lá dừa trang trí với nhiu hình dáng 12 con giáp rất lạ lẫm và thú vị, đẹp mắt. Thường thì cả xóm ch có một vài ông đ có tay nghề viết thư pháp. Ngày tết mọi người thường tới nhờ ông viết cho vài câu đối đỏ để cầu mong phước, lộc, thọ, tiền tài vô như nước, sức khỏe di dào, gia đình hạnh phúc, con cái ăn học thành đạt.
      Nội tôi thường kể đêm ba mươi,  ông bà tôi thường ra bàn ông thiên đốt nhang khấn vái tổ tiên về phù hộ cho lớp cháu con. Đúng 12 giờ khuya pháo nổ vang đu trên xóm dưới. Nội tôi nói pháo nhà nào nổ giòn hết cả phong thì năm đó mn ăn phát đạt lắm. Sáng mùng một, ông bà tôi ăn mặc chnh t ngôi trước bàn thờ tổ tiên để con cháu chúc phúc, chúc thọ và nhận tiên lì xì tượng trưng...
       Lại một năm nữa sẽ đi qua đời tôi trong cái tết xa nhà. Hương quê ngày xuân cứ luôn thổn thức đeo bám tâm hn tôi không lúc nào quên. Đâu đây cứ văng vẳng tiếng bà tôi kể chuyện đời xưa trong tiếng giã gạo, ngào mút, xay bột, tráng bánh giữa làn gió xuân tràn ngập.
      Có nỗi buồn nào hơn khi phải đón tết xa quê...!
TRIỆU MỸ NGỌC
Báo tuổi trẻ ngày 11/01/2013.
Cuộc thi viết Tết xa quê do báo Tuổi Trẻ tổ chức.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét