Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Phụng vụ là một hành vi mang tính cộng đoàn

Trong đời sống đức tin, người Kitô hữu có một tổ chức vừa có tính trần thế vừa có tính mầu nhiệm, đó là cộng đoàn phụng vụ gồm những người con của Giáo Hội Chúa Kitô. Qua phụng vụ, người Kitô hữu cùng nhau găp gỡ, ca ngợi và cảm tạ Thiên Chúa. Đây là một cuộc gặp gỡ sống động gồm những hữu thể sống với nhau. Vì thế, phụng vụ không phải là một sự hiện diện của một ai riêng tư nào, hoặc là mang tính chất khô cứng nhưng là diễn tả sự hợp nhất giữa những con người cùng một sống trong một đức tin, cùng nhau hướng về một đời sống vĩnh hằng trên trời.

Hiệp Thông Trong Bí Tích Thánh Thể



Trung tâm lịch sử cứu độ là mầu nhiệm Chết và Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô. Thiên Chúa đã hoàn tất chương trình Cứu Độ để giải thoát dân Ngài trong yêu thương và hiệp thông. Các biến c Giáo hội cử hành trong phụng vụ được hiện tại hoá và qua đó Chúa Giêsu hiện diện với chúng ta qua các bí tích. Đặc biệt, Thánh Thể bí tích chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của người kitô hữu.

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

23/09 Thánh Piô ở Pietrelcina (1887-1968)

Thánh Padre Piô tên thật là Francesco Forgione, thuộc một gia đình nông dân ở Pietrelcina, miền nam nước Ý. Ðã hai lần, cha của Francesco phải xa nhà, đi làm việc ở Jamaica, Newyork để nuôi gia đình.

SUY NIỆM 23/9

Lc 8, 16-18

Cổ nhân có câu: “Hữu xạ tự nhiên hương”, và cũng thế, bản chất của ánh sáng là chiếu sáng và lan tỏa ánh sáng. Trong bài TM hôm nay, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn về chiếc đèn để kết thúc dụ ngôn người gieo giống nhằm cho người nghe thấy được sự cần thiết phải thực thi điều mình đã nghe.

KHÁI NIỆM VỀ NHÂN ĐỨC

1/ Định nghĩa nhân đức.
    Aristotle định nghĩa : “Nhân đức là cái đem đến điều tốt cho con người  và làm cho hành động của họ trở nên tốt.” 

NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN

1. Khái niệm về tôn giáo
Tôn thờ là hành vi phụng tự tôn giáo cá nhân hay tập thể mà con người dâng lên TC, là nhân đức nhờ đó con người trả lại cho TC vinh dự thuộc về Người.
     Có hai khái niệm tôn giáo:

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

CÁC LÝ DO TIN CÓ THIÊN CHÚA

Khoa học ngày một phát triển, nên nhận thức của con người cũng cao. Chính vì thế, con người càng tìm cho mình những lời giải đáp mà họ không thể trả lời được. Để rồi họ suy nghĩ thế giới này do đâu mà có và thực sự có Thượng đế không?. Để giải thích vấn đề này ta có những luận chứng sau:

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

NHẤT NGUYÊN, NHỊ NGUYÊN

Có lẽ trong các bài vở triết lý, các bạn thường gặp các từ nhị nguyên (dualism, hai cực) và nhất nguyên (Monism, một cực).
Nhị nguyên là suy nghĩ rằng thế giới gồm những cặp đối nghịch chống nhau thường trực: thiện và ác, ngày và đêm, xấu và đẹp, đúng và sai, Chúa và Satan…
Nhất nguyên là tư tưởng rằng tất cả mọi sự, kể cả những sự hình như đối lập nhau, thật ra chỉ là một. Tư tưởng nhất nguyên mạnh nhất trên thế giới ngày nay là Phật triết: Tất cả mọi điều ta thấy—tốt xấu, đúng sai…–đều là biểu hiện của MỘT bản chất thật gọi là KHÔNG.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

CON KHỈ NHÂN TỪ

Hãy tưới tình thương và đc đ xung hn thù.
Đng bao gi ly gươm giáo tr li vi gươm giáo.
Hãy sng cuc đi chư Pht: T - Bi - H - X.

Đi xưa, có mt con kh ln, sc lc mnh m, trí não thông minh và lòng nhân t ca nó chưa chc người đã bì kp (tin thân ca Đc Pht Thích Ca)nó đi khp c rng cây này, núi n đ cu giúp nhng k gp cơn hon nn.

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Niềm Vui Thỏa Thiêng Liêng (Tin Lành)

Nàng có mọi lý do để cay đắng. Dù tài hoa, Nàng đã bị lãng quên trong nhiều năm. Các giới nhạc kịch nổi tiếng khép lại những danh vị khi nàng thử bước vào. Các nhà phê bình Mỹ quốc quên đi tiếng hát kích động của nàng. Nhiều lần nàng bị từ chối những cơ hội mà nàng dễ dàng thành đạt. Chỉ sau khi trở về từ Âu châu và chiếm được trái tim thính giả Âu châu khó tính, các nhà lãnh tụ dư luận trong nước mới chấp nhận tài năng của nàng.

Chữ Hiếu trong Đạo Phật

Qua Kinh Vu Lan và Kinh Báo Ân Cha Mẹ
Thích Viên Giác



Hiếu thảo với cha mẹ là một đức tính tốt đẹp được mọi người ca tụng, đức tính ấy được coi như một nền tảng cho mọi đức hạnh, là nhân tố quan trọng để xây dựng đời sống hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội.

Chữ Hiếu Trong Cơ đốc Giáo


Nhiều người quan niệm rằng: Đạo Tin Lành là đạo Tây Phương, không thích hợp với người Á Đông, vì không dạy con cái hiếu kính và thờ phụng cha mẹ. Một số người khác thì nghĩ rằng khi một người tin Chúa, người đó sẽ phải lỗi đạo làm con, vì không được phép thờ cúng ông bà cha mẹ. Mới nghe qua, chúng ta thấy những lý luận trên có vẻ đúng.

Chết Vì Niềm Tin

Một sĩ quan quân đội Nga đến gặp một vị mục sư Hungari và xin được nói chuyện riêng với ông. Viên sĩ quan là một chàng trai trẻ, tướng khí hung hãn và dương dương tự đắc trong tư thế của kẻ chiến thắng.
Khi cửa phòng khác đã được đóng lại rồi, viên sĩ quan chỉ cây thánh giá treo trên tường và nói với vị mục sư rằng:
"Ông biết không, cái đó là sự dối trá do các mục sư bày đặt ra để làm mê hoặc giàu dễ dàng kiềm hãm họ trong tình trạng ngu dốt. Bây giờ chỉ có tôi và ông, ông hãy thú nhận với tôi rằng: ông không hề bao giờ tin rằng Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa".
Vị mục sư cười và trả lời rằng:

CHỮ HIẾU THEO KINH THÁNH

Chúng ta đọc Cựu Ước: Trong Mười Điều Răn Chúa, có bảy điều dân Chúa không được làm: chớ kêu tên Chúa vô cớ, chớ giết người, chớ tà dâm, chớ trộm cắp, chớ nói dối, chớ gian dâm, và chớ tham lam. Và có ba điều phải làm: Phải thờ phụng một Chúa, phải giữ ngày lễ nghỉ, và phải thảo hiếu với cha mẹ. Điều răn thứ 4 là điều răn được viết trên hàng đầu tiên của bia đá thứ hai mà Chúa viet cho Môsê trên núi Sinai: “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ như Đức Chúa Thiên Chúa của ngươi đã truyền cho ngươi, để được sống lâu, và để được hạnh phúc trên đất mà Đức Chúa Thiên Chúa ngươi ban cho ngươi” (Đnl 5, 16; Xh 20, 12).

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

ĐẠO CÔNG GIÁO VỚI VẤN ĐỀ MÊ TÍN VÀ TỆ NẠN XÃ HỘI

Tu sĩ Phạm Huy Thông


Có một số người vẫn đồng nhất tôn giáo với mê tín, lạc hậu. Ngay trong cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ do Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành năm 2000 viết : “ Mê tín : Tin một cách mù quáng vào thần thánh, ma quỷ, số mệnh và những điều huyền hoặc” ( tr.628). Thế nhưng, ngày nay nhiều nhà nghiên cứu cho rằng không phải tôn giáo là đồng nhất với mê tín, lạc hậu mặc dù chúng đều tồn tại trên cơ sở niềm tin. GS Đặng Nghiêm Vạn- nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu tôn giáo cho rằng: “Cũng cần thấy niềm tin tôn giáo không phải là niềm tin mê muội cuồng tín, thiếu suy nghĩ… Người tín đồ tôn giáo trước hết là người hiểu một cách “ trí tuệ” điều mình tin, điều mình coi là thiêng liêng. Niềm tin tôn giáo cũng không thể xem là những hiện tượng phản văn hoá, trái với tiến bộ, văn minh” ( 1). Chúng ta có thể xem xét vấn đề này qua trường hợp của đạo Công giáo.

Tin hay mê tín?



Câu chuyện được thuật lại trong sách Samuel quyển I, chương 4, câu 1 đến 11 thật là “khủng khiếp” đối với dân Israel và có lẽ cả với nhiều người Kitô hữu ngày nay nữa.
Chuyện là Israel giao chiến với quân Phi-li-tinh. Họ bại trận. Chừng bốn ngàn người đã bị kẻ địch giết chết tại mặt trận. Trở về nhà, họ bàn luận với nhau về cách phục thù. Các kỳ mục quyết định cho kiệu Hòm Bia Giao Ước của Đức Chúa từ Silô về trại để phục vụ cuộc chiến của họ. Có Chúa ở giữa họ, họ sẽ đè bẹp bất cứ kẻ thù nào!
Khi Hòm Bia xuống trại, “toàn dân Israel phấn khởi đã hò reo vang dội khiến đất rung chuyển”. Nghe tiếng reo hò, người Phi-li-tinh biết là Hòm Bia đã đến trại. Họ bảo nhau: “Một vị thần đã đến trại !” Theo kinh nghiệm, họ biết rằng vị thần này của Israel từng đánh phạt người Ai-cập để cứu dân mình. Nên họ rất sợ hãi.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

sao người Tin Lành Việt Nam có suy nghĩ và lời xúc phạm các tôn giáo khác?

(TĐH: Bài này nói đến vài vấn đề nền tảng của
Tin Lành Việt Nam (đối với văn hóa Việt Nam).
Tin lành và Tin Lành Việt Nam có nhiều điều
tích cực, nhưng không thuộc phạm vi của bài
này. Cho nên các bạn đọc nên nhớ điều đó.)

Tại sao những cố gắng truyền giảng của Tin Lành Việt Nam có hiệu quả rất thấp so với công sức bỏ ra?
Tác giả Lê Anh Dũng