Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

CÁC LÝ DO TIN CÓ THIÊN CHÚA

Khoa học ngày một phát triển, nên nhận thức của con người cũng cao. Chính vì thế, con người càng tìm cho mình những lời giải đáp mà họ không thể trả lời được. Để rồi họ suy nghĩ thế giới này do đâu mà có và thực sự có Thượng đế không?. Để giải thích vấn đề này ta có những luận chứng sau:
        1/ Luận chứng hữu thể học: Dựa theo quan điểm của St Anselm để chứng minh có Thiên Chúa, theo hai hình thức: Hình thức một: St Anselm xây dựng hai hữu thể. Một hữu thể hiện diện trong tâm trí và một hữu thể hiện diện trong thực tế. Nếu hữu thể hoàn hảo nhất có thể quan niệm được chỉ hiện diện trong tâm trí mà thôi thì ta gặp phải mâu thuẫn là hiện hữu mà ta có thể quan niệm được một hữu thể hoàn hảo hơn, vừa hiện diện trong tâm trí, lại vừa hiện diện trong thực tế. Cái trung gian đó chỉ có nơi Thiên Chúa. Theo hình thức thứ hai: Với hình thức này Ngài không chỉ nhắm đến sự hiện hữu của Thiên Chúa mà Ngài còn nhắm đến việc Thiên Chúa tất yếu phải hiện hữu một cách độc nhất vô nhị. Để một hữu thể thực sự là vì đại và không có hữu thể nào vĩ đại hơn. Hiện hữu vĩ đại đó chỉ có ở nơi Thiên Chúa. Để rõ hơn về điều này ta lấy một ví dụ: Một tam giác mà không có thuộc tính của nó là tổng các góc bằng hai góc vuông thì không phải là tam giác. Cũng vậy, Thiên Chúa mà không hiện hữu thì không phải là Thiên Chúa. Điểm khác biệt quan trọng là đối với một tam giác, chúng ta không thể nào suy ra là có tam giác hiện hữu hay không, vì hiện hữu không thuộc về tam giác tính. Nhưng đối với hữu thể tuyệt đối hoàn hảo, chúng ta có thể suy ra rằng Ngài hiện hữu, vì hiện hữu là thuộc tính tất yếu của Ngài, không có thuộc tính này thì Ngài không còn là hiện hữu tuyệt đối hoàn hảo.
        2/ Luận Chứng Nguyên Nhân Đệ Nhất Và Vũ Trụ Luận. Luận chứng này do St Toma khai triển. Khác với luận chứng hữu thể học theo quan điểm của St Anselm. Theo St Toma thì mọi sự xẩy ra đều có một nguyện nhân, nguyên nhân này đến lượt mình lại có một nguyên nhân khác và cứ như thế ta sẽ ngược lại quá trình nhân quả. Qúa trình đó hoặc là vô hạn định hoặc phải có một điểm khới đầu gọi là nguyên nhân đệ nhất. Mọi sự trong thế giới chung quanh ta đều là bất tất, nghĩa là mỗi một sự vật trong đó nhẽ ra đã không hiện hữu hoặc nhẽ ra đã hiện hữu một cách khác. St Toma lập luận rằng: nếu như mọi sự đều là bất tất, thì phải có lúc nào đó không có gì hiện hữu. Trong trường hợp như thế, không có gì có thể xuất hiện để mà hiện hữu, vì không có một tác nhân nào cả. Đã có sự hiện hữu nên phải có một hiện hữu nào đó không phải là bất tất. Hiện hữu không phải là bất tất đó chính là Thiên Chúa. Ví dụ như: Con có mặt ở đây là nhờ Cha mẹ con, Cha mẹ con có là nhờ Ông bà nội ngoại và Ông bà nội ngoài có là nhờ ông bà cố tổ và cứ như thế đi đên cái cuối cùng thì cũng phải có một ai đó tạo nên cái căn nguyên này. Căn nguyên đầu tiên này chính là Thiên Chúa.
        3/ Luận Chứng Viễn Đích. Đây là luận chứng phù hợp với mọi tầng lớp. Ai cũng có thể hiểu vì theo luận chứng này mọi sự hiện hữu trên trái đất này không phải là chuyện ngẫu nhiên nhưng là có một ai đó sắp đặt và làm cho vật đó hiện hữu. Mọi vậy hoạt động theo quy trình không phải là tự có mà phải có một nguyên nhân làm cho vật đó hoạt động như vậy. Người đó chính là Thiên Chúa.
        4/ Luận Chứng Luân Lý. Theo hai hình thức. Luận chứng một suy diễn từ quy luật luân lý khách quan để đi tới một Đấng Lập Hữu hay từ tính khách quan của giá trị đạo đức nói chung để đi tới một nền tảng siêu việt các giá trị hoặc từ sự kiện có lương tâm để đi tới một Thiên Chúa mà lương tâm chính là “tiếng nói” của Ngài. Ví dụ: Khi ta phạm tội là lúc ta đi ngược lại với lương tâm của ta và ta cảm thấy xấu hổ, lo lắng. Điều này có nghĩa là trong thâm tâm của ta nghĩ rằng có một Đấng sẽ phạt những lỗi lầm của ta. Chính vì vậy trong cảm thức của con người có lương tâm và lương tâm này luôn hướng đến một Đấng Siêu Nhiên và Thần Linh. Luận chứng thứ hai quả quyết rằng hễ ai nghiêm túc tôn trọng các giá trị đạo đức, coi những giá trị đó có tính cách bó buộc thì phải ngầm tin rằng có một cội nguồn và nền tảng cho những giá trị này. Các tôn giáo gọi giá trị này chính là Thiên Chúa. Trong cuộc sống con người chúng ta có hai thứ luật đó là luật tự nhiên và luật lương tâm. Hai thứ luật này bổ trợ cho nhau để tạo nên một cuộc sống hạnh phúc. Khi ta làm những điều sai trái thì chính lương tâm ta bị cắn rứt và ta sống một cuộc sống kéo theo nhiều thảm hại.
        5/ Lý chứng từ những biến cố và kinh nghiệm đặc biệt. Trong cuộc sống hiện tại của con người, có biết bao những biến cố lạ xẩy ra mà con người không thể lý giải được. Điều này càng xác tín hơn khi một ai đó đi chữa về được khỏi thì càng làm cho họ xác tin hơn là nơi đó có phép lạ thật. Khi được chứng kiến hay những thị kiến bất kì ai thì kể cả người hoài nghi cũng phải tin có Thiên Chúa.
        6/ Xác Suất và Lý Chứng Hữu Thần. Trong con người luân có sự dằng giữa thiện và ác, tin và không tin. Những sự dằng co đó rồi cũng phải tìm đến một điểm cuối cùng là chỉ được chọn một.Theo David Hume khi bàn về lý luận loại suy, nhận định rằng không thể có sự mâu thuẫn của một con người lúc tin lúc không được mà chỉ được quyền chọn một. Ta biết rằng có nhiều vũ trụ và nếu chúng ta nói thêm rằng chúng ta biết một nửa số vũ trụ đó là do Thiên Chúa tạo nên còn nửa kia thì không, thì ta có thể diễn dịch xác suất của vũ trụ chúng ta là do Thiên Chúa dựng nên là một phần hai. Tuy nhiên, khi nói “vũ trụ” là ta đang nói đến toàn bộ những gì hiện hữu chỉ trừ Đấng tạo hóa. Nên ta không thể lập luận theo kiểu “xác suất” được.
        Qua những lý chứng trên, ta nhận thấy tất cả mọi hoạt đồng không phải là tự có mà phải có một nguyên nhân tác thành nên nó và nguyên nhân cuối cùng này giúp cho mọi vật hoạt động. Đó chính là Thiên Chúa. Qua đó, Ta không nên có tham vọng dùng lý trí, toán học hay khoa học để quán triệt về Thiên Chúa, vì đây là phạm vi đức tin, siêu hình. Một Thiên Chúa mà dùng lý trí, khoa học có thể phân tích và chứng minh được như những thực tại khác thì đâu còn là Thiên Chúa nữa. Màu nhiệm về Thiên Chúa, về đức tin luôn có một phần mà lý trí không thể đạt tới. Những gì lý trí đạt được chỉ có tính cách loại suy. Phần mà lý trí không đạt tới gọi là phần mở lối cho đức tin.
        Trước những lý chứng về Thiên Chúa hiện hữu, con người được kêu mời tự do chấp nhận hay khước từ. Quyết định này tùy thuộc vào lòng mến, sự khao khát tìm kiếm, lời cầu xin và thiện chí của con người. Như lời Chúa nói: “ lạy cha, cha đã dấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều đó, nhưng cha lại mặc khải cho những kẻ hèn mọn, vì ý Cha muôn như vậy ” (Mt 11, 25-26). Cũng vậy , khi ta nhìn mọi cảnh vật thiên nhiên thật bao la hùng vĩ, muôn tinh tú trên trời cho ta suy đoán chắc chắn về một Đấng vô cùng thông minh, quyền năng, là nguồn gốc và cùng đích của vũ trụ. Như Diderot nói: Mắt và cánh của một con bướm đủ đánh đổ một nhà thần học. Cũng như Thanh Augustino nói: Vẻ đẹp của vạn vật là một lời tuyên xưng. Những cái đẹp này đều chịu sự thay đổi, vậy thì ai đã làm nên những vẻ đẹp này, nếu không phải là Đấng Đẹp Tuyệt Đối, không chịu sự thay đổi.
        Nhìn mọi vật xung quanh và nhìn vào chính bản thân ta. Hết thảy mọi sự đều có lúc sinh ra và có lúc tan biến hay chết đi. Vậy nếu như ta tự có nguồn sống, thì ta phải bất diệt và tồn tại mãi. Nhưng thực tế có ai sống được mãi đấu. Tất cả đều phải chết. Điều này chứng tỏ sự sống không ở trong ta nhưng ở nơi một Đấng khác. Đấng ấy chính là sự sống vĩnh cửu. Tất cả mọi sự không phải ngẫu nhiên mà có nhưng phải có một Đấng tạo thành.
        Con người không bao giờ tìm thấy những thỏa mãn hay những khát vọng nơi những thực tại trần thế. Chỉ có nơi Thiên Chúa con người mới tìm thấy chân lý tuyệt đối và hạnh phúc mà thôi. Nơi con người có sự rộng mở, biết đón nhận những cái đẹp, cảm thức về điều thiện luân lý, có ý thức về tự do và có lương tâm. Đó chính là dấu hiệu và mần sống vĩnh cửu mà con người mang trong mình mà không chỉ đơn giảm là vật chất mà thôi. Linh hồn con người chỉ có thể có nguồn gốc nơi Thiên Chúa. Con người là sinh vật có lý tính. Nghĩa là mỗi hành vi của nó đều được hướng dẫn và phê phán do một quy luật tự nhiên đã được nghi khắc trong tâm hồn. Gọi là lương tâm hay quy luật đạo lý. Chính vì vậy, mọi hành vi và hành động của tôi chính là lương tâm tôi đánh giá chứ không phải người khác đánh giá về tôi. Tôn giáo và xã hội không đặt ra luật đó, vì nó có trước cả tôn giáo và xã hội. Cho nên tất cả những đặc tính của luật đều phải được đặt trên nền tảng trên sự Thiện Tuyệt Đối, ý muốn của Ngài là điểm quy chiếu mọi sự. Đấng ấy chính là Thiên Chúa.
Tài liệu tham khảo:
1.   John Hick, Triết học tôn giáo, Dịch giả: Nguyễn Thiên Phước.
2.   Anphong Nguyễn Công Vinh, Tìm Về Sự Thật.
                                                         Ant Công Chính

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét