Trung tâm lịch sử cứu độ là mầu nhiệm Chết
và Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô. Thiên
Chúa đã hoàn tất
chương trình Cứu Độ để giải thoát dân Ngài trong yêu thương và hiệp thông. Các biến cố Giáo hội cử hành trong phụng vụ được hiện tại hoá và qua đó Chúa Giêsu hiện diện với chúng ta qua các bí tích. Đặc biệt, Thánh Thể là bí tích chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của người kitô hữu.
Sống trọn vẹn bí tích Thánh Thể là chúng ta được Hiệp Thông với Thiên Chúa và anh chị em đồng loại trong của ăn thiêng liêng, đó là Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô.
Hiến chế Lumen Gentium đã khẳng
định rằng, bí tích
Thánh Thể là “nguồn mạch và chóp đỉnh của toàn bộ cuộc sống Kitô giáo”[1]. Hơn nữa, dựa vào giáo huấn của Công Đồng
Vatican II, Thánh Bộ Phụng Tự cũng nêu lên rằng bí tích Thánh Thể biểu thị và thực hiện mầu nhiệm Hiệp
Thông của Giáo hội:
Thánh thể biểu thị và thực
hiện sự Hiệp Thông vào sự sông của Thiên Chúa và sự
hiệp
nhất của dân Chúa, nhờ hai điều này mà Giáo Hội là Giáo Hội. Nơi Thánh Thể
ta tìm thấy đỉnh cao hành động của Thiên Chúa, qua đó Ngài Thánh hoá thế giới
trong Chúa Kitô, và đỉnh cao hành động phụng tự mà trong Chúa Thánh Thần con
người dâng lên Chúa Kitô và qua Ngài dâng lên Chúa Cha[2].
Nhận thức tầm mức quan trọng của sự Hiệp
Thông trong bí tích Thánh Thể nơi Giáo
Hội, chúng ta cùng tìm hiểu nguồn gốc bí tích Thánh Thể và ý nghĩa hiệp
thông.
1/ Chúa
Giêsu lập bí tích Thánh Thể
Các nhà thần học đã dựa vào Thánh Kinh để
khẳng định Chúa Giêsu đã lập bí tích
Thánh Thể. Trong Tin Mừng Nhất Lãm[3] và trong
thư của Thánh Phaolô[4], các
tác giả đã tường thuật việc Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể, riêng thánh Gioan
thì kể lại các lời
của Chúa Giêsu chuẩn bị cho việc lập Bí tích này tại hội đường Caphamaum[5].
Sách GLHTCG dựa theo quan điểm của Tin Mừng Nhất Lãm để nhấn mạnh nơi chốn Chúa Giêsu lập bí
tích này, đồng thời nhấn mạnh tới tiệc ly là bữa tiệc cử hành lễ vượt qua trước ngày đại lễ
của người Do Thái. Chúa Giêsu đã lập bí tích Thánh Thể vào ngày chuẩn bị lễ Vượt Qua. Sự kiện này
đánh dấu một bước ngoặt mới trong công trình cứu độ của Thiên Chúa và đem lại
ý nghĩa cuối cùng cho lễ
Vượt Qua của người Do Thái[6]. Khi cử
hành bí tích Thánh Thể là Giáo Hội đang hiện tại hoá mầu nhiệm Chết và Phục Sinh của Chúa Kitô, và nhờ đó chúng
ta được hiệp thông và được cứu độ trong Chúa Kitô.
Về Thánh Truyền, các nguồn
tài liệu cho thấy
một lập trường kiên vững của các thế hệ thời các Tông đồ và tin rằng Chúa Giêsu đã lập bí tích Thánh Thể và chứng thực
là nhiệm tích ấy đã được
diễn lại một cách liên tục sau
đó[7]. Ngoài những
chứng từ trong Thánh Kinh, nguồn tài liệu đáng tin cậy mà Giáo hội ngày nay trân
trọng, đó là thế giá của các Giáo Phụ
thời sơ khai. Trong
các vị ấy, chúng ta cần lưu tâm tới đến các tác giả Didachè (cuối thế kỷ I), thánh Ignace d’Antioche, thánh Justin, thánh Iréné vào đầu thế kỷ
thứ II. Trong những
nguồn tài liệu của các ngài
đều cho ta cái nhìn nhiệm cục và
việc
cao trọng là Chúa
Giêsu lập bí tích Thánh
Thể.
Qua những diễn tiến trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu cùng dùng bữa tối với các môn đệ trong đêm lễ vượt Qua
của người Do Thái. Ngài đã chấm dứt lễ vượt Qua cũ, khai mở cuộc Vượt Qua mới,
chính là cuộc vượt Qua từ cái chết đến
Phục Sinh vinh hiển của
Ngài. Ngài muốn tiệc vượt
qua này được tái diễn
và tồn tại cho đến ngày Ngài
quang lâm, nên mới
truyền cho các môn đệ rằng: “các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (Lc 22,19tt). Quả thật, đây là lệnh
Chúa Giêsu truyền cho các Tông Đồ phải thực hiện và truyền lại cho các thế hệ.
Nhờ đó mọi thế hệ đều được
sống nhờ của ăn thiêng liêng mà Ngài để lại nuôi
sống linh hồn chúng ta cho tới khi
Chúa Giêsu trở lại trong
vinh quang bất diệt. Những cử chỉ
như là bẻ bánh, rót rượu, rửa chân vv...
là những việc
làm rất gần với đời thường. Chính nhờ những việc làm ấy của Chúa Giêsu đã
có sức biến đổi cuộc sống
chúng ta. Vì bí tích chỉ thực sự là bí tích, khi bí tích ấy biến đổi cuộc đời của nguời
tham dự trong tương quan hiệp thông với Chúa và với tha nhân. Tham dự bí tích Thánh Thể mà
không biết chia sẻ cuộc
sống cho tha nhân như Chúa Giêsu đã
chia sẻ hết cho ta, thì
ta vẫn chưa tham dự, chưa sống bí tích đó[8].
2/ Bữa
Tiệc Tình Yêu - Sự
Hiệp Thông
Bí tích Thánh Thể là trung tâm điểm để từ
đó mọi mối liên hệ khác được hình thành
nhờ các thành phần Hiệp Thông với nhau. Vì yêu thương nhân loại mà Chúa Giêsu Kitô đã xuống thế làm người
và tạo nên mối tương quan mật thiết giữa mọi người với nhau. Đặc biệt qua bí tích
Thánh Thể sỢi dây yêu thương được
thể hiện cách rõ nét hơn
nhờ có sự Hiệp Thông với nhau.
Chính vì thế Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI trong bài nói chuyện với các
đức Hồng Y sau
thánh lễ buổi sáng ngày 20-4-2005 đã nhấn mạnh:
“Bí tích Thánh Thể làm
cho Chúa Giêsu Phục Sinh luôn hiện diện và ban tặng
chính
mình cho chúng ta, trong khi mời gọi chúng ta đến tham dự Bàn Tiệc Mình
và Máu Thánh Ngài. Sự kết hiệp trọn vẹn với Chúa Giêsu Thánh Thể làm nảy
sinh ra đặc tính của đời sông Giáo Hội: đây là sự Hiệp Thông giữa các tín hữu,
là sự quyết tâm rao giảng và làm chứng cho Tin Mừng, là lòng nhiệt thành trong
các công việc Bác Ái đốỉ với mọi người, nhất là những người nghèo khó và bé
mọn.”[9].
Sợi dây hiệp thông tình yêu Thánh Thể đã liên kết Chúa Kitô với mỗi người
chúng ta, và giữa
chúng ta với nhau. Hơn nữa, bí tích Thánh Thể, là bí tích tình yêu và hiệp nhất cũng mời gọi và nhấn mạnh đến bổn
phận thờ phượng Chúa trong ngày Chúa Nhật, ngày kỷ niệm Chúa Giêsu Kitô Phục
Sinh. Do
đó Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng
đã nhấn mạnh rằng:
Sự cổ động đặc biệt hữu
hiệu cho sự Hiệp nhất, đặc điểm của bí tích Thánh
Thể,
là một trong những lý do của tầm quan trọng thánh lễ Chúa Nhật, về phương
diện này và vì những lý do, đã khiến cho việc đi lễ ngày Chúa nhật trở nên
cần thiết cho đời sông Giáo Hội và của các tín hữu, tôi đã bàn rất nhiều trong
Tông Thư “Ngày của Chúa” (Dies Domini) về sự Thánh Hoá ngày Chúa Nhật[10].
Khi đề cập đến tầm quan trọng của bí tích
Thánh Thể, thánh Phaolô đã viết
cho tín hữu Côrintô rằng: “Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ
Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Ki-tô ư? Và khi ta cùng bẻ
Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao? Bởi vì chỉ có một
tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người,
chúng ta cũng chỉ là một thân thể” (1
Cr 10,16-17).
Mỗi khi chúng ta tham dự thánh lễ, lời Chủ Tế đọc trong Kinh
Nguyện Thánh Thể
III đã nhắc cho mỗi người ý thức rằng: ''Khi chúng con được Mình và Máu Con Cha nuôi dưỡng và được tràn đầy Thánh
Thần của Ngài, xin cho chúng
con được trở nên cùng một
thân thể và một tinh thần trong Chúa Kitô”[11].
Sự hiệp nhất đặc biệt được
biểu lộ khi chúng
ta cùng đứng lên đồng thời cùng lặp lại lời Chúa Giêsu đã dạy rằng: “Lạỵ Cha Chúng Con ở Trên Trời...”[12], sau đó mọi người cùng chúc bình
an cho nhau, biểu lộ sự hòa
hợp yêu thương trước khi cùng chung
nhau chia sẻ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Người kitô hữu đã sống và thực hiện lời dạy
của Chúa Giêsu để cùng hiệp thông, và biểu lộ tình yêu qua bí tích Thánh Thể mà
cụ thể hơn là trong thánh lễ. Điều này cần được kéo dài và mang vào đời sống của mình nơi bổn phận đời thường
của mỗi
người. Có làm được như thế thì sự hiện diện
của Chúa Kitô qua bí tích Thánh Thể mới có ý nghĩa thật sự cho đời sống của người
kitô hữu.
3/ Cử hành là hiệp thông
Bí tích Thánh Thể là bí tích của sự hiệp
thông. Một mặt, nó diễn tả chiều kích hiệp thông vô hình, chiều kích này nối kết
con người với Chúa Cha và con người với nhau trong Đức Giêsu qua tác động của
Chúa Thánh Thần. Sự hiệp thông vô hình đòi hỏi đời sống ân sủng và việc thực
hành những nhân đức tin, cậy, mến. Trong chiều kích này, sách
Giáo Lý Công Giáo đã xác định lại một cách đúng đắn rằng: “Ai biết mình đang mắc
tội trọng, phải lãnh nhận bí tích Hoà giải trước khi đến rước lễ”[13].
Và, Đức Gioan Phaolô II, trong thông điệp Ecclesia De Eucharistia cũng nhắc lại
điểm căn bản đó:
Tôi ước muốn nói lại rằng
quy luật này vẫn còn và sẽ còn giá trị mãi trong Giáo hội, quy luật mà Công đồng
Trento đã áp dụng cụ thể lời khuyến cáo nghiêm khắc của tông đồ Phaolô khi khẳng
định rằng, để có thể rước lễ cách xứng đáng “nếu ai biết mình đang ở trong tình
trạng tội trọng, thì phải đi xưng thú tội mình trước đã”[14] (1Cr 11,28).
Mặt khác, trong chiều kích hữu hình, Bí
tích Thánh Thể đòi hỏi sự hiệp thông trong giáo huấn của các Tông đồ, trong các
bí tích và trong phẩm trật. Chỉ trong bối cảnh này, việc cử hành Thánh Thể mới
hợp pháp và sự tham dự đích thực vào bí tích này. Công đồng Vatican II nói đến
sự hiệp thông hữu hình cách trọn vẹn như sau:
Những người được gia nhập
hoàn toàn vào cộng đoàn Giáo hội là những ai lãnh nhận Thánh Thần của Đức Kitô,
chấp nhận trọn vẹn tổ chức và tất cả những phương thế cứu rỗi đã được Giáo hội
thiết lập, và nhờ những mối dây liên hệ do việc tuyên xưng đức tin, các bí
tích, việc cai quản và sự hiệp thông của Giáo hội, họ liên kết với Đức Kitô
trong tổ chức hữu hình mà Người điều khiển nhờ Đức Giáo Hoàng và các Giám mục[15].
Quả thật, cử hành Thánh Thể là cử hành mầu nhiệm hiệp thông.
Sự hiệp thông ấy luôn luôn mang hai chiều kích, chiều dọc và chiều ngang, không
tách biệt nhau. Bởi vì, “Ở đâu mất sự hiệp thông với Chúa, nghĩa là hiệp thống
với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, thì nguồn gốc và nguồn mạch cho sự
hiệp thông của chúng ta với người khác cũng tiêu tan. Và ở đâu chúng ta không sống
hiệp thông với nhau, thì sự hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi cũng mất sinh khí
và vô thực.”[16]
Do đó, khi đón nhận Thánh Thể, có một sự hiệp thông sâu xa
giữa con người với Thiên Chúa, giữa con người với nhau, vì đây không phải là những
chi thể cá biệt nhưng là những chi thể trong cùng một thân thể thống nhất của
Giáo hội mà Đức Giêsu là Đầu: “Bánh và rượu tạo nên mối hiệp thông với Đấng vừa
là Thiên Chúa, vừa là con người đã được hiến tế vì chúng ta, và mối hiệp thông
đó khai triển ra sẽ kết thành niềm thông hiệp giữa người với người.”[17]
Và, cho nên “Ai sống trong mối thống nhất của thân thể Đức Kitô, thì kẻ đó là một
chi thể trong các chi thể của thân thể Người, và bí tích thân thể của Người thường
được các tín hữu lãnh nhận khi họ rước lễ nơi bàn thánh.”[18]
4/ Hiện
Diện - Mầu
Nhiệm Hiệp Thông
Khi tìm hiểu mầu nhiệm của sự hiện diện,
chúng ta biết rằng bí tích Thánh Thể là bí tích Hiệp Thông
tuyệt hảo. Thánh
lễ là sự Hiệp Thông giữa Chúa Giêsu Kitô với
toàn thể nhân loại từ con người đến mọi loài thọ tạo. Chỉ có một lễ hy sinh vượt qua
duy nhất của Chúa Kitô, nhờ tác động của Chúa Thánh Thần mới có thể hiện tại hoá của
lễ hy sinh ấy cho toàn thể cộng đoàn. Quả thật, mỗi bí tích đều giúp chúng ta hiện diện và tham dự vào ơn cứu độ do Chúa
Giêsu mang lại. Đối với bí tích Thánh Thể thì chúng ta được Hiệp Thông với Chúa Giêsu cách
đặc biệt hơn. Chúa Kitô hiện
diện với Hội Thánh một cách sinh động trong hình bánh và rượu để làm của ăn nuôi sống linh hồn con người. Cho nên, việc rước Mình Máu Thánh Chúa
Kitô là của ăn trong bữa tiệc, nhờ đó
chúng ta có thể Hiệp Thông và hiện diện với Giáo Hội một cách đặc biệt. Chính vì thế mà ta gọi
thánh lễ là bí tích Hiệp Thông tuyệt hảo trong sự hiện diện của Chúa Kitô và mọi người. Khi đề
cập đến sự hiện diện, Công đồng Vatican II đã diễn tả những cách thức khác nhau
mà Chúa Giêsu đã sử dụng để hiện diện thật sự trong Giáo hội[19].
Phụng vụ của Giáo hội giúp ta hiểu được ý nghĩa của sự hiện diện thật sự mà
Chúa Giêsu muốn dùng để đồng hành với Giáo hội trên đường lữ thứ trần gian. Và
bí tích Thánh Thể thật sự diễn tả sự hiện diện của Ngài với Giáo hội. Mọi người
có được điều kiện gần gũi với Ngài một cách dễ dàng. Mỗi lần rước lễ là mỗi lần
chúng ta được Chúa hiện diện và đồng hành với chúng ta trong đời sống. Không có
một cách thức nào hiện diện một cách hoàn hảo hơn bí tích Thánh Thể, như thánh
Tôma đã nói: Thánh Thể là “sự hoàn hảo của đời sống thiêng liêng và là cứu cánh
của tất cả các bí tích khác phải hướng về.[20]
Như thế, sự hiện
diện của Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể là điều cốt yếu của phụng vụ Giáo hội.
Sự hiện diện này đề cập đến niềm tin và sự đáp trả của người tín hữu một cách
sâu xa hơn. Chúa Kitô thật sự đến ở giữa chúng ta và tạo nên mối liên hệ sống động
trong Thánh Thể. Sự hiệp thông giữa Ngài với chúng ta và chúng ta với nhau được
liên tục nhờ sự tái hiện của bí tích Thánh Thể. Sự hiện diện của Chúa Giêsu là
thể hiện tình yêu thương của Thiên Chúa để con người cảm nhận được tình yêu đó
và đáp trả trong cuộc sống hàng ngày. Kết hiệp với Thánh Thể giúp tín hữu có được
tình hiệp thông với Chúa và với Giáo hội. Thánh Thể liên kết mọi người tín hữu
cách trọn vẹn trong thân hình mầu nhiệm Chúa Kitô và từ đó, mỗi người múc lấy
ân sủng thánh hóa và sức sống cứu độ.
NVT.
[1] LG, số
11.
[2] Eucharisticum Mysterium, số 59.
[3] Xc. Mt 26,17-29; Mc 14,12-25;
Lc 22,7-22.
[4] Xc. 1 Cr 11,23-26.
[5] Xc. Ga 6.
[6] Xc. GLHTCG, số 1340.
[7] Fr.
Joachim Nguyễn Văn Liêm, OP, Giải Thích Thần Học Mầu nhiệm Thánh Thể, lưu hành nội bộ, 1996, tr.45.
[8] Xc. Theodule Rey – Mermet, CSsR, người dịch: Lm. Đa
minh Nguyễn Đức Thông, CSsR, Sống Đức Tin Trong Các Bí Tích, tr.124.
[9]
http://www.kinhthanhvn.org/viewItem.jhtml?itemId=1619.
[10] http://www.nguoitinhuu.com/chiase/linhtinh/bitichtinhyeuhiepnhat.html.
[11] Sách
Lễ Rôma, Kinh Tạ ơn III, tr. 495.
[12] sách
Lễ Rôma, Nghi Thức Hiệp Lễ, tr. 506.
[13] GLHTCG, số 1385.
[14] Ecclesia de Eucharistica, số 36.
[15] LG, số 14.
[16] Sacramentum Caritatis, số 76.
[17] Bearbeitet von Gunter Koch, Bí
Tích Học Qua Các Tác Giả, (Verglag Styria, Graz. Wien, Kohn, 1991), tr.393.
[18] Ibid., tr.379.
[19] Xc. LG, số 48.
[20] ST. III, 73,3.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét