Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

CON ĐƯỜNG TÔI CHỌN



Lâu lắm rồi, bầu trời lại đổ cơn mưa và thêm vào đó là không khí se lạnh. Hôm nay thi môn cuối cùng của đời sinh viên. Thế là xong, tôi lại bước đi trên con đường quen thuộc này một cách chậm rãi và suy nghĩ về những ngày sắp tới.


Ai cũng vậy dù không có quyền chọn lựa cha mẹ mình là ai, chọn nơi mình sinh ra thế nào, nhưng sống thế nào và đi con đường như thế nào thì lại nằm trong sự chọn lựa của chính bản thân mình.

Có đứa em nói với mình: em học hết lớp 9 thôi anh ah, rồi đi làm ở nhà, sau đó lấy chồng. Nhưng người khác nói ai chứ tau là phải học để lấy cái bằng cấp 3, sau đó đi làm công ty sẽ sướng hơn. Còn những đứa khác nói học làm chi cho lắm anh hey; học lắm có thấy ai giàu mô mồ, trước sau chi cũng kiếm tiền, chi bằng giờ có sức khỏe đi làm nước ngoài sau này sẽ giàu hơn.........
Những suy ngĩ đó không ai đánh giá là sai cả; mỗi người chọn một con đường đi cho riêng mình và khi đã chọn rồi thì phải thay đổi cách sống sao cho phù hợp với những gì đã chọn lựa và phải biết chấp nhận kết quả mà bản thân đã chọn.

Đó là ý của mỗi người, riêng bản thân tôi cũng có chọn lựa riêng con đường đi đã định hình từ khi biết nhận thức được rằng cuộc sống này là những lựa chọn. Năm cấp môt, hai,ba chọn lựa cho bản thân một con đường riêng đó là con dường dấn thân phục vụ vì lý tưởng, niềm tin, tình yêu… Nhưng đó là những lúc chưa bước vào vòng xoáy xô đẩy của cuộc đời, nơi mà trăm nghìn cạm bẫy đang bủa vây lấy lý tưởng trong sáng của tôi. Để có thể thực hiện lý tưởng đó, tôi bắt buộc phải tiếp tục đi học và ngưỡng cửa cao đẳng đã rộng mở đón chào tôi.
Bắt đầu cho lý tưởng, đó là cuộc sống những ngày xa nhà với nhiều nỗi lo; nào là tiền tháng này mẹ cho phải tiêu thế nào cho đủ, tuần ni có nên về nhà không, đi đá bóng ở đâu thì đỡ mất tiền, phải kiếm việc làm thêm để mua đôi giày đá bong và còn tìm chơi game chi cho vui mà không tốn tiền nhưng tinh thần giải trí phải cao...vv.

Nhưng điều lo lắng nhất là làm sao đến nhà thờ được nhiều nhất để ơn gọi không bị lung lay. Vậy mà nhờ ơn chúa, mọi khó khăn toan tính đều được ơn trên nên bình yên trôi theo thời gian một cách tốt đẹp.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua một cách bình yên đến lạ kì, cho đến khi xa nhà năm thứ ba thì trong tôi có một sự rung động, mà bắt nguồn từ một cuốn truyện ngắn "vợ ơi anh biết lỗi rồi" từ một người con gái gửi cho. Cảm xúc người này mang lại nhiều biết bao nhiêu, đó cũng là người con gái đầu tiên mang lại cho tôi cảm giác như vậy. Khoảng thời gian này lặng lẽ trôi với nhiều kỷ niệm vui buồn lẫn lộn nhưng biết rằng mọi chuyện sẽ thay đổi theo gian và vì con đường chọn lựa của mỗi người một khác nhau. Khoảng thời gian 3 năm cũng đã đến ngày cuối cùng và trước mắt tôi lại phải chọn lựa đi làm giúp gia đình hay học tiếp. Tôi quyết định học tiếp chỉ vì một lý do ngây ngô như trẻ con, lý do đó là người mang lại cảm xúc của tôi học đại học, nên bản thân cũng phải học đại học cher. Với cái lý do ngây ngô đó mà đã giúp tôi đi hết 1,5 năm học liên thông, cái cảm giác thi môn cuối cùng của sinh viên sao mà có cái gì đó thật tiếc nuối, hình như khoảng thời gian đó trôi đi nhưng còn rất nhiều điều mà tôi chưa làm được. Có cái cảm giác thiếu tự tin vì tôi luôn ngĩ rằng không đủ khả năng làm cho người tôi quan tâm được vui cười mà chỉ thấy nỗi buồn trên khuôn mặt ngây thơ đầy dễ thương đó. Học hành không đến nơi đến chốn, và phải lo lắng cho cái bảng điểm khi ra trường, nhưng để cha mẹ bận tâm và lo lắng bởi cái tính bất cần đời là phải suy nghĩ nhiều nhất, nhưng mọi chuyện dù sao cũng không thể không lo lắng cho ơn gọi đang bị lung lay bởi những toan tính vì tiền bạc, bởi cuộc sống của những người đã lo lắng cho tôi nhất. Đoạn đường tôi đi đến lúc này, dẫu biết rằng phía rước còn rất nhều khó khăn, nhưng dù sao tôi cũng phải vững bước trên đoạn đường còn lại đã chọn lựa. Tôi chỉ biết cầu nguyện và cố gắng hết mình để thực hiên giấc mơ đang còn dang dở. Mong mọi người hãy cầu nguyện nhiều cho mình.
chúc mọi người một đêm bình an.

Lời Nguyện Cầu

VỀ NHÀ
Một buổi chiều cuối tuần như mọi tuần tôi lại phóng xe trên con đường quen thuộc để trở về nơi cho tôi sự bình an, niềm yêu thương và những khoảng lặng của tâm hồn,đó chính là niềm vui niêm mong ước của mỗi người con xa nhà,nhưng có lẽ không phải ai cũng mong là được có lẽ vì tôi may mắn nên mới được như vậy,nên mỗi lên về nhà thấy vui lắm.
Nhưng hôm nay trên co đường này tôi cảm thấy buồn,khung cảnh của miền trung lũ lụt, vùng quê nước nước lũ hiện ra trước mắt tôi, tuyến đường đi qua có đoạn còn phải lội nước, khung cảnh 2 bên đường chỉ là một màu trắng,
đó là màu của nước mắt nó như đang nhấn chìm tất cả, rồi đây cái đói lại đeo bám vùng quê thân yêu, không biết bao h cái cảnh này mới chấm dứt, nhìn cảnh khung cảnh như thế mà tôi đi xe chậm hơn,như muốn tìm một cái gì đó đôi mắt cả đảo đi đảo lại, chắc là tôi đang tìm đâu đó một màu hồng còn sót lại trong màu tang thương này.
Cuối cùng thì tôi cũng nhìn thấy ngôi làng thân thương,nhưng đang bị bao quanh bởi nước mắt của ông trời, làm tôi liên tưởng như mình bắt đầu bước vào một hòn đảo, một hòn đảo mà mọi thứ bị xáo trộn bởi con cuồng phong vừa đi qua, cho xe lội nước một vòng quang làng và dần dần tiến về mái nhà của gia đình tôi.
5 năm rồi cái cảnh sinh viên về thăm quê lần nào cũng náo nhiệt và đầy tiếng cười và cũng như mọi lần tôi lấy chìa khóa mở cửa vào thì bao trùm lên tôi là một không gian lạnh lẽo, một cảm giác như vào một ngôi nhà hoang đã bị bỏ lâu ngày, cái cảm giác này năm nào cũng diễn ra trong gia đình 2 đến tháng, nếu như mọi năm trước thì thấy bình thương, nhưng h trong tôi đang thao thức chờ ngày ra trường, ngày mà nói lời tạm biệt thời sinh viên nên trong long nhiều suy nghĩ,nhều thao thức và đặc biệt là phải xác định một điều rằng còn đường mình đi thế nào, điều này làm tôi băn khoăn nhiều nhất.
Dọn lại mọi thứ trong nhà tôi chợt nhớ sự vất vả của cha mẹ, chắc cha mẹ lo cho con nhiều lắm, dành hết tất cả mọi sự cho con,đáng lẽ tuổi này thì cha mẹ ở nhà nghỉ ngơi dể con đi làm, nhưng mẹ ah, trong ngôi nhà trống này con chỉ biết đọc lời kinh cầu nguyện cho cha mẹ thôi, con đường con đi nó nhiều cám dỗ lắm,tuy con biết cha mẹ vất vả,nhưng con tin rằng chúa sẽ quan pòng cho gia đình mình,lần về nhà không được mẹ nấu cho ăn, không được mẹ thức dạy đi lễ, không được mẹ gọi nhiều nhiều.............., nhưng con sắp ra trường rồi, những lần về nhà sau chắc nó còn ít hơn nữa, ngôi nhà này chắc sẽ không còn trống mấy tháng theo thời gian nữa, đó là những suy nghĩ trong lần về nhà, và mỗi lần về nhà cũng chỉ kéo dài 1 hoặc 2 ngày,nhưng cũng đủ để tôi tĩnh tâm lại tâm hồn, thôi thời gian sinh viên cũng sắp hết rồi, và mình phải vững bước trên con đường đã chọn, cầu xin chúa luôn về nhà con thay con chăm sóc cha mẹ con.
Lời Nguyện Cầu

Tôi tự do chọn lựa
Thời mở cửa, kinh tế phát triển thì nhu cầu nhân mãn nâng cao và văn hoá, trình độ học vấn cũng cần nâng cao. Trong khi tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật, thì đương nhiên tiếp nhận cả những trào lưu tư tưởng, văn hoá bên ngoài tràn vào gia đình. Người ta phải nỗ lực bắt kịp thời đại, với tư tưởng bên ngoài. Có thể cuộc chạy đua này làm ta bị cuốn vào một môi trường nhộn nhịp mà trống trãi, thoải mái. Sự trống trãi này, dù có ý thức hay không- họ mườn tượng đó là tự do.
Chúng ta bước vào đời có một ước muốn tung hoành, có khi là sự bắt buộc. Tự do học hành, chọn nghề, làm ăn, quan hệ. Xã hội luôn khuyến khích tinh thần nhiệt huyết của mọi người. Muốn đạt được một điều, người ta thấy phải vượt ra ngoài những cản trở (nội tại hay ngoại tại). Tự do là nguồn khuyến khích chúng ta cống hiến, sáng tạo. Tự do làm cho đời ta đáng yêu hơn, đời đẹp hơn đối với những gì ta muốn. Nhìn vào cách sống của con người thời nay cũng đủ thấy: họ muốn thực hiện điều gì là họ thực hiện cho được. Một cuộc sống dễ dãi, ít lệ thuộc; một cuộc sống sung túc, ít bị dày vò bởi túng thiếu; một cuộc vui thâu đêm mà không có đêm tàn; một cảm giác vi vút tốc độ trên vòng xe lăn bánh mà không cần nghĩ có hố sâu trước mặt,… mà luôn luôn, dù tỏ ra rõ ràng hay không, vẫn là ước mơ của nhiều người thời nay. Nói như thế không để “vơ đũa cả nắm”  nhưng để nói lên một hiện tượng, một trào lưu muốn thực hiện đời mình theo hướng hưởng thụ. Xem chừng điều tốt làm ta phải đắn đo cắn rứt để chọn, còn điều xấu chẳng chọn mà lại “tự do” buông theo. (Rm 7,15).
 
Dấn thân vào xã hội, chúng ta thường nghĩ đến cái lợi trước tiên. Điều đó vẫn đúng. Vì chẳng ai làm một điều gì mà không nhắm đến hiệu quả tốt. Hay nói theo kiểu hiện sinh vô thần: con người tự tạo chính mình. Tôi làm tôi hưởng, tôi chịu. Chẳng ai cấm đoán tôi làm điều này điều nọ. Xét về mặt nào đó, chúng ta, nếu “dám chơi dám chịu” thì đã là người có trách nhiệm với xã hội, gia đình. Đó là tự do tôi có ? Nhưng cặn kẽ hơn, đó chỉ là những ngụy biện cho một thứ tự do rỗng tuyếch nếu không muốn nói là nô lệ cho những ràng buộc khác. Như khi muốn học một nghề, phải đổ mồ hôi hay uống một ly rượu cũng phải trả tiền, kể cả phải trả tiền cho bệnh tật kèm theo !
 
Đàng khác, trong các quan hệ xã hội, điều nổi bật nhất vẫn là tình yêu. Tình yêu cha mẹ, bạn bè, đôi lứa. Và tình yêu như là điểm dừng lại trong đời chúng ta. Ở tình yêu đôi lứa, chứa đựng nhiều cái mất mà chẳng ai ca tụng cái đau khổ ấy của tình yêu, nhưng lại luôn tô vẽ cho tình yêu. Chúng ta cũng sẽ thật đau khổ nếu không được tự chọn cho mình cái để yêu hay bị bỏ rơi đàng sau những định chế của gia đình và xã hội. Tình yêu của họ, nâng họ lên trong nghề nghiệp, giao tế, địa vị. Họ có thể thăng tiến rất nhanh trong nghề nghiệp vì yêu nghề; họ có thể làm việc hăng say và xả thân có trách nhiệm cho xã hội vì thương người. Nhưng xét cho cùng đó là vì đã tự do chọn lấy điều họ thích. Họ có thể vì yêu mà làm được tất cả. Nhưng cũng hãy coi chừng những thái độ điên cuồng, vắn või, chiếm đoạt hay “tình yêu thời hiện đại”. Khi yêu, người ta vượt qua tất cả những gì bị coi là gò bó, nô lệ. Những người trẻ hôm nay xem chừng không thích lắm những định chế hôn nhân. Vì có thể hôn nhân là mồ chôn tình yêu. Bởi thế, đôi bạn cứ sống thử trước đã rồi kết hôn! Sống một cách tự do, thoải mái, cứ yêu điên cuồn cái đã còn hệ quả thế nào thì tính sau- Và có cả những luật bảo vệ việc sống chung trước hôn nhân và phong trào thoát ly định chế hôn nhân Công giáo cũng nói lên điều đó. Hôm nay không còn kiểu yêu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Nhưng họ luôn đi trước cha mẹ trong việc chọn bạn. Tự do mà! Họ có quyền chọn và chọn người mà họ muốn trao gởi cuộc đời. Và cũng từ đó, họ có quyền từ chối người bạn mà họ đã thề ước khi thấy không hợp tình nữa hoặc không đáp ứng đầy đủ nhu cầu cá nhân. Yêu cái xác, còn cái hồn chẳng quan trọng gì ? Lời thề hứa ban đầu xem ra đã là lời nói dối !
 
Con người có khát vọng sống tự do. Lựa chọn sống điều đó thế nào cho trọn đời Kitô hữu là tùy mỗi người. Chọn kiểu “thoải mái” của người đời hay của con cái Thiên Chúa (1Cor 9,19; 2Cor 3,17), chọn bị hay không bị ràng buộc bởi luật lương tâm, luật Thiên Chúa để có sự tự do chính mình (Gl 5,1-13)? Đừng để mình đi vào lôi cuốn những chọn lựa theo cách trần thế mà phải là cách nhìn của con cái Thiên Chúa về các chọn lựa đó.
Lm. Pet Hồ Đức Thắng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét