Tu sĩ Michael
Paul Gallagher, SJ (Dòng Tên), giải thích rằng nền văn hóa mới mà chúng ta đang
sống ngày nay không nhất thiết là chống lại niềm tin Kitô, nhưng nó kêu gọi
giới trẻ ngày nay quyết định cuộc sống và tâm linh của mình.
Vài tháng trước tại
Rôma, tôi có hẹn và đến sớm, tôi dùng thời gian ngắn ngủi đó để cầu nguyện. Bên
trong nhà thờ đang có thánh lễ kỷ niệm ngày cưới. Đôi vợ chồng lớn tuổi ngồi ở
ghế đặc biệt ngay trước bàn thờ và con cháu ngồi ở hàng ghế trước, ai cũng tươm
tất và lộng lẫy.
Linh mục đang giảng,
khoảng cầu nguyện riêng của tôi không đủ thinh lặng như tôi muốn. Tôi nghe lời
giảng – nhưng với cảm giác buồn gia tăng. Linh mục khen đôi vợ chồng già đã
sống chung thủy với nhau 50 năm qua, nhưng rồi tiếp tục chỉ trích “văn hóa hiện
đại” thiếu nền tảng, xa rời các giá trị Kitô giáo, ích kỷ và vụn vỡ luân lý.
Ngài có vẻ hơi khác với các thế hệ đang nghe ngài nói. Tôi an tâm vì phải rời
nhà thờ để đi theo lịch hẹn.
Tại sao hồi tưởng giai
đoạn này ở đây? Vì linh mục đó có phần đúng: văn hóa hiện đại có thể làm con
người tản mác như đoàn chiên không người chăn mà Phúc âm nói tới. Tiếng nói của
ngài có vẻ không đúng với tôi. Ngài không cố gắng bước vào thế giới của giới
trẻ hoặc không nhận ra các nhu cầu khác của họ. Ngài có vẻ không thấy cái gì
tốt trong cách sống mà họ phải sống.
Từ chủ đề xử lý đức tin
theo dạng văn hóa này, hãy để tôi tưởng tượng ra một cách khác. Không chỉ trong
một bài giảng. Có nhiều điều để suy nghĩ.
Khi còn sống, ĐGH
Gioan-Phaolô II đã thành lập Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa (Pontifical Council
for Culture) tại Vatican.
Tôi làm việc ở đó 5 năm trong đầu thập niên 1990. Ý tưởng đầu tiên của ngài là
vươn xa ra thế giới của văn hóa sáng tạo: các nhà tư tưởng, các nghệ sĩ, các
văn sĩ, các nhà trí thức,… Đó là lĩnh vực mà ĐGH Gioan-Phaolô II đã quan tâm
đặc biệt, tự hóa thân thành một triết gì, một thi sĩ và một kịch sĩ.
Tuy nhiên, trong những
năm tiếp theo, ngài mở rộng phạm vi của Hội đồng bao gồm điều mà ngài gọi là
“văn hóa sống” (living culture). Dần dần giáo hội nhận ra rằng văn hóa bình
thường này là một cách thể hiện mạnh mẽ, định hình cách sống của mỗi người. Như
không khí chúng ta hít thở, chúng ta đồng hóa cách nhìn của thế giới, một số
giả định thường ẩn về quyền ưu tiên của cuộc sống. Loại văn hóa này là vấn đề
của cách sống hơn là các tư tưởng minh nhiên. Nó giống như một tảng băng, lớn
có thể nhìn thấy nhưng nhưng không ảnh hưởng gì. Nó như một ngôn ngữ mà chúng
ta học và cứ cho là vậy. Nó cho chúng ta những gì chúng ta gọi là “ý nghĩa
chung”.
Đại dương văn hóa bình
thường này bao quanh chúng ta và đã thay đổi nhiều trong thế hệ vừa qua hoặc
khoảng đó. Chúng ta có thể mô tả thế nào về các sự thay đổi này và tầm ảnh
hưởng của chúng đối với đức tin? Trước hết, nó đơn giản và hợp nhất hơn trước.
Ít nhất là tại Ai-len cho tới thập niên 1960. chúng ta sống trong một thế giới
được che chở, theo nghĩa đen là văn hóa vùng đảo (island culture). Đức tin Kitô
giáo là một phần di sản hầu như của mọi người. Đức tin đó được lưu truyền trong
các gia đình, các giáo xứ và các trường học.
Nhưng ngày nay, tôi nghĩ
đây là vấn đề lớin bị linh mục Rôma kia khinh suất, đức tin không thể là một di
sản trơn tru như vậy. Nó phải là một quyết định và thường là quyết định lội
ngược dòng. Thế nên vấn đề chính là: Giáo hội có thể làm gì để nuôi dưỡng quyết
định đó? Có thể ngôn ngữ cũ hơn của đức tin, với sự nhấn mạnh về đức vâng lời
và thực hành các bí tích, sẽ nuôi dưỡng người ta như trong quá khứ.
Đôi vợ chồng già kỷ niệm
kim khánh hôn nhân kia đã trưởng thành trong thời kỳ đầu của sự chuyển giao đức
tin. Có thể họ thấy ý nghĩa sâu xa về Thiên Chúa qua lòng chung thủy của họ đối
với việc tham dự phụng vụ. Nhưng con cháu của họ có thể “bơi” trong vùng biển
khác, lẫn lộn những dòng nước trái ngược, để nói như vậy. Con đường của họ đến
với Chúa Kitô sẽ phải ít thụ động hơn, cá nhân hơn, tâm linh hơn, nhiều tận tụy
minh nhiên hơn.
Điều này có phải “văn
hóa hiện đại” là kẻ thù của đức tin? Không nhất thiếtnhưng nó phức tạp hơn và
dễ lầm lẫn hơn. Trong thời đại mới và kỹ thuật mới, những cách diễn tã cũ về
đức tin có thể không có vẻ không quá khả nghi và không thực tế như vậy. Cần có
những lối vào mới, không quy trách cho văn hóa.
Vài tháng trước khi được
bầu làm giáo hoàng, lúc đó Hồng y Ratzinger đã trả lời phỏng vấn của một tờ báo
của Ý hơi chống giáo hội và trả lời câu hỏi về tình hình mới đối với đức tin
bằng những từ thế này: “Cốt lõi của Kitô giáo là câu chuyện yêu thương giữa
Thiên Chúa và loài người. Nếu chúng ta có thể hiểu điều này bằng ngôn ngữ cảu
ngày nay, mọi sự khác sẽ theo sau… Cách sống ngày nay rất khác và do đó mà cách
tiếp cận thông minh là chưa đủ. Chúng ta phải cho người ta những khoảng sống
của cộng đồng và của sự phát triển dần dần chung với nhau”.
Nhận biết thử thách mới
này là bước đầu tiến về cách nói mới. Đó sẽ là tiếng nói của sự mời gọi chứ
không là mệnh lệnh. Đó sẽ là cố gắng đánh thức những ước muốn còn ngủ quên
trong tâm hồn mọi người. Điều đó sẽ cho họ khí cụ để hỏi về các phương diện
nông cạn của văn hóa đang bao quanh.
Theo một ý nghĩa nào đó,
đức tin sẽ luôn ở trong độ căng với đức tin, nhưng như vậy không có nghĩa là
chỉ nên than vãn về điều đó. Theo cách nói của thần học gia người Đức Dorothy
Soelle: “Điều gây thất kinh trong văn hóa của chúng ta là đa số người ta không
có ngôn ngữ để nói về chiều kích tâm linh”.
Lời nhận xét nổi tiếng
của Karl Rahner cũng tương tự: “Các tín hữu ngày mai sẽ là những người thần
bí hoặc không còn đức tin nữa”. Ông không có ý nói mọi người sẽ trầm mặc
hoặc có cảm nghiệm khác thường về Thiên Chúa. Ông nói về sự thần bí hàng ngày,
về khả năng nhận ra tiếng gọi và hoa trái Thánh Thần trong những cách chọn lựa
và cảm nghiệm bình thường.
Những điều này có nghĩa
là đức tin trong tương lai sẽ cần chín muồi hơn để “sống sót” trong một nền văn
hóa nhiêu khê hơn, như cây cối chỉ có thể sống trong giông bão nếu rễ của nó
đâm sâu và mạnh. Hãy lặp lại lời thơ của thi sĩ Hopkins:
Niềm hy vọng với lời
cầu
Làm đâm bén rễ vào
sâu đất màu
(Our hope and our
prayer becomes: send our roots rain).
TRẦM THIÊN
THU (Chuyển ngữ từ
CatholicIreland.net)
http://www.baicamoi.com/?p=40679
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét