Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

LUÂN LÝ SỰ SỐNG Ở ĐÂU KHI



KẾT THÚC MỘT CUỘC CHIẾN
Vời 12 đứa con, bà Lopez không thể làm gì khác hơn là tiếc nuối: "Lúc đó, tôi không biết gì về chuyện kế hoạch, thế là bọn nhỏ cứ lần lượt ra đời". Đôi khi, bà nghe nói về thuốc ngừa thai nhưng không ai hướng dẫn chúng cò lợi ích gì, Vả lại "tiền đâu đế mua thuốc? Tiền con chưa đủ để mua thức ăn mỗi ngày" như lời bà Lopez.

Trường hợp như bà Cecilla Lopez – nhiều con và nghèo - không phải hiếm ở Philippines, đất nước có 30% người dân sống dưới mức nghèo. Trước đây, đa số phụ nữ ở nước này không biết và cũng không đủ điều kiện thực hiện kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ). Mỗi túi bao cao su giá 50 peso va một vi thuốc ngừa thai ít nhất là 100 peso, trong khi chồng bà Lopez chi kiếm được tối đa 350 peso/ngày. Nếu phải chọn giữa miếng ăn và dụng cụ ngừa thai, ông bà Lopez sẽ chọn thức ăn.
Sau 14 năm tranh cãi quyết liệt với năm lần bị bác bỏ tại Quốc hội, luật về KHHGĐ đã được  thông qua ngày 17/12/2012. Ít ngay sau, Tổng thống Benigno Aquino III ký ban hành, dù Giáo hội Công giáo vẫn phản đối quyết liệt. Giám mục Melvin Castro của Hội đồng Giám mục Philippines cho rằng, việc ngừa thai cũng là một tội ắt như phá thai, do vậy, luật này sẽ làm xói mòn niềm tin về giá trị của gia đình.
Đối với người Công giáo, ngừa thai là đi ngược lại với tự nhiên trong hoạt động tình dục, gây ra hỗn loạn nghiêm trọng về đạo đức và dẫn đến việc cấu thành một trọng tội. Nhiều nghị sĩ Philippines không dám đi ngược quan điểm của Giáo hội, bởi tại đất nước này có đến 81% dân số theo đạo Công giáo thì Nhà thờ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống chính trị. Nhờ sự đấu tranh bền bỉ của ông Aquino, luật này đã ra đời. Là một người theo đạo Công giáo nhưng ông Aquino từng tuyên bố tại Quốc hội; "Tôi sẵn sàng chịu rút phép thông công nếu điều đó giúp cho việc ra đời luật KHHGĐ".
Luât này mang tên "Trách nhiệm của cha mẹ và sức khỏe trong sinh sản", dự báo mang đến nhiều thay đổi trong xã hội Philippines, bởi từ nay, chính phủ có trách nhiệm cấp phát dụng cụ ngừa thai, cung cấp thông tin đầy đủ nhất và mới nhất về các biện pháp kế hoạch hóa tại trung tâm y tế, tuyèn truyền kiến thức sinh sản ở trường học... Để giảm bớt sự chi trích của những người phản đối, dụng cụ ngừa thai không hoàn toàn miễn phí, chỉ những người nghèo và tự nguyện mới được miễn phí.
Tại Philippines hiện nay, bình quân mỗi phụ nữ có 3,1 con - cao gấp đôi ở Thái Lan (1,5). Phllíppines cũng có tỷ lệ bà mẹ ở tuổi "teen" cao hơn hẳn Thái Lan. Đó là một trong những lý do khiến tốc độ tăng trướng kinh tế của Phillppines thấp nhất trong số các nưóc phát triển thuộc Đông Nam Á.
Mọt cuộc thăm do quy mô toàn quốc cho thấy, 65-70% người dân Philippines ủng hộ luật mới. Một trong số đó là bà Cecilla Lopez, dù bà là một con chièn ngoan đạo. Bà có thai con đầu lòng năm 17 tuổi và phải bỏ giấc mơ tốt nghiệp THPT. Bây giờ, con gái lớn nhất của bà cũng có thai ở tuổi 17, hai con trai kế làm cha ở tuổi 18. Các con bà Lopez chưa bao giờ học hết THPT và đều kiếm sống bằng những việc nặng nhọc. "Tôi không cho rằng dùng biện pháp tránh thai nghĩa là cùng phe với qủy dữ. Nếu điều đó cần thiết cho hạnh phúc gia đình thì mình dùng" - bà Lopez cho biết. Bà Lopez cả đời cơ cực, thế hệ của các con bà cũng thế. Vì vậy, bà tin rằng có con quá sớm và quá nhiều con không phải là điều tốt đẹp đối với bất cứ phụ nữ nào.
THIỆN NGA
BÁO PHỤ NỮ
Xin phản hồi ý kiến về bài viết!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét