Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

GD

Trong thời đại ngày nay, sự lạc hậu về giáo dục sẽ dẫn đến một hiện tượng nghèo mới: nghèo về tri thức. Cái nghèo về tri thức sẽ dẫn đến cái nghèo về con người hay còn gọi là cái nghèo nhân văn (human poverty). Đó là cái nghèo về năng lực cơ bản của con người: tuổi thọ thấp, dinh dưỡng không tốt, nguy cơ bệnh tật cao... Cũng từ sự nghèo nàn về tri thức và về nhân văn, con người sẽ lâm vào nghèo nàn về thu nhập truyền thống. Thực ra, thu nhập thấp chỉ là một đặc trưng bề mặt của toàn bộ vấn đề nghèo đói của con người. Amartya Sen - người được giải Nobel về kinh tế học - cho rằng, cái gọi là nghèo nàn chỉ là sự tước đoạt năng lực cơ bản của con người.
Xã hội học tập - với tư cách là một xã hội ai cũng học hành- sẽ khắc phục được cái nghèo này nhờ nó nâng cao năng lực tìm kiếm, tiếp thu và giao lưu tri thức. Xã hội học tập được xây dựng trong quá trình phát triển kinh tế tri thức luôn hướng tới đào tạo con người vừa có trình độ khoa học kỹ thuật và tinh thần khoa học, vừa có tố chất văn hóa và tinh thần nhân văn tương đối cao nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền văn minh loài người...
(Xây dựng mô hình xã hội học tập ở VN, GS. TS. Phạm Tất Dong, 2012)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét