Sự
khám phá chiều rộng và chiều sâu của đời sống đã tạo nên văn hóa, văn minh của
loài người.
Giá trị của đời sống là chiều sâu và chiều rộng của mỗi cuộc đời con người, và đó là điều mà chúng ta luôn tìm cách khám phá. Đời sống là tất cả những gì biểu lộ, trình diện cho chúng ta qua kinh nghiệm. Đời sống là kinh nghiệm của chúng ta về nó. Hiểu biết của chúng ta về đời sống là qua kinh nghiệm.
Những tri thức khoa học hơn cũng là những kinh nghiệm có tính khoa học về đời sống. Khi đời sống có nghĩa là những kinh nghiệm thì chiều rộng và chiều sâu của nó chỉ có thể có khi kinh nghiệm của chúng ta có chiều rộng và chiều sâu. Nói cách khác, đời sống chỉ hiển bày chiều rộng và chiều sâu của nó trước một tâm thức có chiều rộng và chiều sâu. Chúng ta thấy, ở bình diện cảm giác và bản năng thì từ một người bình thường cho đến một nhà khoa học, một nghệ sĩ, một vị thánh, tất cả đều hiểu biết, khám phá đời sống qua kinh nghiệm của chính họ. Tùy theo chiều kích của kinh nghiệm về đời sống của họ, hay nói cách khác, chiều kích tâm thức của họ mà có sự phân biệt cấp bậc, vị trí cũng như vai trò, giá trị sống của họ.
Tâm thức chúng ta quyết định chất lượng của đời sống chúng ta. Đời sống là sự phản ánh, sự nối dài của tâm thức. Tâm thức mà méo mó, rối rắm, nghèo nàn, "hoang vu" thì làm sao đời sống trong kinh nghiệm cá nhân tránh khỏi những khổ đau, xung đột và cằn cỗi như sa mạc...
(Chất lượng đời sống, Nguyễn Thế Đăng)
Giá trị của đời sống là chiều sâu và chiều rộng của mỗi cuộc đời con người, và đó là điều mà chúng ta luôn tìm cách khám phá. Đời sống là tất cả những gì biểu lộ, trình diện cho chúng ta qua kinh nghiệm. Đời sống là kinh nghiệm của chúng ta về nó. Hiểu biết của chúng ta về đời sống là qua kinh nghiệm.
Những tri thức khoa học hơn cũng là những kinh nghiệm có tính khoa học về đời sống. Khi đời sống có nghĩa là những kinh nghiệm thì chiều rộng và chiều sâu của nó chỉ có thể có khi kinh nghiệm của chúng ta có chiều rộng và chiều sâu. Nói cách khác, đời sống chỉ hiển bày chiều rộng và chiều sâu của nó trước một tâm thức có chiều rộng và chiều sâu. Chúng ta thấy, ở bình diện cảm giác và bản năng thì từ một người bình thường cho đến một nhà khoa học, một nghệ sĩ, một vị thánh, tất cả đều hiểu biết, khám phá đời sống qua kinh nghiệm của chính họ. Tùy theo chiều kích của kinh nghiệm về đời sống của họ, hay nói cách khác, chiều kích tâm thức của họ mà có sự phân biệt cấp bậc, vị trí cũng như vai trò, giá trị sống của họ.
Tâm thức chúng ta quyết định chất lượng của đời sống chúng ta. Đời sống là sự phản ánh, sự nối dài của tâm thức. Tâm thức mà méo mó, rối rắm, nghèo nàn, "hoang vu" thì làm sao đời sống trong kinh nghiệm cá nhân tránh khỏi những khổ đau, xung đột và cằn cỗi như sa mạc...
(Chất lượng đời sống, Nguyễn Thế Đăng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét