Việc
tông đồ chỉ
đạt tới
kết quả
mỹ mãn nhờ việc
huấn luyện
đầy đủ
và chuyên biệt. Sở dĩ đòi hỏi phải
được huấn
luyện chu đáo như
thế không những vì người giáo dân phải tiến
bộ liên tục về
đời sống
thiêng liêng và về
giáo lý, mà họ còn phải thích nghi trong khi hoạt động
với những
hoàn cảnh khác biệt tùy theo thực tại,
nhân sự cũng như
tùy theo nhiệm vụ. Việc
huấn luyện
này phải dựa
trên những nền
tảng đã được Thánh Công Ðồng đề
xướng và công bố trong nhiều văn kiện khác 1. Ngoài việc huấn
luyện chung cho mọi tín hữu, còn phải có thêm lớp huấn
luyện chuyên biệt cho một vài đoàn thể tông đồ có nhiều đoàn viên và hoàn cảnh khác nhau.
Những nguyên tắc của việc huấn luyện. Vì giáo dân
cũng được tham dự vào sứ mệnh của Giáo Hội theo thể thức riêng của họ, nên việc huấn luyện cho họ làm tông đồ phải căn cứ trên tính chất riêng biệt của người giáo dân là
sống giữa lòng đời, và phải đặc biệt thích nghi
với đời sống thiêng liêng của họ.
Việc huấn luyện để làm tông đồ cũng bao hàm việc huấn luyện toàn diện con người cho phù hợp với nhân cách và hoàn cảnh của
mỗi người. Thực vậy, giáo dân nhờ việc hiểu biết thấu đáo về thế giới hiện đại, họ phải là một phần tử thích nghi với xã hội và với nền văn hóa riêng của họ.
Nhưng tiên vàn, người giáo dân phải học sao cho biết chu toàn sứ mệnh của Chúa Kitô và của Giáo Hội bằng sống đức tin vào mầu nhiệm Thiên Chúa sáng tạo và cứu
chuộc dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần, vì Thánh Thần là Ðấng làm cho Dân Chúa được sống,
Ðấng thôi thúc mọi người yêu mến Thiên Chúa Cha cũng như mến
yêu thế giới và nhân loại trong Ngài. Việc huấn luyện như thế phải được coi là căn bản và là điều kiện cho mọi hoạt động tông đồ có hiệu quả.
Ngoài việc huấn luyện về đời sống thiêng liêng, còn phải huấn
luyện vững chắc về giáo lý, ngay cả về thần học, luân lý, triết học tùy theo tuổi tác, hoàn cảnh và khả năng. Cũng không thể coi thường
việc giáo dục văn hóa tổng quát cũng như đào tạo về kỹ thuật và thực hành.
Ðể việc giao tế với người khác được tốt đẹp, cần phải phát huy những giá trị
nhân bản thực, nhất là cách sống chung thân thiện, cộng tác và đối thoại với mọi người.
Bởi vì việc huấn luyện tông đồ không phải chỉ hệ tại việc huấn luyện về lý thuyết, nhưng phải dấn thân trọng tập cho người giáo dân, ngay từ bước
đầu dưới ánh sáng đức tin, đồng thời trong khi hành động, biết
tự luyện và nên hoàn thiện cùng với người khác. Ðược như vậy họ sẽ phục vụ Giáo Hội một cách tích cực 2. Việc huấn luyện này cần phải được hoàn hảo luôn mãi vì con người ngày một
trưởng thành và vì những vấn đề luôn luôn biến đổi. Chính vì thế việc huấn luyện đòi hỏi một kiến thức mỗi ngày một sâu rộng, cũng như một hành động luôn luôn thích nghi. Ðể thỏa
mãn những đòi hỏi muôn mặt trong việc huấn luyện, phải luôn lưu tâm tới tính cách duy nhất và toàn vẹn của
con người để duy trì và gia tăng sự hòa hợp
và thế quân bình nơi họ.
Như thế, người giáo dân mới dấn thân vào chính thực tại
của trật tự trần thế một cách tích cực và sâu xa cũng như đảm
đương vai trò của mình trong việc điều hành trật tự trần thế một cách hữu hiệu. Ðồng thời, như một phần tử sống động và là chứng nhân của Giáo Hội, họ làm cho Giáo Hội hiện diện và hoạt động ngay giữa lòng trần thế 3.
Người
chịu trách nhiệm huấn luyện. Việc huấn luyện làm tông đồ phải bắt đầu ngay từ lúc mới giáo dục các trẻ em. Nhưng đặc biệt phải tập cho các thanh thiếu niên biết
làm tông đồ và thấm nhuần tinh thần này. Việc huấn luyện này còn phải được tiếp tục trong suốt đời chúng tùy theo đòi hỏi của
những trách nhiệm mới mà chúng lãnh nhận. Vậy
những ai có trách nhiệm trong việc
giáo dục Kitô giáo hẳn nhiên là phải coi trọng bổn phận huấn luyện tông đồ này.
Trong gia đình, bậc cha mẹ phải lo dạy cho con cái ngay từ khi còn thơ
ấu nhận biết tình thương yêu thương của Thiên Chúa đối với hết mọi người, và dần dần, nhất là bằng gương sáng, phải dạy cho chúng biết lo lắng đến những nhu cầu vật chất cũng như tinh thần của người lân cận. Như vậy toàn thể gia đình và đời sống chung của gia đình phải nên như trường huấn luyện đầu tiên cho việc tông đồ.
Hơn nữa, trẻ em cần phải được giáo dục sao để vượt khỏi phạm vi gia đình, cho chúng biết nghĩ tới
các cộng đoàn khác như Giáo Hội và xã hội. Chúng phải được tham dự vào đời sống cộng đoàn giáo xứ nơi chúng đang sống thế nào để cho chúng ý thức được mình là một thành phần sống động và hoạt động của toàn thể Dân Thiên Chúa. Các linh mục phải
luôn nhớ đến việc huấn luyện tông đồ này trong khi giảng dạy giáo lý, trong các bài giảng, trong việc
coi sóc linh hồn cũng như trong tất cả mọi hoạt động mục vụ khác.
Các trường học, các trường cao đẳng, các học viện công giáo nhằm mục đích giáo dục cũng có bổn phận phải giáo dục cho giới trẻ tinh thần công giáo và hoạt động tông đồ. Nếu thiếu việc huấn luyện này, hoặc vì thanh thiếu niên không học ở trường đó, hoặc vì một lý do nào khác, bậc cha mẹ và các vị chủ chăn cũng như các hội đoàn lại càng có bổn phận phải quan tâm đến vấn đề huấn luyện này. Do chức nghiệp và phận sự, các thầy dạy và các nhà giáo dục thực
hành việc tông đồ giáo dân dưới một hình thức cao cả, do đó họ phải hấp
thụ nền giáo lý cần thiết và phải thông thạo cao cả, do đó họ phải hấp thụ nền giáo lý cần thiết và phải thông thạo về khoa sư phạm để có thể giáo dục cách hữu hiệu.
Cả những tập thể hay các hội đoàn giáo dân, hoặc nhằm
mục đích tông đồ hay nhằm những mục đích siêu nhiên nào khác, cũng phải
tùy theo mục tiêu và phương thế riêng của mình mà chuyên cần hỗ
trợ cho việc huấn luyện tông đồ này 4. Chính những tổ chức này thường là đường lối thông thường thích hợp cho việc huấn luyện làm tông đồ. Quả thật chính trong những tổ chức ấy người ta thấy có việc huấn luyện về giáo lý, về đời sống thiêng liêng và cả về
thực hành. Cùng với những bạn hữu hay với các đồng chí hợp thành tiểu tổ, các đoàn viên của những tổ chức này kiểm điểm về những phương pháp, kết quả của hoạt động tông đồ của mình và cùng nhau đem đời sống
hằng ngày của mình đối chiếu với Phúc Âm.
Việc huấn luyện này phải được tổ chức thế nào để bao gồm tất cả hoạt động tông đồ của người giáo dân. Vì không những họ
hoạt động tông đồ giữa những tiểu tổ của các đoàn thể, mà còn phải hoạt động suốt đời trong mọi hoàn cảnh nhất là trong đời sống nghề nghiệp và trong đời sống xã hội. Hơn nữa, mỗi người giáo dân phải tích cực chuẩn bị để làm tông đồ. Việc chuẩn bị này càng cấp bách ở tuổi trưởng thành. Thực vậy càng lớn lên, trí khôn càng mở mang, vì thế
mỗi người có thể khám phá thêm những tài năng Thiên Chúa phú bẩm cho, cũng như
có thể sử dụng hữu hiệu hơn những đoàn sủng mà Chúa Thánh Thần ban cho để
mưu ích cho các anh em mình.
Thích ứng
việc huấn luyện với từng hình thức hoạt động tông đồ. Những hình thức hoạt động tông đồ khác nhau cũng đòi hỏi một
sự huấn luyện đặc biệt tương ứng:
a) Ðối với việc tông đồ nhằm rao truyền Phúc Âm và thánh hóa mọi người,
người giáo dân phải được huấn luyện đặc biệt để có thể đối thoại với người khác, với những người có đức tin hay với những người không tin, để bày tỏ sứ điệp Chúa Kitô cho mọi người 5.
Vì ở thời đại chúng ta, duy vật chủ nghĩa dưới mọi hình thức đang lan tràn khắp nơi,
ngay cả giữa những người công giáo, nên người giáo dân không những
phải chuyên cần học hỏi giáo lý công giáo, đặc biệt
là những vấn đề đang được đem ra tranh luận, mà họ còn phải làm chứng bằng một đời sống Phúc Âm để chống lại với bất cứ hình thức duy vật chủ nghĩa nào.
b) Về việc cải tạo trật tự trần thế theo tinh thần Kitô giáo, người giáo dân phải được học hỏi về ý nghĩa đích thực và về những giá trị của những của cải trần gian, hoặc căn cứ ở chính những của cải ấy, hoặc căn cứ vào liên lạc giữa chúng với mọi mục đích của con người. Họ cũng phải được tập luyện để sử dụng đúng những của cải trần thế và biết tổ chức các cơ cấu, mà vẫn luôn luôn để ý đến công ích theo những nguyên tắc
của học thuyết luân lý và xã hội của Giáo Hội, nhất là giáo dân phải lãnh hội những nguyên tắc và những áp dụng của học thuyết xã hội này để có khả năng không những góp phần vào việc phát triển học thuyết đó mà còn áp dụng đúng đắn học thuyết đó vào từng trường hợp cá biệt 6.
c) Vì những công cuộc bác ái và từ thiện là một bằng chứng hùng hồn về đời sống Kitô giáo, nên việc huấn
luyện tông đồ cũng cần phải khuyến khích thực hiện những công cuộc đó, để các đồ đệ của Chúa Kitô, ngay từ thiếu
thời, đã biết chia sẻ nỗi đau khổ của người anh em mình và rộng lòng giúp đỡ
những anh em thiếu thốn 7.
Phương
thế huấn luyện. Người tông đồ giáo dân hiện nay có nhiều phương thế, chẳng hạn: những khóa học tập, những kỳ đại hội, những cuộc tĩnh tâm, linh thao, những buổi
họp mặt thường xuyên, những buổi thuyết trình cũng như sách báo và những sách giải thích: tất cả đều là những phương thế giúp họ trau giồi thêm kiến thức về Thánh Kinh cũng như về
giáo lý công giáo, giúp họ nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng cũng như giúp họ
hiểu biết những hoàn cảnh sống của thế giới để khám phá và sử dụng những phương pháp thích ứng nhất 8.
Những phương thế huấn luyện này được sử dụng tùy theo các hình thức hoạt
động tông đồ khác nhau cũng như tùy môi trường
hoạt động.
Có nhiều trung tâm và nhiều viện
cao đẳng cũng được thiết lập nhằm mục đích huấn luyện này đã đem lại nhiều kết quả mỹ mãn.
Thánh Công Ðồng hoan hỷ vì thấy những sáng kiến như thế đang thịnh hành nhiều nơi và mong muốn thấy người ta thiết lập những cơ sở như thế ở những nơi đang cần thiết.
Hơn nữa Thánh Công Ðồng cũng cổ võ sự thiết lập những trung tâm thu thập tài liệu
và nghiên cứu cho hết mọi hoạt động tông đồ, không những về khoa thần học mà cả về các khoa học khác như nhân chủng học, tâm lý học, xã hội học, phương pháp học, để phát triển tài năng của giáo dân nam cũng như nữ,
giới trẻ cũng như giới trưởng thành.
Lời
Kêu Gọi
Vậy
Thánh Công Ðồng nhân danh Chúa hết sức
kêu mời tất cả các giáo dân, hưởng ứng sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, hãy mau mắn, đại độ và sẵn sàng đáp lại tiếng gọi của Chúa Kitô, Ðấng giờ đây đang tha thiết mời gọi họ. Ước gì giới trẻ hiểu rằng lời mời gọi này được
đặc biệt gởi tới họ và ước gì họ vui mừng và quảng đại đón nhận. Quả thật chính Chúa một lần nữa nhờ Thánh Công Ðồng này, mời gọi tất cả các giáo dân hãy kết hợp
với Người ngày một mật thiết hơn và nhận thức được những gì của Người cũng là của chính mình (x. Ph 2,5), họ hãy tham gia vào sứ
mạng cứu rỗi của chính Người và một lần nữa Người sai họ đi tới các thành và những nơi Người sẽ đến (x. Lc 10,1). Như thế
giáo dân hãy chứng tỏ mình là cộng tác viên của Chúa, cộng tác vào cùng một công cuộc tông đồ của Giáo Hội bằng nhiều hình thức và phương tiện khác nhau. Những cộng tác viên phải luôn luôn thích nghi với những
đòi hỏi mới của thời đại và không ngừng ra sức phục vụ Chúa bởi biết rằng khó nhọc của mình không phải là uổng phí trong Người (x. 1Cor 15,58).
Tất cả và từng điều đã được ban bố trong Sắc Lệnh này đều được các Nghị Phụ Thánh Công Ðồng chấp thuận. Và dùng quyền Tông Ðồ Chúa Kitô trao ban, hiệp cùng các Nghị
Phụ khả kính, trong Chúa Thánh Thần, Chúng Tôi phê chuẩn,
chế định và quyết nghị, và những gì đã được Thánh Công Ðồng quyết nghị, Chúng Tôi truyền công bố cho Danh Chúa cả sáng.
Roma, tại
Ðền Thánh Phêrô, ngày 18 tháng 11 năm 1965.
Tôi, Phaolô Giám Mục
Giáo Hội Công Giáo.
Tiếp theo là chữ
ký của các Nghị Phụ.
(Nguồn: Thánh Công Ðồng Chung Vaticanô II
Sắc Lệnh Về Tông Ðồ Giáo Dân
Apostolicam Actuositatem
Prepared for Internet by Vietnamese
Missionaries in Asia)