Tựa
Một lần, tôi được
nghe lỏm câu chuyện dưới đây giữa hai em nhỏ chừng năm, sáu tuổi đương thả tàu
trên hồ nước trong một công viên. Một em có vẻ láu lỉnh khoe với bạn nó: Chiếc
tàu đó, ba tao mới mua ở Charner, hai trăm đồng đấy. Mày về xin ba mày tiền mua
một chiếc đi, rồi mai hai đứa mình lại đây cho tàu chạy đua.
Em kia đáp:
Lần trước, tao xin
tiền mua chiếc máy bay, ba tao bảo không có tiền.
Ba mày nói dối mày
đấy. Dễ ợt mày ơi, tao đã thấy rồi. Ba tao lại nhà băng, nói với người ta là
người ta đưa tiền ngay. Ba mày không chịu lại nhà băng, chứ thiếu gì tiền.
Ừ, để tao về bảo
ba tao lại nhà băng lấy.
Thực là ngây thơ,
phải không bạn? Nhưng bạn có tin được không, trong số người lớn chúng ta cũng
có nhiều người ngây thơ như vậy? Họ tin cũng chỉ cần đọc sách chứ không cần tốn
công tu luyện, là tâm hồn, tài năng sẽ thay đổi hẳn cũng như hai em nhỏ trên
kia tin rằng cứ lại nhà ngân hàng hỏi là người ta đưa tiền, mà không biết rằng
phải kiếm được tiền gởi nhà ngân hàng đã. Nghĩ như thế nên khi đọc sách xong,
không thấy kết quả, những người ấy sinh ra chán nản.
Chẳng hạn, một ông
bạn tôi, mới rồi nói:
Đọc xong cuốn
QUẲNG GÁNH LO ĐI VÀ VUI SỐNG, tôi chẳng thấy bớt lo được phần nào cả.
Tôi hỏi:
Anh có theo đúng
lời trong sách không?
Tôi theo không
được.
Anh có thử không?
Lời khuyên nào theo không được.
Ông ấy ấp úng,
không đáp. Tôi chắc chắn ông ấy đã đọc như đọc tiểu thuyết chứ không chịu nhẫn
nại thực hành.
Một bạn khác thú
thật với tôi, giọng lâm li:
Tôi đã trên ba
chục tuổi đầu rồi, ông ạ, mà sự nghiệp vẫn chưa có chút gì, vẫn thua kém bạn
bè; tôi tự lấy làm thẹn lắm nên hăng hái đọc loại sách tự học, nhưng hỡi ơi!
Đọc xong, tôi thất vọng lắm, không tiến được mấy tí, ông có cách nào giúp tôi
không?
Có bạn lại nghiêm
khắc, chua chát, tỏ giọng oán hờn:
Tôi đã tốn nhiều
tiền về loại sách tự học mà chẳng thấy chút kết quả nào. Tôi có cảm tưởng rằng
những sách ấy vô ích, vì những người đã thành công thì chẳng cần đọc nó, còn
những người không thành công thì đọc bao nhiêu cũng không sao thành công được.
Những bạn ấy bi
quan như vậy vì nhận lầm công dụng của sách. Sách có thể là cẩm nang của Quỷ
Cốc tiên sinh hoặc Gia Cát Lượng, chứ tuyệt nhiên không thể là bửu bối của Na Tra
thái tử hoặc Tề Thiên đại thánh, mà bảo là sách có thể hoán cải đời một người
được.
Sách có thể vạch cho ta con đường đi, phép tu thân, xử thế và làm việc; còn muốn thay đổi đời ta thì tự ta, ta phải làm lấy, nghĩa là chính ta phải có nghị lực và kiên nhẫn thực hành lời trong sách, trái lại, nếu chỉ đọc suông thì sách hoàn toàn vô ích.
Sách có thể vạch cho ta con đường đi, phép tu thân, xử thế và làm việc; còn muốn thay đổi đời ta thì tự ta, ta phải làm lấy, nghĩa là chính ta phải có nghị lực và kiên nhẫn thực hành lời trong sách, trái lại, nếu chỉ đọc suông thì sách hoàn toàn vô ích.
Hiểu như vậy, ta
không quá tin ở sách đến nỗi thất vọng vì sách, mà thấy vui vẻ, bền lòng học
tập vì ta biết rằng sách chứa những kinh nghiệm quý giá của nhân loại, rằng cổ
nhân áp dụng những luật về tâm lý, sinh lý chung cho mọi người mà soi sáng ta,
dẫn dắt ta, và nếu ta quyết tâm theo thì tất phải theo được, phải thành công.
Không theo được, chỉ là tại ta thiếu nghị lực, không muốn một cách mãnh liệt
đấy thôi.
Trong nhiều cuốn
trước, tôi đã để một chương hoặc một đoạn nhắc về cách rèn nghị lực, nhưng
nhiều độc giả cho rằng bấy nhiêu chưa đủ, muốn tôi soạn riêng một cuốn bàn về vấn
đề quan trọng nhất, có thể nói là căn bản, trong việc tu thân ấy. Tôi xin lãnh
ý và tra khảo để soạn cuốn này, chủ tâm là muốn chứng thực cho các bạn ấy thấy
rằng ai cũng có nghị lực, ai cũng có thể rèn cho nó thêm cứng rắn rồi dùng nó
mà thay đổi một phần nào cá tính cùng khả năng của mình và tự tạo ra những hoàn
cảnh thuận tiện để thành công.
Một tác giả Trung
Hoa viết một cuốn nhan đề là: Ai ai cũng là Nghiêu, Thuấn, nghĩa là ai cũng có
thể thành bực thánh hiền. Tôi cho quan niệm đó hơi quá lạc quan, mặc dầu vẫn có
thể là hữu lý, nhưng tôi tin rằng bất kỳ người nào, không bệnh tật và thông
minh trung bình cũng có thể thành công, vì những bậc thánh hiền thì khắp thế
giới, mỗi thế kỷ may mắn có vài vị, còn hạng người thành công trong đời thì
ngay chung quanh chúng ta, có thiếu gì đâu?
Theo bảng thống kê
của các trường hàm thụ Âu-Mỹ, cứ 100 học sinh tự học có được 20 người học đến
nơi đến chốn. Vậy cứ năm người được một người thành công. Tự học, tự tu thân
bằng cách đọc sách, không được người chỉ dẫn từng bước, nhắc nhở mỗi ngày như
trong các lớp hàm thụ, kết quả có phần kém, nhưng tôi tưởng mười người hoặc hai
mươi người học phải có một người đạt mục đích. Đâu cần phải bực siêu nhân mới
hơn được chín người hoặc mười chín người khác. Chỉ cần gắng sức thôi. Tôi tin
rằng những bạn đọc cuốn sách này nhất định nhoi lên trên số chín hoặc mười chín
người ấy. Không khó, hễ các bạn muốn là được. Tất nhiên cũng phải biết cách
muốn.
Cuốn này sẽ chỉ các bạn cách muốn.
Cuốn này sẽ chỉ các bạn cách muốn.
Sài Gòn, ngày 15
tháng 4 năm 1955
Không có sự may
nào trung thành và chắc chắn hơn một nghị lực bất biến
JULIETTE BOUTONIER
JULIETTE BOUTONIER
Những cây mạnh
nhất, cao nhất mọc trên những núi đá, tức những đất cằn cỗi nhất J. G. HOLLAND
Thế nào là thành
công?
Có may rủi không?
Thuyết của Freud. Đôi
khi cũng có may rủi. Nhưng không thể trông ở sự may rủi
Nghịch cảnh giúp
ta thành công
Mấy năm trước, tôi
được đọc một tiểu thuyết Pháp mà tôi đã quên tên tác giả, chỉ còn nhớ nhan đề
là J’aurai un bel enterrement (Tôi sẽ có một đám ma lớn). Văn chương tầm thường
nhưng câu chuyện hơi lý thú. Nhân vật chính là thầy ký một ngân hàng. Thầy siêng
năng, không chơi bời nhưng không biết nịnh người trên, không có phe đảng nên không
được cất nhắc, giữ hoài chân thư ký quèn mà lương chỉ đủ sống một cách rất eo hẹp.
Thầy buồn rầu, làm việc một cách chán nản, cho rằng đời mình đã hết hy vọng.
Rồi bỗng một buổi
chiều, khi thầy sửa soạn ra về thì thấy ở mặt sàn có một ngân phiếu vô ký danh
không biết của ai đánh rớt. Thầy lượm lên, định hôm sau giao cho chủ để ai tới hỏi
sẽ trả. Nhưng đêm đó, số tiền lớn ghi trên ngân phiếu làm thầy trằn trọc: thầy
nửa muốn trả, nửa muốn giữ. Thầy tưởng tượng nếu giữ để lãnh, thầy sẽ giàu, có
vốn làm ăn, và nếu Trời cho phát đạt, sẽ có danh vọng, khi chết sẽ có một đám
ma lớn. Thầy phân vân trong một tuần lễ, sau không thấy ai lại tìm, thầy nhất
định đem lãnh tiền.
Từ đó, thầy giao
du rộng, học cách đầu cơ, trở nên quỷ quyệt, chẳng bao lâu giàu lớn; muốn có
thanh danh, thầy vung tiền ra tranh được một ghế nghị sĩ trong Hạ nghị viện. Khéo
đầu cơ chính trị, thầy lên như diều, được bầu vào Nguyên lão nghị viện, uy
quyền hống hách, thầy càng xoay tiền dữ, mua cổ phần trong các kỹ nghệ lớn,
được chính phủ tặng huy chương và báo chí hết lời ca tụng. Khi thầy chết, Tổng
thống đi đưa ma, lính bồng súng theo tới huyệt, hàng trăm nhà tai mắt trong
nước đều trầm mặc đi sau linh cữu. Quả là một đám tang lớn. Mộng của thầy đã
thực hiện được: thầy đã thành công rực rỡ.
Đời này, biết bao kẻ thành công như vậy. Nhưng tôi biết rằng bạn cho thành công cách ấy thì chẳng thà thất bại như Khổng Tử hoặc Giêsu, một vị đi lang thang hết nước này qua nước khác mà không vua chúa nào chịu dùng, một vị bị đóng đinh trên thập ác giữa hai tên ăn trộm trên đỉnh núi Golgotha. Chúng ta hiểu tiếng thành công theo một nghĩa khác.
Đời này, biết bao kẻ thành công như vậy. Nhưng tôi biết rằng bạn cho thành công cách ấy thì chẳng thà thất bại như Khổng Tử hoặc Giêsu, một vị đi lang thang hết nước này qua nước khác mà không vua chúa nào chịu dùng, một vị bị đóng đinh trên thập ác giữa hai tên ăn trộm trên đỉnh núi Golgotha. Chúng ta hiểu tiếng thành công theo một nghĩa khác.
Thành công là dùng
những phương tiện lương thiện mà đạt được mục đích của mình, một mục đích tuỳ
người thay đổi song không khi nào ti tiện. Kẻ có tài cao chí lớn thì mong làm
vẻ vang cho đồng bào, cho xã hội, cho nhân loại; kẻ tài thấp chí nhỏ thì mong
giúp ích được phần nào cho nhà, cho nước, thấy đức hạnh và năng lực của mình
tăng tiến mỗi năm một chút, và tìm được ít nhiều thoả mãn trong lương tâm. Hiểu
theo nghĩa ấy thì Khổng Tử và Giêsu không phải là những kẻ thất bại mà chính là
những bực thành công của muôn thuở.
Một người có nghị
lực có thể đổi rủi thành may, chuyển hoạ thành phúc.
Tôi không bàn đến
lẽ thất bại là mẹ thành công. Bạn nào cũng đã biết Edison phải nếm mùi thất bại
cả ngàn lần rồi mới chế tạo được ra bóng đèn điện và ông cho những thất bại ấy
là những thành công nho nhỏ vì mỗi thất bại ấy là những kinh nghiệm để tiến gần
tới mục đích. Ở đây, tôi chỉ xin tiếp tục xét đến sự rủi ro. Những rủi ro lớn
và lâu ta gọi là nghịch cảnh; mà nghịch cảnh thường giữ một chức vụ quan trọng
trong sự thành công. Bệnh tật liên miên là một nghịch cảnh phải không bạn? Nhưng
nếu Voltaire không đau vặt, về già phải nằm trên giường quanh năm thì chắc gì ông
đã sáng tác được nhiều như vậy? Marcel Proust, nếu không mắc bệnh thần kinh, sợ
tiếng động đến nỗi suốt đời tự giam mình trong một phòng kín mịt, cách thanh ,
thì ông có được cô tịch để suy nghĩ về tâm lý và viết được tác phẩm độc đáo bất
hủ, tức cuốn A la recherche du temps perdu không?
Ông Ben Fortson bị
tai nạn xe hơi, cụt cả hai chân, mà không cho như vậy là nghịch cảnh, còn mừng
là diễm phúc vì nằm liệt một chỗ, ông đọc được rất nhiều sách về chính trị,
kinh tế, xã hội, thành một nhà bác học có tài hùng biện rồi được bầu làm thống
đốc một tiểu bang ở Mỹ. Nếu không bị loà chưa chắc Milton đã thành một thi hào
của muôn thuở và nhạc sĩ Beethoven nếu không bị điếc thì tài nghệ của ông chắc
gì đã tới mức tuyệt đích? Charles Darwin nhờ tàn tật mà lập nên sự nghiệp. Ông
nói: “Nếu thân tôi không là cái xác vô dụng, chưa chắc tôi đã có đủ sức mạnh
tinh thần để biểu minh lý thuyết của tôi”.
Bà Hellen Keller
hồi hai tuổi, bị bệnh nặng, hoá đui, điếc và câm, lớn lên lại nghèo tới nỗi có
hồi phải ngủ trong một nhà xác. Vậy mà bà thắng được nghịch cảnh, học rộng,
viết bảy cuốn sách, đi diễn thuyết khắp châu Mỹ và châu Âu, được Mark Twain cho
là một người lạ lùng nhất, ngang hàng với Nã Phá Luân ở thế kỷ 19.
Nhiều bạn trẻ
thường phàn nàn với tôi vì cảnh nhà nghèo túng, hoặc không được lâu và làm ăn
cũng không được. Nghèo túng là một nghịch cảnh thật, nhưng biết lợi dụng nó thì
nó lại là một tay sai đắc lực giúp ta thành công.
Chính vì nghèo khổ,
người ta mới ham tự học, thấy cần phải tự học, J. J.Rousseau trên mười tuổi đã
phải đi lang thang khắp nơi, làm đủ các nghề để kiếm ăn, nhờ có chí, biết tự học
trong lúc rảnh mà nổi danh là một triết gia, ảnh hưởng lớn đến thế giới. Một
người hỏi ông: “Ông học tại những trường nào mà giỏi như vậy?”. Ông đáp: “Học
trong trường nghịch cảnh”.
Elibu Burrit mười
sáu tuổi tập nghề thợ rèn, mỗi ngày đập sắt mười một giờ mà còn có thì giờ học
ngoại ngữ, sau ông thông 18 sinh ngữ và 32 thổ ngữ, thiên hạ gọi là “nhà bác học
thợ rèn”. Những người không chịu học, đọc truyện ông chắc phải mắc cỡ.
Trên đường doanh
nghiệp cảnh nghèo thường kích thích hoạt động chứ không phải luôn luôn là một
trở ngại. Hầu hết những ông vua thép, vua báo, vua dầu lửa, vua xe hơi ở Âu - Mỹ
đều xuất thân
hàn vi hơn bạn và tôi. Họ đã phải bán báo, đánh giày, lượm rác, làm bồi phòng, ^ chỉ nhờ hai bàn tay trắng mà làm nên sự nghiệp.
hàn vi hơn bạn và tôi. Họ đã phải bán báo, đánh giày, lượm rác, làm bồi phòng, ^ chỉ nhờ hai bàn tay trắng mà làm nên sự nghiệp.
Cổ nhân đã nhận
xét đúng: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, vì hễ nghèo thì bị tủi
nhục, bị hiếp đáp nên người ta quyết tâm thắng nó, tận lực cải thiện đời sống,
đem cả tâm trí ra phấn đấu đến cùng, và sớm muộn gì người ta cũng thắng, cũng
hoá giàu. Vả lại, có nghèo người ta mới dám mạo hiểm để làm lớn, không sợ thất
bại, thắng thì được tất cả mà thua thì chẳng mất gì. Giàu có sinh nhút nhát,
làm biếng; nên một người Pháp đã nói: “Những con ngựa mập không chạy được
nhanh” và một nhà doanh nghiệp nọ phàn nàn với bạn như vầy: “Tôi biết thằng con
tôi, nó có nhiều đức tính lắm, song nó có một cái bất lợi rất lớn là nó sinh
trong một nhà giàu”.
Russell H. Conwell
trong bài Hàng mẫu kim cương nói: “Không có vốn là phước cho bạn đó. Thấy bạn
không có vốn, tôi mừng lắm. Tôi thương hại con trai những phú gia. Những cậu
Hai, cậu Ba đó ở thời này có một địa vị thực khó khăn. Họ đáng thương. Họ không
biết nổi những cái quý nhất trong đời. Theo bảng thống kê ở Massachusetts,
trong số 17 cậu con phú gia, không cậu nào khi chết mà giàu. Họ sinh trưởng
trong cảnh giàu sang thì chết trong cảnh nghèo hèn”.
Vậy bạn đừng phàn
nàn không có vốn để làm ăn. Thiếu cái vốn tiền bạc thì bạn đã có cái vốn khác
quý báu hơn nhiều, không ai ăn cướp được, đánh cắp được, tịch thâu được của bạn,
một cái vốn mà sự phá giá của đồng tiền không hề ảnh hưởng mảy may gì tới cả,
cái vốn đó là sự hiểu biết, những kinh nghiệm, sức làm việc, lòng kiên nhẫn,
chí quyết thắng của bạn. Trời đã ban cho ta bộ óc, hai bàn tay và 24 giờ mỗi
ngày thì ta không thể phàn nàn rằng thiếu tiền, thiếu vốn là một nghịch cảnh.
Nghịch cảnh lớn
nhất trong đời người có lẽ là sự tù đày. Nhưng biết bao vĩ nhân đã lập nên sự
nghiệp bất hủ giữa bốn bức tường đá của nhà giam! Vua Văn Vương nhà Chu bị cùm
nơi ngục Dữu Lý mà viết Chu Dịch - một cuốn triết lý cao siêu của phương Đông; Hàn
Phi bị tù ở Tần mới soạn hai thiên Thuyết nạn và Cô phẫn; Tư Mã Thiên dùng
những ngày sống thừa trong khám để viết bộ Sử ký, một tác phẩm bất hủ làm vẻ
vang cho dân tộc Trung Hoa; Phan Bội Châu để lại tập Ngục trung thư (thư viết
trong ngục); Huỳnh Thúc Kháng, Phan Văn Hùm tự học chữ Pháp hoặc chữ Hán trong
khi bị đày ở Côn Đảo; Gandhi bảo “vào ngục vui như phòng hoa đêm tân hôn” và
trong cái “phòng hoa” ấy, ông đã luyện nhân cách, suy nghĩ về phương pháp bất
hợp tác để chống người Anh.
Không ai cầu
nghịch cảnh, nhưng nghịch cảnh tới thì kẻ có chí khí mỉm cười ngâm câu thơ của
Nguyễn Công Trứ: Muốn đại thụ hãy gìm cho lúng túng và nghĩ như một triết gia
Đức: “Người lý tưởng là người khi bị định mạng thử thách, không những đã tỏ ra
xuất chúng mà còn luôn luôn thích đương đầu với trở lực”.Sinh trong một gia
đình phú quý, được du học bên Tây, bên Mỹ, đậu bằng cấp kỹ sư, bác sĩ, về nước
cưới được vợ giàu, mở xưởng máy hoặc phòng khám bệnh rồi mỗi ngày một giàu
thêm, như vậy có vẻ vang gì đâu, ai ở trong địa vị đó mà chẳng thành công được
như vậy? Phải thắng được nghịch cảnh, dựng nên sự nghiệp mới đáng khen chứ? Mà
tâm hồnta mới cao thượng lên, tài đức ta mới tiến lên chứ?
Muốn thành công
như vậy, không thể trông ở sự may rủi mà phải có tư cách. Chương sau, tôi sẽ
bàn về tư cách.
Ở đời cũng có số mạng
thật, song trong mười trường hợp thì chín trường hợp, sự may rủi do ta gây nên
chứ không do hoàn cảnh ở ngoài. Ta cũng có thể tự tạo nên thuận cảnh để thay
đổi số mạng ta trong một phần lớn.
Thành công là tu
luyện tài đức để thắng mọi trở ngại do nghịch cảnh mà đạt tới một mục đích cao
đẹp bằng những phương tiện lương thiện.
Muốn thành công
như vậy, không thể trông ở sự may rủi mà phải biết lợi dụng nghịch cảnh.
Đừng nói tôi đau
yếu, không thể tự học được, tôi thiếu vốn không thể làm ăn được. Những người
què, đui, nghèo túng, những kẻ bị tù đày thường lập nên những sự nghiệp lớn
nhất.
Khi ta còn trẻ thì
nên coi nghịch cảnh là phước chứ không phải hoạ. Gió bấc ào ào lạnh buốt làm ta
nứt da, chảy máu nhưng cũng làm cho ta hăng hái hoạt động lên; còn gió nam hiu
hiu mát mẻ chỉ làm cho ta muốn ngả mình trong ghế đu mà thiu thiu ngủ.
Cổ nhân nói: “Vạn
sự bất do nhân tố chủ” Ta phải nói: “Vạn sự bất do thiên tố chủ”.
P1 - Chương 3
Nghị Lực Là Gì?
Nghị Lực Là Gì?
Định nghĩa.
Xét về phương diện
sinh lý.
Về phương diện tâm
lý.
Có ai thiếu hẳn
nghị lực không?
RE: Rèn nghị lực để lập thân
RE: Rèn nghị lực để lập thân
Khi ai bảo ông X
có nghị lực, ta hiểu ngay là ông ấy có một chí hướng và đủ năng lực thắng mọi
trở ngại để đạt chí hướng ấy. Nhưng ta thường nghĩ lầm rằng nghị lực là một
năng lực tinh thần, sự thực nó gồm ba năng lực đều quan trọng cả:
Suy nghĩ.
Quyết định.
Và thực hành.
Tôi xin lấy một
thí dụ: tôi muốn lựa một nghề và tôi nghĩ đến nghề y sĩ hoặc giáo sư. Trước hết
tôi phải xét mỗi nghề đó cần đến những khả năng nào và tôi có những khả năng ấy
không; lại xét nghề nào có tương lai hơn, hợp với gia cảnh của tôi hơn. Khi đã
so sánh kỹ lưỡng, tôi quyết định lựa một nghề, rồi ghi tên vào ban đại học dạy nghề
đó. Sau cùng, tôi phải kiên nhẫn học tập cho tới khi thành tài. Nếu thiếu công
việc thứ nhất là suy nghĩ, lựa chọn - mà hễ thiếu công việc đó thì cũng thiếu
luôn công việc thứ nhì là quyết định - chẳng hạn, nếu tôi vâng lời song thân
tôi mà học nghề y sĩ, chứ trong lòng tôi chẳng thích gì nghề đó cả, rồi ngoan
ngoãn cắp sách tới trường học đủ bài để thi, thì bạn chỉ có thể bảo tôi là một
người con hiếu thuận chứ chưa thể cho tôi là có nghị lực được.
Vì nghị lực gồm ba
năng lực tinh thần nên khó mà định được phần nào trong cơ thể ta điều khiển
nghị lực.
Ông Ferrier kể
trường hợp những người có bệnh ở phần óc phía trán mà sinh ra mất nghị lực rồi
ông kết luận rằng chính phần óc đó là cơ quan của nghị lực. Các nhà bác học
hiện nay không công nhận thuyết ấy vì phần óc đó thực ra chỉ điều khiển những
vận động tự ý của ta thôi, mà những vận động này, như tôi đã nói trong đoạn
trên, chỉ là giai đoạn thứ ba của nghị lực.
Khoa học chưa tìm
được cơ quan nào điều khiển sự suy nghĩ và quyết định: người ta chỉ biết là ở
óc, nhưng phần nào ở óc và óc hoạt động ra sao để suy nghĩ, quyết định thì chưa
ai rõ. Chúng ta nên biết thêm rằng có những hạch ảnh hưởng lớn tới bộ thần
kinh. Bác sĩ Lepold Lévi nhận xét một em nhỏ dưới mười một tuổi học giỏi nhất
lớp. Vì muốn cắt một cái bướu, ông phải cắt luôn hạch ở trước cổ (thyroide) và
từ đó, những cơ năng tinh thần của em lần lần suy giảm: em nói rất chậm chạp,
cử động uể oải, ký tính kém sút. Ba năm sau, em hoàn toàn quên hẳn chữ, không
viết và cũng không đọc được nữa, em tỏ ra nóng tính, quạu cọ. Ông lấy nước hạch
đó của loài cừu chích cho em thì cơ năng tinh thần của em lần lần phục hồi, chỉ
một tháng sau, em viết được thư; và hễ ngưng chích ít lâu thì bệnh trở lại như
cũ. Ông kể thêm nhiều trường hợp như vậy và kết luận rằng những người
ít hăng hái, hoạt động, là do hạch trước cổ suy nhược. Một đời sống hợp vệ sinh, những thức ăn lành, bổ, cách thâm hô hấp cũng ảnh hưởng tốt đến nghị lực; trái lại bệnh nghiện rượu, nghiện thuốc phiện làm cho con người bạc nhược và di hại đến đời sau.
ít hăng hái, hoạt động, là do hạch trước cổ suy nhược. Một đời sống hợp vệ sinh, những thức ăn lành, bổ, cách thâm hô hấp cũng ảnh hưởng tốt đến nghị lực; trái lại bệnh nghiện rượu, nghiện thuốc phiện làm cho con người bạc nhược và di hại đến đời sau.
Ở cuối sách, chúng
tôi sẽ chỉ những phép vệ sinh phải theo để tăng cường nghị lực; dưới đây hãy
xin xem xét kỹ về phương diện tâm lý của nghị lực.
Người có nghị lực
có đủ ba đức tính: có sáng kiến, biết quyết định và hành động đắc lực. Có sáng
kiến là biết tự vạch con đường để đi, không theo ý chí của ai. Óc sáng kiến đó không
cần phải nẩy nở lắm như óc các nhà bác học: miễn là biết tự kiếm lấy giải pháp cho
những công việc thường ngày là được. Như vậy, hạng người trung bình nào cũng có
đủ sáng kiến để có nghị lực: nhưng thiếu sáng kiến thì quyết nhiên không được,
ta sẽ chỉ như người bù nhìn để người khác giật dây mà bù nhìn thì làm gì còn có
nghị lực, cần dùng gì tới nghị lực?
Quyết định phải
nhanh để hoạt động cho kịp thời, không do dự mà bỏ lỡ cơ hội; và phải sáng suốt
để sau khỏi thường hay đổi ý kiến. Đức quyết đoán quan trọng lắm, nên người ta
hay dùng nó để xét một người có nghị lực hay không. Song giai đoạn quan trọng
nhất vẫn là giai đoạn thực hành và muốn thực hành phải bền chí hoạt động, gặp
trở ngại gì cũng ráng san phẳng cho được. Phải tự chủ được mình, thắng các cám
dỗ ở ngoài và bản tính thích an nhàn, dật lạc của loài người. Tuy nhiên ba đức
ấy nên vừa phải, nếu quá mức thì lại có hại cho nghị lực. Óc sáng kiến mà mạnh
quá, không được hợp lý thì ta hoá gàn dở, mơ mộng, ngược đời. Tinh thần quyết
định mà thiếu quân bình thì có thể thành tật nông nổi, nhẹ dạ, hoặc quá cẩn
thận đến nhút nhát. Bền gan mà không sáng suốt, biết tuỳ thời thì thành bướng
bỉnh, xuẩn động. Và một người tự chủ quá có thể thiếu tình cảm mà hoá ra lãnh đạm.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nghị lực. Thói quen mới đầu giúp ta dễ hành động
nhưng có thể giảm nghị lực vì nó làm cho ta thành cái máy, không cần suy nghĩ,
gắng sức nữa. Chẳng hạn bạn muốn bỏ tật hút thuốc lá, mấy ngày đầu thấy khó,
sau nhờ thói quen mà thấy dễ, lần lần bạn không phải dùng nghị lực nữa mà không
dùng tới nó lâu thì nó có thể suy. Sự hiểu rộng biết nhiều giúp ta suy nghĩ
sáng suốt, nhưng chính tình cảm mãnh liệt mới giúp ta quyết định mau lẹ và bền
chí thực hành. Học rộng mà thiếu đức tin thường chỉ là hạng người nói hay mà
làm dở.
Hoàn cảnh xã hội
có thể tăng hay giảm nghị lực của ta. Được người khác khuyến khích, ta hăng hái
theo đuổi mục đích; bị thiên hạ thờ ơ, ta chán nản mà bỏ dở công việc. Những
luật sinh lý và tâm lý ấy có những áp dụng vào sự rèn nghị lực mà tôi sẽ chỉ
trong phần II.
Trước khi qua
chương, tôi cần phải đánh đổ một niềm tin tưởng sai lầm rất hại cho sự rèn luyện
của ta. Nhiều người nghĩ rằng nghị lực là một năng lực kỳ diệu trời cho mới
được và giúp ta làm những việc phi thường. Tôi xin nhắc lại, nghị lực gồm ba
năng lực chứ không phải là một năng lực; ba năng lực ấy ai cũng có, chỉ trừ
những kẻ bệnh tật nặng, mà đầu chương sau, tôi sẽ xét tới. Ai là người mỗi ngày
hoặc mỗi tuần không suy nghĩ, quyết định rồi thực hành một việc gì đó nhỏ hay
lớn? Sáng chủ nhật trước, bạn thức dậy, do dự không biết nên đi thăm một người
quen hay đi xem hát bóng , sau bạn nhất định đi thăm người đó và điểm tâm xong,
bạn thay quần áo đi liền. Như vậy là bạn có nghị lực rồi đấy. Làm việc đó, bạn
không cần có nghị lực lớn, và tuy chưa được hân hạnh biết bạn, tôi
cũng có thể nói chắc mà không sợ lầm rằng đã có ít nhất là vài lần bạn tỏ ra có nghị lực khá mạnh. Bạn nhớ lại, từ trước tới nay, đã làm được việc gì khó khăn chưa? Hồi còn đi học, gần tới kỳ thi ra trường, bạn đã thức khuya dậy sớm, nhịn dạo phố, coi hát để ôn bài chứ? Rồi lúc tản cư, bạn đã có lần nào chân mỏi rã rời mà cũng ráng quẩy đồ trên vai, lết từng bước hàng mấy cây số nữa để tới chỗ nghỉ không? Có ư? Vậy thì vấn đề: “bạn quả có thiếu hẳn nghị lực không?” mà chúng ta đã nêu ra ở cuối chương trước, khỏi cần phải bàn nữa, phải chăng bạn? Một thi sĩ thấy tôi soạn cuốn này, mỉm cười bảo:
cũng có thể nói chắc mà không sợ lầm rằng đã có ít nhất là vài lần bạn tỏ ra có nghị lực khá mạnh. Bạn nhớ lại, từ trước tới nay, đã làm được việc gì khó khăn chưa? Hồi còn đi học, gần tới kỳ thi ra trường, bạn đã thức khuya dậy sớm, nhịn dạo phố, coi hát để ôn bài chứ? Rồi lúc tản cư, bạn đã có lần nào chân mỏi rã rời mà cũng ráng quẩy đồ trên vai, lết từng bước hàng mấy cây số nữa để tới chỗ nghỉ không? Có ư? Vậy thì vấn đề: “bạn quả có thiếu hẳn nghị lực không?” mà chúng ta đã nêu ra ở cuối chương trước, khỏi cần phải bàn nữa, phải chăng bạn? Một thi sĩ thấy tôi soạn cuốn này, mỉm cười bảo:
Không có nghị lực
mới cần rèn nghị lực, mà muốn rèn nghị lực thì phải có nghị lực đã: đã thiếu nó
rồi thì làm sao rèn nó được? Vấn đề rèn nghị lực quả là một vấn đề lẩn quẩn. Lời
đó, mới nghe thì chí lý, nhưng hoàn toàn sai chính vì thi sĩ đó, cũng như bạn,
nghĩ rằng có những người thiếu nghị lực. Quan niệm sai lầm làm hại biết bao
thanh niên! Họ tin rằng không có nghị lực nên tự học không được, tu thân không
được, không thành công được, rồi chán nản, sầu tủi nghĩ đến tương lai mờ ám,
đến kiếp sống thừa của mình. Họ có thiện chí lắm, thấy điều phải rất muốn theo,
thấy cái đẹp rất muốn làm, mà rút cục chẳng làm được gì cả vì không hiểu rõ bản
thể của nghị lực. Không! Không một người nào bẩm sinh ra thiếu hẳn nghị lực,
chỉ có những người mà nghị lực suy kém hoặc không quân bình thôi. Trong chương
sau, chúng ta sẽ xét qua những bệnh đó của nghị lực.
Nghị lực không
phải là một năng lực độc nhất mà gồm ba năng lực: suy nghĩ, quyết định, thực
hành.
Người nào cũng có
3 năng lực ấy, nên ta không thể bảo: “Tôi thiếu nghị lực” mà chỉ có thể nói:
“Tôi có bệnh về nghị lực”.
Về phương diện
sinh lý, các nhà bác học chưa định được phần nào trong cơ thể ta điều khiển
nghị lực. Chúng ta chỉ mới biết rằng một đời sống hợp vệ sinh, và nhiều hạch
như hạch trước cổ ảnh hưởng đến hoạt động tinh thần, và đến nghị lực của ta.
Về phương diện tâm
lý, người nghị lực có những đức sau này:
Óc sáng kiến.
Tinh thần quyết
đoán.
Bền chí, tự chủ.
Những đức ấy phải
trung hoà, nếu thái quá sẽ thành những tật, hại cho nghị lực.
Nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến nghị lực như:
Thói quen mới đầu
giúp cho nghị lực, lâu có thể làm hại nghị lực.
Sự hiểu rộng biết
nhiều giúp ta suy nghĩ, nhưng chính tình cảm nồng nhiệt mới giúp ta quyết định
mau và bền chí thực hành.
Hoàn cảnh xã hội,
như những lời khen, chê của người khác, làm tăng hoặc giảm nghị lực của ta.
P1 - Chương 4
Những Bệnh Nghị Lực
Những Bệnh Nghị Lực
Có những người bị
một chứng bệnh nào nặng quá mà không làm được những cử động họ muốn làm nữa.
Chẳng hạn họ khát nước lắm, đòi uống nhưng ly đã kề môi mà họ uống không được;
hoặc họ muốn ký tên mà cầm bút cả nửa giờ, mím môi, nghiến răng, cố đưa ngọn
bút đến toát mồ hôi mà không sao đưa nổi.
Các nhà bác học
xét kỹ trường hợp các bệnh nhân ấy, thấy bắp thịt họ bình thường, trí óc họ
cũng sáng suốt, mà thực hành điều đã quyết định thì không được. Có lẽ do bộ
thần kinh họ hư. Nhưng bảo họ là hoàn toàn mất nghị lực thì cũng chưa hẳn vì
người ta đã thấy một ông già muốn đi chơi mà tới ngưỡng cửa thì đứng trân trân,
không sao bước được nữa, sau phải có người cõng đặt vào xe hơi; xe chạy và tới
khi cán một người đàn bà thì lạ thay! Chính ông già ấy mở ngay cửa xe, nhảy
xuống trước hết để cứu nạn nhân.
Y học hiện nay chưa giảng được bệnh ấy. Bỏ trường hợp đặc biệt và rất hiếm đó đi, còn những bệnh khác về nghị lực đều là những bệnh thông thường mà tôi chia làm ba hạng tuỳ theo bệnh về sáng kiến, về quyết định hoặc hoạt động. Sự phân loại như vậy rất miễn cưỡng - vì quyết định cũng cần sáng kiến mà hoạt động với quyết định nhiều khi không thể tách rời nhau được - song cuốn này không phải là khảo cứu về y học hay tâm lý mà có tính cách rất thực tiễn là giúp độc giả rèn nghị lực, nên tôi giữ sự phân loại ấy cho dễ trình bày.
Y học hiện nay chưa giảng được bệnh ấy. Bỏ trường hợp đặc biệt và rất hiếm đó đi, còn những bệnh khác về nghị lực đều là những bệnh thông thường mà tôi chia làm ba hạng tuỳ theo bệnh về sáng kiến, về quyết định hoặc hoạt động. Sự phân loại như vậy rất miễn cưỡng - vì quyết định cũng cần sáng kiến mà hoạt động với quyết định nhiều khi không thể tách rời nhau được - song cuốn này không phải là khảo cứu về y học hay tâm lý mà có tính cách rất thực tiễn là giúp độc giả rèn nghị lực, nên tôi giữ sự phân loại ấy cho dễ trình bày.
Như tôi đã nói,
phải có sáng kiến, tự vạch con đường đi thì mới gọi là có nghị lực. Người thiếu
sáng kiến là người nhu thuận, trái với nhu thuận là bạo loạn.
Ai cũng biết có
những người đàn ông mà nhu mì như đàn bà. Hồi nhỏ sống với cha mẹ thì đúng như
câu tục ngữ “cha mẹ đặt đâu ngồi đấy”. Cha mẹ muốn cái gì, họ ngoan ngoãn vâng
lời, không hề suy nghĩ thắc mắc về vấn đề này, vấn đề nọ, hình như họ không có
cả đến cá tính nữa. Lớn lên, khi thành gia , họ để mặc vợ lo toan mọi việc, từ
việc ăn mặc đến việc xử thế, nhất thiết vợ chỉ cho cả; vợ bảo bận chiếc áo này
thì họ bận, bảo đeo chiếc cà vạt kia thì họ đeo, đeo xong, giá vợ có bảo cởi ra
thì họ cũng cởi, chẳng hề lấy làm lạ. Có lẽ họ là những người sướng nhất đời;
nhưng họ có thấy rằng họ sướng không, điều ấy còn ngờ lắm. Không nên lầm hạng
người vì quý mến cha mẹ mà vâng lời hoặc vì tính tình hợp với vợ mà hành động
như vợ. Những người này tính tình bình thường, còn hạng người nhu thuận là
những kẻ có bệnh mà nguyên do bệnh đó là một vài hạch nào trong cơ thể không
phát triển điều hoà, cần có y sĩ chuyên môn trị mới hết.
Trái lại, có những
người nhiều sáng kiến quá đến nỗi phản kháng ý kiến của bất kỳ ai; hồi nhỏ
không chịu vâng lời cha mẹ, nhất định làm theo ý mình. Hạng người đó khó thành
công vì không được ai giúp, chỉ trong những thời loạn may ra làm nên, song cũng
không bền. Nguyên do cũng tại một hạch nào đó phát triển quá độ.
Chúng ta cứ tưởng
làm người ai mà không muốn được tự do; nhưng không, có những người không thích
tự do: họ muốn có một quyền lực nào ép buộc họ và nếu để họ tự do thì họ chẳng
chịu làm gì cả. Họ không thiếu sáng kiến, nhưng không chịu quyết định, để người
khác quyết định giùm họ rồi thúc đẩy họ, họ mới miễn cưỡng chịu tiến. Hai thi
hào Baudelaire và Gérard de Nerval tiêu biểu cho hạng đó. Chỉ khi nào chủ nợ
lại la ó, hoặc nhà xuất bản lại doạ nạt, hai nhà đó mới chịu viết. Họ phàn nàn
rằng người ta thúc họ hoài, bắt họ viết vội viết vàng, nên văn thơ không được
như ý, nhưng nếu không giục họ thì chắc chắn họ chẳng viết được gì cả mà có
viết thì có lẽ cũng không hay.
Chẳng phải riêng
nhiều nghệ sĩ có tâm trạng đó đâu, nhiều nhà doanh nghiệp cũng chỉ trổ tài được
trong những lúc gấp rút. Hồi đi học cũng vậy, nhiều bạn trẻ đợi gần tới kỳ thi mới
học; bảo họ dự bị sẵn sàng từ đầu năm đi, họ nhận là phải, song thú thực là học
trước như vậy “không vô”, tinh thần không được kích thích mà thiếu minh mẫn.
Những học sinh đó ra trường rồi, không còn gì bắt buộc học nữa, không phải thi
cử nữa, tất liệng sách vở đi liền.
Thần kinh họ có
suy nhược không? Ta không biết. Bạn ở trong trường hợp đó nên kiếm một người
thân để thúc đẩy mình, và tự mình phải tập bó buộc mình (Coi chương cuối phần
II).
Lại có những người
hay thay đổi quyết định quá, thành ra bất thường. Họ như con bướm, đậu bông này
một chút rồi bay qua bông khác. Nguyên nhân có thể là do họ quyết định vội vàng
quá, không chịu cân nhắc kỹ, nên phải quyết định lại.
Nhưng thường khi
là họ không đủ kiên nhẫn theo đến cùng. Trong trường hợp này, bệnh của họ thuộc
về hoạt động hơn là về quyết định. Khi đau ốm, họ thử đủ thứ thuốc, nhưng thuốc
nào họ cũng chỉ uống một hai thang, hoặc chích vài ba mũi rồi bỏ. Ra làm ăn, họ
thử đủ các nghề, chưa biết kỹ nghề nào đã chán, lựa nghề khác. Người Pháp ví họ
như những viên đá, lăn hoài, rêu bám vào không được. Có khi họ không biết họ
muốn gì, có lẽ vì họ không muốn gì hết, ngoài sự mới mẻ, sự thay đổi. Nếu vậy
thì quả là chí họ chưa định và bệnh của họ có thể sắp vào loại “bệnh về sáng
kiến”.
Bệnh về hoạt động
- Người mê lý tưởng.
Người không tưởng.
Người lý sự.
Người bi quan.
Người ưa châm
biếm.
Người không thể
chú ý được.
Người quá hăng
hái.
Bệnh về hoạt động
Trong xã hội nhan
nhản những người có sáng kiến mà thực hành không được vì kém hoạt động.
Có khi lý trí lấn
áp tình cảm, ý tưởng lấn áp lòng muốn mà người ta thiếu hoạt động. Đó là trường
hợp những người mê lý tưởng. Họ chẳng làm việc gì hết vì thấy chẳng có việc gì
đáng làm; hoặc nếu có việc đáng làm thì họ đợi cho có đủ điều kiện này, điều
kiện nọ để làm cho được hoàn toàn, rồi mới chịu làm. Bạn rủ họ đi chơi Huế, họ
đáp:
Huế rất đẹp, có
nhiều di tích, cảnh lại nên thơ, nên đi lắm; nhưng trước khi thăm Huế, phải coi
hết những tích ở Bắc Việt đã, rồi lần theo bước đường Nam tiến của tổ tiên mà tới
Huế. Lại phải thu thập đủ tài liệu về Huế đã chứ! Bạn thấy họ hiểu biết nhiều
về hội hoạ, hỏi họ sao không viết sách phổ thông môn đó, họ cười:
Viết thì phải viết
cho đàng hoàng, không có chỗ chê. Phải thu thập đủ các bức danh hoạ cổ kim,
đông tây rồi in hình màu trên giấy láng để độc giả thưởng thức. Một cuốn như vậy
bán mấy ngàn đồng, ai mua? Họ luôn luôn có luận điệu đó, nên họ có thể rất
thông minh mà hoàn toàn bất lực, vô ích cho xã hội.
Khi lý tưởng của
họ không có tính cách thực tế thì họ hoá ra không tưởng. Chẳng hạn họ nặn óc,
lập những chương trình vĩ đại để diệt tận gốc chiến tranh trong hai mươi bốn giờ
hoặc để diệt nạn mù chữ trên khắp thế giới trong nửa tháng. Họ mơ mộng viễn
vông như vậy và gặp ai cũng đem ra bàn, bắt mọi người phải nghe và phải góp ý,
nghĩa là phải khen vì họ không chịu ai chê họ hết.
Có người lý luận
chu đáo quá đến nỗi không muốn hoạt động nữa. Họ nghèo, vợ con nheo nhóc, bảo
họ làm nghề này nghề nọ để kiếm tiền, thì họ trầm ngâm suy nghĩ, tính toán từng
li từng tí, đoán trước mọi sự trở ngại, mọi sự khó khăn xa hay gần, có thực hay
tưởng tượng. Mở một quán tạp hoá ở đầu đường ư? Ừ, ý đó có vẻ được đấy; nhưng
để tính xem nào, có thành công được không đã chứ. Khu này, dân cư nghèo mà đã
có ba tiệm tạp hoá rồi, mình mở thêm nữa, e không có lợi. Họ lý luận có vẻ xác
đáng lắm, nhưng hình như chỉ ráng lý luận để chứng thực rằng: thường thường
hạng này hay bi quan, chỉ tưởng tượng toàn những nỗi khó khăn, làm ruộng thì sợ
trâu chết, sợ nước lụt, sợ chuột, sợ còng; buôn bán thì sợ dân nghèo không có
tiền mua, sợ giá hàng sẽ lên, khó bán, sợ người ta ăn cắp ăn nảy.
Tệ hại nhất là khi
họ đã chẳng làm gì mà còn châm biếm những người làm được việc. Họ đi đâu cũng
kiếm cách giội những thùng nước lạnh vào lòng hăng hái của kẻ khác. Bạn giúp đỡ
một gia đình nghèo ư? Họ bảo: còn những gia đình này nọ nghèo hơn, sao không giúp?
Sao không giúp hết những kẻ khốn khó ở Bắc, ở Trung, ở châu Phi, châu Mỹ? Bạn hăng
hái viết sách, họ hỏi: “Viết cho ai đọc đấy? Tính xem bán được năm trăm cuốn không?
Kiếm được bao nhiêu tiền? Công phu sáu tháng có bằng một cú áp phe của người này
người nọ không? Hay là tiên sinh muốn lưu danh thiên cổ đấy?
Nhưng có một số
người rất đáng thương. Họ không thể làm được việc gì vì không thể chú ý được
lâu. Xưa nay, có lẽ chưa có người đa tài bằng Coleridge, sinh ở nước Anh cuối
thế kỷ 18. Ông lý luận giỏi hơn các triết gia, tưởng tượng phong phú như một
thi sĩ, và có nhiều sáng kiến kỳ dị. Vấn đề nào ông cũng hiểu rõ, làm cho hết
thảy các người đương thời phải bái phục. Người ta bảo ông có hàng trăm dự định
mà chẳng chịu thực hành một dự định nào cả. Một lần, ông xuất khẩu thành nhiều
bài thơ rất hay, đọc cho một nhà xuất bản nghe. Người này chịu trả trước cho
một số tiền, còn bao nhiêu hễ ông chép xong những bài thơ đó là trả nốt. Chỉ có
việc chép lại mà ông làm cũng không được, cứ mỗi tuần lại quỵ luỵ, khúm núm năn
nỉ nhà xuất bản thí cho một số tiền để tiêu. Thực
nhục nhã. Có phải tại ông nghiện rượu và thuốc phiện từ hồi trẻ mà mắc chứng bệnh nghị lực đó không?
nhục nhã. Có phải tại ông nghiện rượu và thuốc phiện từ hồi trẻ mà mắc chứng bệnh nghị lực đó không?
Những hạng người
kể trên, vì lẽ này hay lẽ khác mà thiếu hoạt động, còn hạng người dưới đây mắc
tật ngược lại là hăng hái quá trong khi hoạt động. Họ không hề biết do dự, luôn
luôn quyết định rất mau, rồi thực hành liền, không bao giờ lùi bước. Người ta
bảo họ lầm lẫn, họ không chịu, cứ tiến tới, gần như mù quáng, không thấy trở
ngại rành rành trước mắt. Họ độc tài, không nghe ai và bắt mọi người theo mình.
Đôi khi họ thành công rực rỡ song thường thì thất bại. Họ có nhiều nghị lực quá
và đó cũng là một thứ bệnh. Họ làm nô lệ nghị lực của họ, nhắm mắt đưa đầu đi
trước. Người biết kiên nhẫn, tuỳ cơ ứng biến mới là khôn, còn họ chỉ là hạng
cuồng, xuẩn.
Trừ trường hợp rất
hiếm của những người vì mắc một bệnh nào nặng đến nỗi mất nghị lực trong một
thời gian, còn thì ai cũng có nghị lực và những người tưởng rằng mình thiếu
nghị lực, thực ra chỉ là có bệnh về nghị lực. Những bệnh đó có nhiều loại, hoặc
thuộc về óc sáng kiến, suy xét hoặc về sự quyết định, sự hoạt động. Ta nên xem
bệnh nghị lực của ta thuộc về loại nào mà tìm cách trị bằng y
học hay tâm lý.
học hay tâm lý.
Ảnh Hưởng Của Trí
Tuệ và Tình Cảm Tới Nghị Lực
Chức vụ của trí
tuệ.
Lợi dụng những
tình cảm có ích cho nghị lực.
Đàn áp những tình
cảm có hại cho nghị lực.
Đức tự chủ.
Trí tuệ ảnh hưởng
lớn tới nghị lực vì suy nghĩ có sáng suốt thì quyết định mới đúng và hoạt động
mới bền.
Ở đầu chương III
phần 1 tôi đã kể một thí dụ là lựa nghề để bạn thấy ba giai đoạn của nghị lực.
Nếu ta không dùng lý trí để xét kỹ xem thiên tư và gia cảnh của ta có hợp với nghề
ta muốn lựa không, mà cứ theo thị hiếu của người chung quanh, thấy nhiều người thích
làm dược sư vì nhàn và kiếm được nhiều tiền, ta cũng xin học môn bào chế, một môn
không hợp với tính tình ta, thì khi học ta dễ chán nản, có thể bỏ dở được mà có
cố theo đuổi tới nơi thì ra làm việc, cũng không thấy thích thú hăng hái, đời
ta sẽ kém vui đi nhiều.
Biết bao người ở
trong tình cảnh đó, làm một nghề miễn cưỡng không thành công
không yêu nghề thì
làm sao thành công được?
Rồi tự cho là đời
mình bỏ đi, không còn tương lai gì nữa: nguyên do thường tại không suy xét kỹ
lưỡng trong khi quyết định, chứ không phải tại thiếu sức hoạt động. Nhờ lý trí,
ta dự tính dùng được những nỗi khó khăn, không phóng đại nó mà cũng không khinh
thường nó, và ta sẽ tìm được cách giải quyết.
Phải là người sáng
suốt mới có óc thực tế, nhận chân được tình thế, không quá lạc quan, cũng không
quá bi quan; lạc quan quá, thì dễ thất vọng mà bi quan quá thì nhút nhát. Mười
người thất bại có tới sáu, bảy người thiếu óc sáng suốt ấy. Họ tưởng công việc
dễ làm, vào việc rồi mới thấy khó, rồi đâm chán nản. Hoặc nghe lời bạn bè hứa
giúp, họ tin thật, trông cậy vào những người ấy mà không hay rằng mình đương
cất nhà trên một bãi lầy. Cũng có khi công việc mới có mòi thành công, họ đã
tin chắc rằng mỗi ngày sẽ phát đạt thêm mà vội khuếch trương lớn để rồi phải ân
hận rằng nền móng chưa chắc mà đã xây tường.
Chỉ thất bại vài
ba lần như vậy là chí khí, nghị lực nhụt đi, vì vậy muốn rèn nghị lực thì phải
luyện trí để hiểu hoàn cảnh, hiểu người, hiểu mình và tìm được giải pháp thích
đáng cho mỗi vấn đề.
Tuy nhiên, suy
nghĩ quá vị tất đã có lợi mà có khi chỉ làm ta phân vân, rụt rè: và lý trí tự nó
chưa đủ đưa ta tới hoạt động. Tình cảm có năng lực mạnh hơn trí tuệ; như
Spencer đã nói, chính nó dẫn đạo thế giới. Ta thường thấy người nào cảm được
mạnh là làm được những việc lớn. P. F. Thomas đã ví ý tưởng với những ánh sáng
lóng lánh mà không đốt nóng được gì cả; và J. Payot cũng nói: “Mỗi ý tưởng,
muốn ảnh hưởng tới nghị lực của ta thì phải có màu sắc dục vọng”, nghĩa là hiểu
biết chưa đủ, còn phải muốn, muốn mãnh liệt nữa. Vì tình cảm mạnh hơn lý trí,
nên mỗi khi có cuộc chiến đấu giữa lý trí và dục vọng thì lý trí tỏ ra yếu ớt, rụt
rè mà rút cục luôn luôn dục vọng thắng.
Vậy bạn muốn rèn
nghị lực, phải biết dùng năng lực của tình cảm, nhất là của lòng ham lợi, lòng
ham danh và tình yêu, để hoạt động được hăng hái và bền bỉ. Lòng ham lợi không
cao thượng nhưng có mãnh lực lớn. Vì ham tiền mà biết bao người cặm cụi làm
lụng từ sáng sớm tới khuya, không lúc nào hở tay, quên cả con cái, đau ốm cũng
không nghỉ, nguy hiểm cũng không từ, bán rẻ cả lương tâm cùng danh dự.
Bạn nào đã đọc
cuốn Le grand mirage của Robert Gaillard chắc còn nhớ những cực khổ, gian truân
của những đoàn người tứ xứ mạo hiểm qua những bãi sa mạc mênh mông, những khu
rừng đầy thú dữ để tìm vàng ở miền Tây nước Mỹ, bên bờ Thái Bình Dương. Mười
người đi thì chỉ hai ba người tới chỗ, còn thì chết đói, chết khát, chết bệnh
hoặc bị người da đỏ giết, bị cọp, gấu xé thây mà người ta cũng cứ đi, hết đoàn
này đến đoàn khác.
Georges Arnand,
tác giả cuốn Le Salaire de la peur tả nỗi sợ ghê gớm, sợ tới bí đường tiểu của
những người chở bằng xe cam nhông một chất chỉ va chạm mạnh là nổ, chất Nitroglycérine.
Đường rất khó đi, phải lên đèo xuống dốc, nếu xe nổ bánh, hoặc chỉ lạc tay lái
một chút thôi, đâm vào mô đá, dội lại mạnh là cả xe lẫn người văng lên mây
xanh. Tóm lại, mười phần thì có tám, chín phần chết. Vậy mà vẫn có những người
xin được lái những xe đó để lãnh hai ngàn Mỹ kim , số “tiền công sợ” trong năm
ngày, như tác giả đã nói.
Lòng ham danh cao
thượng hơn một chút. Nhờ nó mà nhiều nhà văn chịu cảnh nghèo khổ hàng chục năm,
cặm cụi trên sách vở suốt ngày đêm để sáng tác.
Cả đến cái danh
hão huyền cũng làm nhiều người mê. Người ta kể chuyện một đại tướng Pháp ở thế
kỷ trước tuyên bố rằng ông sẵn sàng cưỡi ngựa rồi phóng từ nóc gác chuông nhà
thờ Notre Dame ở Ba lê xuống dưới đường để công chúng nhắc nhở tới ông. Đô đốc
Byrd muốn thám hiểm Bắc cực, chính phủ Mỹ không giúp tiền, ông phải đi quyên mà
không được bao nhiêu; sau ông đập vào lòng ham danh của con người, hứa sẽ lấy
tên những người quyên nhiều nhất mà đặt cho những ngọn núi ông sẽ tìm ra ở Bắc cực;
tức thì hàng chục nhà triệu phú hân hoan ký cho ông những ngân phiếu kếch xù.
Một tiệm sách ở Mỹ
xuất bản một cuốn có giá trị mà bán không chạy. Nhân viên một hãng quảng cáo nọ
lại khuyên ông chủ tiệm đó rao lên rằng người nào mua sách sẽ được in tên trên
bìa sách. Ông ta làm theo, chỉ trong một tuần lễ, không còn một cuốn.
Cao thượng nhất là
tình yêu, yêu người thân, yêu đồng bào, yêu nhân loại, yêu cái MỸ, cái CHÂN,
cái THIỆN. Thứ tình đó “mạnh hơn cả sự chết”. Không có một hành vi nào vĩ đại
của nhân loại mà không được nó thúc đẩy.
Từ các vị hiền
triết như Thích Ca, Khổng Tử, Giê su; các vị bác học như Pasteur, Berthelot,
Curie, Einstein; các nghệ sĩ như Milton, V. Hugo, Lý Bạch; đến các vị anh hùng
cứu nước mà không xứ nào, không thời nào không có, các người mẹ hiền vô danh hy
sinh tánh mạng để cứu con, các người con chịu mọi nỗi gian truân, cố chống với
mọi cám dỗ để giữ trọn thanh danh cho nhà; hết thảy các người đó, chí khí tuy
cao thấp khác nhau nhưng tình yêu thì một màu trong sáng, một độ nồng nàn như
nhau cả.
Bạn nên lợi dụng
những tình cảm đó. Không cần là bậc vĩ nhân mới biết yêu cái Mỹ, cái Chân, cái
Thiện; mà nếu ta chẳng yêu được ba cái ấy thì cứ nghĩ tới lợi, tới danh, miễn
là hành động không có gì đáng chê, phương tiện không có gì đê mạt. Chẳng hạn
bạn muốn học thêm Anh ngữ. Ai cấm bạn nghĩ tới cái lợi về tiền của và tinh thần?
Bạn sẽ tự nhủ, biết được sinh ngữ đó, sau dễ kiếm thêm tiền, lại được cái vui
đọc hiểu sách Anh, hiểu nổi văn chương Anh. Bạn lại có thể nổi danh nữa chứ.
Trong sở hoặc hãng, bạn bè sẽ phục bạn là học rộng; biết đâu chừng, bạn chẳng
viết được một vài cuốn sách về văn học, sử ký nước Anh làm cho độc giả ngưỡng
mộ. Sau cùng, biết tiếng Anh, bạn sẽ dạy lại con cháu, chúng sẽ giỏi về môn đó,
còn gì thích và hãnh diện bằng? Nghĩ như vậy, tôi chắc bạn sẽ không ngại học
nữa.
Phải muốn những
tình cảm có lợi cho nghị lực nhưng đồng thời cũng phải diệt những tình cảm có
hại, như lòng ham vui, tính làm biếng, sợ gắng sức, sợ kỷ luật. Trong cuốn La
Volonté, ông Raymond de Saint Laurent chỉ cho ta những cách sau này để tấn công
chúng.
Cách thứ nhất là
phân tích chúng để thấy sự xấu xa, cái hại của chúng rồi sinh ghét chúng. Bạn
mở sách ra định học chữ Hán, thấy bài khó quá, chán nản, muốn nghỉ một tối để
đi coi hát bóng. Bạn nghĩ nếu để thị dục thắng mình một lần thì nó sẽ thắng
hoài và bạn sẽ hoá ra nhu nhược kém nghị lực, có hại cho tương lai ra sao. Bạn
hình dung những người ham chơi, biếng nhác mà bạn quen biết, nhớ lại tư cách,
đời sống của họ, bạn sẽ khinh họ và không muốn bị người khác khinh mình, sắp
mình vào một hạng với họ. Cách thứ hai là dùng tự kỷ ám thị. Mỗi ngày, trong
lúc vắng, lặp lại câu này nhiều lần: “Tôi có nghị lực, không sợ khó nhọc, tôi
theo đuổi mục đích tới cùng và sẽ thành công”. Trong khi nói, bạn phải chú hết
tâm thần và tin tưởng vào mỗi lời. Nhiều tác giả bảo phương pháp đó có hiệu quả
chắc chắn, bạn thí nghiệm xem sao, không tốn công gì cả.
Cách thứ ba là lợi
dụng ngay những tình cảm có hại cho nghị lực. Gió thổi ngược, nhưng một thuỷ
thủ lành nghề khéo điều khiển những cánh buồm thì gió ngược thành gió xuôi.
Tánh làm biếng, ngại khó nhọc là tật chung của loài người, nhưng chính nhờ tật
đó mà tổ tiên ta mới nghĩ được cách dùng ngựa, bò để chuyên chở, rồi chế tạo ra
bánh xe, cánh buồm, phát minh những xe đạp, xe lửa, tàu thuỷ, xe hơi, máy bay. Bạn
làm biếng mỗi khi phải dọn dẹp đồ đạc trong nhà ư? Bạn giống tôi lắm. Muốn đỡ mất
công, sao ta không nghĩ cách bày biện, xếp đặt lại cho thứ tự? Học dụng ngữ là
một
việc rất ngán, tôi biết vậy, nên đã dùng những thuật ký ức chỉ trong các sách về luyện ký tính để áp dụng mà học cho mau nhớ. Bạn có thói vừa chơi vừa học? Thì cứ tìm cách vừa học vừa chơi, chẳng hạn làm một tấm thẻ cho mỗi dụng ngữ mới như tôi đã chỉ trong cuốn “Tự học để thành công”. Cách ấy cũng tiêu khiển được đấy.
việc rất ngán, tôi biết vậy, nên đã dùng những thuật ký ức chỉ trong các sách về luyện ký tính để áp dụng mà học cho mau nhớ. Bạn có thói vừa chơi vừa học? Thì cứ tìm cách vừa học vừa chơi, chẳng hạn làm một tấm thẻ cho mỗi dụng ngữ mới như tôi đã chỉ trong cuốn “Tự học để thành công”. Cách ấy cũng tiêu khiển được đấy.
Tình cảm mà mạnh
quá thì thành thị dục. Thị dục có năng lực phi thường, làm tay sai rất đắc lực
của ta. Tuy nhiên, khi lòng ta say mê thì có khó sáng suốt, ta có thể lầm lẫn
trong hành động mà hại lớn, nên người tự chủ được vẫn là người dễ thành công
hơn cả. Khổng Tử hiểu lẽ đó khi ông khuyên môn đồ giữ cho thất tình được trung
hoà, đừng thiên lệch khi nó phát ra. Đạo Trung dung đó hiện nay ít người theo,
có kẻ chê là nhu nhược, hoặc nước đôi, không giúp ta làm được việc lớn, cũng
chẳng giải quyết được vấn đề nào cả. Vả chăng xã hội có những cảnh bất công mà
ai cũng biết nghiến răng oán hận chứ không thể ghét một cảnh trung dung được.
Lời chê đó cũng có lý về một phương diện nào đó; nhưng riêng về sự rèn nghị lực
thì ít nhất trong bước đầu, ta cũng phải tập làm chủ được cảm xúc của ta, nghĩa
là tập tự chủ. Muốn vậy, ta nên ráng bình tĩnh mỗi khi có một cảm xúc mạnh,
đừng đưa chân múa tay, đập phá, hò hét. Có kẻ chỉ trích bạn ư? Lòng tự ái của
bạn bị thương tổn, bạn nóng nảy, muốn phản ứng tức thì, nhưng không nên, cố nén
lòng giận lại, thở mạnh ra mấy cái hoặc
uống một ly nước lạnh, hoặc bước đều trong phòng và nhất định đừng thốt ra lời nào tục tằn. Có vậy, bạn mới giữ đủ sáng suốt để suy nghĩ, rồi thấy cần phải trả lời mới trả lời, có trả lời thì tìm những lý lẽ xác đáng, vững chắc chứ không không nói bậy.
uống một ly nước lạnh, hoặc bước đều trong phòng và nhất định đừng thốt ra lời nào tục tằn. Có vậy, bạn mới giữ đủ sáng suốt để suy nghĩ, rồi thấy cần phải trả lời mới trả lời, có trả lời thì tìm những lý lẽ xác đáng, vững chắc chứ không không nói bậy.
Một anh bạn tôi
bảo viết văn là đưa lưng cho người ta đấm. Nhà văn dễ bị người ta chỉ trích
lắm, về phương diện đó có lẽ chỉ thua các ông nghị. Chính anh bạn đó mỗi lần
gặp bài báo nào mạt sát mình thì coi xong, anh cất đi, ba bốn ngày sau mới đọc
lại, rồi thấy cần đáp mới viết, mà viết xong cũng chưa gởi ngay, lại cất đi,
đợi ít ngày sau sửa lại kỹ lưỡng hoặc hỏi ý một người thân xem lời lẽ có khiếm
nhã không, lý luận có thiên lệch không. Chỉ một thái độ ấy cũng đủ chứng tỏ anh
là một nhà văn đứng đắn rồi. Đọc những bài Trần Trọng Kim đáp những lời chỉ
trích của Phan Khôi về bộ Nho giáo, ta cũng thấy ngay cụ là một học giả chân
chính vượt hẳn những kẻ cầm bút tầm thường. Đức bình tĩnh là dấu hiệu của một
sức mạnh tinh thần rất lớn. Ta nên luyện nó để thắng những cảm xúc bồng bột của
ta, song cũng đừng nên thái quá mà hoá ra lạnh lùng, thản nhiên đến trơ trơ như
sắt đá. Một người mà vui buồn, giận ghét không bao giờ hiện ra nét mặt, thường
là một người nham hiểm, không được ai mến. Họ như bãi cát ướt ở bờ biển, coi
thì phẳng phiu, mà ta không dám tới gần, sợ sa lầy. Nhiều khi khó nén dồn được
cảm xúc vào đáy lòng, mà nếu dồn được e cũng có hại cho cơ thể, cho thần kinh:
trong những trường hợp ấy ta chỉ cần giữ óc được sáng suốt, để cảm xúc phát ra
một cách điều hoà và nếu nó đã lỡ phát ra quá mạnh thì kịp nhận ngay được sự
bất thường ấy mà điều khiển nó cho hợp lẽ phải. Tập được đức ấy, bạn sẽ làm chủ
được mọi tình thế, có thể đổi hoạ thành phúc, đỡ được kẻ thù mà thêm bạn quý
giúp bạn thành công.
TÓM TẮT
Trí tuệ và tình
cảm đều có chức năng quan trọng trong sự rèn nghị lực. Tình cảm đẩy ta tới hành
động song phải được trí tuệ hướng dẫn thì hành động mới sáng suốt. Nhiều người
vì thiếu sáng suốt mà thất bại, sinh ra chán nản, chí khí và nghị lực nhụt đi.
Ta nên lợi dụng
những tình cảm có ích cho nghị lực như lòng ham lợi, ham danh, tình yêu người
thân, yêu đồng bào, yêu nhân loại, yêu cái THIỆN, cái CHÂN, cái MỸ.
Đồng thời ta phải
diệt những tình cảm có hại cho nghị lực như lòng ham vui, tính làm biếng, sợ
gắng sức, sợ kỷ luật.
Sau cùng phải
luyện đức tự chủ để điều khiển cảm xúc, cho nó phát ra một cách ôn hoà, hợp lẽ
phải: song cũng không được nén mọi cảm xúc mà thành người nham hiểm.
P2 - Chương 2
Suy Nghĩ
Suy Nghĩ
Phần đông thanh
niên ở trường ra không biết mình muốn cái gì?
Ta muốn cái gì?
Phải muốn cách
nào?
Trong chương trên
tôi đã xét trí tuệ và tình cảm có ích và hại cho nghị lực ra sao và chỉ cách
dùng lý trí để hướng dẫn, điều hoà tình cảm. Bắt đầu từ chương này tôi lần lượt
xét phương pháp luyện ba năng lực của nghị lực, tức óc suy nghĩ, óc quyết đoán
và sức hoạt động.
Ở đời hễ không
muốn thì không được một cái gì cả. Ngay những người trúng số độc đắc một điều
hoàn toàn do vận may mà cũng phải muốn rồi mới được, phải muốn trúng số và mua
vé số rồi mới trúng số. Nói chi tới mọi công việc làm ăn, sau khi muốn còn phải
bền gan thực hành ý muốn hàng năm, hàng chục năm; vậy mà ta không biết muốn thì
làm sao thành công được? Muốn quả thực là điều quan trọng nhất ở đời và biết
muốn là bước đầu để thành công.
Khốn nỗi, trường
học lại không dạy ta muốn. Lời đó có vẻ như ngoa, phải chăng, bạn? Học sinh nào
mà không muốn thuộc bài, làm được bài, được thầy yêu, được hơn bạn, được phần
thưởng, được thi đậu? Nhưng cái muốn đó chưa thực là muốn vì do thói quen chứ
không do sáng kiến, muốn mà có khi không lượng sức mình đạt được không, hoặc muốn
mà không tự lập một chương trình để thực hành. Phần đông học sinh cứ theo đúng lời
thầy dạy, rồi kẻ thiếu thiên tư thì thất bại, người có thiên tư thì thành công,
và sự thành công đó tự nhiên quá, ít khi do muốn mà được. Cũng có một số học
sinh có chí, tự vạch đường lối để theo và quyết tâm thực hành, song số đó rất
ít, mỗi lớp may ra được
vài ba người còn bao nhiêu đều để nhà trường và số phận muốn cho mình cả.
vài ba người còn bao nhiêu đều để nhà trường và số phận muốn cho mình cả.
Chương trình và
thời khoá biểu được quy định một cách rất tỉ mỉ, giờ này học môn này, giờ sau
học môn kia, cứ như vậy hàng chục năm, học sinh không phải tự ý lựa chọn, quyết
định một việc gì nên khi ở trường ra, không được dắt dẫn từng bước nữa, họ hoá
bỡ ngỡ, như người mất phương hướng. Ngay như sự quyết định quan trọng nhất
trong đời họ là sự lựa nghề, họ cũng không có ý kiến gì hết.
Tại Pháp, mấy năm
trước người ta đã điều tra và thấy già nửa các cậu tú phân vân không biết chọn
nghề nào rồi nhắm mắt theo lời khuyên của người khác mà ghi tên đại vào một trường
đại học. Ấy là người Pháp có những sở hướng nghiệp mà thanh niên còn hoang mang
như vậy, tình cảnh thanh niên nước nhà mới ra sao? Tôi còn giữ một bức thư của
một bạn trẻ hỏi tôi phải theo một chương trình nào để tự học các môn tâm lý,
chính trị, văn chương, tổ chức và các môn vô tuyến điện nữa. Bạn ấy
chưa thông tiếng Pháp và hiện đương theo một lớp cán bộ thanh niên, tỏ vẻ chán nản vì thấy con đường đi dài quá. Ai ở trong tình cảnh đó mà không chán nản? Mục đích không rõ rệt, muốn nhiều quá mà không tự lượng sức mình thì làm sao thành công được? Bạn ấy còn khá, còn có thiện chí thì ít nhất cũng đã muốn học thêm, còn biết bao thanh niên khác chẳng biết muốn gì cả, thấy người khác sống ra sao thì cũng sống như vậy, ở trường ra, tìm một việc làm nào đó, hợp với mình hay không, có tương lai hay không, không cần biết, miễn có tiền là đủ, rồi thì cưới vợ, có con, đọc báo mỗi buổi trưa và đi coi hát bóng mỗi tối thứ bảy^ rồi lão, rồi bệnh, rồi tử, thế là hết một đời sống không mục
đích, một đời sống vô nghĩa, vô vị, gần như cây cỏ. Nếu ở cuối ban trung học, người ta rút bớt chương trình một môn nào đó và thêm mỗi tuần một giờ tập cho học sinh điều tra suy xét để quyết định lựa một nghề hợp với họ, thì lợi cho họ, cho quốc gia biết bao! Chẳng hạn người ta bảo học sinh kể tên ba nghề mà học sinh thích nhất, rồi tra cứu trong các thư viện, phỏng vấn các trường dạy về mỗi nghề và các người đã làm những nghề đó, sau cùng quyết định và lập chương trình để thực hành quyết định đó. Như vậy học sinh tập có sáng kiến, nghiên cứu, suy nghĩ, tìm hiểu mình và biết muốn, ích lợi gấp mấy những bài học thuộc lòng về triết lý hoặc sinh vật học.
chưa thông tiếng Pháp và hiện đương theo một lớp cán bộ thanh niên, tỏ vẻ chán nản vì thấy con đường đi dài quá. Ai ở trong tình cảnh đó mà không chán nản? Mục đích không rõ rệt, muốn nhiều quá mà không tự lượng sức mình thì làm sao thành công được? Bạn ấy còn khá, còn có thiện chí thì ít nhất cũng đã muốn học thêm, còn biết bao thanh niên khác chẳng biết muốn gì cả, thấy người khác sống ra sao thì cũng sống như vậy, ở trường ra, tìm một việc làm nào đó, hợp với mình hay không, có tương lai hay không, không cần biết, miễn có tiền là đủ, rồi thì cưới vợ, có con, đọc báo mỗi buổi trưa và đi coi hát bóng mỗi tối thứ bảy^ rồi lão, rồi bệnh, rồi tử, thế là hết một đời sống không mục
đích, một đời sống vô nghĩa, vô vị, gần như cây cỏ. Nếu ở cuối ban trung học, người ta rút bớt chương trình một môn nào đó và thêm mỗi tuần một giờ tập cho học sinh điều tra suy xét để quyết định lựa một nghề hợp với họ, thì lợi cho họ, cho quốc gia biết bao! Chẳng hạn người ta bảo học sinh kể tên ba nghề mà học sinh thích nhất, rồi tra cứu trong các thư viện, phỏng vấn các trường dạy về mỗi nghề và các người đã làm những nghề đó, sau cùng quyết định và lập chương trình để thực hành quyết định đó. Như vậy học sinh tập có sáng kiến, nghiên cứu, suy nghĩ, tìm hiểu mình và biết muốn, ích lợi gấp mấy những bài học thuộc lòng về triết lý hoặc sinh vật học.
Biết muốn là biết
tự hỏi:
Ta muốn cái gì?
Điều ta muốn đó,
thực hành được không?
Như tôi mới nói,
phần đông thanh niên sống không mục đích. Trong số đó tất có nhiều người thông
minh, hoạt động, kiên nhẫn, chỉ vì thiếu mục đích mà không thành công, không
làm được việc lớn. Họ như những con tàu có động cơ rất tốt mà thiếu bánh lái, theo
gió theo nước mà táp qua đông, trôi qua tây, bập bềnh trên dòng, không mong gì
tới bến.
Trong đại chiến
vừa rồi, có lúc khan quẹt, nhiều người dùng kính hiển vi rọi vào một ống bông
gòn để lấy lửa. Những tia sáng mặt trời chiếu qua mặt kính, tập trung cả vào
một điểm nhỏ, chỉ trong mươi giây, làm cho bông gòn cháy đen rồi bốc khói.
Những hoạt động của các bạn thanh niên ấy vì thiếu một sự tập trung vào một mục
đích, duy nhất mà không có kết quả. Cho nên muốn rèn nghị lực, muốn thành công,
việc quan trọng nhất là vạch cho đời ta một mục đích, càng sớm càng tốt. Bạn
muốn lựa lý tưởng nào làm mục đích; tuỳ sở thích và khả năng của bạn: lý tưởng
anh hùng, hoặc lý tưởng bác ái, văn chương, khoa học^ miễn lý tưởng phải cao
đẹp và thực hành được, nếu không, nó không phải là lý tưởng nữa. Vạch được mục
đích là bạn đã biết mình muốn gì rồi đấy. Lyautey, một vị anh hùng của Pháp,
khi xét việc gì cũng tự hỏi câu này trước hết “việc gì đây?”. Trong đời sống
hàng ngày, ta cũng nên bắt chước ông, trước khi làm việc gì hãy tự hỏi “Ta muốn
cái gì đây?” Một anh bạn tôi, mới đầu định cất một cái kho chứa hàng. Cất chưa
xong, anh đổi ý, bảo thợ phá đi một phần, sửa lại để làm một phòng thí nghiệm,
thợ theo ý anh; một tuần sau anh lại bảo họ ngừng công việc vì anh đã nghĩ lại,
không muốn xây phòng thí nghiệm mà muốn cất lại một phòng giấy. Rút cục, tốn
kém nhiều mà phòng giấy của anh không ra vẻ một phòng giấy chỉ vì anh đã không
biết mình muốn gì. Một bà nọ rất giàu có, mấy năm trước sống tại một tỉnh nhỏ
không được yên ổn. Thấy không tháng nào không có người bị bắt cóc, phải chuộc
mạng tốn cả chục, cả trăm ngàn đồng, bà ăn không được, ngủ không được, đọc xong
cuốn “Quẳng gánh lo đi và vui sống” của Dale Carnegie mà chẳng bớt lo được chút
nào. Một hôm gặp tôi, bà phàn nàn rằng cứ như vậy bà sẽ điên mất. Tôi bảo bà:
Có tiền mà ở miền
này tất nhiên phải lo. Sao bà không lên Sài Gòn cho yên?
Lên sao được ông?
Công việc làm ăn của tôi ở đây giao cho ai?
Nếu không kiếm
người giao được thì tạm ngưng đi, lên Sài Gòn làm công việc khác.
Làm ăn đương khá,
mà ông bảo tôi bỏ đi?
Hay là, là bà thử
nhờ người tiếp xúc với các đảng phái ấy và ráng lấy lòng các vị chỉ huy?
Không được ông ạ,
đưa họ một lần thì lần sau họ đòi mười, riết rồi làm bao nhiêu cũng không đủ
cúng các ông ấy.
Thế thì chỉ còn
một cách nữa là đề phòng thực cẩn thận rồi mặc kệ, tới đâu thì tới.
Đề phòng cẩn mật
cách nào được bây giờ? Họ có cả chục cặp mắt rình mình ngày và
đêm, mình chưa làm việc gì họ đã biết hết, không sao thoát họ được đâu.
đêm, mình chưa làm việc gì họ đã biết hết, không sao thoát họ được đâu.
Tôi cười:
Tôi xin chịu,
không có ý kiến gì giúp bà thêm được nữa.
Bà ấy cũng là
người không biết mình muốn gì vì bà vừa muốn làm giàu lại vừa muốn sống yên ổn
ở một nơi thiếu trật tự, giữa thời kỳ loạn lạc. Trách chi đọc cuốn “Quẳng gánh
lo đi” bà vẫn chẳng bớt lo được chút nào? Có phải bà thiếu nghị lực đâu, nguyên
nhân chỉ là do bà muốn nhiều thứ quá.
Người Pháp nói:
“Muốn là được”. Không phải luôn luôn như vậy. Hồi nhỏ ta muốn ông trăng trên
trời, lớn lên ta muốn thành Nguyễn Huệ, Nguyễn Du, mà có được đâu? Chỉ khi nào
ta muốn những điều có thể được, sức ta làm nổi thì muốn mới là được. Vậy khi
muốn, ta đừng nên muốn những cái trái ngược nhau hoặc những điều ta làm không
nổi. Ta phải lượng sức ta đã, đó là công việc của lý trí.
Tuy nhiên, cũng có
việc ta tưởng làm không được mà nếu ta biết áp dụng quy tắc của Descartes, chia
nỗi khó thành nhiều phần tử rồi tuần tự giải quyết từng phần tử một thì rồi ta
cũng thành công. Ví dụ mục đích của bạn là đậu được bằng cấp kỹ sư vô tuyến
điện, về nước chế tạo những máy vô tuyến điện rẻ tiền cho nhiều đồng bào được
hưởng sự phát minh đó của khoa học. Bạn vì gia cảnh, phải thôi học khi mới lên
năm thứ ba ban cao tiểu; như vậy mà tự học để đạt được mục đích là một việc khó
đấy. Nhiều người ở trong tình cảnh ấy, nghĩ tới công phu học tập có lẽ cả chục
năm (vì vừa làm việc vừa học), tất phải chán nản. Bạn có chí hơn, muốn thực
hành cho được, chia con đường dài thăm thẳm đó ra làm nhiều chặng, chẳng hạn:
Ba năm đầu học hết
chương trình trung học đệ nhất cấp.
Bốn năm sau học
tiếp chương trình trung học đệ nhị cấp.
Trong bảy năm đó,
bạn cố dành dụm để khi đậu bằng cấp tú tài xong, có đủ tiền xuất dương học hai
ba năm về ngành vô tuyến điện. Đó là những giai đoạn lớn. Bạn lại tuần tự lập
chương trình trong mỗi năm học hết những sách nào, về lớp nào, rồi lại lập
chương trình cho mỗi tháng, mỗi tuần. Làm xong công việc đó rồi, bạn không nghĩ
tới nỗi đường trường nữa, chỉ chú ý vào mục đích gần của mỗi tháng, mỗi tuần
thôi. Những mục đích nhỏ này cũng như những bông tiêu chỉ đường cho bạn tiến
tới mục đích xa là đậu bằng cấp kỹ sư vô tuyến điện. Bạn cứ theo chương trình
ấy mà tiến lần lần từng bước, không thấy khó khăn gì cả. Nhất định phải theo
phương pháp đó thì mới bền gan làm được việc lớn, nên chăng những xí nghiệp mà
tới chính phủ các cường quốc cũng lập những chương trình, kế hoạch dài hạn,
ngắn hạn; dài thì năm, mười năm, ngắn thì năm ba tháng. Xin bạn thứ tự xét đi,
đã có thấy lần nào ngại ngùng trước một việc làm không? Nếu có, bạn thử phân
tích xem sự e ngại do bạn thiếu kiên nhẫn, thiếu nghị lực hay chỉ tại bạn không
chia sự khó khăn làm nhiều phần tử. Biết chia ra như vậy thì mười việc bạn muốn
làm, chắc có tám, chín việc làm được. Biết cách muốn, muốn cho hợp lý, tìm được
phương pháp giải quyết những khó khăn, tức thị là nghị lực tăng lên rồi đấy.
Nhiều khi chúng ta chỉ vụng suy xét và tính toán mà cứ lầm rằng mình kém nghị
lực.
Nhiều người không
làm được việc gì mà cứ tưởng tại mình thiếu nghị lực. Sự thực phần đông chúng
ta không hoạt động hoặc hoạt động mà thất bại vì ta không biết ta muốn cái gì,
hoặc muốn những cái trái ngược nhau, những cái ngoài sức ta. Nếu đủ sáng suốt
để muốn một cách hợp lý, rồi lại biết chia sự khó khăn làm nhiều phần tử mà
tuần tự giải quyết từng phần tử một, thì mười việc khó có thể làm được tám chín
và nghị lực của ta, chẳng cần rèn luyện gì cả, cũng tự nhiên tăng lên rất
nhiều.
Nếu bạn chưa vạch
mục đích cho đời bạn thì một tuần này, bạn suy nghĩ kỹ mà lựa một mục đích đi
rồi xét xem nó hợp với khả năng của bạn không, bạn thực hành nó được được
không. Mục đích định rồi, xin bạn lập ngay một chương trình hoạt động. Chương
trình đó là bao nhiêu năm? Mỗi năm làm những gì? Và mỗi tháng trong năm làm
những gì?
P2 - Chương 3
Quyết Định
Quyết Định
Cái gì có thể làm
bất kỳ lúc nào, thì không bao giờ được làm hết.
TỤC NGỮ ANH
Chương III: Quyết Định
Chương III: Quyết Định
TỤC NGỮ ANH
Chăm chú rình cơ
hội, khôn khéo và mạnh bạo nắm lấy nó, hăng hái và kiên nhẫn dùng nó, đó là
những đức để thành công.
AUGUSTIN PHELPS
Người ta thường
cho những người do dự không biết quyết định là kém nghị lực. Sự nhận xét đó rất
đúng. Trừ một số ít người không biết tự suy nghĩ lấy và luôn luôn để người khác
dắt dẫn, còn phần đông đều muốn tự lựa đường đi, có sáng kiến, muốn làm việc
này việc khác song đến khi quyết định thì mười người có đến bảy tám quyết định
vụng về hoặc chậm chạp, để lỡ mất cơ hội. Vậy muốn rèn nghị lực để thành công
thì sau khi vạch mục đích như chương trên tôi đã chỉ, phải xét hết những phương
tiện có thể dùng được rồi lựa một phương tiện tốt nhất để thực hiện. Phải suy
nghĩ kỹ rồi ghi rõ từng giai đoạn, cách thức trong chương trình thực hành để
sau khỏi thay đổi ý kiến mà quyết định đi, quyết định lại ba bốn lần, như anh
bạn xây cất kho hàng tôi đã kể ở trên.
Nguyệt san
Selection Reader’s Digest tháng 5 năm 1955 đăng một bài tuỳ bút lý thú của Ellis.
Chắc bạn đã biết, bên Âu, nhà nào cũng có lò sưởi thường đốt bằng củi và mỗi năm
một hai lần phải gọi thợ tới cạo muội khói đóng trong ống khói. Một buổi tối
nọ, một ông chủ nhà thấy khói và tàn lửa bốc ở miệng ống khói lên nhiều khác
thường biết rằng trong ống khói có một cục khói lớn đương cháy. Chỉ cần đổ một
thùng nước vào miệng ống khói là êm, nhưng không có cách nào leo lên đó được.
Ông ta suy nghĩ, do dự không biết nên gọi sở chữa lửa hay không. Tiếng nổ lốp
bốp tăng trong ống khói, bà vợ hoảng, ông ta phải kêu điện thoại; còn đương do
dự chưa biết nên nói sao, vì chưa phải là đám cháy, thì nhân viên sở Chữa lửa
hỏi địa chỉ ông ta rồi cắt liền. Một phút sau lửa đã tắt, khói gần hết tuôn thì
một đội lính rầm rộ với xe hơi, với vòi rồng ào tới. Ông ta mắc cỡ quá, chỉ còn
cách là cười xoà và khui rượu đãi đội lính.
Truyện không có
chi nhưng viết bằng một giọng hài hước đặc biệt của dân tộc Anh và chứa một tâm
lý rất đúng: trong những việc quan trọng, bất kỳ người nào cũng quyết định mau
được vì không có cách gì lựa chọn, còn trong những việc lằng nhằng, chỉ những người
sáng suốt, có tư cách mới tránh được tật do dự. Nếu căn nhà đó phát hoả thì ông
chủ ấy đã kêu sở Chữa lửa liền; nó chưa cháy, chỉ mới có thể cháy được thôi,
nên ông ta mới khó nghĩ. Trong đời, những bài toán nhỏ lại thường khi khó giải
quyết hơn những bài toán lớn.
Sáng chủ nhật, ngủ
dậy, chưa biết làm gì cho hết ngày, bạn ngồi lơ mơ suy nghĩ, nửa muốn nằm nhà
đọc nốt cuốn tiểu thuyết, nửa muốn đi Thủ Đức lội. Ăn sáng xong, bạn vẫn còn
lưỡng lự, sau tự nhủ: “Thôi, đi Thủ Đức”. Bạn bận quần áo, nhưng vẫn không hăng
hái đi, lại nghĩ đến một bộ phim ở rạp Casino, rồi bạn đi ra đi vào, năm lần bảy
lượt, mà vẫn chưa quyết định được là đi đâu. Kế đó một người bà con tới thăm,
bạn tiếp chuyện, khi người đó ra về, ngó đồng hồ thì quá giờ coi hát bóng và đi
Thủ Đức, bạn bèn thay quần áo, nằm trên ghế đu, mở tiểu thuyết ra đọc.
Ai đã chẳng có
nhiều lần do dự trong hàng giờ trong những việc lặt vặt như vậy? Thói đó có hại
cho nghị lực, ta phải diệt nó. Khi lựa một cuốn sách, một thứ vải may áo, ta tự
cho ta vài phút để suy nghĩ thôi rồiquyết định ngay. Nếu có ai hỏi ta:
Hai thứ này, ông
thích thứ nào? thì ta không được trả lời:
Thứ nào cũng được.
hoặc:
hoặc:
Tuỳ ý ông.
Có lẽ sự lựa chọn
đó không quan trọng gì thật và lấy thứ này hay thứ kia thì cũng vậy, nhưng thái
độ không biết quyết định đó nhất định phải bỏ. Một cách công hiệu nữa để tập
quyết định là mỗi tối, trước khi đi ngủ, lập chương trình rõ ràng cho công việc
hôm sau rồi thực hành cho được chương trình ấy.
Tuy nhiên cũng có
nhiều trường hợp quan trọng làm ta trù trừ rất lâu. Những lúc ấy, trong thâm
tâm ta có sự chiến đấu giữa hai ba tình cảm, thị dục, và ta đau khổ lắm. Sự chiến
đấu đó thường được dùng làm đề tài cho nhiều tiểu thuyết, kịch, tuồng bất hủ
đông và tây. Bi kịch Le Cid của Corneille dựng trên sự xung đột giữa hiếu và
tình, và Nguyễn Du cũng đã tả nỗi đoạn trường của Thuý Kiều khi bán mình chuộc
cha. Tuỳ tính tình mọi người, tuỳ sự giáo dục trong gia đình và tuỳ hoàn cảnh
xã hội mà hiếu thắng hoặc tình thắng, danh dự đoàn thể thắng hay hạnh phúc cá
nhân thắng, mà sự xung đột - tức sự do dự - kéo dài hàng tuần, hàng tháng hay
chỉ trong một đêm, một buổi. Càng
kéo dài thì chữ hiếu hoặc danh dự đoàn thể càng khó thắng. Ở đây, lý trí giữ một địa vị rất nhỏ; thắng hay bại phần nhiều do tình cảm, phong tục, cho nên tập cho trẻ theo con đường chính từ hồi nhỏ, cho tâm hồn chúng thấm nhuần những tình cảm cao đẹp cũng là một cách rèn nghị lực cho chúng để sau này chúng dễ quyết định trong những sự xung đột ấy.
kéo dài thì chữ hiếu hoặc danh dự đoàn thể càng khó thắng. Ở đây, lý trí giữ một địa vị rất nhỏ; thắng hay bại phần nhiều do tình cảm, phong tục, cho nên tập cho trẻ theo con đường chính từ hồi nhỏ, cho tâm hồn chúng thấm nhuần những tình cảm cao đẹp cũng là một cách rèn nghị lực cho chúng để sau này chúng dễ quyết định trong những sự xung đột ấy.
Muốn quyết định
mau và đúng, nhiều khi ta phải biết đừng sợ sống . Một trong những việc quan
trọng nhất trong đời là lựa người bạn trăm năm. Đời ta sướng hay khổ, thành
công hay thất bại một phần lớn do sự quyết định ấy mà trường học chẳng hướng
dẫn được chút gì trong việc lựa chọn ấy cả. Chương trình ban trung học có dành một
hai giờ luân lý để giảng về hôn nhân, chỉ tính cách thiêng liêng của nó và nhắc
học sinh nên nghĩ đến đức hạnh, học thức, sức khoẻ của người mình muốn chọn,
chứ đừng nghĩ đến sắc đẹp, tiền của^ toàn là những điều vô bổ vì học sinh nào
mà không biết lẽ đó?
Điều quan trọng
nhất là khi lập gia đình ta không nên sợ sống mà nên sẵn sàng chịu trách nhiệm
về cuộc sống chung của đôi bên và nhận sự may rủi trong đời, thì không sách nào
không chương trình nào dạy cả, thành thử một số đông thanh niên - phần nhiều là
những người có tâm hồn - e ngại, do dự khi quyết định về hôn nhân để đến nỗi bỏ
lỡ những cơ hội mà sau này phải ân hận.
Nhiều học sinh cũ,
thân tín của tôi tỏ ra tâm trạng đó và viết những bức thư thành thực, cảm động
phô bày nỗi lo sợ rụt rè của mình và nhờ tôi chỉ bảo nên giải quyết ra sao. Đọc
những bức thư ấy, tôi thấy các bạn trẻ đó đều mắc tật sợ sống. Họ sợ vì những
nguyên nhân không đáng gì cả, sợ vì “bên người ta” nghèo, vì gia đình người ta
đông con, còn cha mẹ, ông bà, vì mình còn mẹ già, ra ở riêng thì ai nuôi mẹ, vì
“người ta” tuy ngay thẳng, tốt bụng, có chí nhưng tính tình có lúc không được
ôn hoà mấy vì cưới rồi sẽ phải theo chồng đi xa, vì sức yếu, sợ sau này săn sóc
con cái không được, vì “người ta” là người Trung, người Bắc hoặc Nam (Trời với
đất! tưởng đâu như một người trên thuỷ tinh với một người trên hoả tinh chứ!)^
thật là đủ những nguyên nhân mà tôi không sao tưởng tượng nổi!. Tôi đã khuyên
những bạn trẻ đó đọc lại chương “Một định lệ diệt được nhiều nỗi lo lắng” trong
cuốn Quẳng gánh lo đi và vui sống của Dale Carnegie. Trong chương đó, tác giả
thú rằng ông cũng đã có lúc sợ những cái rất vô lý: ông viết: “Hồi nhỏ, tôi
sống ở một trại ruộng tại Missouri và một hôm, trong lúc giúp má tôi lấy hột
anh đào, tự dưng tôi oà lên khóc. Má tôi hỏi: “Cái gì mà khóc vậy”. Tôi sụt sùi
đáp: “Con sợ sắp bị chôn sống”.
Thời ấy óc tôi đầy
những lo lắng. Trời sấm sét, tôi lo sẽ bị sét đánh. Trời làm mất mùa, tôi lo
đói. Tôi lo sợ sẽ phải xuống địa ngục. Tôi hoảng lên khi nghe một đứa bạn lớn
doạ sẽ cắt mất tai. Tôi lo sợ các cô gái cười tôi khi tôi giở nón chào các cô.
Tôi lo sợ sau này không có cô nào ưng tôi. Tôi lo lắng không biết mới nghinh
hôn xong, sẽ nói với vợ tôi câu gì. Tôi tưởng tượng sẽ làm lễ cưới tại một nhà
thờ thôn quê rồi ngồi chiếc xe song mã có diềm rủ mà trở về trại. Nói chuyện gì
với vợ tôi suốt quãng đường về trại đó? Làm sao được? Tôi suy nghĩ hằng giờ tới
những vấn đề động trời đó trong khi cày ruộng. Và ngày tháng qua, tôi thấy rằng
chín mươi chín phần trăm những nỗi lo lắng ấy không bao giờ xảy tới”. Phải có
từng trải mới thấy lời đó là đúng và hầu hết những nỗi lo lắng của ta đều do tưởng
tượng mà ra cả.
Các bạn trẻ trên
kia cũng tưởng tượng những nỗi khó khăn rồi nghĩ rằng mẹ chồng còn thì cảnh làm
dâu sẽ cực khổ, hoặc hễ có chồng thì nhất định phải lỗi đạo với mẹ, hoặc Bắc,
Trung, Nam không sao hiểu nhau được^ mà sự thực thì trong số trăm bà mẹ chồng thời
nay có tới chín chục bà chiều con dâu hơn con gái, nhiều chàng rể săn sóc mẹ vợ
như mẹ mình và Bắc, Trung, Nam chỉ là những tên trên bản đồ do sở Địa lý ở Đà
Lạt vẽ từ hồi Pháp thuộc.
Các thanh niên ấy
lại có tật này là ước mong những người bạn trăm năm hoàn toàn về mọi phương
diện, mà không tự xét chính mình có hoàn toàn hay không. Ở đời, không có gì
hoàn toàn cả, chẳng nói chi trong việc hôn nhân, đến mọi việc làm ăn cũng vậy,
đợi cho dò đủ trăm phần tốt thì suốt đời chẳng làm được việc gì hết. Tại sao
lại tham lam vậy? Tôi chỉ cần mỗi việc được 60 phần tốt, còn 40 phần xấu cũng đủ
cho tôi quyết định rồi vì trong 40 phần trăm xấu, tôi còn mong hoàn cảnh sẽ
giúp tôi và chính tôi sẽ gắng sức để đổi nó thành tốt được ít nhiều.
Tôi xin trở lại
thí dụ về hôn nhân. Nếu bạn gái nào được một thanh niên có học, đứng đắn, có
nghề nhưng nghèo, hay đau vặt, thì tôi cho là 60 phần trăm tốt rồi đấy. Người
đó hay đau vặt nhưng nếu đời sống gia đình được vui vẻ, vợ biết săn sóc và gặp
được thuốc hay thì người đó sẽ mạnh, phần xấu sẽ thành tốt, và như vậy phần tốt
sẽ tăng lên được chẳng hạn 10% nữa là 70%. Nghèo là một điều bất lợi, nhưng
chính những người nghèo thường có chí và chỉ những người nghèo mới có chí lớn,
nếu khéo khuyến khích chồng, cùng nhau ra sức làm ăn thì phần tốt lại tăng thêm
được nữa.
Ta phải can đảm
chịu trách nhiệm về đời ta, thản nhiên nhận điều xấu rồi ráng cải thiện nó.
Hạnh phúc không tự nhiên trên trời rớt xuống, chính ta phải tạo nó ra và chỉ
khi nào ta tự tạo được hạnh phúc cho ta thì ta mới đáng hưởng nó, hưởng nó được
lâu. Thứ hạnh phúc trời cho hoặc người khác đem lại không bền, không kích
thích, không nâng cao tâm hồn con người.
Vậy khi còn do dự
trước một việc quan trọng, bạn nên chia tờ giấy làm hai cột, trên một cột ghi
những điều tốt, những cái lợi, trên một cột ghi những điều xấu, những cái hại,
rồi so sánh nếu phần xấu hơn phần tốt thì quyết định ngay đi, đừng để phần xấu
ám ảnh bạn nữa, mà cứ can đảm nhận nó để tìm cách thắng nó, đổi nó thành tốt,
chuyển hoạ thành phúc.
Ta cho đời ta là
một địa ngục thì nó là một địa ngục; cho nó là một trường đua trong đó người
nào cũng nhắm mục đích HẠNH PHÚC, mà chạy tới, thì nó là một trường đua. Bạn
nghĩ sao? Một trường đua thích hơn hay một địa ngục thích hơn?
Khi ta quá do dự,
nhất là khi có sự xung đột giữa các thị dục của ta hoặc giữa lý trí và tình
cảm, óc ta thường kém sáng suốt, ta nên hỏi ý kiến những người thân từng trải
hơn ta.
Tuy nhiên, bạn nên
nhớ hai điều dưới đây:
Đừng hỏi ý kiến
của nhiều người quá, những ý kiến đó có thể trái nhau và bạn sẽ thêm phân vân.
Cổ nhân khuyên cất nhà thì đừng cất bên lề đường cái vì người nào đi ngang cũng
đứng lại nhìn rồi kẻ chê chỗ này, người chê chỗ kia, người muốn sửa bức tường phía
trước, người muốn phá mái hiên phía sau^ riết rồi bạn sẽ nhức tai, hoang mang
và rút cục ngôi nhà chẳng còn cái vẻ gì cả. La Fontaine trong bài ngụ ngôn Hai
cha con người xay bột và con lừa đã tả tâm trạng và hành động xuẩn ngốc của một
ông già xay bột cùng khiêng lừa với con để đem tới chợ bán, như ta khiêng heo
vậy. Một người trông thấy, phá lên cười. Ông già biết mình khờ, cởi trói cho
lừa để lừa đi. Rồi ông cho con cưỡi lừa còn mình lọ mọ theo sau. Một người thứ
hai chê ông, già mà làm mọi cho trẻ. Ông bèn leo lên lưng lừa, để con ông cuốc
bộ. Một bọn con gái thấy vậy, trách ông không biết cưng con, bắt con lẽo đẽo
theo sau. Ông cũng nghe, cho con cùng cưỡi lừa với ông. Đi được một quãng, một
bọn người nữa bảo ông điên, bắt lừa chở tới hai người thì chưa tới chợ, lừa đã
chết rồi, còn đâu mà bán. Cả hai cha con lại leo xuống, đi bộ. Một chàng nọ
trông thấy, cười là có lừa mà không biết cưỡi, thật ngu như lừa! Ông già tức
quá đáp: “Tôi ngu như lừa thật, tôi nhận vậy, tôi thú vậy, nhưng từ nay, dù ai
chê, ai khen, ai nói gì thì nói hoặc chẳng nói gì cũng mặc, tôi cứ làm theo ý
tôi thôi”.
Không nghe lời
người khác, không phải là khôn. Ta vẫn nên hỏi ý kiến của những người mà ta tin
là sáng suốt, nhưng ta đừng nên làm theo ý mọi người, mà phải suy nghĩ rồi quyết
định lấy, không được để người khác quyết định thay mình, bất kỳ trong việc lớn,
việc nhỏ; nếu không ta sẽ mất cá tính và nghị lực ta sẽ suy giảm.
Tôi quen một người
đi mua cái nón, cái cà vạt cũng để vợ lựa cho, viết một bức thư thường thăm bạn
cũng hỏi vợ “như vậy được không”, thậm chí đến làm cái đơn khiếu nại cũng cậy
vợ làm “quân sư”, vắng vợ thì hỏi ý con, ý cháu, mà ông ta là một vị thẩm phán chứ,
còn bà vợ không có bằng cấp tiểu học. Những người như vậy làm sao mà tự lập được.
Quyết định mau và
đúng rồi thì nắm lấy cơ hội là một điều kiện để thành công.
Người La Mã hình
dung cơ hội là một vị thần chỉ có tóc ở phần trán, còn phía sau đầu hói, nên
muốn nắm cơ hội thì khi nó vừa tới, phải chụp lấy liền, kẻo nó chạy thoát mà không
sao đuổi kịp. Trong đời, biết bao tai nạn xảy ra chỉ vì người ta chần chừ, bỏ
lỡ cơ hội. Một thuyền trưởng nọ kể chuyện có một lần giữa cơn dông to, gặp một
tàu nhỏ lâm nguy. Ông bảo thuyền trưởng chiếc tàu nhỏ đó cho hành khách qua tàu
ông. Người kia do dự, xin ông đợi tới sáng xem sao đã. Ông đợi, tới sáng thấy
chiếc tàu nhỏ đã chìm lỉm từ hồi nào rồi. Một chuyến xe lửa chết máy ở giữa
đường. Người sếp xe biết sắp có một chuyến khác chạy tới, bảo người thợ máy đốt
đèn đỏ ra hiệu cho chuyến ấy biết mà ngừng. Người thợ máy trùng trình, bận thêm
chiếc áo lạnh, uống một ly rượu rồi mới thủng thẳng đốt đèn, xuống xe, đem đặt
trên đường rầy cách đầu xe trăm thước, nhưng vừa mới bước được
mươi bước thì chuyến xe sau đã ầm ầm tới và đâm vào chuyến trước. Hàng trăm hành khách chết và bị thương. Người thợ máy hoá điên, từ đó, suốt ngày đêm, cầm chiếc đèn đi lang thang phố phường, miệng luôn luôn lẩm bẩm: “Trời ơi! Nếu tôi biết vậy!”. Nguyễn Huệ không biết nắm cơ hội quân Thanh đương say sưa ăn tết, chẳng đề phòng gì cả mà tấn công như vũ như bão ở trận Đống Đa thì ông có được dân tộc suy tôn là đệ nhất anh hùng không? Cả đời ông có công đó đáng ghi nhất và chỉ trong có mấy ngày, ông đã chiếm được lòng tôn sùng của hậu thế.
mươi bước thì chuyến xe sau đã ầm ầm tới và đâm vào chuyến trước. Hàng trăm hành khách chết và bị thương. Người thợ máy hoá điên, từ đó, suốt ngày đêm, cầm chiếc đèn đi lang thang phố phường, miệng luôn luôn lẩm bẩm: “Trời ơi! Nếu tôi biết vậy!”. Nguyễn Huệ không biết nắm cơ hội quân Thanh đương say sưa ăn tết, chẳng đề phòng gì cả mà tấn công như vũ như bão ở trận Đống Đa thì ông có được dân tộc suy tôn là đệ nhất anh hùng không? Cả đời ông có công đó đáng ghi nhất và chỉ trong có mấy ngày, ông đã chiếm được lòng tôn sùng của hậu thế.
Nã Phá Luân cũng
có chiến thuật như ông, coi những phút có lợi cho mình là những phút quan trọng
nhất trong mỗi trận. Biết nắm lấy những phút đó thì thắng, bỏ qua thì bại. Ông bảo
ông đã thắng được quân Áo vì quân Áo không biết giá trị của năm phút. Vậy mà có
lần ông đã lầm lỡ. Sáng ngày cuối cùng của trận Waterloo, ông đã tấn công trễ
mất một lúc, ông thua, phải bị đày qua đảo Sainte Helène, làm cho vận mạng nước
Pháp thay đổi hẳn. Thời gian trôi chảy đều đều, nhưng có những phút quan trọng
hơn một năm, định đoạt được đời của một người, có khi của hàng chục, hàng trăm
triệu người nữa.
Muốn rèn nghị lực,
phải tập quyết định mau và đúng. Trong những việc nhỏ hằng ngày ta thường hay
do dự. Tật đó có hại cho nghị lực, nên trong những trường hợp ấy, ta phải tự
đặt phép tắc này: chỉ được suy nghĩ trong vài phút thôi rồi quyết định ngay.
Trong những việc
quan trọng, sự xung đột giữa các thị dục có thể làm cho ta lưỡng lự rất lâu.
Những lúc đó, người nào đã quen theo con đường chính, biết hy sinh ít nhiều hạnh
phúc cá nhân, thường dễ quyết định sáng suốt và lẹ làng hơn cả. Đó là công của giáo
dục, của sự tu luyện trong lâu năm.
Ta đừng nên sợ
sống, đừng đợi những cơ hội rất tốt rồi mới hoạt động. Những cơ hội đó rất
hiếm, có khi đợi suốt đời không gặp. Vậy hễ gặp một cơ hội hơi tốt, ta cũng nên
nắm ngay lấy nó, rồi cải thiện nó, tự tạo ra cơ hội tốt hơn, như thế thành công
mới đáng quý.
Ta có thể hỏi ý
kiến người khác trước khi quyết định, nhưng chỉ nên hỏi vài người thân từng
trước hơn ta; đừng hỏi nhiều người quá, sợ ý kiến mỗi người một khác mà ta thêm
hoang mang. Hỏi ý kiến rồi chính ta quyết định lấy, nhứt định không được để
người khác quyết định giùm mình.
Biết nắm lấy cơ
hội là một điều kiện để thành công. Có những phút quan trọng hơn một năm, định
đoạt được đời của một người, có khi của hàng chục, hàng trăm triệu người nữa.
P2 - Chương 4
Hành Động
Hành Động
Hành động là phát
biểu, tuyên bố nghị lực của ta
J. PAYOT
J. PAYOT
Bạn yêu đời không?
Nếu có, thì đừng phí thì giờ, vì đời sống làm bằng thì giờ.
FRANKLIN
FRANKLIN
QUYẾT định đã phải
mau - mau chứ không vội vàng - mà hành động cũng phải tức thì. Nếu quyết định
rồi mà để lâu mới thực hành thì cũng vô ích vì càng chần chừ, ta càng mất hăng
hái, càng thấy công việc khó khăn rồi chẳng bao giờ làm nữa. Maria Edgeworth
nói: “Không có lúc nào bằng được lúc hiện tại. Hơn vậy nữa, chỉ trong lúc hiện
tại mới có năng lực. Người nào không thực hành ngay những quyết định của mình
thì không có hy vọng gì thực hành nó về sau. Những quyết định đó sẽ bị tiêu tan
trong sự gấp rút của đời sống hàng ngày và sẽ chìm trong vũng bùn của tính uể
oải. Thực vậy, một công việc làm được hôm nay mà không làm thì ngày mai khó mà
làm được vì ngày mai còn có những công việc của ngày mai. Những người thành
công nhất, làm được nhiều việc nhất chưa chắc đã thông minh, tài giỏi nhất mà
một phần lớn chỉ nhờ đức mau mắn, lúc nào cũng sẵn sàng làm ngay một công việc
phải làm. Có người hỏi Walter Raleigh: “Ông có cách nào mà trong một thời gian
ngắn như vậy làm được nhiều việc như vậy?” Ông đáp: “Hễ có việc thì tôi làm
ngay”. Một chính khách Pháp, nổi tiếng là làm việc nhiều, cũng tuyên bố tương
tự như vậy: “Tôi không bao giờ để đến ngày mai công việc gì tôi có thể làm được
hôm nay”. Ta đừng tốn công theo đuổi cái ngày mai, nó hứa hẹn nhiều lắm mà giữ
được rất ít. “Ngày mai là lời cám dỗ của Ma vương. Lịch sử đầy những nạn nhân
của nó, những kế hoạch phải bỏ dở, những quyết định không thực hành được.”
“Phải đập tan sắt trong khi nó còn nóng”. Những câu đó phải là châm ngôn của
những người muốn thành công.
Trong khi làm việc
phải tập trung tinh thần vào công việc.
Ở một chương trên
tôi đã lấy việc dùng kính hiển vi mà lấy lửa để chỉ hiệu quả của sự tập trung
tư tưởng; lại cũng đã kể gương của Coleridge vì không biết chú ý vào việc mà bỏ
phí thiên tài của mình. Con người đó lúc nào cũng mơ mộng, khi chết để lại bốn
vạn công việc nghiên cứu về siêu hình học và thần học mà không công việc nào
hoàn thành cả!
Có sức thông minh
tuyệt vời như ông, ích lợi gì đâu, nên Carlyle nói rất đúng: “Người mạnh nhất,
khéo nhất mà tản mát sức lực của mình vào nhiều việc quá thì cũng không làm
được gì cả; còn một người yếu nhất, tập trung tất cả khí lực vào một việc thì
cũng làm được việc lớn. Một giọt nước rớt hoài vào một chỗ, lâu cũng đục thủng
được đá còn cả một ngọn thác ào ào tràn qua phiến đá có để lại được dấu vết nào
đâu?”
Một người hỏi
Charles Dickens bí quyết thành công của ông. Ông đáp: “Tôi làm việc gì cũng để
hết tâm trí vào nó.” Edwad Bulwer Lytton cũng nói: “Nhiều người hỏi tôi “Tại
sao ông viết được nhiều sách như vậy?”. Câu trả lời của tôi sẽ làm cho bạn ngạc
nhiên. Tôi đáp họ rằng: “Tôi viết được
nhiều sách là nhờ làm nhiều việc một lúc (^) Tôi đã đọc nhiều sách bằng phần đông những nhà trí thức đương thời. Tôi cũng đi du lịch nhiều, tôi làm chính trị và nhiều việc khác, ngoài ra tôi còn xuất bản khoảng sáu chục cuốn sách trong số đó vài cuốn cần nghiên cứu đặc biệt mà tôi đã bỏ ra bao nhiêu thì giờ để học, để đọc, để viết? Chỉ có ba giờ mỗi ngày thôi, có khi còn ít hơn, như trong những kỳ họp Quốc hội. Nhưng trong ba giờ đó tôi chú hết tinh thần vào công việc của tôi”. Cách làm việc đó, đừng làm nhiều việc một lúc, chú hết ý vào công việc - là cách có hiệu quả nhất, cách của Nã Phá Luân, của Foch: hai vị danh tướng này chia mỗi việc làm nhiều phần rồi chăm chú giải quyết lần lần từng phần một. Làm nhiều việc một lúc dễ sinh mệt óc vì óc bị níu kéo mọi phía. Michelet trong một bức thư gởi cho Goncourt nói, hồi ông ba mươi tuổi, bị chứng nhức đầu dữ dội kinh niên, vì ông phải lo nghĩ nhiều việc một lúc. Sau ông quyết định viết sách. Từ đó óc ông chỉ chăm chú vào một việc và ông khỏi bệnh.
nhiều sách là nhờ làm nhiều việc một lúc (^) Tôi đã đọc nhiều sách bằng phần đông những nhà trí thức đương thời. Tôi cũng đi du lịch nhiều, tôi làm chính trị và nhiều việc khác, ngoài ra tôi còn xuất bản khoảng sáu chục cuốn sách trong số đó vài cuốn cần nghiên cứu đặc biệt mà tôi đã bỏ ra bao nhiêu thì giờ để học, để đọc, để viết? Chỉ có ba giờ mỗi ngày thôi, có khi còn ít hơn, như trong những kỳ họp Quốc hội. Nhưng trong ba giờ đó tôi chú hết tinh thần vào công việc của tôi”. Cách làm việc đó, đừng làm nhiều việc một lúc, chú hết ý vào công việc - là cách có hiệu quả nhất, cách của Nã Phá Luân, của Foch: hai vị danh tướng này chia mỗi việc làm nhiều phần rồi chăm chú giải quyết lần lần từng phần một. Làm nhiều việc một lúc dễ sinh mệt óc vì óc bị níu kéo mọi phía. Michelet trong một bức thư gởi cho Goncourt nói, hồi ông ba mươi tuổi, bị chứng nhức đầu dữ dội kinh niên, vì ông phải lo nghĩ nhiều việc một lúc. Sau ông quyết định viết sách. Từ đó óc ông chỉ chăm chú vào một việc và ông khỏi bệnh.
Tập trung tư tưởng
là một thói quen dễ luyện. Ta lựa một việc say mê, chẳng hạn vẽ, làm toán, đánh
cờ, chơi đố chữ đọc ngang đọc dọc để tập trung tinh thần. Mới đầu tập trung mươi,
mười lăm phút, sau tăng dần lên và làm những việc ít say mê hơn như viết văn,
học ngoại ngữ.
P. C. Jagot trong
cuốn Mémoire (Ký tính) bảo những thói quen như huýt sáo, rung đùi, gõ xuống
bàn^ trong khi làm việc giúp ta dễ chú ý: khi nào ta sắp đãng trí thì những cử động
đó nhắc óc ta trở lại công việc. Theo tôi, đó chỉ là ức thuyết , vị tất đã
đúng; những thói quen đó cũng như tật nghiêng đầu, mắm môi mỗi khi viết của các
em bé, bỏ được thì càng hay.
Lời khuyên sau đây
của J. de Caurberive đáng theo hơn. Ông bảo sau một lúc làm việc, ta thấy dễ
đãng trí là óc ta đã bắt đầu mệt rồi, nên cho nó nghỉ một chút và trong khi
nghỉ, nên thâm hô hấp . Thâm hô hấp những lúc đó có hai cái lợi: trước hết là
quên công việc đi để óc nghỉ ngơi; sau nữa, ta hít thở được nhiều không khí
hơn, máu ta sẽ thêm dưỡng khí mà chạy lên óc, làm óc thêm minh mẫn.
Ta lại nên tập cho
óc nghỉ ngơi lúc nào tuỳ ý ta, nghĩa là hễ ngưng làm thì có thể quên hẳn công
việc đi. Điều đó khó hơn tập trung tư tưởng. Bạn nào thuộc hạng thần kinh chất,
tất đã nhận thấy mỗi khi làm việc trí óc hơi khuya thì trằn trọc khó ngủ lắm.
Óc như bị công việc ám ảnh hoài. Như vậy mau mệt sức mà làm việc không được
nhiều. Người ta nói Nã Phá Luân có tài dù ở chốn ba quân hễ thấy mệt, muốn ngủ
là có thể ngủ ngay trên lưng ngựa được, định ngủ năm, mười phút thì năm, mười
phút sau, không cần ai đánh thức, cũng tỉnh dậy. Tài đó do trời phú, tôi chưa
nghe nói ai tập được mà cũng chưa thấy sách nào chỉ cách tập.
Muốn chú ý, ta
phải diệt thói mơ mộng, nhất là thói mơ mộng tình ái của thanh niên, nó gợi thú
nhục dục và làm cho con người biếng nhác, ươn hèn. Không gì hại nghị lực bằng nó.
Cuối thế kỷ trước, thế kỷ lãng mạn ở Pháp, Jules Payot, trong cuốn L’education
de la volonté (Huấn luyện nghị lực) đã nhiệt liệt mạt sát phong trào mơ mộng.
Ông mượn đoạn dưới đây trong kịch Le mariage de Figaro (Đám cưới Firago) của
Beaumarchais để tả thanh niên thời ấy. “Chérubin la: Tôi không còn biết tôi là
cái gì nữa; ít lâu tôi thấy ngực tôi rạo rực, chỉ trông thấy một người đàn bà
là tim tôi đập mạnh, những tiếng ái tình và khoái lạc làm cho nó rung động, xao
xuyến. Tôi thấy cần phải nói với một người nào đó: “Người ơi! Tôi yêu người”!
Nhu cầu đó khẩn thiết tới nỗi tôi vừa chạy vừa nói trong vườn, nói một mình,
nói với (^) anh, với cây, với gió^ Hôm qua tôi gặp Mareeline.
Suzanne cười: Ha!
Ha! Ha! Ha!
Chérubin: Tại sao
không? Chị ấy là đàn bà, chị ấy chưa chồng. Một người đàn bà! Chao ôi! Những
tiếng ấy sao mà êm đềm đến thế!” Tâm trạng thanh niên Pháp sau khi thua Phổ năm
1870 đốn mạt như vậy đó! Do văn chương Pháp, nó truyền qua nước ta và trong
khoảng mười lăm năm, từ 1925 đến 1939, thanh niên ta cũng mơ mộng không kém.
Gái trai đều ngâm những bài Khóc thu của Trương Phố, đều say mê Attala, René
của Chateaubriand, Tuyết Hồng lệ sử của Từ Trầm Á, Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách,
Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng và thuộc lòng những câu thơ của Xuân Diệu.
Là thi sĩ nghĩa là
run với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến
Người ta đua nhau
nhảy đầm, “xuống xóm”, uống rượu, hút thuốc phiện, nắm tay nhau đi chật phố
phường, ca vang lên những điệu như Jai deux amours, mon pays et Paris (!), rồi hiu
hiu tự đắc rằng sống như vậy mới là sống, có “bốc đồng” như vậy mới là vui vẻ
trẻ trung, mới không phải là cụ Lý Đình Dù, mới đáng mặt là thanh niên của thế
kỷ. Người ta yêu nhau rồi xa nhau, rồi than, rồi khóc, rồi tự tử ở hồ Hoàn Kiếm
và hồ Trúc Bạch, tự tử mà lựa những chỗ nước nông nhất, và gần những quãng
đường đông người qua lại nhất. Mấy năm trước, phong trào ấy có lúc muốn tái
phát. Những người có nhiệt tâm hô hào đả đảo, cấm ngặt những tiểu thuyết khiêu
dâm; nhưng những truyện dài truyện ngắn “anh anh em em” thì hiện nay vẫn còn
nhan nhản đầy các quán sách. Những tiểu thuyết này tuy không quá truỵ lạc nhưng
vẫn có hại lớn vì vẫn làm cho thanh niên mơ mộng ái tình.
Tôi biết rằng ái
tình cần thiết cho đời người, song lúc nào nó cũng thừa thãi rồi, còn nhắc đi
nhắc lại tới nó làm chi, chỉ thêm nối giáo cho giặc. Còn nhiều tình cảm cao
thượng như lòng thương người, bênh vực kẻ yếu, lòng khoan hồng, tính nhẫn nại,
tình đoàn kết sao người ta không dùng làm đề tài để xây dựng những cốt truyện
có ích cho sự giáo dục thanh niên?
Không sáng tác
được thì dịch. Nhiều tiểu thuyết của J. London, Tolstoi, A. J. Cronin, Dickens,
A. Gide, A. Daudet, J. Steinbeck^ đã làm cho thanh niên khắp thế giới say mê, tại
sao lại không được thanh niên Việt Nam thưởng thức?
Đọc sách là một
nhu cầu như ăn uống, mà đọc hoài một loại sách nào thì ta cũng sẽ quen với nó,
cũng như quen ăn ớt thì thấy ớt ngon, quen uống rượu thì thành nghiện rượu. Chính
phủ, các nhà văn nghệ và các nhà giáo nên tập cho thanh niên thường đọc rồi
thích đọc những tác phẩm bổ ích lành mạnh. Người ta đã cấm bán thuốc phiện,
nhiều nước đã cấm bán rượu mạnh; còn thứ thuốc phiện và rượu độc tinh thần sao
không cấm tuyệt đi?
Ta lại nên tập cho
thanh niên mỗi khi tự bắt gặp mình mơ mộng thì làm ngay một việc gì cho óc khỏi
bận nghĩ; nếu không thì đi tắm nước lạnh hoặc vận động thể dục. Những việc đó,
thanh niên nào làm cũng được mà không cần có một nghị lực phi thường. Không làm
được là tại không quyết chí muốn làm đấy thôi.
Tôi được biết một
người đã kiên nhẫn bỏ ra đúng một tuần lễ để mua một cây dù đen. Ông ta đi hỏi
hết những tiệm bán dù trong châu thành, tìm được một tiệm giá hạ nhất, nhưng đã
mua ngay cho đâu, còn trở đi trở lại, mỗi ngày một lần để trả giá bốn năm lượt,
làm cho chủ tiệm bực mình, phải bán rẻ cho ông để “khỏi thấy bộ mặt ông nữa”.
Tính ra ông đã tốn ít nhất là mười giờ để mua rẻ được bảy đồng. Ai cũng bảo thì
giờ là tiền bạc nhưng rất ít người biết coi thì giờ là tiền bạc như Franklin. Người
ta kể chuyện có hồi ông mở một nhà in nhỏ và bán sách. Một người lại hỏi giá
một
cuốn. Người bán hàng đáp: “Một đồng”. Người đó xin bớt giá, người bán không chịu. Khách hàng lật coi cuốn sách một lúc, rồi hỏi: “Ông Franklin có đây không?” Đáp: “Có, nhưng ông ấy bận việc trong nhà in”. Người kia đòi gặp Franklin cho kỳ được. Người bán phải chiều lòng. Khi Franklin ra, người mua hỏi:
cuốn. Người bán hàng đáp: “Một đồng”. Người đó xin bớt giá, người bán không chịu. Khách hàng lật coi cuốn sách một lúc, rồi hỏi: “Ông Franklin có đây không?” Đáp: “Có, nhưng ông ấy bận việc trong nhà in”. Người kia đòi gặp Franklin cho kỳ được. Người bán phải chiều lòng. Khi Franklin ra, người mua hỏi:
Xin ông cho biết
giá hạ nhất ông có thể để cho tôi là bao nhiêu?
Franklin đáp:
Một đồng hai cắc
rưỡi.
Sao lạ vậy? Người
bán hàng bảo tôi là một đồng?
Phải. Chẳng thà là
lúc nãy bán một đồng, còn hơn là bây giờ bỏ cả công việc của tôi mà ra đây để
thu được một đồng hai cắc rưỡi.
Người mua ngạc
nhiên, nhưng vẫn hỏi thêm:
Thôi, bây giờ xin
ông cho giá nhất định đi.
Nhất định là đồng
rưỡi.
Ông mới nói một
đồng hai cắc rưỡi?
Đúng. Nhưng bây
giờ thì phải đồng rưỡi.
Ông bạn mua dù tôi
kể trên kia có dư thời giờ để phí như vậy - vì ông là một công chức trong một
sở không có việc, muốn bỏ sở lúc nào cũng được - nhưng bạn muốn rèn nghị lực để
lập thân thì xin đừng theo ông ta mà phải noi gương Franklin.
Đối với bạn, không
có chút nào là phút bỏ đi cả. Vì hai lẽ. Lẽ thứ nhất: bỏ phí lúc nào dù là chỉ
năm, mười phút chẳng hạn trước khi đi làm, hoặc trước bữa ăn, trước khi đi ngủ,
là có hại cho nghị lực lúc đó, là để cho tánh làm biếng thắng ý chí của bạn. Lẽ
thứ nhì: phung phí mỗi lúc là bỏ lỡ một cơ hội. Của cải mất đi, ta còn làm việc
mà kiếm ra được, sức khoẻ suy giảm, ta còn bồi bổ lại được, còn thời gian trôi
đi thì không sao níu lại được nữa.
Một thời gian nhỏ
có thể không đáng giá bao nhiêu, song gồm nhiều thời gian nhỏ lại thì đủ làm
được những việc vĩ đại. Marion Harland dùng những phút rảnh trong công việc nội
trợ để viết sách, viết báo. Harriet Beecher Stove cũng nhờ cách đó mà trước tác
được tiểu thuyết bất hủ: “Cái chòi của chú Tom”. Longfellow dịch cuốn Inferno
trong khi đợi cà phê ngấm. Charles C. Frost, một anh thợ đóng giày bỏ ra mỗi
ngày 1 giờ để học mà thành 1 nhà khoa học trứ danh. Mỗi ngày chỉ bỏ ra một giờ
để làm hoài hoài một việc đã định sẵn, thì sau mười năm nhìn lại công việc đã
làm được, sẽ phải ngạc nhiên. Chẳng hạn mỗi ngày một giờ đọc được hai mươi
trang sách, hoặc viết được hai trang; thì mười năm đọc được 72.000 trang sách, khoảng
300 cuốn, hoặc viết được 7.200 trang, khoảng 36 cuốn, mỗi cuốn 200 trang. Trong
số các văn sĩ nước nhà từ trước tới nay đã mấy người viết được 36 cuốn? Hết
thảy những vĩ nhân đều tiết kiệm đến bủn xỉn thời giờ của mình. Các vị ấy khác người
chỉ ở chỗ biết dùng những lúc mà người khác gọi là bỏ đi, biết bỏ ra mỗi ngày
một vài giờ để làm đều đều hàng chục năm những công việc ích lợi. Trời cho mỗi
người hai mươi bốn giờ một ngày, trung bình chúng ta phải ngủ tám giờ, bỏ ra
tám giờ nữa để trả nợ cơm áo, rồi thêm ba bốn giờ để ăn uống, tắm rửa, lo việc
nhà cửa, ngoài ra còn những bổn phận giao thiệp với đời, bổn phận làm công dân^
hễ ai tiết kiệm được một hai giờ một ngày và biết cách dùng nó là thành công,
là nổi danh; chính cái thời gian một hai giờ đó đánh giá con người.
Hồi còn đi học,
mỗi lần soạn lại ngăn kéo, tìm được một hay hai cắc bỏ quên trong đó, chúng ta
hí hửng biết bao, như trúng số một cái xe hơi vậy. Nào hôm nay ta thử soạn lại ngăn
kéo thời gian của ta xem có gom được ít thời gian vung vãi nào không? Sáng từ
lúc thức dậy tới khi đi làm, bỏ phí mất mấy phút? trong khi ngồi xe tới hãng có
dùng thì giờ vào được việc gì không? rồi trước và sau mỗi bữa ăn, rồi cả buổi
trưa, buổi tối^ gom hết những lúc bỏ đi và cộng lại xem có được ít nhất là một,
hai giờ không? Và bạn đã đọc cuốn How to live on 24 hours a day (Sống 24 giờ
một ngày) của Arnold Bennett chưa nhỉ? Nếu chưa thì xin bạn đọc đi, cuốn đó hấp
dẫn như một tiểu thuyết mà về giá trị thì chính Dale Carnegie, tác giả cuốn Đắc
nhân tâm, cũng phải nhận là quý như vàng.
Phải kiên nhẫn mới
làm đều đều một công việc trong hàng năm, hàng chục năm được. Phần đông chúng
ta không sợ gắng sức trong một lúc mà sợ sự bền chí. Ngay trong sự giúp đỡ
người khác cũng vậy, ráng giúp một lần một số tiền lớn không ngại bằng cứ đều đều
mỗi tháng đưa một số nhỏ.
Đức kiên nhẫn đã
xây dựng những kỳ quan ở thế giới, tặng ta những phát minh của khoa học và lưu
lại những tác phẩm nghệ thuật bất hủ. Kim tự tháp Ai Cập là công trình của hàng
chục năm; Watt cải thiện máy hơi nước trong hai chục năm; Edison thí nghiệm cả ngàn
lần mới chế tạo được bóng đèn điện; Newton suy nghĩ ba chục năm - chứ không phải
chỉ nhìn một trái táo rớt, như có kẻ nói - mới tìm được lực hấp dẫn của vạn
vật; Gibbon sửa đi sửa lại cuốn Đế quốc La Mã tàn tạ trong hai chục năm; nhạc
sĩ Geradini bỏ ra mười hai giờ mỗi ngày trong hai chục năm để học đờn violon;
Virgile soạn cuốn Enéide trong mười hai năm; Montesquieu viết cuốn Vạn pháp
tinh lý trong hai mươi lăm năm; Arisote mất mười năm để viết cuốn Orlande
Furtoso mà chỉ bán được trăm bản. Carlyle soạn xong cuốn Lịch sử cách mạng Pháp
đưa cho bạn đọc, người này sơ ý để gia nhân lượm rồi đem nhóm bếp. Ông rất
buồn, nhưng không thất vọng, viết lại liền. Adubon, một nhà sinh vật học, vào
rừng ở hai năm để vẽ những giống chim lạ, vẽ xong, cất hình trong hộp, rồi đi
du lịch; khi trở về, chuột đã đục hộp mà nhấm hết hình. Ông cũng không nản chí,
trở vào rừng, vẽ lại. Kiên nhẫn như những vị đó thì việc gì mà không thành? Nên
Burke đã nói: “Muốn thành công thì đừng bao giờ thất vọng; nhưng nếu có lúc
thất vọng thì cũng cứ làm việc trong sự thất vọng đi”.
Phải đập sắt trong
khi còn nóng. Đừng để tốn công theo đuổi cái ngày mai, nó hứa hẹn nhiều mà giữ
lời rất ít.
Đừng làm nhiều
việc một lúc, nhưng làm việc nào thì hãy chú ý vào việc ấy.
Hãy diệt thói mơ
mộng nó làm hại nghị lực ta.
Không có lúc nào
gọi là lúc bỏ đi cả. Vĩ nhân chỉ khác người thường ở chỗ biết dùng những lúc bỏ
đi trong mỗi ngày để làm đều đều trong hàng chục năm một công việc hữu ích.
“Muốn thành công
thì đừng bao giờ thất vọng; nhưng nếu có lúc thất vọng thì cũng cứ làm việc
trong sự thất vọng đi”.
P2 - Chương 5
Tăng Cường Nghị Lực
Tăng Cường Nghị Lực
Chưa ai định được
tới đâu là cùng cực của sự mệt nhọc và tới đâu là bắt đầu sự làm biếng. (Lời
khuyên học sinh của một trường hàm thụ ở Pháp)
Ít cách tập hàng
ngày
Ngay từ hôm nay,
đều đều mỗi ngày, bạn tự bắt buộc mình làm vài hành động cần dùng tới nghị lực
để tập những thói tốt và diệt những thói xấu.
Chẳng hạn:
Bạn quen dậy trễ
thì sáng mai nhất định dậy trước giờ đi.
Bạn quen nằm rốn
trên giường nằm, mười phút sau khi thức dậy thì sáng mai bỏ tật đó đi mà nhảy
xuống sàn liền.
Bạn không tập thể
dục mỗi sáng và mỗi tối ư? Tối nay bạn sẽ tập mười phút trước khi đi ngủ.
Ăn xong, bạn
thường hút một điếu thuốc? Sau bữa cơm trưa nay, thử bỏ lệ đó xem được không?
Rồi ngày mai, bỏ hút sau bữa ăn tối; ngày mốt, sau bữa điểm tâm, cứ thay đổi như
thế để diệt thói quen.
Mỗi ngày bạn hút
bao nhiêu điếu? Hết một gói? Các y sĩ cho như vậy là nhiều quá. Sao không rút
lần lần đi? Chẳng hạn trong bốn, năm ngày đầu, bớt mỗi ngày hai điếu, rồi cứ mỗi
tuần sau; bớt thêm hai điếu nữa, cho tới khi chỉ còn hút mỗi ngày năm, sáu
điếu? Nếu bỏ được luôn thì càng hay, nghị lực của bạn lúc đó đã tăng lên nhiều
lắm đấy.
Bạn thường trễ
trong việc hồi âm cho bạn bè, bà con? Lần sau, nhận được thư của ai, bạn nhớ
trả lời liền. Đừng để đến ngày mai việc gì có thể làm hôm nay được.
Bạn lại có thói
nhận được thư thì xé ra coi ngay, nhiều khi trước mặt những người lạ, như vậy
có vẻ không lịch sự. Ráng tự chủ một chút nào, dù nhận được thư mà bạn mong đợi
từ lâu thì cũng để đó, mười lăm phút sau sẽ đọc.
Bạn phải ôm gối
dài mới ngủ được ư? Hồi tản cư bạn có vác theo gối dài để ôm không?
Từ ngày mai chúng
ta đánh giầy lấy, đánh cho thật bóng, không cần mượn người ở nữa, bạn đồng ý
chứ?
Bạn bảo trưa không
có báo để đọc thì ngủ không được? Đó cũng là một thói quen, không hại lắm,
nhưng diệt đi thì chỉ có lợi.
Bạn hay chen tiếng
Pháp vào giữa một câu tiếng Việt? Bây giờ người ta không thích cái thói đó nữa
rồi, nó tỏ rằng óc ta làm biếng tìm tiếng và ta không chịu khó luyện tiếng mẹ. Nếu
tự xét một cách nghiêm ngặt ta sẽ thấy bọn mình ai cũng có hàng chục tật xấu
nhỏ, lần lần bỏ được độ ba phần tư là có một tư cách đáng khen rồi. Khi bỏ một
tật, mới đầu ta thấy khó khăn, sau nhờ thói quen, ta sẽ thấy dễ dàng. Tuy
nhiên, như tôi đã nói trong một chương trên, ta phải đề phòng thói quen, nó làm
cho ta không phải gắng sức nữa mà nghị lực của ta không có dịp dùng tới. Vì
vậy, khi đã tập được một thói tốt, nên tập thêm một thói khác để tự bắt ta phải
gắng sức.
Trong cuốn Bảy
bước đến thành công, Gordon Byron khuyên ta:
Đặt trả lại trong
hộp một trăm cây quẹt hoặc một trăm miếng giấy nhỏ, làm rất từ từ, đều đều và
chú ý vào công việc.
Đếm đi đếm lại
trong năm phút vài chục vật nhỏ.
Khoanh tay đứng
trên mặt ghế trong năm phút. Như vậy có vẻ điên, nhất là khi có ai trông thấy,
nhưng nếu ráng giữ được điệu bộ ấy mặc dầu có người phá thì đức tự chủ đã khá
mạnh rồi đấy.
Những hành động ấy
kỳ cục thật, song chính vì kỳ cục mà nó bắt ta phải vận dụng đến nghị lực.
Khi tập luyện, bạn
nên nhớ những quy tắc này:
Muốn diệt một thói
xấu thì đừng ngần ngại, phải xắn tay tấn công nó liền, cũng như người muốn tập
lội phải nhảy ùm xuống nước, càng do dự càng hại cho nghị lực.
Phải tiến chầm
chậm, đừng quá hăng hái mà vội vàng làm những việc khó ngay, như vậy lỡ thất
bại thì hoá nản chí mà bỏ dở chương trình.
Vì lẽ đó, Arnold
Bennett, trong cuốn Sống 24 giờ một ngày đã khuyên ta:
“Xin bạn đọc đề
phòng lòng hăng hái của bạn. Nó có thể phản bạn và làm bạn lạc lối đấy. Nó la
lớn lên để bạn dùng nó, mới đầu bạn không làm thoả mãn nó được, nó đòi hỏi nhiều
hơn, nhiều hơn nữa; nó nóng nảy muốn dời núi lấp sông. Hễ làm không đổ mồ hôi thì
nó không bằng lòng. Rồi khi nó thấy bạn đổ mồ hôi trán, thình lình nó lăn đùng
ra, chết mà không kịp trối: “Tôi chịu không được nữa rồi”.
Vậy lúc đầu, xin
bạn tập mỗi ngày một phút thôi và làm những việc dễ, lần lần sẽ tăng lên năm
phút nữa và làm những việc khó hơn. Phải tránh mọi sự thất bại trong việc rèn
nghị lực. “Một sự thất bại tự nó có đáng kể gì đâu, nếu nó không làm mất lòng
tự ái và tự tin của ta. Tôi không cho rằng một thất bại vẻ vang còn hơn một
thành công nho nhỏ. Tôi rất thích những thành công nho nhỏ. Một thất bại vẻ
vang không đưa tới đâu cả; một thành công nho nhỏ sẽ đưa tới một thành công
khác không nhỏ đâu”.
Phải làm đều đều,
không nghỉ ngày nào và mỗi ngày phải tiến thêm một chút. Tôi đã có lần thấy một
bà già gần sáu chục tuổi, gầy ốm mà ôm một con heo nặng có lẽ gấp rưỡi bà, từ
trong nhà xuống sông để tắm cho nó. Tôi khen bà mạnh quá, bà đáp:
Tôi nuôi nó từ hồi
mới sanh, ngày nào cũng ôm nó đem tắm, nên quen đi. Lời nói đó chứa cả cái bí
quyết để thành công trong việc luyện sức, luyện trí và luyện đức.
Mỗi khi thấy muốn
nghỉ, ta nên gắng sức thêm một chút, một chút thôi. Chẳng hạn bạn đã học một
giờ Anh ngữ, thấy học muốn “không vô” nữa, bạn định gấp sách lại đi chơi, nhưng
hãy khoan, xin bạn hãy ráng ngồi thêm năm phút nữa, ôn lại bài cũ đã. Năm phút thêm
đó có lẽ không lợi gì mấy cho sự học của bạn, nhưng rất có lợi cho sự rèn nghị
lực.
Thật đúng như một trường hàm thụ nọ ở Pháp đã bảo học sinh: “Chưa ai định được tới đâu là cùng cực của sự mệt nhọc và tới đâu là bắt đầu của sự làm biếng”.
Thật đúng như một trường hàm thụ nọ ở Pháp đã bảo học sinh: “Chưa ai định được tới đâu là cùng cực của sự mệt nhọc và tới đâu là bắt đầu của sự làm biếng”.
Tự kiểm soát và tự
phạt mình
Hồi nhỏ, còn cắp
sách tới trường, nếu không vì gia cảnh bó buộc, thì ai cũng học đến nơi đến
chốn. Lớn lên, theo một lớp hàm thụ thì trăm người chỉ được hai mươi người
thành công. Sở dĩ vậy chỉ tại hồi nhỏ có cha mẹ rầy, có thầy giáo phạt, mà lớn
lên ta được tự do, muốn học thì học, muốn nghỉ thì nghỉ. Cho nên muốn có kết
quả, ta phải tự kiểm soát rồi phạt. Vậy mỗi buổi tối, trước khi đi ngủ, hoặc ít
nhất cũng mỗi tuần một lần, ta tự xét xem:
Trong ngày đó có
làm đúng theo chương trình đã định không.
Có chú ý vào mỗi
công việc không.
Đã diệt được thói
xấu nào.
Đã tập thêm được
thói tốt nào.
Học được những gì.
Làm được những
việc gì có ích.
Có theo đúng những
lời khuyên trong cuốn này không.
Ta nên ghi những
thất bại và thành công vào một cuốn sổ tay và mỗi tháng tổng cộng lại xem tiến
hơn tháng trước được bao nhiêu. Nếu tiến được nhiều thì ta tự thưởng một cái gì
đó; nếu thụt lùi thì phải tự phạt bằng cách này hay cách khác, chẳng hạn, luôn
trong một tuần phải dậy sớm hơn mười phút, hoặcmỗi ngày hút bớt đi hai điếu
thuốc. Không nên khoan hồng mà cũng không nên quá nghiêm khắc với mình. Nếu ta
tự phạt một cách nặng quá, theo không nổi, thì ta sẽ bỏ hết, công phu luyện tập
sẽ mất, và ta đâm liều, đã lỡ rồi, cho lỡ luôn.
Tôi còn nhớ, hồi
tám, chín tuổi đọc trong Quốc văn giáo khoa thư truyện một người rón rén từng
bước trên một quãng đường lầy lội nhưng người ấy lỡ dẫm nhầm một vũng nước, bùn
tung toé lên lấm hết quần áo, từ đó không còn giữ ý gì nữa, bước càn trên đường.
Tôi không hiểu tại sao bài học đó đập mạnh vào óc tôi đến nỗi bây giờ nhắm mắt lại,
tôi còn thấy đủ chi tiết của tấm hình trên bài: một người đàn ông bận áo dài
đen, đội khăn đen, đi đôi giày ta, khom khom bước trước cửa ô Quang Chưởng, đầu
phố Hàng Chiếu tại Hà Nội.
Bài đó chứa một
tâm lý rất đúng và một lời khuyên đáng ghi: phải giữ sao cho đừng có điều gì để
tự khinh minh được, một người đã tới nước tự khinh mình rồi là một người bỏ đi.
Tự đặt hình phạt cho mình mà rồi bỏ không theo, tức thì là tự khinh mình rồi
vậy.
Thân thể có khoẻ
mạnh thì tinh thần mới sáng suốt mà nghị lực mới cứng rắn, nên việc quan trọng
nhất là phải giữ vệ sinh. Đã có nhiều sách bàn kỹ về vấn đề đó mà trong cuốn Bảy
bước đến thành công cũng đã có một chương trình về cách luyện tập và giữ gìn
thân thể, ở đây tôi chỉ xin nhắc qua lại vài điều chính:
Đừng ăn nhiều quá,
mà chỉ nên ăn những chất dễ tiêu và lành
Trên bốn mươi
tuổi, bữa tối nên ăn ít đi vì trong khi ta ngủ, bộ tiêu hoá gần như nghỉ hẳn,
không vận động nữa, nếu ăn nhiều, sẽ không tiêu, sáng dậy thấy đắng miệng,
không vui vẻ.
Nên đi bộ nhiều.
Nên tập thể dục
mỗi ngày, nhất là tập thâm hô hấp. Sáng, khi mới tỉnh dậy và tối, trước khi đi
ngủ, hít từ từ không khí trong sạch cho đầy phổi, nín thở trong tám hay mười
giây, rồi từ từ thở ra, như vậy hai chục lần.
Mới ăn no đừng nên
làm những việc cần suy nghĩ nhiều, kẻo dễ sinh bệnh đau bao tử.
Sau tám giờ tối
cũng nên để óc nghỉ ngơi, suốt ngày bạn đã làm nhiều việc tinh thần và nếu bạn
thường khó ngủ.
Trên kia tôi đã
khuyên nên tập gắng sức, mỗi ngày thêm một chút; tuy nhiên đừng làm việc quá
độ. Sự nghỉ ngơi cũng cần như sự làm việc vì có nghỉ ngơi mới làm việc được.
Vệ sinh tinh thần
Vệ sinh tinh thần
cũng quan trọng như vệ sinh thân thể. Nên:
Tránh những tư
tưởng hắc ám, chán nản.
Gần những người tự
tín, có nghị lực, mà đừng giao du với những kẻ bi quan.
Đọc nhiều tiểu sử
danh nhân.
Trong cuốn Tự học
để thành công, tôi đã giới thiệu những sách trong mục “Voici les meilleurs
livres de culture humaine et biographie” của nhà France Efficience. Nếu bạn biết
đọc tiếng Pháp thì trong tủ sách không nên thiếu những cuốn ấy. Nhiều cuốn Danh
nhân ký sự như cuốn Tolstoi của Stephan Zweig, Mahatma Gandhi của Louis
Fischer, Lincoln của Dale Carnegie, Van Gogh của Irving Stone, nhất là tiểu sử
các vị giáo chủ như Thích Ca, Giêsu đọc đã hấp dẫn như tiểu thuyết mà bổ ích
thì vô ngần. Xét đời các vĩ nhân, ta thấy các vị ấy tuy chí khí, tài đức hơn
ta, nhưng sinh ra cũng có những tật xấu như ta, những nhu nhược như ta và trong
đời gặp những hoàn cảnh khó khăn gấp trăm ta, mà chỉ nhờ nghị lực, đã thắng
được mọi trở ngại, trở nên những bực anh hùng hoặc ân nhân của loài người. Bài
học đó kích thích ta biết bao! Dèmosthème chẳng hạn, hồi nhỏ chỉ là một anh
chàng cà lăm, ăn nói ấp a ấp úng. Nhưng ông yêu nước một cách nồng nàn, mà biết
nước ông sắp bị vua Philippe xứ Macédoine xâm chiếm. Ông tự nhận bổn phận hô
hào đồng bào chống Philippe để cứu nước khỏi bị cái hoạ làm nô lệ ngoại nhân.
Hô hào làm sao được, khi ông có tật cà lăm? Cà lăm thì ai thèm nghe? Ông nhất
định thắng tật ấy, ra bờ biển ngậm cuội trong miệng rồi tập hò hét đua với
tiếng sóng đại dương. Rồi ngày đêm ông suy nghĩ, tìm những chứng cứ để vạch cái
dã tâm của
Philippe, những lời lẽ để đoàn kết đồng bào chống lại kẻ thù chung. Khi đã tập luyện thuần thục rồi, ông bèn đi chu du khắp nước kích thích lòng ái quốc của dân chúng, lôi cuốn hàng ngàn, hàng vạn thính giả. Diễn văn của ông hùng hồn đến nỗi vua Philippe đọc xong phải khen: “Nếu trẫm được nghe Dèmosthème diễn thuyết thì chắc trẫm cũng đã cầm khí giới chống lại trẫm rồi”. Những diễn văn ấy còn lưu truyền đến ngày nay và được liệt vào những áng văn bất hủ của nhân loại. Gandhi gầy như con mắm, cân sợ không được bốn chục kilô. Trông bức hình chụp ông ngồi ở “Hội nghị bàn tròn” bên cạnh những người Anh cao lớn, phốp pháp, ta có cảm tưởng ông là một người ốm đói, chỉ còn da bọc xương. Vậy mà sức mạnh tinh thần của ông kinh thiên, làm cả thế giới khâm phục. Ông cầm đầu một phong trào chống thực dân lớn nhất ở đầu thế kỷ này, phong trào bất hợp tác với Anh về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, xã hội.
Philippe, những lời lẽ để đoàn kết đồng bào chống lại kẻ thù chung. Khi đã tập luyện thuần thục rồi, ông bèn đi chu du khắp nước kích thích lòng ái quốc của dân chúng, lôi cuốn hàng ngàn, hàng vạn thính giả. Diễn văn của ông hùng hồn đến nỗi vua Philippe đọc xong phải khen: “Nếu trẫm được nghe Dèmosthème diễn thuyết thì chắc trẫm cũng đã cầm khí giới chống lại trẫm rồi”. Những diễn văn ấy còn lưu truyền đến ngày nay và được liệt vào những áng văn bất hủ của nhân loại. Gandhi gầy như con mắm, cân sợ không được bốn chục kilô. Trông bức hình chụp ông ngồi ở “Hội nghị bàn tròn” bên cạnh những người Anh cao lớn, phốp pháp, ta có cảm tưởng ông là một người ốm đói, chỉ còn da bọc xương. Vậy mà sức mạnh tinh thần của ông kinh thiên, làm cả thế giới khâm phục. Ông cầm đầu một phong trào chống thực dân lớn nhất ở đầu thế kỷ này, phong trào bất hợp tác với Anh về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, xã hội.
Phong trào lan rất
mau, nhiều thẩm phán, luật sư Ấn khẳng khái đốt hết âu phục, xét nát bằng cấp
rồi quấn choàng đi chân không, dệt vải, cày ruộng để sống. Nhiều người Ấn rút tiền
gởi trong các ngân hàng Anh ra, nhiều trường học Anh đóng cửa vì học sinh bỏ
học gần hết, nhiều cửa hàng ngoại hoá phá sản vì không ai mua, hàng vạn người
không chịu đóng thuế, không chịu đi lính cho Anh. Chính phủ Anh giận dữ, hạ
ngục ông. Ông vui vẻ vào tù và mỗi lần người Anh xử ức thì ông tuyệt thực để
phản kháng. Trước sau ông nằm khám cả chục lần, nhịn ăn non hai chục lần, nhiều
lần tới bất tỉnh. Mỗi lần ở ngục ra, ông lại đi khắp nơi, hô hào dân chúng đoàn
kết với nhau, yêu mến lẫn nhau và càng tẩy chay người Anh. Tới đâu ông cũng
được hàng đoàn người đông như kiến bao vây ông để nhìn mặt ông, hôn chân ông.
Chính phủ Anh sợ ông, khắp thế giới tặng ông chức thánh sống. Năm 1946 Ấn Độ
được độc lập, nhưng ông vẫn chưa cho bổn phận ông đối với đồng bào là hết. Ông
không về vườn trồng cây, câu cá như Washington; ông vẫn tiếp tục hy sinh cho
quốc gia, lại lang thang khắp nơi, đem lòng chí nhân, chí thánh để ráng hoà
giải những xung đột giữa người Hồi và người Ấn và bị một thanh niên cuồng nhiệt
ám sát trong lúc ông giảng đạo tương thân, tương ái. Cả thế giới bùi ngùi khi
hay tin tâm hồn thanh cao đầy đức hy sinh ấy không còn ở nhân gian nữa. Jack
London về đức độ không thể ví được với Gandhi, nhưng về kiên nhẫn thì cũng là
cổ kim hi hữu. Không có ai mà hồi trẻ long đong như ông, làm có tới hàng chục
nghề: bồi bếp, thuỷ thủ, phu bến tàu, thợ máy, theo bọn cướp biển, đi tìm vàng,
săn hải cẩu, có hồi đi ăn mày, ngủ trong các toa xe chở hàng, trong các công
viên hoặc ở giữa đồng ruộng. Ông đã bị nhốt khám cả trăm lần ở Mỹ, ở Mễ Tây Cơ
, ở Trung Hoa, Nhật Bổn, Triều Tiên vì cái tội vô gia cư, vô nghề nghiệp. Nhưng
một hôm đọc cuốn Robinson Crusoe ông mê tới nỗi quên ăn, rồi từ đó ngày nào cũng
lại thư viện đọc sách, mỗi ngày đọc mười, mười lăm giờ, gặp cái gì đọc cái nấy,
từ Shakespeare tới Karl Marx. Rồi hồi mười chín tuổi, chán những nghề tay chân,
chán đi ăn xin, dễ bị đánh đập, nhốt khám, ông xin vào học một trường trung
học, học ngày học đêm, và kết quả làm cho các giáo sư trố mắt: chương trình bốn
năm, ông chỉ học có ba tháng rồi thi đậu vào trường Đại học Californie. Ông
nghiên cứu những tiểu thuyết nổi danh nhất thế giới để học thuật viết rồi bắt
đầu nhiệt cuồng viết: mỗi ngày năm ngàn chữ, nghĩa là hai chục ngày thì xong
một tiểu thuyết. Mới đầu những truyện ngắn của ông bị các nhà xuất bản gởi trả
lại, ông không thất vọng, cứ tiếp tục viết. Tới khi cuốn “Tiếng gọi của rừng”
được hoan nghênh thì danh ông mỗi ngày mỗi lên như diều. Trong khoảng mười lăm
năm - ông mất hồi 40 tuổi - trên năm chục tác phẩm ra đời, nhiều cuốn được dịch
ra hơn hai chục thứ tiếng, bán được
hàng triệu bản và làm khắp thế giới say mê. Từ đầu thế kỷ tới nay không có nhiều tiểu thuyết gia nào trước nghèo hèn như ông mà sau thành công rực rỡ như ông. Ông được vậy là nhờ đức kiên nhẫn thắng hết mọi nghịch cảnh, rồi lợi dụng nghịch cảnh vì chính cuộc đời lang thang khắp thế giới của ông đã giúp ông tài liệu để trước tác.
hàng triệu bản và làm khắp thế giới say mê. Từ đầu thế kỷ tới nay không có nhiều tiểu thuyết gia nào trước nghèo hèn như ông mà sau thành công rực rỡ như ông. Ông được vậy là nhờ đức kiên nhẫn thắng hết mọi nghịch cảnh, rồi lợi dụng nghịch cảnh vì chính cuộc đời lang thang khắp thế giới của ông đã giúp ông tài liệu để trước tác.
Mỗi ngày nên bỏ ra
vài lúc tập những thói tốt và diệt những thói xấu. Khi diệt một thói xấu, đừng
nên ngần ngại mà phải tấn công liền.
Phải tiến chầm
chậm, mới đầu đừng hăng hái, vội vàng quá; rồi mỗi ngày tiến lần lần, tập lâu
hơn, làm những việc khó hơn. Phải làm đều đều, không được nghỉ ngày nào. Mỗi
ngày thấy muốn nghỉ thì nên gắng thêm một chút.
Phải tự kiểm soát
mình mỗi ngày hoặc mỗi tuần rồi đặt ra lệ tự thưởng phạt mình.
Đừng quá khoan hồng mà cũng đừng quá nghiêm khắc với mình. Phải biết tự lượng sức.
Đừng quá khoan hồng mà cũng đừng quá nghiêm khắc với mình. Phải biết tự lượng sức.
Nên giữ vệ sinh
thân thể - Người khoẻ mạnh thì nghị lực mới cứng rắn - nhất là vệ sinh về tinh
thần, nghĩa là nuôi những tư tưởng lạc quan, gần gũi những người tự tin, cương nghị
và đọc nhiều tiểu sử vĩ nhân. ./
---END---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét