Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Đạo Hiếu và vấn đề hội nhập văn hóa tại Việt Nam


Tháng 11 dương lịch trong năm là tháng người Công giáo tưởng nhớ và cầu nguyện cho những người đã khuất. Còn các Phật tử lại dành cả tháng 7 âm lịch để làm công việc ấy. Những người đã khuất là tổ tiên, có thể là ông bà, cha mẹ… Chính vì thế, hai tháng ấy cũng là hai tháng nhắc nhở tín đồ hai tôn giáo về lòng hiếu thảo, và những việc làm thảo hiếu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất núi hoặc còn đang sống.
Tinh thần hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ khi còn sống, và đặc biệt khi đã khuất là một đặc tính gắn liền với bản chất của người Việt Nam, và cũng là một điểm luân lý chung quan trọng trong các tôn giáo Á Đông cũng như trong Ki-tô giáo. Trước đây, chính vì thiếu tinh thần hội nhập văn hóa trong vấn đề đạo hiếu đối với tổ tiên mà biết bao người dân Việt Nam trước Công Đồng Vatican II đã bị ngăn trở không trở thành Ki-tô hữu được. Vì thế, ngày nay, HĐGMVN đã coi đạo hiếu như một yếu tố văn hóa quan trọng làm điểm dựa và điểm xuất phát cho việc hội nhập văn hóa sứ điệp Ki-tô giáo tại Việt Nam.
Vậy tháng 11 cũng là dịp để chúng ta đào sâu về đạo hiếu trong chiều hướng hội nhập văn hóa tại quê hương chúng ta.
Vào Đề
Tinh thần hiếu thảo đối với cha mẹ tổ tiên từ xưa đến nay luôn luôn là một điểm son trong nề nếp văn hóa của người Á Đông nói chung, và của người Việt Nam nói riêng. Người Việt Nam cũng như mọi dân tộc Á Đông khác, thiên về tình cảm, và đương nhiên tình cảm đó được thể hiện ưu tiên và nhiều nhất đối với cha mẹ, là người sinh thành ra mình, đồng thời yêu thương và hy sinh cho mình nhiều nhất trên đời. Vì thế, ngay từ nguyên thủy, các dân tộc Á Đông đã có một đạo phổ thông là đạo thờ cúng Tổ Tiên, còn gọi là đạo Ông Bà, coi việc hiếu thảo với cha mẹ và tổ tiên khi còn sống cũng như khi đã khuất là một bổn phận hết sức quan trọng.
Hiện nay, tại Việt Nam cũng như tại Á Đông nói chung, đạo thờ cúng Tổ Tiên vẫn còn là một đạo nền tảng. Cụ thể là trong số những người không theo một tôn giáo chính lưu nào, thì đa số xưng mình là theo đạo thờ cúng Tổ Tiên hay đạo Ông Bà.
Tâm thức của người Việt Nam hay Á Đông là như thế. Vì thế, để hội nhập văn hóa sứ điệp Kitô giáo vào lòng dân tộc, chúng ta không nên bỏ qua yếu tố văn hóa hết sức nền tảng này. Có lẽ chính vì thế, mà trong Thượng Hội Đồng Giám Mục Á châu vừa qua (năm 1998), các giám mục Việt Nam đã nêu lên vấn đề này như một yếu tố văn hóa quan trọng mà người Kitô hữu phải quan tâm để hội nhập văn hóa sứ điệp Kitô giáo vào lòng dân tộc. Đó quả là một định hướng sáng suốt trong lãnh vực hội nhập văn hóa.
Để hội nhập văn hóa đúng theo đường hướng Giáo Hội, trước tiên, chúng ta cần xác định hội nhập văn hóa là gì.
Hội nhập văn hóa là gì ?
Hội nhập văn hóa sứ điệp Kitô giáo là đưa sứ điệp Kitô giáo vào trong nền văn hóa của dân tộc bằng cách diễn tả sứ điệp Kitô giáo một cách thích ứng với nền văn hóa đó, đồng thời hoàn chỉnh nền văn hóa đó theo tinh thần Kitô giáo. Như vậy hội nhập văn hóa là một cuộc hội thoại giữa đức tin và văn hóa, nó có hai chiều:
1.     Một đằng là thích ứng sứ điệp Kitô giáo với văn hóa của dân tộc lãnh nhận sứ điệp, vận dụng những yếu tố phù hợp với tinh thần Kitô giáo trong văn hóa của dân tộc ấy để diễn tả sứ điệp, hầu đưa sứ điệp vào lòng dân tộc ấy một cách thuận lợi và dễ dàng. Chẳng hạn khi diễn tả sứ điệp Kitô giáo cho người Việt Nam, ta nên dùng những ý niệm, hình ảnh, câu nói quen thuộc đối với người Việt như ca dao tục ngữ, hay những quan niệm triết lý Đông Phương để giải thích, truyền đạt. Không nên lạm dụng triết lý Tây Phương hay những hình ảnh tuy quen thuộc với người Tây Phương, nhưng lại rất xa lạ với người Việt để diễn đạt sứ điệp. Nhờ sự thích ứng đó, Kitô giáo trở nên dễ hiểu, thân thuộc và dễ chấp nhận với người Việt. Nếu không, Kitô giáo sẽ trở thành xa lạ, ngoại lai, khó hiểu và khó chấp nhận.
2.     Đằng khác hội nhập văn hóa còn là biến đổi nền văn hóa đó, làm cho nền văn hóa đó hoàn thiện hơn. Nói khác đi là làm cho nền văn hóa ấy mang nhiều tinh thần Tin Mừng hơn. Đây chính là mục đích phải đạt được của việc hội nhập văn hóa: đó là phúc âm hóa nền văn hóa đó, tức làm cho sứ điệp Tin Mừng ảnh hưởng trên quan niệm, cách suy nghĩ, cách hành xử của dân chúng, làm cho tinh thần Chúa Kitô thấm nhuần vào lòng dân tộc ấy. Nếu sự thích ứng trên mà không nhằm mục đích này, hay không đạt được mục đích này, thì đó không phải là hội nhập văn hóa đúng nghĩa. Đó mới chỉ là hội nhập văn hóa nửa vời, hời hợt.
Trong việc hội nhập sứ điệp Kitô giáo vào nền văn hóa Việt Nam, một trong những yếu tố quan trọng và nền tảng của nền văn hóa này mà người Kitô hữu nên lưu ý, đó là đạo hiếu, hay tinh thần hiếu thảo đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên. Tại sao? Vì người Việt cũng như các dân tộc vùng Viễn Đông này luôn luôn đặt nặng tinh thần hiếu thảo đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Từ nguồn cội, đạo hiếu luôn luôn là một nền tảng căn bản cho đạo làm người của người Việt, và nằm trong bản chất văn hóa của người Việt. Vì thế, việc hội nhập văn hóa sứ điệp Kitô giáo vào Việt Nam nên khởi đầu từ đạo hiếu, và lấy đạo hiếu làm nền tảng.
Sau đây, chúng ta thử tìm cách áp dụng đạo hiếu vào vấn đề hội nhập văn hóa sứ điệp Kitô giáo của chúng ta.
Hội nhập văn hóa sứ điệp Kitô giáo với Đạo Hiếu
Như đã nói trên, hội nhập văn hóa có hai chiều, được thực hiện trong hai giai đoạn:
• Giai đoạn I là thích ứng cách diễn đạt sứ điệp Kitô giáo với văn hóa của dân tộc: Trước tiên, ta nhận ra ngay là có sự phù hợp giữa sứ điệp Kitô giáo và văn hóa Việt Nam trong chủ trương thảo hiếu với cha mẹ, tổ tiên. Thật vậy, đạo hiếu trong Kitô giáo thật rõ ràng và được coi là quan trọng.
-Trước hết, đạo hiếu nằm ngay trong thập giới, là căn bản của luật luân lý Kitô giáo. Thập giới của Kitô giáo được chia làm hai nhóm: 3 giới đầu liên quan đến Thiên Chúa, 7 giới sau liên quan đến tha nhân. Giới thứ 4, «thảo kính cha mẹ», là giới đứng đầu nhóm sau. Điều đó có nghĩa: «thảo kính cha mẹ» là giới luật quan trọng nhất trong các giới liên quan đến tha nhân.
–Thứ hai là trong các bản văn Kinh Thánh, Cựu Ước cũng như Tân Ước, có biết bao nhiêu câu hay đoạn văn khuyến khích lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, nhất là trong sách Châm Ngôn và Huấn Ca (1). Người Kitô hữu nên khai triển những câu, những đoạn văn đó, để làm nổi bật chủ trương đạo hiếu của Kitô giáo vốn rất phù hợp với nền văn hóa của dân tộc. Nhờ đó, người ngoài Kitô giáo dễ chấp nhận Kitô giáo hơn.
• Giai đoạn II của việc hội nhập văn hóa là hoàn chỉnh nền văn hóa của dân tộc được truyền giáo: Ta thấy dân tộc Việt Nam tuy đặt rất nặng đạo hiếu, nhưng đạo hiếu ở đây thường chỉ được hiểu là thái độ phải có đối với cha mẹ hay ông bà tổ tiên ở dưới đất này. Nhưng con người còn có cha mẹ ở một cấp cao hơn, đó là cha mẹ ở trên trời, hay là cha mẹ sinh ra vũ trụ vạn vật, mà con người cũng có bổn phận phải thảo hiếu. Niềm tin có Trời là Đấng tạo dựng vũ trụ rất phù hợp với niềm tin chung của dân tộc. Đây là một điểm nổi bật khác của nền văn hóa Á Đông, rất thuận lợi cho việc hội nhập văn hóa sứ điệp Kitô giáo, đó là người ta tin rằng trên đầu mình còn có một Đấng thiêng liêng, tạo dựng nên vũ trụ. Tuy nhiên, ý niệm về Đấng thiêng liêng này còn rất mơ hồ, chưa rõ rệt, và Kitô giáo có thể đưa ra một ý niệm rõ rệt hơn. Kitô giáo đặt rất nặng việc thảo hiếu với Đấng thiêng liêng này, cũng là cha mẹ của chúng ta, nhưng ở cấp độ cao và rộng hơn cha mẹ ở dưới đất này.
Vì Kitô giáo chú trọng về đạo hiếu và coi đạo hiếu như nền tảng của mình, nên Kitô giáo quả hết sức phù hợp với tinh thần hiếu thảo của dân tộc ta. Nhưng Kitô giáo còn cho thấy một chiều kích rộng lớn hơn của đạo hiếu, giúp quan niệm về đạo hiếu của dân tộc trở nên rộng rãi và hoàn chỉnh hơn. Vì Kitô giáo quan niệm vũ trụ như một đại gia đình, trong đại gia đình đó, Thiên Chúa là cha mẹ sinh ra tất cả, và tất cả mọi tạo vật là anh em. Chính trong tinh thần này mà thánh Phanxicô Assi đã gọi «anh Mặt Trời», «chị Mặt Trăng», v.v… Như vậy cha mẹ cũng có nhiều cấp độ, chứ không phải chỉ có cha mẹ sinh ta ra ở trần gian này mới là cha mẹ. Thần học «Tam Phụ» của Alexandre de Rhodes (2) cho chúng ta thấy cha mẹ có ba cấp độ: Thượng Phụ, Trung Phụ và Hạ Phu (3). Vì thế, đạo hiếu cần được thể hiện ở cả ba cấp độ ấy mới đầy đủ, trọn vẹn.
Như vậy, Kitô giáo chính là một tôn giáo của đạo hiếu theo nghĩa chính xác nhất của nó, và đạo hiếu này được thể hiện theo ba chiều kích rõ rệt: đối với Cha trên trời (Thượng Phụ), đối với đất nước và Giáo Hội (Trung Phụ), và đối với cha mẹ dưới đất (Hạ Phụ). Bổn phận đối với Cha trên trời là căn bản, các bổn phận sau xuất phát từ bổn phận căn bản trên.
Trong Kitô giáo, Thiên Chúa và nhân loại được quan niệm như một đại gia đình, trong đó Thiên Chúa là Cha, và nhân loại là anh chị em với nhau. Bổn phận đối với cha mẹ bao giờ cũng quan trọng hơn đối với anh chị em, vì tương quan hàng ngang (giữa anh chị em với nhau) phát sinh từ tương quan hàng dọc (giữa cha mẹ và con cái). Thật vậy, nếu không cùng do một cha mẹ sinh ra thì đâu phải là anh chị em với nhau ! Cha mẹ ta dưới đất cũng là con cái của Cha trên trời, vì thế, theo một ý nghĩa nào đó, các ngài cũng là anh chị của ta, nhưng là anh chị một cách đặc biệt, vì đã cộng tác với Thiên Chúa để sinh ra ta. Vì thế, giữa hai thứ hiếu : hiếu đối với Cha trên trời, và hiếu đối với cha mẹ, thì hiếu trước nặng hơn hiếu sau và là nền tảng cho hiếu sau. Người Kitô hữu tin tưởng rằng Cha trên trời yêu thương ta gấp trăm ngàn lần cha mẹ dưới đất yêu thương ta.
Tuy nhiên, không nên nghĩ rằng chủ trương như thế là người Kitô hữu coi nhẹ chữ hiếu đối với cha mẹ dưới đất hơn các tôn giáo khác. Thực tế không phải như thế, vì càng yêu Chúa thì người Kitô hữu càng cảm thấy phải yêu thương nhau, và do đó, càng nhận ra bổn phận phải yêu mến thảo kính cha mẹ hơn. Tương tự như một người con càng hiếu thảo đối với cha mẹ, thì tự nhiên càng yêu thương anh chị em hơn. Tình yêu đối với Cha trên trời và đối với anh chị em đồng loại chỉ là một tình yêu duy nhất, nhưng có hai mặt có thể phân biệt nhưng không thể tách rời: mặt này lớn thì mặt kia cũng lớn theo, mặt này nhỏ thì mặt kia cũng nhỏ theo. Do đó, càng mến Chúa đích thực thì càng yêu thương đồng loại đích thực, hay nói cách cá biệt hơn, càng hiếu thảo với Cha trên trời thì tất nhiên càng hiếu thảo với cha mẹ dưới đất.
Như vậy, khi đưa quan niệm về đạo hiếu của mình vào nền văn hóa dân tộc, thì người Kitô hữu đã hoàn chỉnh quan niệm thảo hiếu đối với cha mẹ vốn sẵn có trong nền văn hóa Việt Nam, làm cho quan niệm về đạo hiếu của dân tộc trở nên rộng rãi và đầy đủ hơn.
Nhưng điều tiên quyết trong việc hội nhập văn hóa đối với đạo hiếu là chúng ta phải biết thích ứng với đạo hiếu trong nền văn hóa của dân tộc. Sau đây, chúng ta thử tìm hiểu một mẫu hội nhập văn hóa bằng đạo hiếu, đó là mẫu của Phật giáo, một mẫu đáng cho chúng ta suy nghĩ và rút ra những bài học quí giá.
Một mẫu hội nhập văn hóa bằng đạo hiếu: Phật giáo
Theo Hòa Thượng Thích Thiện Hoa (4). Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam vào khoảng cuối thế kỷ thứ 2 sang đầu thế kỷ thứ 3 sau công nguyên. Còn Kitô giáo mới được truyền vào Việt Nam một cách sơ khởi khoảng giữa thế kỷ 16, và một cách có hệ thống và qui mô từ thế kỷ 17. Như thế tại Việt Nam, tuổi của Phật giáo đã được 17 thế kỷ, còn tuổi của Kitô giáo mới được 3 thế kỷ. Do đó, tại Việt Nam, một cách nào đó, Phật giáo là một tôn giáo đàn anh của Kitô giáo.
Vì thế, tôi xin đưa ra một mẫu gương hội nhập văn hóa của Phật giáo vào Việt Nam, để người Kitô giáo có thể nhìn vào đó mà học hỏi, hoặc rút ra những bài học cho mình. Theo thiển ý tôi, một người em học hỏi kinh nghiệm của anh mình, hay theo gương của anh mình thì thật là hợp lý và phải lẽ. Tôi cũng rất mong các Phật tử bằng lòng và cho phép tôi được nêu ra đây một số ưu điểm của Phật giáo để chúng tôi cùng suy nghĩ và học hỏi. Dẫu sao, điều tôi nói về Phật giáo ở đây cũng chỉ là một nhận định mang tính cá nhân, nếu có điều gì sai sót, xin quí vị vui lòng chỉ giáo.
Trong Đạo Phật tuy phần giáo lý căn bản như Tứ Diệu Đế hay Ngũ Giới, hoàn toàn không đề cập gì đến đạo Hiếu, nhưng trong đời sống thực tế, đạo hiếu đã được Đức Phật đề cập tới trong nhiều kinh điển, và được thể hiện ra trong văn hóa dân tộc thành một lễ hội mang tính dân gian, phổ biến : lễ hội Vu Lan. Đây là một hình thức hội nhập văn hóa rất tuyệt vời của Phật giáo Đại Thừa, khiến Phật giáo trở thành một tôn giáo rất gần gũi với tâm hồn người Việt, cũng như những dân tộc Á Đông khác.
Lễ hội Vu Lan là một lễ hội đặc biệt của Phật giáo Đại Thừa, là tông phái áp dụng triệt để chủ trương «Tùy duyên hóa độ» của Đức Phật. «Tùy duyên hóa độ» là tùy theo hoàn cảnh, trình độ và căn cơ của chúng sinh mà thay đổi cách giáo hóa cho thích hợp để đạt được hiệu quả giáo hóa cao nhất. Vì thế, khi Phật giáo du nhập vào Trung Hoa, Việt Nam và các nước Á Đông, các nhà hoằng dương đạo pháp đã khéo sử dụng tinh thần đạo hiếu của các dân tộc Á Đông để biến Phật giáo trở thành một tôn giáo phù hợp với tâm lý của dân tộc, khiến cho người Á Đông dễ chấp nhận.
Vì thế, khi du nhập vào Việt Nam và các nước Á Đông khác, Phật giáo đã tìm trong nguồn kinh điển hết sức phong phú của mình những lời Phật dạy liên quan đến công ơn cha mẹ và bổn phận hiếu thảo của con cái. Những lời Phật dạy và những câu chuyện liên quan đến vấn đề này cũng rất dồi dào trong kinh điển Phật giáo. Tôi xin trưng dẫn một vài câu điển hình trong rất nhiều câu như:
Về công ơn cha mẹ, trong Kinh Tâm Địa Quán, Phật dạy: «Ơn cha hiền cao như núi cả, ơn mẹ hiền to như biển rộng. Không gì hơn lòng hiếu thuận, đem vật nhỏ nuôi dưỡng mẹ lành». Cũng trong kinh này có câu: «Người ta bảo quả đất nặng, nhưng ơn mẹ hiền còn nặng hơn nhiều. Người ta bảo núi Tu Di cao, nhưng ơn mẹ hiền còn cao hơn nhiều». Trong Kinh Tăng Chi, Phật nói: «Có hai người mà ta không thể trả ơn được. Đó là mẹ và cha. Nếu ta một bên vai cõng mẹ, một bên vai cõng cha, và làm như vậy suốt 100 năm, cho đến khi cha mẹ 100 tuổi, thì cũng chưa đủ để trả ơn mẹ và cha». Kinh Phân Biệt kể rằng Đức Thế Tôn thường nhắc nhở đến công ơn cha mẹ ngài: «Ta trải qua nhiều kiếp tinh tấn nay mới thành Phật, toàn là công ơn của cha mẹ ta».
Vì thế, về đạo hiếu, Phật dạy: «Hiếu là hạnh đứng đầu muôn hạnh». Trong Kinh Nhẫn Nhục, Phật dạy: «Thiện cùng cực không gì hơn hiếu; ác cùng cực không gì hơn bất hiếu». Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Phật dạy: «Thờ trời đất quỷ thần không bằng có hiếu với cha mẹ. Cha mẹ là vị thần minh cao nhất trong các thần minh». Việc thờ kính cha mẹ được đánh giá hầu như ngang với việc thờ kính Phật. Thật vậy, Kinh Đại Tập có chép lời Đức Thế Tôn: «Gặp thời không có Phật thì hãy phụng thờ cha mẹ. Phụng thờ cha mẹ cũng như phụng thờ Phật». Những người theo đạo thờ cúng Tổ Tiên chắc chắn rất tâm đắc với hai câu sau cùng này.
Nhưng giáo lý tuyệt vời về đạo hiếu ấy làm sao đi vào lòng dân tộc được, nếu không biết đưa nó vào. Phật giáo Đại Thừa đã khéo léo đưa giáo lý đạo hiếu vào bằng cách tổ chức lễ hội Vu Lan (Ullambana), biến nó thành một lễ hội mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc. Lễ hội Vu Lan là một lễ hội biểu lộ cụ thể chủ trương hiếu thảo của Phật giáo, nó bắt nguồn từ một câu chuyện thời Đức Phật (5). Trong lễ hội này, những người tham dự được nghe những bài thuyết pháp về lòng hiếu thảo đối với cha mẹ và lòng biết ơn đối với mọi ân nhân, đồng thời còn có những nghi thức chú nguyện cho cha mẹ, dâng quà cúng dường các chư tăng, những người có công đối với Phật pháp và chúng sinh (6).
Nói chung, các lễ hội của Phật giáo thường mang tính cởi mở đón nhận mọi người, kể cả những người ngoài Phật giáo. Trước khi ra về, mọi người tham dự đều có thể dùng một bữa chay miễn phí với nhau. Do đó, mọi lễ hội Phật giáo đều mang tính dân gian rất cao. Vì thế, lễ Vu Lan vốn chỉ là một lễ hội riêng của Phật giáo, nhưng rất phù hợp với tinh thần chung của quần chúng, nên đã trở thành một lễ hội dân gian, đã đi vào văn chương bình dân của người Việt. Thật vậy, trong ca dao Việt Nam có câu:
«Tháng sáu buôn nhãn bán trâm,
Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân
»,
hay
«Dù ai buôn bán đâu đâu,
Cứ rằm tháng bảy mưa Ngâu là về
».
Lễ hội Vu Lan không chỉ đề cao đạo hiếu, mà vào dịp này, các bài thuyết pháp tại các chùa còn nhắc nhở đến bổn phận của mọi người là phải biết ơn tất cả những người đã làm ơn cho mình. Có 4 trọng ân được nhắc tới: (a) ơn cha mẹ, (b) ơn Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng), (c) ơn quốc gia xã hội, (d) ơn thầy bạn. Lòng biết ơn là một trong những đức tính quan trọng của đạo làm người, vốn tiềm tàng trong tâm hồn rất phong phú tình cảm của người Á Đông. Nhấn mạnh tới những yếu tố này sẽ làm cho người Á Đông cảm thấy đạo Phật rất gần gũi, rất hợp với lòng mình, với khuynh hướng của mình.
Nhờ đưa giáo lý đạo hiếu và lòng biết ơn của Phật vào lòng dân tộc mà đạo Phật đã chiếm được cảm tình của dân Việt, vì đạo hiếu và lòng biết ơn đã tiềm tàng sẵn trong tâm thức người Việt. Khi Phật giáo sử dụng yếu tố văn hóa này để đưa Phật giáo vào lòng dân tộc, thì những giáo huấn của Phật giáo cũng làm cho lòng hiếu thảo của người Việt Nam trở nên sâu sắc, vững chắc hơn, bám rễ sâu vào trong văn hóa Việt Nam hơn. Nhờ đó việc giáo hóa chúng sinh trở nên dễ dàng thuận lợi hơn. Từ đó, Phật giáo có thể ảnh hưởng sâu đậm trên văn hóa Việt Nam, và làm cho văn hóa Việt Nam mang rất nhiều sắc thái Phật giáo.
Đạo hiếu trong việc phúc âm hóa tại Việt Nam
Nói người thì cũng phải nói ta. Truyền thống Kitô giáo dạy về đạo hiếu và nhấn mạnh tới đạo hiếu rất nhiều. Tuy nhiên, khi nhìn lại quá khứ, ta thấy thật đáng tiếc là trong quá trình phúc âm hóa, Kitô giáo đã bị hiểu lầm là một tôn giáo đi ngược với Đạo Hiếu, thậm chí là một tôn giáo chủ trương bất hiếu, vì đã từng cấm không cho người Kitô hữu Á Đông thờ cúng tổ tiên như mọi người Á Đông thường làm. Điều này đã khiến cho nhiều người Trung Hoa và Việt Nam bất mãn và ác cảm với Kitô giáo, chẳng hạn như nhà nho Nguyễn đình Chiểu đã biểu lộ sự bất mãn rất lớn của ông qua câu thơ đầy mỉa mai:
«Thà đui mà giữ đạo nhà
«Còn hơn có mắt ông cha không thờ
».
Khi người ta chưa hiểu Kitô giáo là gì, đương nhiên người ta sẽ phán đoán theo nề nếp tư tưởng cũ của mình. Do đó, chỉ cần nghe nói Kitô giáo cấm thờ cúng tổ tiên, thì biết bao nhiêu người Việt – nhất là những người thấm nhuần tinh thần đạo Tổ Tiên, Khổng giáo, và Phật giáo, vốn coi chữ hiếu là quan trọng hàng đầu – đã coi Kitô giáo là tà đạo, không nên theo, thậm chí nên cấm. Rất nhiều người đã không thể gia nhập Kitô giáo cũng vì lệnh cấm thờ cúng tổ tiên của Giáo Hội. Biết bao người hiểu Kitô giáo và muốn gia nhập Kitô giáo, nhưng không thắng nổi áp lực tâm lý của những người trong gia đình hay gia tộc cho rằng theo Kitô giáo là bỏ cha bỏ mẹ, là bất hiếu với tổ tiên, và một người như thế thì không xứng đáng là người nữa.
Đây quả là một sự hiểu lầm giữa các vị lãnh đạo Công giáo thời đó và người Á Đông trong việc thờ cúng tổ tiên. Đây là chuyện đáng tiếc gây ra do sự khác biệt về văn hóa và tập tục giữa Đông và Tây, đặc biệt giữa quan niệm của Kitô giáo và của các dân tộc Á Đông.
Theo giáo lý, người Kitô hữu chỉ thờ phượng duy nhất một mình Thiên Chúa là chủ tể dựng nên muôn loài vạn vật, và không được phép thờ phượng bất kỳ ai khác. Ngoài Thiên Chúa ra, thì tất cả đều là thụ tạo, cũng được Thiên Chúa dựng nên như chúng ta. Chúng ta có thể tôn kính những bậc thánh, những vĩ nhân, các vị minh quân, các anh hùng dân tộc, những ân nhân của mình hay của dân tộc, hoặc ông bà tổ tiên mình, chứ chúng ta không được tôn thờ họ.
Phân biệt giữa Đấng tạo dựng (Créateur) và những gì được tạo dựng (créés), để rồi từ đó phát sinh ra hai thái độ phân biệt đối với hai phạm trù đó thì thật là hợp lý. Điều đó còn hợp lý hơn sự phân biệt giữa vua và quan, giữa cha mẹ và người anh cả. Có người dân trung thành nào lại tôn kính vua làm sao thì cũng tôn kính các quan khác như vậy không? Có người con hiếu thảo nào lại tôn kính người anh hay chị cả mình ngang với cha mẹ mình không? Đối xử một cách bình đẳng với hai người vốn không bình đẳng như thế là một sự xúc phạm đối với người lớn hơn. Điều này bất cứ người Đông Phương hay người Việt nào cũng đều chấp nhận.
Thật ra, người Việt hay người Á Đông nào cũng phân biệt Trời, Đấng sinh ra vạn vật, và những vật do Trời dựng nên. Nhưng theo văn hóa của họ, về mặt lễ nghi, việc thờ Trời là dành cho vua, vua có nhiệm vụ đối với Trời, còn người dân có nhiệm vụ đối với vua. Đối với Trời, người dân chỉ có nhiệm vụ sống thuận ý Trời: «Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong». Vì thế, Trời tuy cao nhất, nhưng người dân không được phép thờ Trời theo lễ nghi, mà chỉ có vua tức Thiên Tử (Con Trời) được phép thờ mà thôi (7). Đấy cũng là một cách biểu lộ sự tôn kính cao cả nhất đối với Trời: điều này xem ra không hợp lý đối với não trạng văn hóa của người Tây Phương, nhưng lại rất hợp lý theo não trạng văn hóa Đông Phương, và để hội nhập văn hóa, chúng ta phải đặc biệt tôn trọng sự khác biệt về văn hóa.
Quan niệm về sự kính trọng của người Á Đông là «kính nhi viễn chi»: càng kính trọng thì càng phải giữ một khoảng cách. Vua cũng chỉ là người thôi, thế mà ở Á Đông, người dân phải kính trọng vua đến độ không được phép nhìn, ngay cả các quan cũng không được phép nhìn trực diện, tâu cái gì thì cũng phải quay mặt đi chỗ khác mà tâu. Đối với vua mà còn phải giữ một độ xa như thế, huống gì đối với Trời, còn cao hơn vua hàng ngàn bậc (8). Vì không được thờ Trời, nên những lễ nghi tỏ sự tôn kính nhất đáng lẽ dành cho Trời, nếu không được dùng cho Trời nữa, thì đương nhiên phải được dành cho tổ tiên hoặc người đã khuất là những người xứng đáng nhất (9).
Việc thờ cúng tổ tiên hay người chết với những lễ nghi như thế không có nghĩa là coi tổ tiên ngang bằng với Trời. Việc thờ cúng đó theo tập tục văn hóa cổ truyền thực ra là một hình thức kính nhớ nhiều hơn là thờ phượng hiểu theo nghĩa Tây Phương (adorer hay worship), là sự thờ phượng mà người Kitô hữu chỉ dành cho Thiên Chúa. Việc thờ cúng tổ tiên vừa mang tính văn hóa vừa mang ít nhiều tính tôn giáo. Việc thờ cúng trong đạo tổ tiên có thể phần nào tương tự như việc thờ kính Đức Mẹ, các thánh, các thiên thần … trong Kitô giáo, trong đó, có sự cầu nguyện, xin ơn, vì tin tưởng các ngài có khả năng phù hộ hay ban ơn cho mình cách nào đó, chứ không coi các ngài là Chúa Tể Tối Cao của muôn loài.
Nhưng dưới con mắt các thừa sai Tây Phương, thì việc thờ cúng đó là một hình thức tôn thờ mà đúng ra chỉ được phép dành cho Thiên Chúa. Chính vì thế, các vị giáo hoàng thời đó đã nghiêm cấm việc thờ cúng tổ tiên là vì các ngài hiểu đó là một lễ nghi tôn giáo mang tính thờ phượng, nhưng thực ra sự thờ kính ấy chỉ là một tập tục mang tính văn hóa dân tộc nhiều hơn là tôn giáo. Nếu có tính tôn giáo thì sự thờ cúng ấy hoàn toàn không cùng một loại với việc thờ phượng đặc biệt mà người Kitô hữu dành riêng cho Thiên Chúa.
Về sau, khi Giáo Hội hiểu được như thế, thì việc thờ kính ấy đã được Giáo Hội chấp nhận như trong huấn dụ Plane Compertum ngày 8-12-1939, cho phép Giáo Hội Trung Hoa và các Giáo Hội lân cận được phép thờ kính tổ tiên. Như vậy, sự việc đáng tiếc trên đã được giải quyết một cách êm thắm, tốt đẹp.
Bây giờ, thiết tưởng người Kitô hữu nên sửa lại những đáng tiếc trong quá khứ, không phải chỉ bằng việc cải chính hay biện hộ cho những hiểu lầm đã xảy ra, mà còn bằng một cái gì tích cực hơn về đạo hiếu. Vì thế, chúng ta cần nhấn mạnh về đạo hiếu trong việc truyền giáo và mục vụ.
Cần nhấn mạnh đạo hiếu trong việc truyền giáo và mục vụ
Hiện nay, nền tảng gia đình trên thế giới đang bị lung lay và đe dọa trầm trọng. Chẳng hạn tại Âu châu, có tới 50% các gia đình đã thành lập nhưng bị tan rã vì đi đến ly dị. Để tránh vấn đề này, người ta đã đưa ra nhiều giải pháp không hợp luân lý: cứ sống độc thân nhưng lại thoải mái trong quan hệ tình yêu và tính dục, hôn nhân thử, sống chung với nhau không hôn nhân v.v… Gia đình tan rã đưa đến nhiều bất hạnh trong xã hội, nhất là về phía các trẻ em không được chăm sóc đầy đủ vì không đủ cả cha lẫn mẹ. Vì thế, Giáo Hội đang chủ trương củng cố lại nền tảng gia đình này.
Tại Việt Nam, khủng hoảng về gia đình cũng đang bắt đầu. Vì thế, Giáo Hội Việt Nam cũng cần củng cố nền tảng gia đình, nhưng nên bắt đầu từ đâu? Tôi nghĩ ở Việt Nam, chúng ta có một thuận lợi rất lớn để bảo vệ và củng cố nền tảng gia đình, đó là tinh thần đạo hiếu trong tâm thức dân tộc. Chúng ta có thể bắt đầu củng cố gia đình bằng việc phát triển đạo hiếu, vì:
+khi làm tròn phận sự đối với cha mẹ, người ta sẽ có một nền tảng giúp họ làm tròn phận sự đối với gia đình họ tạo lập, nghĩa là đối với vợ / chồng, con cái họ. Việc đối xử hợp lý và đầy tình thương với cha mẹ là một kinh nghiệm và cũng là bài thực tập cho mọi người trẻ sống hợp lý và yêu thương trong gia đình mà mình thành lập.
+sống hiếu thảo với cha mẹ, người ta sẽ tập được một số đức tính cần thiết để sống đời sống gia đình: tình yêu chân thật, vị tha, hy sinh, kiên nhẫn, nhịn nhục, tôn trọng người khác, hy sinh ý riêng, v.v… Ngược lại, nếu không hiếu thảo đối với cha mẹ, người ta sẽ khó có thể thật sự yêu thương và hy sinh cho vợ con hay chồng con mình, và khó có được những đức tính cần thiết trên. Thật vậy, cha mẹ là người yêu thương, hy sinh cho mình và có công với mình nhất mà mình không yêu thương thì làm sao có thể yêu thương và hy sinh cho người khác một cách chân thật được?
+khi con cái thật sự hiếu thảo với cha mẹ, việc giáo dục của chúng trong gia đình sẽ đạt được kết quả tốt đẹp: nhờ sự hướng dẫn đầy kinh nghiệm của cha mẹ, con cái biết vâng lời sẽ bước vào đời sống gia đình một cách tốt đẹp, và dễ thành công và hạnh phúc trong đời sống gia đình. Thật vậy, cha mẹ là người có rất nhiều kinh nghiệm trong đời sống gia đình, và có thể đã từng gặp nhiều cay đắng thất bại trong đời sống gia đình. Vì thế, cha mẹ có thể chia sẻ kinh nghiệm, dạy cho con cái những bài học mình đã học được bằng đau khổ và nước mắt, và chỉ dẫn cho con cái con đường tốt nhất để thành công trong hôn nhân, và tránh được những thất bại. Những đứa con hiếu thảo, nghĩa là biết vâng lời, biết coi trọng lời dạy dỗ của cha mẹ, chắc chắn sẽ dễ thành công trong đời sống gia đình hơn.
Như vậy, củng cố đạo hiếu chính là củng cố nền tảng gia đình, và đó cũng là một cách hội nhập văn hóa sứ điệp Kitô giáo của chúng ta vào lòng dân tộc. Vì thế, chúng ta nên đề cao đạo hiếu như một phương cách nền tảng để sống đời Kitô hữu. Vì bản chất của Kitô giáo là đạo hiếu: hiếu với Cha trên trời, và thể hiện lòng hiếu thảo ấy qua sự yêu thương anh chị em đồng loại. Đó là cấp độ vĩ mô của đạo hiếu. Còn cấp độ vi mô là thảo hiếu với cha mẹ dưới đất và yêu thương anh chị em ruột thịt của mình. Cấp độ vi mô hữu hình phản ánh cấp độ vĩ mô vô hình, nghĩa là lòng hiếu thảo với cha mẹ dưới đất là hình ảnh lòng hiếu thảo với Cha trên trời.
Thật vậy, nếu cha mẹ hữu hình dưới đất là người yêu thương mình và hy sinh cho một cách cụ thể trước mắt mà mình không hiếu thảo, thì làm sao mình có thể hiếu thảo thật sự với người Cha vô hình ở trên trời mà sự hy sinh của Ngài đối với ta phải nhìn bằng đức tin mới thấy được? Tương tự như lời của thánh Gioan tông đồ: «Nếu ai nói: “Tôi yêu mến Thiên Chúa” mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy» (1 Ga 4, 20). Vì thế, có thể nói không sai rằng tình yêu đối với tha nhân, đặc biệt lòng hiếu thảo đối với cha mẹ dưới đất, chính là phản ảnh hay thước đo của tình yêu hay lòng hiếu thảo đối với Cha trên trời. Do đó, ai càng yêu mến Thiên Chúa, thì tình yêu ấy càng phải được chứng tỏ qua lòng hiếu thảo đối với cha mẹ mình, và qua sự hy sinh cho tha nhân là con cái của cùng một Cha trên trời.
Kết luận
Để kết luận, chúng ta thử đưa ra một số những việc làm cụ thể để có thể đưa tinh thần đạo hiếu của Kitô giáo vào trong lòng dân tộc, và để cùng hòa nhập với các tôn giáo khác trong tinh thần đạo hiếu.
1. Thanh Minh và Vu Lan (10) là những lễ hội mang tính văn hóa dân tộc nhấn mạnh đến lòng thảo hiếu đối với cha mẹ hay tưởng nhớ đến những vị tổ tiên đã khuất bóng. Vì thế, tuy chúng ta đã có cả tháng 11 để kính nhớ và cầu nguyện cho cha mẹ, ông bà tổ tiên đã khuất, nhưng chúng ta nên đồng hành cùng với dân tộc mình trong tinh thần đạo hiếu này bằng cách:
+ phát động nơi người Kitô hữu lòng hiếu thảo và sự tưởng nhớ cầu nguyện cho tổ tiên vào những lễ hội dân tộc ấy, và vào ngày cuối năm là dịp đa số người Việt tưởng nhớ đến cha mẹ còn sống và ông bà tổ tiên đã khuất bóng một cách đặc biệt.
+ có những nghi thức phụng vụ và á phụng vụ thích hợp song song với những nghi thức của Phật giáo và đạo thờ cúng Tổ Tiên vào những dịp lễ hội này (11).
2. Khuyến khích làm bàn thờ gia tiên trong gia đình. Đây là một cách làm cho người Kitô hữu gần gũi với đồng bào mình ở trong các tôn giáo. Vì trong các gia đình người Việt, thường có bàn thờ tổ tiên. Vả lại, qua dấu hiệu này, các tín hữu các tôn giáo khác cũng cảm thấy gần gũi với người Kitô hữu trong việc hiếu thảo này.
3. Tưởng nhớ đến công ơn tổ tiên của dân tộc Việt Nam cùng với các anh hùng dân tộc vào dịp giỗ tổ Hùng Vương ngày 10-3 âm lịch mỗi năm. Nếu mỗi gia đình đều có tổ tiên để kính nhớ, thì cả dân tộc cũng thế. Thiết tưởng chúng ta cũng nên tưởng nhớ và cầu nguyện cho tổ tiên dân tộc mình đặc biệt trong thánh lễ ngày giổ tổ. Chẳng lẽ chúng ta chỉ dành bổn phận cúng giỗ tổ tiên dân tộc cho những anh em tôn giáo khác làm, còn mình thì không sao?
4. Làm bàn thờ tổ tiên của dân tộc trong các nhà thờ. Nếu mỗi gia đình nên có một bàn thờ gia tiên, thì tại mỗi nhà thờ, nên có một bàn thờ kính nhớ tổ tiên của cả dân tộc ở một chỗ nào đó thuận tiện, thích hợp và danh dự, nhất là tại những nhà thờ lớn có tầm quan trọng quốc gia (12). Khuyến khích tinh thần thảo hiếu đối với tổ tiên cả nước là một cách gợi lên ý thức dân tộc, củng cố lòng yêu nước thương nòi, bày tỏ được lòng biết ơn đối với tiền nhân. Nếu chúng ta biết tôn kính những vị thánh ở tận đâu đâu, nhưng tổ tiên của dân tộc rất gần gũi với chúng ta mà chúng ta lại quên không nhớ đến, thì làm sao đồng bào của chúng ta cảm phục chúng ta được ?
5. Lễ Vu Lan cũng là dịp các chủ chăn nhắc nhở giáo hữu về lòng biết ơn đối với những ân nhân của mình: ơn Thiên Chúa, ơn Giáo Hội, ơn tổ quốc, ơn xã hội, v.v… Đồng thời khuyến khích có những hành vi cụ thể biểu lộ lòng biết ơn ấy.
PHẦN CHÚ THÍCH
(1) Một số câu Kinh Thánh nói
–về việc thảo kính cha mẹ: Xh 20,12; Lv 19,3.32; Đnl 5,16; Cn 1,8-9; 6,20-23; 23,22; Mt 15,4; Mc 10,19; Lc 18,20; Ep 6,1-3; Cl 3,20; 1 Tm 3,4;
–về việc nghe những giáo huấn khôn ngoan của cha mẹ: Cn 4,1-11,20-22; 5,1-2; 8,21-33; 27,11;
–về bổn phận vâng lời cha mẹ: Tv 119,9; Cn 3,1-3; 6,20-25.
–về gương thảo hiếu đối với cha mẹ của Chúa Giêsu: Ga 19,26-27; của bà Rút: R 1,16-18; v. v…
(2) Thần học «Tam Phụ» được nói đến lần đầu tiên trong cuốn «Phép Giảng Tám Ngày» (1651) của Alexandre de Rhodes, với những từ như «Ba Đấng Bề Trên» , «Ba Đấng thưởng phạt» , đi kèm với ba điều «phải» hay ba nghĩa vụ. Thần học này còn được nói đến trong «Hội đồng Tứ giáo» (không rõ tác giả, thế kỷ 18), trong thơ văn của linh mục Đặng đức Tuấn (1806-1874) và trong một số bản văn của Nguyễn trường Tộ (1830-1871). Các tác giả trên không viết nên một thần học về Tam Phụ, nhưng đã có những ý niệm chung về bộ ba những người cha này.
(3) Thượng Phụ là Cha ở trên, tức Ông Trời, hay Thiên Chúa. Trung Phụ là Cha ở giữa, tức Cha của đất nước, hay Vua hoặc Hoàng Đế cai trị nước. Hạ Phụ là Cha ở dưới, tức Cha Mẹ sinh ra ta ở dưới đất.
(4) THÍCH THIỆN HOA, Phật học Phổ thông, Thành Hội Phật giáo TP. Hồ chí Minh ấn hành 1992, quyển hai, trang 53-54.
(5) Xin đọc phần nguồn gốc lễ hội ở phần đọc thêm cuối bài.
(6) Xin đọc phần mô tả lễ hội ở phần đọc thêm cuối bài.
(7) Tại Việt Nam, vua thờ Trời tại Đàn Nam Giao, hiện vẫn còn di tích tại Huế.
(8) Đức Kitô đến làm cho khoảng cách giữa Thiên Chúa và con người gần hẳn lại bằng cách dạy người ta gọi Thiên Chúa là «Cha» , điều này có thể bị người Do Thái xưa – cũng là người Đông Phương – coi là một xúc phạm đối với Thiên Chúa. Hơn thế nữa, Ngài còn cho biết Thiên Chúa ngự ngay trong thâm cung tâm hồn con người.
(9) Tương tự như có hai món quà biếu cho hai người. Cứ bình thường thì món quí hơn dành cho người lớn hơn, và món ít quí dành cho người nhỏ hơn. Nhưng nếu người lớn hơn không nhận, thì món quà quí nhất kia đương nhiên được chuyển xuống người nhỏ hơn. Biếu món quà quí hơn cho người nhỏ hơn trong trường hợp này không có nghĩa là coi thường người lớn hơn.
(10) Lễ Vu Lan là một lễ hội tuy có nguồn gốc Phật giáo, nhưng nay đã trở thành một lễ hội dân gian, mang tính văn hóa dân tộc
(11) Chẳng hạn vào ngày rằm tháng 7 âm lịch:
–tại nhà thờ, có thánh lễ trọng thể cầu nguyện cho cha mẹ còn sống, và ông bà tổ tiên đã khuất, với những panô hay biểu ngữ về lòng hiếu thảo
–tại nhà thờ hay tại mỗi gia đình (hoặc liên gia đình), có buổi đọc kinh chung ban tối đặc biệt cầu nguyện cho cha mẹ tổ tiên.
–tại các gia đình, nên trưng hoa đèn một cách đặc biệt tại bàn thờ gia tiên. –v. v…
(12) Nếu thấy không thuận lợi trong nhà thờ, thì có thể trong khuôn viên nhà thờ.
Nguyễn chính Kết
PHẦN ĐỌC THÊM
NGUỒN GỐC LỊCH SỬ CỦA LỄ HỘI VU LAN
<iVu Lan>hay Vu Lan Bồn là phiên âm từ tiếng Phạn Ullambana, dịch sang tiếng Hán Việt là Giải Đảo Huyền, nghĩa là cởi trói cho người bị treo ngược. Đảo Huyền là hình phạt đau khổ nhất cho loài ngạ quỉ (quỉ đói). Người bị treo ngược không hề được ăn uống nên bị đói khát giày vò suốt ngày rất đau khổ. Vì thế, Ullambana hay Giải Đảo Huyền có nghĩa cứu vớt những vong hồn đang phải chịu những hình phạt đau đớn vì nghiệp chướng do mình gây nên khi còn ở trần gian. Vì thế, lễ Vu Lan còn gọi là lễ Xá Tội Vong Nhân.
Tương truyền, lễ Vu Lan có nguồn gốc từ Đức Phật, khi Ngài chỉ cho đệ tử của Ngài là Mục Kiền Liên (Maudgalyayana) cách cứu mẹ mình khỏi hình phạt của kiếp ngạ quỉ. Về sau, các Phật tử cũng áp dụng phương cách đó để cứu những vong hồn thân nhân của mình.
Kinh Vu Lan (Ullambanapatra-sutra) chép rằng:
Mục Kiền Liên, một trong những vị đại đệ tử của Phật, nổi tiếng nhất về lòng hiếu thảo và về thần thông, sau khi chứng quả La Hán, bèn nhớ đến công ơn cha mẹ và muốn báo đền. Nhờ có đạo nhãn, ông thấy mẹ mình đang bị đọa làm loài ngạ quỉ, thân thể ốm gầy, da bọc xương, bụng lớn đầu to, đói khát suốt năm không được ăn uống. Thương xót quá, ông bèn vận thần thông, bưng chén cơm đang ăn đến chỗ mẹ ở để dâng mẹ. Bà mẹ vì quá đói khát, nên khi được cơm, lòng tham nổi lên, sợ người cướp giật, lấy tay trái che giấu chén cơm, còn tay mặt bốc ăn. Bởi lòng tham độc ác trong tiền kiếp nổi bừng lên, nên vừa đưa cơm vào miệng, thì cơm hóa thành lửa, bà chẳng ăn được chút nào.
Mục Kiền Liên hết sức đau khổ, khóc lóc thảm thiết. Ông trở về bạch Phật, thuật lại câu chuyện và cầu Phật chỉ dạy phương pháp cứu độ thân mẫu. Phật dạy rằng:
«Này Mục Kiền Liên, mẹ của ông do lòng tham lam độc ác đã tạo ra tội lỗi nặng nề trong nhiều kiếp, nay sinh trong ác đạo làm loài ngạ quỉ, nên không thể một mình ông cứu độ được. Dẫu lòng hiếu thảo của ông vô cùng lớn lao cũng không sao chuyển được hoàn cảnh, chẳng khác gì chiếc thuyền con, không thể chở được tảng đá lớn. Vậy ông phải nhờ oai thần của chúng tăng trong mười phương, «thập phương chúng hội» đức lớn như biển, mới cứu độ mẹ ông được giải thoát. Ta sẽ chỉ cho ông phương pháp cứu độ mẹ ông.
«Này Mục Kiền Liên, ngày rằm tháng bảy là ngày tự tứ (13) của chư tăng khắp nơi, sau ba tháng an cư kiết hạ (14), các chư tăng tiến bộ rất nhiều trên đường tu học. Nhân ngày ấy, ông hãy làm lễ Vu Lan Bồn để báo hiếu cho mẹ ông.
«Ông hãy sắm sửa đủ các món ăn chay, năm thứ trái cây, cùng hương dầu đèn nến, giường chõng chiếu chăn, mùng mền quần áo, thau rửa mặt, khăn lau tay … Tóm lại, là đủ bốn món cúng dường quí báu trên đời. Rồi ông phải thân hành đi rước các vị đại đức trong mười phương, hoặc những vị thiền định trong núi rừng chứng được bốn quả thánh, hoặc các vị bồ tát thị hiện làm thầy tỳ kheo … Ông phải thành tâm kính lễ trai tăng cúng dường và thỉnh cầu chư tăng chú nguyện (15) cho vong linh mẹ ông được thoát khổ. Nhờ công đức chí thành chú nguyện, vong linh mẹ ông sẽ được siêu thoát. Cũng như tảng đá dù nặng trăm cân, nhưng có nhiều người khiêng thì dời đi đâu cũng được».
Mục Kiền Liên vâng lời Phật dạy, đến ngày rằm tháng bảy làm lễ Vu Lan, sắm đủ các vật liệu, rước chư tăng đến cúng dường, nên vong mẫu của ông thoát khỏi kiếp ngạ quỷ sinh về cảnh giới lành. Sau đó, Mục Kiền Liên hỏi Phật xem những Phật tử khác muốn cứu độ cha mẹ mình có thể dùng phương pháp đó không. Phật trả lời:
«Quí lắm! này Mục Kiền Liên, đời sau, nếu có ai vì lòng hiếu thảo muốn đền đáp công ơn cha mẹ hiện tại hay quá khứ, thì cứ ngày rằm tháng bảy làm lễ Vu Lan này để cúng dường trai tăng. Nhờ công đức của chư tăng chú nguyện, cha mẹ hiện tại được tăng phúc thọ, khỏi những điều tai họa khổ não, còn cha mẹ bảy đời trước thì khỏi bị khổ ngạ quỉ, được sinh trong cõi Nhân hay Thiên, hưởng phúc vui vẻ không cùng».
Từ đó về sau, cứ đến ngày rằm tháng bảy, các hàng Phật tử chí hiếu đều làm lễ Vu Lan để đền đáp công ơn cha mẹ dẫu còn sống hay đã mất. Ngoài ra, họ còn tưởng nhớ và chú nguyện cho cửu huyền thất tổ, các ân nhân, thân nhân, bạn bè, những người quen biết đã quá cố sớm được vãng sinh nơi Phật Quốc.
Phật giáo chân truyền dạy như thế. Nhưng tín ngưỡng nhân gian có pha trộn nhiều điều khác. Chẳng hạn, do ảnh hưởng của Đạo giáo, quần chúng cho rằng ngày ấy, ở âm phủ, quỉ sứ mở cửa địa ngục cho các vong hồn bay về dương thế để tha hồ ăn hưởng, rồi sau đó lại phải bay về âm phủ. Vì thế, họ nảy sinh lòng thương xót đối với các vong hồn. Dần dà tục cúng cô hồn tháng bảy trở thành một tập tục dân gian.
MÔ TẢ LỄ HỘI VU LAN
Đầu tháng 7 âm lịch, Phật tử cũng như nhiều người ngoài Phật giáo, bắt đầu tưởng nhớ tới tổ tiên, cha mẹ, những người thân quen đã khuất bóng, một cách đặc biệt hơn bình thường. Nhiều người ăn chay, niệm Phật, làm phúc, đến chùa nghe thuyết pháp. Để chuẩn bị cụ thể hơn, người ta để dành tiền, quần áo, thực phẩm, thuốc men để cúng dường (= kính biếu) chư tăng ni vào ngày lễ, đồng thời để mua những đồ cúng tổ tiên trên bàn thờ suốt hai tuần cuối tháng 7.
Từ ngày áp lễ (ngày 14-7), bầu khí ở các chùa chiền đã bắt đầu nhộn nhịp tưng bừng hẳn lên. Nhiều Phật tử đã đến chùa để đảnh lễ Phật và cầu nguyện. Chung quanh chùa, người ta bày bán la liệt nhang hương, kinh Phật (nhất là kinh Vu Lan), các lồng chim (để phóng sinh), v.v… Bầu khí lễ lạc ở các chùa càng lúc càng làm cho tâm hồn người Phật tử lâng lâng, sốt sắng, như tiếp xúc được với thế giới vô hình.
Ngày rằm, chùa càng lúc càng đông người. Tới khoảng 11 giờ trưa, chùa đầy người: lễ Vu Lan bắt đầu cử hành. Ngoài sân cũng như trong chùa, các trường phương bảo cái (= cờ Phật giáo dạng phướn có lọng che) rải rác khắp nơi. Các cột trong chùa cũng treo cờ. Bàn thờ Phật, bàn thờ các Tổ đèn nến sáng chưng, hoa quả, nhang khói nghi ngút.
Một hồi trống bát nhã nổi lên báo hiệu lễ Vu Lan bắt đầu, mọi người im lặng. Trong chùa, ngoài các Phật tử đứng đối diện với tượng Phật ở chính điện, còn có nhiều tăng ni bận lễ phục trang trọng được mời ngồi trên ghế trước mặt các Phật tử. Vị sư trụ trì đứng ra nói vài lời khai lễ, rồi mời một vị thượng tọa trong số các tăng ni có mặt tại đó khai pháp. Vị này giảng ý nghĩa của lễ Vu Lan. Sau thời pháp là thời kinh: mọi người đều cùng nhau tụng kinh Vu Lan – nói về công ơn cha mẹ và bổn phận phải hiếu thảo đối với cha mẹ – một cách nhịp nhàng theo nhịp mõ.
Tụng kinh Vu Lan xong, các tăng ni được mời sang phòng Thọ Trai ăn một bữa cơm chay. Bất kỳ ai có mặt tại đó, dù không phải là Phật tử, nếu muốn, đều có thể cùng dùng bữa với các tăng ni (16). Sau lễ thọ trai, là nghi thức cúng dường còn gọi là lễ Tạ Pháp cũng tại phòng đó. Các tăng ni được các Phật tử cúng dường mỗi người một gói. Trong gói đó có thể là quần áo, mùng mền, thuốc men, thực phẩm, tiền bạc, hay những đồ vật thường dùng. Sau khi vị thượng tọa đại diện cho các tăng ni được cúng dường cám ơn các Phật tử, lễ Vu Lan chấm dứt. Tất cả mọi người ra về trong bầu khí tưng bừng vui vẻ. Buổi lễ kéo dài từ 11g00 đến 12g30 hay tới 1g00 trưa.
Những tăng ni được cúng dường thường là những vị có uy tín, được các Phật tử yêu mến, ở những vùng chung quanh, cũng có khi ở những tỉnh xa được mời tới. Những quà tặng đó là do các Phật tử tùy lòng hảo tâm đóng góp. Ý nghĩa của việc cúng dường là để tỏ lòng biết ơn đối với Tam Bảo (Phật–Pháp–Tăng) mà các vị là đại diện. Tại các chùa lớn, số các tăng ni được mời có thể lên tới hàng trăm. Tại các chùa nhỏ, có thể khoảng 20, 30 vị.
Sau lễ, các Phật tử đi vãng cảnh chùa, hết chùa này tới chùa khác. Họ có thể đi theo đoàn thể do chùa tổ chức để tham quan các cảnh chùa ở xa. Đó vừa là một cuộc hành hương, cầu nguyện, vừa là một cuộc giải trí mang tính cách hội hè.
Kể từ ngày rằm tháng 7 cho đến cuối tháng, các Phật tử ngày nào cũng đọc kinh Vu Lan tại bàn thờ gia đình hay tại chùa, đồng thời ăn chay niệm Phật, làm phúc bố thí, để tưởng nhớ, chú nguyện, và hồi hướng công đức cho cha mẹ ông bà và tất cả những người quá cố khác, kể cả những vong linh mồ côi vất vưởng đó đây (gọi là cô hồn). Trong nửa tháng này, bàn thờ Phật trong nhà lúc nào cũng trưng bày nhang đèn, bông hoa và ngũ quả (5 loại trái cây). Theo phong tục, gia chủ tùy nghi chọn riêng một ngày nào đó trong nửa tháng này để làm lễ cúng cô hồn ở phía trước nhà. Cúng xong, họ thường tung gạo, muối, trái cây, bánh kẹo, tiền bạc … – vừa được dùng làm lễ vật để cúng – ra bốn phương với ý nghĩa để các cô hồn hưởng dụng.
CHÚ THÍCH
Phần Đọc Thêm Về Nguồn Gốc Lịch Sử Của Lễ Hội Vu Lan
(13) Ngày Tự Tứ: Ngày chư tăng phê bình sửa lỗi cho nhau.
(14) An Cư Kiết Hạ: Thời gian (ba tháng) Phật qui định chư tăng ở mỗi địa phương phải hội về một nơi thuận tiện để chuyên tu mỗi năm, từ 16-4 đến 15-7 âm lịch.
(15) Chú nguyện: Chú = chú ý, tập trung tư tưởng hay năng lực tinh thần vào việc gì; Nguyện = cầu mong, ước muốn. Chú nguyện là tập trung hết năng lực tinh thần của mình để ước muốn điều gì.
Chú nguyện khác với cầu nguyện ở chỗ: chú nguyện là dùng chính sức mạnh tinh thần của mình để thực hiện hay đạt được điều mình muốn; còn cầu nguyện là xin Thiên Chúa hay thần linh thực hiện điều mong ước ấy.
(16) Đây là một đặc điểm rất hay của Phật giáo: vào những ngày mùng 1 và ngày rằm mỗi tháng, mọi người tới tham dự các lễ hội – dù không phải là Phật tử – đều có thể dùng cơm chay trong chùa trước khi ra về. Đây là một điều gây rất nhiều thiện cảm nơi người dân, khuyến khích cả những người ngoài tôn giáo đến dự các lễ hội, nhờ đó họ được nghe những điều hay lẽ phải trong Phật giáo, và giáo lý của Phật ảnh hưởng trên đời sống họ.   
Nguyễn Chính Kết

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Bảo Nham

Nhìn từ sân bóng hè 2007

Hơ hời..đơt ni hung biết răng mà hân yếu trần đời.mới mần cô mấy cốc bia mà răng hân oặt cả ngày luôn rựa.nản hi đc.híc.chắc cô lẹ là do ky vụ tình thần hân hung đc ổn cho lắm nên hân mi ah rứa rô.nghị cụng nhọc thật..!
Ai rành nhớ đưa bạn.muốn hỏi hân ky vụ ni cấy chơ mà cụng hung dám nà.để dành rựa..rồi lị sợ là bị nói là lắm chuyện nựa.hì
Bảo thành 2 ba bựa ni thì nắng to cục bộ rồi...mùa màng cụng gần xong.bà con đi cấy đc mấy phần rồi.hì
(Xuân Hòa)



 Thời buổi giá cả leo thang, đành phải khóc vậy, cho dù mùa màng rất được. Gánh oằn lưng mà giá trị chẳng được bao nhiêu! Khổ!

LỪA TỘC...

Ái dà.. Chúng tôi không có cái...hehe.. Thôi thì tự tạo vậy!

Kết thúc tình năm hai!

"Điểm bắt đầu và điểm kết thúc nó có thể là giống nhau nhưng sẽ không cùng thời điểm.! bắt đầu yêu họ và ngày tôi tuyên bố với cả thế giới biết tôi không yêu họ nữa là 2 năm, hai năm cho một tình yêu rồi nhận lại là điểm bắt đầu là con số 0" - Subo
Điểm dừng cho một tình yêu đôi khi lại là một dấu cắt sâu trong lòng một ai đó, yêu và đặt niềm tin nhiều quá cho người mình yêu. Đã hai năm trôi qua chẳng được gì ngoài nổi đau cố dấu kín trong lòng thì nó cứ dể bọc lộ, yêu có gì sai chứ nhưng sợ phải nói ra thì tất cả sẽ tan thành bọt biển. Hai năm là một khoảng thời gian không phải là quá ít tôi luôn vung vén tình cảm và ước rằng một ngày nào đó nhận lại những gì mình đã trân trọng và yêu mến nó. Nhưng rồi mọi thứ bỗng phút chốc lại tan biến và bắt đầu quay về số không.
Suốt khoảng thời gian hai năm đó tôi luôn suy nghĩ về những thứ trôi qua. Chút một, chút một những khoảnh khắt trôi qua càng thật ý nghĩa. Tôi cố tận hưởng nó từng chút một nhưng đôi khi có nhiều lúc tôi phải đau, đau nhiều hơn khi thấy họ quan tâm hay chăm sóc một người khác lúc đó tôi ước mình yêu một người khác chứ không phải là họ. Họ làm tôi đau như thế tại sao tôi lại yêu họ trong khi có người sẵn lòng bên tôi, chăm sóc tôi, thậm chí sẽ hứa bên tôi mãi mãi nhưng tại cái cảm xúc tôi dành cho người đó là không có ? bất lực trong mối tình đơn phương gần chừng ấy năm qua có lẽ là nấc thang, là bài học vỡ lòng cho tuổi thơ của tôi. Tôi có thể vượt qua nó để trưởng thành hay thất bại là một kẻ hèn nhát không đủ vượt qua chính bản thân mình.

Một nụ hôn có khó lắm không .....
Nhưng lúc tôi muốn từ bỏ họ thì lúc đó tôi lại nhớ những kỉ niệm hạnh phúc mà tôi và họ từng có tất nhiên về phía tôi mới nghĩ thế, còn họ chỉ nghĩ tôi là một người bạn. Tôi muốn hỏi trái tim mình sao ngu dốt đến thế không ủng hộ chủ nhân nó để quên đi một đứa chẳng ra gì mà cứ tiếp tục "phủ nhận" là không còn tình còn tình cảm với họ. Phải chi lúc đó trái tim và lí trí tôi nhớ lại những phúc gì người ta làm tôi đau thì tốt lắm, vì nó là động lực khiến tôi quên đi họ nhanh hơn đúng không.
Tại sao một chút hi vọng không bừng sáng chứ ......
Ngày tháng dần trôi qua đi biết bao kỉ niệm, những cái nắm tay, hay trong một khoảng lặng nào đó tôi cố hôn họ, đó là những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất của tôi. Tôi muốn chôn sâu vào kí ức dù nó không làm tôi vui nhưng tôi luôn nhớ mãi nó. Một người đến để trái tim tôi đau, làm cho tôi thổn thức hơn, biết yêu thương hơn. Tôi biết rằng xa nhau không phải là kết thúc chỉ dừng yêu thôi đúng không ?

Trái tim ơi !
Lí trí ơi !
Dừng lại nhé !
Thân! Subo

CẬP NHẬT CHUYỆN TÌNH CỦA…

Subo đã thất bại trong chuyện tình cảm quá nhiều, không ít lần subo muốn dừng lại. Dừng lại để yêu cuộc sống bằng một cách khác, trên đời này vốn vĩ có rất cái hay chứ không phải có riêng tình yêu mới mang lại cho ta hạnh phúc.... Nhưng trái tim mình muốn chinh phục một người. Vì thế subo không muốn dừng lại...  thế là Subo quyết định tìm một người nhưng người đó phải trên mạng....
7/6/2012.
Sáng ngủ dậy xem coi có tin nhắn của T không, mở ra kết quả là Zero. Không biết làm thế nào giúp T bỏ được tật ngủ nướng nữa. Thôi ngủ nhiều tốt mà, nên đành đợi T thức dậy và chào tôi như mọi hôm. Chạy đi lấy báo và về nhận được tin nhắn "Lên ola nha Bo" cảm giác vui lắm, vì cả ngày chỉ muốn nói chuyện với T. T như là một tia hi vọng sáng nhất của tôi trong hiện tại, là một thứ gì đó giúp tôi thúc tôi dậy sao lần vấp ngã... Nay tôi gặp chuyện buồn. Gia đình gió [Hội Chém Gió] bị khóa nick, T cũng là người bên tôi lúc này, luôn động viên tôi phải cố lên, không bao giờ bỏ cuộc. T luôn quan tâm tôi, dù là ở xa nhưng tôi cảm thấy rất gần và ấm áp. Do nay T làm bài tập nên tôi ngủ sớm để cho T làm... Và hẹn gặp lại vào ngày mai.
6/6/2012.
Tin nhắn bây giờ là "Bo đang làm gì ák", "lên ola nà", "đợi T tí, lên ola nha".... Đó là câu nói mà thường trong tin nhắn.. Chúng tôi thường 888 ola suốt ngày, chỉ nói về những sở thích của nhau, nói về đủ thứ. Không ngờ tuy T ở xa mà biết rất rõ, nhớ rất kỹ, và những gì tôi thích nói một lần thôi là T nhớ. Những câu chuyện cứ nối tiếp nhau, cứ hết cái này đến cái khác. Luôn làm mọi cách để tôi vui, không muốn làm tôi buồn. Những lúc tôi buồn người đầu tiên bên tôi là T. là T không là một ai khác. Và điều đó làm tôi yêu T hơn..... Tôi hi vọng rằng thời gian sẽ giúp tôi và T gần lại với nhau...
5/6/2012.
Hôm nay không đăng kí nữa, nay chúng tôi nói là nhá máy cả hai tự vào Ola mà 888. Đăng kí 5k quá mắc trong khi sài ola chỉ tốn vài trăm đồng. Cái gì tiết kiệm được thì tiết kiệm đúng không. Nhưng dù nói chuyện mà không nghe được tiếng của nhau thì ôi "sao nhớ thế này" ... Nhưng cái nhớ dường như kéo dài. Những câu nói gìơ đầy chỉ còn là "Bo nhớ T" và "T nhớ bo" hay là những câu sến thế này: "hứa đi dù có thế nào Bo cũng ko bo T nha", "T thương bo nhiều lắm, nhiều lắm luôn đó"... Cảm giác hạnh phúc và những lời hứa mà tận sâu đái lòng... tôi cứ như mình đang mơ. Nhưng không mọi thứ diễn ra ở thế giới thực không hề ảo... Điều mà tôi thương T là biết xin lỗi khi làm sai, chìu người yêu, hay biết cách "lấy lòng" người khác. Trời nếu gặp T từ đầu tôi không đau như thế này đâu ^^.. Tôi sẽ yêu T, yêu và yêu nữa.....
4/6/2012.
Chúng tôi ngủ nướng, tôi chờ T thức dậy để gọi đánh thức tôi không ngờ kịch bản đã bị hỏng. Chính tôi là người thức dậy lúc 8h nhưng không dám gọi vì sợ T thức giấc. Vì thế náng lại thêm tí nữa và 10h trưa T nhắn cho tôi. Nay chúng tôi cũng đăng kí gọi nội mạng. Nói thả ga luôn, dường như tôi cảm thấy cả ngày tôi chỉ muốn nói chuyện, chat với T chứ không ai khác. Tôi dường như quên mọi thứ. Gia đình cứ bảo tôi ngoan tối ngày vào phòng không chịu đi chơi. "ừ thì ở phòng để nói chuyện với người mình yêu". Hôm nay T đặc cho tôi những câu hỏi "khó nhằn" nhưng với tài "tâm lí" của Tôi đã thuyết phục được T. và nhận được câu "chỉ có Bo hiểu T".... Vậy là những ngày đâu không có chuyện gì xảy ra ... Hầu như ngày nào cũng chat, nhắn tin đến sang ngày hôm sau cả.
3/6/2012.
Hôm nay tôi và T đăng kí cuộc gọi nội mạng 5k sáng tới tối. Do tôi hôm qua thức nhắn tin ola đến tận 0:30 sáng. Nên cả hai buổi sáng dường như mệt lả người nên không liên lạc. Nhưng đến trưa những cơn nhớ chờ ùa về cảm giác mình thiếu đi một thứ gì đó rất quan trọng và không thể thiếu nó và quyết định đánh thức T... Hôm đó cũng là ngày "kế hoạch bên nhau" của tôi được tiết lộ cho T biết là ngày 13/6 tôi chính thức lên chỗ T ở. Và sẽ định cư, đi chơi với T trong vòng 4 ngày. Đi với tôi là P [một người bạn thân]... Chat ola đến 23:27:17 thì phải ngủ vì quá buồn ngủ.
2/6/2012.
Tôi không dám nhắn trước cho T [Tên viết tắc của người đó] Vì cứ nghĩ T không bao giờ chấp nhận tôi, tôi biết T cũng đã nhiều lần vấp ngã trong tình yêu, tôi muốn mình là người T tin tưởng, yêu thương và sẽ làm lành vết thương mà T đã từng trải. Quá khứ thì không thay đổi được trước mắt là hiện tại và tương lại phải làm sao tốt hơn. Chỉ quen đúng một ngày tôi muốn gặp và được bên cạnh T tôi muốn được những phút giây ấm áp bên T, không hiểu sao thương nhiều đến vậy. câu hỏi của T luôn là "tại sao Bo thích T" câu hỏi khiến tôi ngu ngơ chẳng biết trả lời sao, vốn vĩ tình yêu không có cách giải thích "đúng nhất". Hầu như 100 tin nhắn đăng kí tôi đều nhắn duy nhất cho T và không đủ cho cuộc nói chuyện "từ sáng tới tối" của T và tôi. T đã nói chưa bao giờ nói chuyện nhiều đến thế chỉ duy nhất mình tôi. Và hi vọng bừng sáng lên vì tôi có thể sẽ là "duy nhất" trong T và sẽ nó. Chiều tôi chính thức tạo sao khoảng OLA để chat đỡ tốn tiền ^^ vì ngày mấy trăm tin nhắn "tiền đầu chịu nổi"... Tôi biết tình cảm của tôi dành cho T từng ngày lớn dần...
1/6/2012.
Bo không muốn dừng lại quá sớm trong tình yêu, muốn tìm một người để bên cạnh chia sẻ niềm vui nổi buồn trong cuộc sống. Quá chán chường trong tình yêu thực, subo muốn tìm một người trên mạng để yêu và muốn chứng minh cho mọi người thấy "quen trên mạng chưa chắc là Ảo". Và rồi vào buổi chiều hôm đó tôi đã tìm thấy một người hợp với tôi. Gương mặt cảm tình, thông tin cá nhân rất ổn không hiểu sao tôi muốn "chinh phục" người đó trong hôm nay... Và rồi chúng tôi nói chuyện say xưa... có những tôi thấy mình như muốn nghẹt thở vì những câu nói "vô hồn" của họ. Nhưng thôi không thể lung lay từ những câu nói "đơn giản" như thế. Khi yêu người ta đừng quay đầu lại - Subo thích câu nói này ^^ nên subo quyết định bước tiếp... Và sau một ngày "cưa" người ấy cũng nhận lời "làm quen" của Bo, khỏi phải nói vui cở nào đâu... rất vui, vui vì cuối cùng mình cũng đã tìm được một ngừơi. Và muốn thời gian sẽ làm "xóa nhòa" tất cả trong quá khứ, viết tiếp trang "tình yêu" mới tinh, và chập chững bước vào tình yêu mới.... Chúng tôi bắt đầu yêu nhau từ đây ^^ 

The End...

Buông tay

Đêm qua em lại gặp anh trong giấc mơ, một giấc mơ tuyệt đẹp. Khi thức dậy, giấc mơ ấy đã để lại trong em biết bao những dư vị ngọt ngào. Nếu như là ngày xưa, em đã có thể ngay lập tức nhắn tin khoe mẽ với anh để nhận lại một câu bông đùa “Thấy tui rồi có làm gì tui không đó??”. Em vẫn nhớ thật rõ những kỷ niệm ngày nào, khi mỗi tối có một lời chúc từ anh và thỉnh thoảng lại nhận được một tin nhắn đơn giản nhưng rất đỗi mến yêu. Thời gian thoắt đó mà đã hơn một năm, nhìn lại phía sau, những mảng màu kí ức chói chang dường như vẫn còn nguyên vẹn. Nó khiến em lóa mắt và không còn nhìn thấy đâu là con đường của hiện tại. Mọi người bảo rằng “cứ nhìn về phía trước mà đi, đừng quay đầu lại, mọi thứ đã qua rồi”, hơn ai hết, em hiểu điều đó, em hiểu những kỷ niệm về anh đang trói chân em từng ngày. Thậm chí, em cũng cố quên anh bằng cách lấp dần khoảng trống trong tim mình bằng những hình bóng khác. Nhưng rồi cuối cùng anh vẫn trở về sau những ngày em tưởng mình đã quên lãng. Anh vẫn là một hình bóng thánh thiện đến vô cùng.
Hôm nay em nhớ anh, nhớ thật nhiều sau khi bừng tỉnh giấc mộng tuyệt vời. Và em nhận ra rằng, em vẫn còn yêu anh nhiều lắm. Trái tim em chưa hề mất đi những rung cảm nhịp nhàng dành cho anh, cũng chưa mất đi những cơn co thắt nao lòng khi thoáng nghĩ đến những khoảnh khắc nồng nàn. Tuy nhiên, em sẽ không cố níu kéo bất cứ điều gì từ anh. Từ lúc anh ra đi, em đã học được nhiều điều, em đã biết rằng cuộc đời chẳng bao giờ cho ta tất cả những gì ta mong đợi. Vì vậy, có những thứ mình vô cùng trân quý nhưng cuối cùng cũng vụt khỏi tầm tay. Và điều duy nhất ta có thể làm là chấp nhận từ bỏ, chấp nhận đứng nhìn chúng ra đi trong bất lực.
          Cuộc sống đã cho em quá nhiều, cũng lấy đi của em không ít. Nhưng đó đã là quy luật chung trong xã hội loài người. Em biết mình vĩnh viễn mất anh, vĩnh viễn mất đi những ngọt ngào trong quá khứ. Dù là như thế, cuộc đời em vẫn còn đây, nơi chân trời kia vẫn còn những ánh hồng, nẻo đường kia còn những góc khuất chờ em khám phá. Em không thể cưỡng cầu thế giới mang đến cho mình những điều mình muốn, em chỉ có thể xuôi tay theo dòng chảy cuồng điên của cuộc sống. Và em mong rằng anh cũng thế, hãy an nhiên đón nhận những niềm hạnh phúc cũng như nỗi khổ đau. Đừng mù quáng chạy theo những chiếc bóng mơ hồ, huyễn hoặc của quá khứ để rồi tự mình trói mình vào những sợi dây tình ái khổ đau. Anh có hiểu rằng, em đã xót xa đến thế nào khi không còn có thể chia sẻ cũng anh những nỗi buồn sâu kín, cũng không thể cùng anh vui cười trước những niềm hạnh phúc rạng ngời. Nhưng điều đó không có nghĩa em phải nỗ lực hết mức để có thể làm được những điều đó. Điều em có thể làm chỉ là tìm một niềm hạnh phúc khác cho mình để tránh cho anh không còn cảm giác khắc khoải, âu lo. Ngày mai này, em sẽ thực sự bước khỏi cuộc đời anh với một nụ cười trên môi. Chỉ xin anh, hãy vì những gì em cố gắng mà sống thật tốt với bản thân mình, hãy trân trọng những gì anh còn khả năng nắm bắt. Và hãy cho em một lần cuối nói lời xin lỗi vì những nỗi muộn phiền em đã từng mang đến cuộc sống của anh.
 Phương Đại

Không sân hận

Gia đình tôi là một gia đình phi tôn giáo,họ hàng nội ngoại trừ bà nội là giáo dân Cao Đài ra thì chẳng còn ai theo đạo. Nhưng ông tôi vẫn hay đọc những quyển kinh Phật và tôi thì khá quan tâm đến Thiên Chúa giáo. Nói chung là tôi đang nói lan man. Điều cốt lõi mà tôi đang muốn đề cập là những quyển sách về Phật giáo của ông tôi. Những lúc về quê, tôi hay đi lục lọi khắp nhà để tìm vài cuốn sách nghiền ngẫm trong lúc nằm đong đưa trên võng. Ông tôi có khá nhiều thể loại sách (nhưng toàn những thứ tôi nuốt không trôi), trong đó nhiều nhất là sách rèn luyện sức khỏe, kế đến là sách giảng đạo làm người. Cả hai đều không nằm trong sở thích của tôi, nhưng ít ra những quyển sách kiểu ấy có một vài tác dụng không thể chối cãi, ví dụ như chúng có thể giúp tôi dễ ngủ hơn chẳng hạn. Cũng bởi những tác dụng nho nhỏ ấy mà cho dù không có hứng thú, tôi vẫn hay nằm võng với một quyển kinh Phật.
Thú thật thì tôi không tiếp thu nổi những cái đạo lý ghi trong sách này. Đặc biệt là cái vụ không sân hận. Phật dạy không nên nổi nóng, không oán hận, không thù ghét những kẻ gây điều ác với mình mà nên “lấy ân báo oán”. Tôi xem xong thấy tức cười gần chết, và dĩ nhiên tôi không làm được. Người ta mới nói xấu sau lưng tôi vài câu, chưa làm mất của tôi miếng thịt nào thì tôi đã ghét cay ghét đắng, ứa máu buồng tim rồi, huống hồ những việc to tát hơn. Cũng bởi vì thế, tôi đã sống một quãng thời gian khá dài với nỗi thù hận chất chứa trong lòng. Lúc vào Đại học, tôi đem lòng yêu một người con trai, cả hai chúng tôi có một quãng thời gian êm đẹp, hạnh phúc và những kỷ niệm nhiều đến mức bây giờ tôi đi tới đâu cũng thấy hình ảnh của người ấy. Nhưng vì một lý do mà người ấy không thể cho tôi một tình yêu trọn vẹn cũng như không thể đi cùng tôi đến hết chặng đường đời. Nếu như tôi có thể rộng lượng hơn và bao dung hơn để cho người ấy ra đi một cách nhẹ nhàng thì có lẽ mọi thứ đã không đến nỗi tệ hại. Đằng này, tôi cứ làm mọi thứ nghiêm trọng hơn mỗi ngày. Cuối cùng, chính tôi tự nhóm lên trong lòng mình một nỗi căm hờn sâu sắc. Tôi đã sống trong sự tức tối, giận dữ suốt hai năm dài. Người ấy có bị mất mát gì không thì tôi chẳng biết, tôi chỉ biết tôi đã mất đi tất cả niềm vui của mình trong hai năm ấy. Thay vì nghĩ đến những gì người ấy đã mang đến cho tôi lúc xưa thì tôi tự dày vò mình bằng nỗi đau người ấy để lại khi ra đi. Thậm chí, đã có lúc tôi tưởng mình trở nên vô cảm.
Nhưng thật may mắn làm sao, trong lúc tôi gần như kiệt sức và gần như không còn cảm giác thì tôi gặp được một người. Người này giúp tôi lấy lại những xúc cảm mà tôi đã thất lạc và cũng giúp tôi lấy lại niềm tin về tình yêu, về những điều tốt đẹp ở cuộc sống. Đến lúc này, khi nghĩ về những gì đã xảy ra trong hai năm vừa qua, tôi cảm thấy mình dường như chỉ là tồn tại, đó không phải là một cuộc sống đúng nghĩa. Cũng bởi vì những điều đó, lần đầu tiên tôi hiểu được những triết lý sâu xa trong quyển kinh Phật mà tôi đã đọc một vài trang lúc xưa. Nhưng nếu tôi không được trải nghiệm thì sẽ không bao giờ hiểu được, thậm chí còn coi đó là những lời sáo rỗng vô giá trị và trái với tình cảm tự nhiên của con người. Cũng qua việc này tôi nhận ra rằng, chúng ta rất dễ nói lời trách móc, giận hờn, căm ghét đối với một ai đó nhưng vô cùng khó để nói lời cảm ơn và xin lỗi.
Cuộc sống này quả thật chứa đựng rất nhiều điều thú vị, bạn có thể đọc hằng hà sa số những quyển sách bồi dưỡng tinh thần, trui rèn đạo đức nhưng vẫn chẳng bằng một thoáng gặp gỡ, tiếp xúc với một ai đó. Mỗi một con người đi qua đời ta, đều ghi dấu ấn dù rõ nét hay mờ nhạt. Có người dù chỉ là một vài giây phút thoáng qua nhưng lại đem đến cho ta một món quà lớn lao và có thể giúp ta thay đổi hoàn toàn quan điểm sống. Cuộc sống của tôi lúc này quả thật đã nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Mọi việc xảy đến tốt hay xấu đều không khiến tôi bị ảnh hưởng quá mức. Và tôi chợt nghĩ đến chuyện của mình lúc xưa, khi người mà tôi yêu quý muốn rời bỏ tôi ra đi, anh ta ắt hẳn cũng mang nhiều ưu tư muộn phiền. Chẳng ai tự dưng muốn làm tổn thương một người, chỉ có những điều không thể nào tránh khỏi và nằm ngoài khả năng của mình để việc ấy không xảy ra. Vì vậy, khi cảm giác một ai đó đối xử bất công với mình, thay vì trách móc, nổi loạn, bạn hãy bình tĩnh suy xét những mặt tích cực mình đã nhận được từ người ấy. Có thể sau khi đã nghiền ngẫm về những điều được và mất, bạn sẽ phát hiện rằng, những gì bạn nhận được là quá nhiều so với những điều bạn phải mất đi. Cuộc sống là một món quà, hãy trân trọng từng giây phút bạn có được với người mà bạn yêu quý, đừng khiến cho những toan tính thiệt hơn làm vấy bẩn những tình cảm tốt đẹp đáng lý ra bạn sẽ được hưởng. Và một khi không thể nắm tay nhau đi chung trên một con đường thì hãy cố giữ lấy mối quan hệ thân thiết ngày nào, nếu cứ nhất quyết phải trở thành kẻ thù hay người xa lạ thì nên nhớ rằng, chính bạn là người phải gánh chịu thương tổn nặng nề nhất cho mối quan hệ đổ vỡ ấy.

ĐỘC BƯỚC

Tiếng nhạc vẫn phát đều đều trong không gian yên ắng của quán nước thân thuộc. Cô và anh ngồi đối diện nhau, mỗi người thả hồn theo suy nghĩ của riêng mình. Đã từ lâu rồi, giữa anh và cô không còn có chung một mối dây liên hệ cũng không còn những khoảnh khắc vui cười trò chuyện cùng nhau. Tất cả còn lại chỉ là một khoảng lặng, một khoảng lặng tối tăm đến mức khó chịu. Và bây giờ, dường như khoảng lặng ấy đã dài thêm khi chính cô, người còn vương vấn chút yêu thương cũng trở nên vô cảm. Cô ngắm thật kĩ gương mặt anh trong ánh sáng êm dịu của những chiếc đèn trang trí, vẫn những nét quen thuộc ngày nào, đôi mắt tinh anh dưới vầng trán rộng, chiếc mũi cao thẳng tắp và đôi môi đầy đặn nam tính. Anh có tất cả những gì mà một cô gái ao ước, sự thông minh, vẻ ngoài thu hút và một trái tim tinh tế ngập tràn tình cảm. Có vẻ như cuộc đời đã quá ưu ái đối với anh, nhưng nếu suy thật kĩ, phải chăng những món quà mà anh được ban tặng đã đối kháng với nhau? Anh gần như có tất cả những thứ mà một người muốn có để thấy mình thực sự hạnh phúc nhưng tất cả đối với anh chẳng là những điều đó. Một người con trai với biết bao cô gái vây quanh nhưng cứ mải mê, ngụp lặn trong dòng sông quá khứ, cứ loay hoay kiếm tìm những kí ức đã trôi vào dĩ vãng để rồi cuối cùng mãi đơn độc một mình trong thế giới xô bồ, nhộn nhịp. Và không ai khác, chính cô là người con gái đã bị anh bỏ lại ở hiện tại để có thể nhẹ lòng sống cho quá khứ.
Cô không xinh đẹp, không giàu có cũng chẳng quá thông minh, cô chỉ có thể thấu hiểu, chỉ có thể ở bên cạnh để lắng nghe tất cả những vụn vặt, những nỗi vui buồn trong cuộc sống của anh. Có lẽ vì cô quá đơn giản so với những người con gái khác nên cuối cùng có thể trở thành một người đặc biệt. Anh đã từng nói yêu cô, từng thì thầm những lời nhung nhớ, từng vì cô mà làm những việc anh chẳng muốn làm,…nhưng chưa bao giờ anh cho cô một lời ước hẹn. Hình bóng mối tình đầu trong anh quá lớn, quá thánh thiện để có thể cho đi vào quên lãng. Cũng có lẽ cô quá yếu đuối và cũng không biết cách níu giữ anh nên hai người đã phải chấm dứt những tháng ngày đầy ắp niềm vui. Cô đã từng nghĩ rằng anh chính là người Thượng đế tạo ra dành cho cô, và chỉ anh mới đủ sức mang đến cho cô niềm hạnh phúc trong một cuộc sống hoàn mỹ. Và cô đã vun đắp biết bao mơ ước trong những tháng ngày đầy ắp niềm vui ấy. Cô không ngờ có một lúc nào đó, anh đã hoang mang sợ hãi khi nghe thấy tiếng gọi thẳm sâu từ quá khứ vọng về. Anh giật mình nhìn lại con đường phía sau, đau nhói lòng trước những điều mình từng gây dựng đổ vỡ theo năm tháng. Hình bóng người con gái đã mang đến cho anh những cảm giác yêu đương đầu tiên vẫn còn nơi đó, kỉ niệm ngọt ngào vẫn còn hằn sâu trong từng phiến đá xanh rêu. Tất cả chưa hề tan biến trong khi hiện tại vẫn còn quá mong manh, ngay cả nền móng cho một tình yêu vẫn còn chưa gây dựng. Thế thì trước khi quá muộn để đập tan nó, tại sao không kết thúc nó sớm hơn. Thế là anh trở về với những giấc mơ dĩ vãng, bỏ mặc cô với những đêm thức trắng, nước mắt ngắn dài đau xót cho tình yêu của mình. Ba năm đã trôi qua, nỗi đau dần vơi đi nhưng tình yêu vẫn chưa đến hồi phai nhạt. Cô vẫn thường gặp anh nơi góc quán ngày nào, vẫn đi với nhau như hai người bạn, như cái thời hai người chưa từng có chút tình cảm với nhau. Tuy nhiên, sâu tận đáy con tim, cô vẫn luôn mong chờ, vẫn tin rằng có một ngày anh quay lại. Cứ thế, cô sống với vẻ ngoài thờ ơ, vô cảm nhưng bên trong, tình yêu dành cho anh vẫn cứ cháy âm ỉ từng ngày.
          Thế nhưng những gì cô đặt niềm tin cũng không thể trụ vững theo dòng chảy của thời gian. Cô những tưởng suốt đời suốt kiếp có thể mang trong lòng một hình bóng, có thể mãi mãi đợi chờ một trái tim. Đến lúc này đây, khi ngồi bên anh trong khung cảnh đầy kỷ niệm, cô mới nhận ra rằng, tình yêu không được nuôi dưỡng rồi cũng sẽ có lúc chết đi. Huống hồ cô đã tìm thấy một sự rung cảm mới mẻ trong trái tim của mình. Ngày xưa, cô đã thầm nhủ “Cả một đời, chỉ yêu mình anh, anh và chỉ là anh, nếu không cô sẽ chẳng thể nào dành tình yêu cho một ai khác”, cô đã tin chắc trái tim mình là bền vững, cảm giác của mình là vĩnh cửu. Nhưng rồi cô đã gặp một người con trai khác, một người đã cho cô những sự quan tâm nhẹ nhàng, những câu hỏi han trìu mến trong những tháng ngày cô tưởng như cuộc đời mình chỉ là bóng tối. Chính người ấy đã giúp cô lấy lại niềm vui sống và cảm giác được sẻ chia trong những lúc tuyệt vọng nhất. Cuộc đời đúng là trớ trêu, cô cứ mãi bị trói chân vào những sợi dây oan nghiệt. Con đường trước mắt với người con trai ấy, không còn lối đi dành cho cô, nếu mạo hiểm chen chân vào, cô sẽ chẳng còn cơ hội thoái lui. Cô không muốn những sai lầm của mình lại được nhóm lên thêm một lần nữa và cũng không muốn lao vào một cuộc tình đã được đặt cho một cái tên ngang trái ngay từ đầu. Cô sợ hãi, quẩn quanh với những cảm giác lẫn lộn trong chính tâm hồn mình. Ngày vẫn trôi qua, cô vẫn không làm sao thoát khỏi những sợi tình vướng víu. Những trải nghiệm trong tình yêu đã cho cô biết những gì không nên đánh đổi và những gì mãi mãi không nằm trong tầm tay với. Cô nghĩ về anh nhiều hơn trong những lúc như thế này, người đã từng vì quá khứ mà ngoảnh mặt với cô, thế thì cô có thể dùng quá khứ để trốn chạy hiện thực đau đớn đang từng ngày đè nghiến cô được chăng??
Cô tìm đến anh trong lúc không còn có thể tự mình làm chủ những cung bậc cảm xúc của chính mình. Cô tin rằng khi có anh bên cạnh, cô sẽ thôi nghĩ đến những điều làm cô rối trí. Cô và anh đến quán café ngày xưa, cùng nhau chạy rong ruổi khắp các con đường thành phố, cùng đi qua những chốn hẹn hò quen thuộc. Ngồi sau lưng anh, vẫn mùi hương nhẹ nhàng đã từng làm cô ngây ngất, vẫn dáng người cao cao với bờ vai rắn rỏi nhưng sao cảm giác ngày xưa đã tan đi ít nhiều. Vòng tay ôm lấy anh, cô dụi mặt vào khoảng lưng ấm áp. Những ngọn đèn đường chầm chậm lướt qua trên con đường thẳng tắp, khung cảnh tái hiện những đêm đông đã trở thành quá khứ. Cô nhắm nghiền mắt cố tưởng nhớ đến những phút giây của một đêm kỉ niệm, lần đầu tiên bàn tay anh dịu dàng nắm lấy tay cô siết nhẹ, rồi những lần sau đó, khi hai người bối rối trao nhau nụ hôn đầu đời trong niềm say đắm vỡ òa. Từng mảng kí ức xưa hiện về rõ rệt, trái tim cô thoáng chút bồi hồi. Nhưng sao hiện thực vẫn chẳng có chút gì thơ mộng, chẳng có chút gì xúc cảm mãnh liệt như xưa. Cô nghe lòng mình quặn lại, dải tình mong manh như sương khói bấy lâu nay cô cất công gìn giữ đã phút chốc tan đi không còn dấu vết. Một nỗi tiếc nuối ùa vào khoảng trống tâm hồn khiến cô như nghẹn lại. Mãi đến khi anh dừng xe nơi một góc đường yên ắng và vòng tay ôm chặt cô vào lòng, cô mới bừng tỉnh những suy nghĩ miên man. Bàng hoàng, cô quay sang ghì siết lấy anh, thắp lên một tia hy vọng cuối cùng làm sống lại cảm giác ban đầu. Tìm môi nhau trong bóng tối lờ mờ, cả hai lại trao cho nhau những nụ hôn nồng ấm. Nhưng anh không biết rằng trong lúc đó, nước mắt cô đã ướt đầm đôi má. Cô khóc không phải vì đau khổ, cũng không phải vì niềm hạnh phúc nhỏ nhoi mà là vì cảm giác mất mát một điều gì đó không thể nào diễn tả được. Cô nhận ra rằng nụ hôn của anh đã không còn khiến cô chao đảo, không còn khiến trái tim cô thổn thức. Nó chỉ khiến cô hiểu ra rằng, tình yêu cô dành cho anh thực sự đã chấm hết. Khi một bóng hình khác len lỏi vào những phút giây hai người bên nhau, cô không làm sao nghĩ về anh một cách toàn tâm toàn ý. Anh giống như một sợi dây cuối cùng cô còn có thể bấu víu để không rơi vào một vòng xoáy hung bạo. Cô đã cố gắng níu giữ nhưng sợi dây ấy quá mong manh để có thể giữ cô ở lại. Cô nhìn anh, nhịp đập trái tim yên bình không cảm giác, phải chăng đây là người con trai cô đã từng hết lòng yêu quý, phải chăng đây là người cô từng mơ ước sẽ chung đôi đến hết cuộc đời? Thế thì tại sao bỗng chốc những điều đó tan biến đi như chưa từng tồn tại? Liệu đây có phải là một sự sai lầm nào đó đẩy anh ra khỏi trái tim cô trong khoảnh khắc ngắn ngủi hay không? Nhưng cô vẫn muốn cho mình một cơ hội cuối cùng để vực dậy yêu thương, nhìn thẳng vào mắt anh, cô khẽ hỏi “Nếu em ra đi theo một tình yêu mới, anh có cố gắng hết mình để giữ lấy em?”
Cuối cùng thì cô vẫn là một lữ khách cô độc trên suốt chặng đường dài. Cô không dám rẽ sang hướng đó, nơi có một người con trai mà cô trót yêu trong những ngày cô đơn, trống vắng, nơi đó không có chỗ dành cho cô và dĩ nhiên không có lời chào đón. Cô cũng không thể quay về lối cũ, nơi có một người cô từng yêu bằng cả trái tim, vì một lý do đơn giản, tình yêu trong cô đã tắt và chính người ấy cũng không muốn níu giữ một bóng hình đã hướng về nơi khác. Cô nhận ra rằng, cô đã quá ngô nghê với câu hỏi ấy, thời gian qua, đã quá dài để cho anh và cô một cơ hội, nhưng chưa một lần anh có ý định trở lại bên cô, thế thì làm sao anh có thể cố gắng giữ lấy cô khi cô muốn ra đi theo một tình yêu mới, câu trả lời của anh quả thật không thể nào khác hơn được “Nếu em muốn ra đi, anh chỉ có thể chúc phúc cho em, tuy rằng anh có chút hụt hẫng và lo lắng nhưng một khi em đã quyết định, mọi cố gắng níu giữ của anh cũng chẳng còn ý nghĩa. Hãy sống thật hạnh phúc để anh không còn cảm giác tội lỗi từng ngày”
Dù sao, trong lúc này, khi bước một mình trên những quãng đường lạnh lẽo, cô cũng có thể mỉm cười với quá khứ đã ngủ yên và an nhiên ngắm nhìn sang nẻo đường bên cạnh, nơi có một người đã mang cho cô chút ấm áp khi mùa đông về đến, giúp cô lấy lại những cảm giác tưởng đã vĩnh viễn ngủ yên trong tiềm thức. Đối với cô lúc này, mọi nỗi đau cũng không còn quá nặng nề như trước. Có lẽ cô đã tìm thấy sự bình yên cho tâm hồn. Cô nhớ đã một lần nghe câu nói “Người ta không thể chọn lựa người mình sẽ yêu, nhưng có thể chọn lựa cách yêu cho mình”. Quả thực cô có thể chọn cho mình cách yêu thương thầm lặng, khi yêu một ai đó, đâu nhất thiết phải giữ lấy người ấy ở bên cạnh. Niềm hạnh phúc có thể đơn giản chỉ là được biết người ấy vui vẻ mỗi ngày. Cũng như việc đếm bước độc hành trên đường đôi khi cũng là một niềm hạnh phúc không xa xỉ.
Gió đông thoáng qua làm cô khẽ rùng mình, cô kéo nhẹ vạt áo ấm cho kín người rồi thầm nghĩ “Hết đông này, rồi thì mùa xuân ấm áp cũng sẽ trở về!”.