Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

TRỨNG PHỤC SINH.


1) Nguồn gốc

- Tại Trung Âu, vào đêm Phục Sinh, sau thánh lễ, vị linh mục Chính thống chúc lành cho các giỏ thực phẩm mỗi gia đình mang tới, trong đó có các món dành cho bữa tiệc ngày mai là bánh mì, ga-tô, pho-mát, thịt, và luôn luôn có ít quả trứng có khi được tô vẽ bên trên.

- Tại Biêlorussia và Ukraina, vào sáng Chúa Nhật Phục Sinh, những người chính thống phái Uniát (chấp nhận quyền bính của Đức giáo hoàng) cắt một quả trứng ra, sao cho đủ phần mỗi người trong nhà, và mỗi người ăn cách thật kính cẩn.

Người Chính thống giữ Mùa Chay nhiệm nhặt hơn ta, và trong bảy tuần, họ không ăn một tí thịt hay một tí mỡ thú vật nào, cũng không ăn cá (trừ một lần giữa Mùa Chay) để rồi vào ngày lễ Phục Sinh, họ ăn trứng: như vậy, quả trứng chấm dứt Mùa Chay và là món ăn có chất prô-tê-in đầu tiên của mùa Xuân và trở thành dấu chỉ sự đổi mới và báo tin mừng Phục Sinh.

- Tại Roumania, người ta cầm một quả trứng “cụng” vào quả trứng của chủ nhà và mừng lễ ông: “Christos a inviat” (Đức Kitô đã phục sinh). Người ta cũng thường viết thư trên các quả trứng và gửi cho những người họ thương mến.

Từ đó, phát sinh tục lệ gửi trứng Phục Sinh mừng nhau (trên đó có khi ghi một sứ điệp tôn giáo, có khi không), và thành hình một loại nghệ thuật dân gian truyền thống, có những quy luật, những ý nghĩa tượng trưng, khác nhau ít nhiều tùy miền, tùy xứ.

2) Ý nghĩa quả trứng Phục Sinh

Các ý nghĩa tượng trưng này, phần lớn là của Kitô giáo, nhưng cũng có liên hệ với những tập tục mê tín dị đoan ngoại giáo, vì nghi lễ quả trứng có trước Kitô giáo.

- Vào thời Thượng Cổ, quả trứng là dấu chỉ sự sống được đổi mới vào mùa Xuân: gà bắt đầu đẻ lại vào lúc các kho dự trữ mùa Đông vừa cạn.

- Trứng cũng tượng trưng sự phong nhiêu. Và đây là nguồn gốc của một vài phong tục đồng áng, còn tới ngày nay:

+ Tại Biêlorussia, người ta đăt một quả trứng có tô màu vào đám mạ lúa mạch, để mạ mọc cho tươi tốt.

+ Tại Roumania, người ta đặt trứng tại bốn góc cánh đồng để chống mưa đá.

- Tại Ukraina, người ta đặt vào luống cày thứ nhất hoặc luống cuối cùng một quả trứng, nhưng vào ngày lễ thánh Gioócgiô (23-4); mà ngày này lại là ngày lễ ngoại giáo kính Thần mùa màng Giaryla. Mẹ của vị thần này có những chìa khóa mở lòng đất làm cho trứng chim nở ra.

Ta thấy Kitô giáo và ngoại giáo lẫn lộn với nhau, và có liên hệ tới việc phụng tự người chết:

1) Tại Yougoslavia và Roumania, có một nghi lễ tưởng niệm người chết tại nghĩa trang. Mỗi gia đình mang theo thực phẩm (bắt buộc có trứng) và chia cho mỗi người, ưu tiên cho người khách. Người khách này, tượng trưng cho người quá cố, phải ăn trước. Nếu họ không ăn, người ta cho rằng người chết sẽ không được yên nghỉ.

2) Tại Hy-lạp và Biêlorussia, vào ngày Chúa Nhật Quasimodo (= Chúa Nhật II Phục Sinh), người ta mang trứng có tô màu hay vẽ hình đến mộ dâng cúng người chết. Ngày hôm ấy được gọi là ngày “Phục Sinh của Nav” (vào thời ngoại giáo, Nav là nơi hạnh phúc trọn hảo của linh hồn người chết).

3) Những thần lực huyền bí của quả trứng

Quả trứng và vỏ trứng có đủ thứ quyền lực thần bí:

- Tại Ukraina, người ta ném vỏ trứng lên mái nhà để bảo vệ ngôi nhà khỏi các thần dữ phá phách; người ta treo vỏ trứng vào cổ các bà son sẻ để họ có con.

- Người Sécbô ở Vojvodin giữ trứng Phục Sinh bên cạnh các thánh tượng (icons) trong 2-3 năm. Nếu ai bị thương, họ đập trứng và nghiền thành bột nhuyễn, rắc lên vết thương cho vết thương mau lên da non.

4) Hình thức

- Hình vẽ: vẽ đơn sơ, chẳng hạn: một bông hoa; vẽ phức tạp, chẳng hạn: những bình hoa, cây cối, muông thú, những dấu hiệu tôn giáo, lời cầu chúc, bài thơ,…

- Kỹ thuật trang trí, tùy miền và tùy thời, người ta dùng dầu vẽ pha nhựa cây, màu hóa học, bọc một lớp sáp rồi khắc lên, dán lên vỏ trứng những mẩu gỗ, vải, len, rơm, bột đồng…

Như thế, quả trứng Phục Sinh có trang trí chính là một phương tiện chuyển thông sứ điệp Phục Sinh (= sự đổi mới và sức sống). Hôm nay, chúng ta có thể dùng cách thức đó để cầu chúc cho nhau được đổi mới và có chan hòa sức sống mới của Đức Kitô Phục Sinh.

Tôi cũng cầu chúc cho em được như vậy.

Thân mến,

Lm PX Phan Long, ofm

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

HỐI NHÂN.





Ngày hôm nay sắp mừng Chúa Phục Sinh, tối nay có lễ Vọng. Mình cảm thấy muốn viết một cái gì đó.

Có một điều gì đó đặc biệt, là mình nhận thấy ngày mất của Thánh nữ Tê-rê-sa lại trùng với ngày sinh của mình. Điều làm tim mình rung động là cuộc sống khiêm nhường, chấp nhận đau khổ một cách ngọt ngào. Luôn tìm thấy ý Chúa trong những điều đơn sơ, nhỏ bé của Ngài. “ Con là một linh hồn bé mọn, chỉ có thể dâng những điều bé mọn cho Chúa.”

Mấy bữa nay mình cảm thấy thật bối rối. Thật là có lỗi với gia đình, đặc biệt với mẹ mình. Nhưng mà không hiểu sao ý hướng đó luôn hướng con đi tới. Giờ đây con không biết quyết định thế nào. Con phó thác mọi sự cho Chúa. Câu Kinh Thánh mà nhà mình bắt được năm nay là “ Hãy kí thác mọi việc cho Đức Chúa, mọi việc của bạn ắt sẽ thành công .” Theo con thì cũng báo hiệu một năm đầy thử thách chông gai lắm. Nhưng mọi sự là ý Chúa mà.

Thời gian này mình phải chịu nhiều áp lực, vì mình hay suy nghĩ. Nhưng cũng cảm cảm nhận được nhiều thứ.

Mùa chay sắp khép lại. Ước gì con có một trái tim thực sự biết rung động. Biết rằng Chúa yêu con thật nhiều. “ Tình yêu chỉ có thể đáp trả bằng tình yêu” .Nhưng mà con thấy mình tội lỗi thật nhiều, làm tổn thương đến Chúa và anh em.

Cầu chúc cho ai đó mùa Phục Sinh an bình nơi tâm hồn, luôn tìm thấy Chúa Phục Sinh trong cuộc đời mình.

NĐT.


TRỖI DẬY TỪ CÕI CHẾT

1. Chiến thắng Tử Thần 
Không ai có thể trỗi dậy từ cõi chết, nếu người đó không chiến thắng Tử Thần. Không ai trong lịch sử nhân loại đã dám tuyên bố mình sẽ trổi dậy từ cõi chết, ngoại trừ Đức Giê-su Ki-tô.

“Này chúng ta lên Giê-ru-sa-lem và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án xử tử Người và sẽ nộp người cho dân ngoại. Họ sẽ nhạo báng Người, khạc nhổ vào Người, họ sẽ đánh đòn và giết Người. Ba ngày sau, Người sẽ sống lại” (Mc.33,34).
                                                          
Không ai điên rồ chịu bỏ mạng mình để làm chứng cho một ảo tưởng hay cho một kẻ lừa dối.

Mà nếu Đức Ki tô đã không chỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng. Thế ra chúng tôi là những chứng nhân giả dối của Thiên Chúa…(1Cr.15,3-21).

Không có một sự lừa đảo nào lại lường gạt được hàng tỷ người và tồn tại trong hàng chục thế kỷ, và hơn thế nữa, còn kéo dài bất tận…

Bấy giờ có một người Pha-ri-sêu tên là Ga-ma-li-en đứng lên giữa Thượng Hội Đồng; ông là một kinh sư được toàn dân kính trọng. Ông truyền đưa các đương sự ra ngoài một lát. Rồi ông nói với Thượng Hội Đồng: “Thưa quý vị là người Ít-ra-en, xin quý vị coi chừng điều quý vị sắp làm cho những người này. Thời gian trước đây, có Thêu-đa nổi lên, xưng mình là một nhân vật và kết nạp được khoảng 400 người; ông ta đã bị giết, và mọi kẻ theo ông cũng tan rã, không còn gì hết. Sau ông, có Giu-đa người Ga-li-lê nổi lên vào thời kiểm tra dân số, và lôi cuốn dân đi với mình; cả ông này cũng bị diệt, và tất cả những người theo ông ta đều tan tác. Vậy, giờ đây, tôi xin nói với quý vị: hãy để mặc những người này. Cứ cho họ về, vì nếu ý định hay công việc này là do người phàm, thì tất sẽ bị phá hủy; còn nếu quả thật là do Thiên Chúa, thì quý vị không thể nào phá hủy được; không khéo quý vị lại thành những kẻ chống Thiên Chúa. Họ tán thành ý kiến của ông. (Cv.5,34-40).
 
2. Vì Giê-su là sự thật.
  Vì sao Giê-su chiến thắng ? Vì Ngài vâng theo Thánh Ý Chúa Cha, Ngài hoàn tất Chương Trình Cứu Độ của Thiên Chúa.

Tôi đến không phải để làm theo ý Tôi nhưng làm theo ý Đấng đã sai Tôi”(Ga 6, 38).

Mọi việc Ngài làm, đều từ Thiên Chúa.

Lời tôi rao giảng không phải tự mình tôi nói ra, nhưng là chính Chúa Cha, Đấng đã sai tôi, truyền lệnh tôi phải nói gì và tuyên bố những gì”(Ga 12,49).

Cuộc chiến đấu của Ngài có Chính Nghĩa, Chính Nghĩa của Ngài là thực hiện Chương Trình Cứu Rỗi con người, cho con người được sống và sống dồi dào, sống hạnh phúc viên mãn trong Tình Yêu Thiên Chúa.

Những gì sai lầm không thể tồn tại. Vì thế, Đức Giê-su là Chân Lý. Chân lý dẫn đến sự sống đời đời.

"Thày là đường, là sự thật, và là sự sống" (Ga 14:6).

3. Chiến đấu như Chúa Giê-su

Chúa Giê-su lập đi lập lại với các môn đệ về sự chung hưởng vinh hiển với Ngài, sau khi Ngài chỗi dậy từ cõi chết, hay nói cách khác, sau khi Ngài chiến thắng Tử Thần, sau khi Ngài Phục Sinh.

"Thầy sẽ trở lại đón các con về cùng Thầy, để cốt cho Thầy ở đâu, các con cũng được ở đó. Thầy đi đâu, các con đã biết đường rồi" (Ga 14,3-4).

Phút giây vinh hiển Phục Sinh đã được báo trước vào ngày Ngài Hiển Dung, biến hình trên núi Tabor. Khi ấy, đã có lời Chúa Cha phán dạy hãy theo con đường của Chúa Giê-su, Con Thiên Chúa. Con đường ấy “các con đã biết rồi”, vì chính Ngài đã giảng dạy.

Và từ đám mây có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người”. (Lc.9,35)

4. Không thể có chiến thắng ngoài Giê-su

Satan không ngừng phá hoại Chương Trình Cứu Độ của Thiên Chúa. Tất nhiên, vì Bóng Tối không thể sống chung với Ánh Sáng.

Và vì thế, Satan dùng mọi thủ đoạn trong một nỗ lực ngăn cản ánh sáng của Thiên Chúa chiếu tỏa trần thế - Ánh sáng ấy chính là Ánh Sáng Đức Ki-tô.

Satan muốn ánh sáng ấy tắt lịm, ngay từ buổi ban đầu, trước khi Ánh Sáng ấy bắt đầu chiếu tỏa công khai trong thế gian.

Cuộc cám dỗ của Satan đối với Chúa Giê-su bốn mươi đêm ngày trong hoang địa cho thấy những nỗ lực lớn lao của ma quỷ nhằm đập tan kế hoạch của Thiên Chúa cứu chuộc nhân loại.

Cuộc chiến đấu càng trở nên quyết liệt với cơn cám dỗ Chúa phải chịu ở Vườn Cây Dầu.

Chỉ một câu kết thúc lời nguyện, Đức Giê-su bước vào cuộc chiến thắng vinh hiển cho con người, vì con người.

Lạy Cha, nếu chén này không thể rời khỏi con, nhất định con phải uống, thì xin cho ý Cha được thể hiện” (Mt 26,42).

5. Còn đó cuộc chiến đấu cam go ở thế gian

Có câu chuyện ngụ ngôn như sau:

Một con quỷ đến ngôi làng nọ. Nó nhìn thấy ngôi làng này giàu có và đất đai màu mỡ bèn trú chân lại đây, mỗi ngày đều trộm gà bắt chó, gieo vào lòng người sự nghi kỵ, ích kỷ, thù hận hãm hại lẫn nhau, khiến mọi người sống không yên ổn. trưởng làng quyết tâm tìm con quỷ này để quyết đấu với nó, trừ hại cho dân làng.

Một hôm, trưởng làng đi trên cánh đồng tìm con quỷ, ngẩng mặt lên thì đụng phải một người, sau khi chào hỏi nhau, người kia hỏi:

“Ông đi đâu đấy ?”

“Tôi đi tìm con quỷ”, trưởng làng trả lời.

“Để làm gì ?”, người kia hỏi.

“Tôi muốn giết nó, trừ hại dân làng”, trưởng làng đáp.

Lúc này, người kia nói: “Ta chính là quỷ đây”.

Trưởng làng vừa nghe xong thì xông vào, hai bên bắt đầu đánh nhau. Cuối cùng trưởng làng đã chiến thắng con quỷ, đánh nó ngã trên mặt đất, sau đó ông rút ra con dao ngắn, chuẩn bị ra tay, nhưng con quỷ đỡ lại, nói:

- “Trưởng làng, xin dừng tay, ngươi có thể giết Ta, nhưng trước hết hãy nghe ta nói mấy câu”

- “Nói đi”, trưởng làng thúc giục.

- “Ngươi giết chết Ta, ngươi không có lợi gì cả”, con quỷ nói, “Nếu tha Ta, thì ngươi sẽ có mối lợi”.

- “Có lợi gì ?”, trưởng làng hỏi.

“Nếu ngươi để ta sống, Ta bảo đảm mỗi buổi sáng Ta sẽ bỏ dưới gối của ngươi 20 đôla. Cứ như vậy cho đến ngày Ta chết. Con quỷ nói.

Trưởng làng vừa nghe những lời này thì lập tức bị lung lay, nghĩ: mình đánh chết nó thật sự có lợi ích gì ? Nó không phải là con quỷ duy nhất trên thế giới này, quỷ có hàng ngàn hàng vạn con. Nếu mình tha mạng cho nó, thì mỗi ngày có thể được 20 đôla ! Thế là trưởng làng giao kèo với con quỷ và thả cho nó đi.

Sáng sớm hôm sau, trưởng làng phát hiện dưới gối mình quả thực có 20 đôla, trong lòng ông rất vui.

Việc này kèo dài đã một tuần, trưởng làng không dám hé môi kể với ai.

_________________

Một buổi sáng nọ, trưởng làng tỉnh dậy, luồn tay xuống gối mò tiền, nhưng chẳng có đồng nào. Ông cảm thấy bồn chồn, tự nhủ: Có lẽ con quỷ đã quên, nhất định ngày mai nó sẽ bỏ tiền của cà hai ngày.

Nhưng, ngày thứ hai cũng không thấy một đồng tiền nào dưới gối cả. Trưởng làng đợi thêm một ngày nữa, vẫn không thấy tiền dưới gối. Lúc này, ông ta nổi giận đi tìm con quỷ.

Họ gặp nhau cũng trên cánh đồng ấy.

- “Này, tên lừa gạt !”, trưởng làng nói với con quỷ, ngươi hứa với Ta những gì ?”.

- “Ta đắc tội gì với ngươi ?”, con quỷ hỏi.

- “Ngươi đã hứa mỗi ngày nộp cho Ta 20 đôla, mấy ngày đầu Ta còn nhận được tiền, bây giờ, liên tiếp cả mấy ngày rồi Ta có nhận được đồng nào đâu ?”

- “Trưởng làng à,” con quỷ nói, “Ta nộp ngươi tiền mấy ngày liền rồi, giờ Ta không nộp nữa, nếu ngươi không hài lòng thì chúng ta đấu lại”.

Trưởng làng tin vào sức mạnh của mình vì đã một lần chiến thắng con quỷ nên ưng thuận giao đấu. Lần này, con quỷ nhấc ông lên rồi ném xuống đất, và ngồi trên ngực ông ta, hắn rút con dao ngắn, chuẩn bị ra tay.

Lúc này, trưởng làng nói:

- “Này quỷ, ngươi có thể giết chết Ta, nhưng xin hãy cho Ta hỏi một câu”.

- “Nói đi”. Con quỷ đồng ý.

- “Một tuần trước, sau khi chúng ta gặp mặt và bắt đầu đọ sức, Ta thắng ngươi, tại sao bây giờ hai chúng ta đều không có gì thay đổi, nhưng ngươi lại đánh thắng Ta ?”.

- “Bởi lần đầu tiên ngươi đấu với Ta là vì Chính Nghĩa. Còn lần này, ngươi tìm Ta để đòi tiền chỉ vì vụ lợi Cá Nhân, cho nên Ta đã chiến thắng ngươi một cách dễ dàng”.

Cõi chết không là gì khác ngoài lòng ích kỷ, chỉ biết bản thân mình. Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu cho đi, lan tỏa và phong phú. Ma quỷ là sự ích kỷ, thu vén về mình nên tự mình co rút lại và khô cằn tàn tạ. Con người càng văn minh có chiều hướng càng chỉ nghĩ về bản thân mình, tom góp về mình để hưởng thụ, vinh danh cho riêng mình. Đó chính là văn hóa sự chết, con đường của Tử Thần. “Tiền của là miếng mồi của Satan, là sự lập lại câu chuyện “ Ăn Trái cấm” ở Vườn Địa Đàng. Nó mở đầu cho lòng ích kỷ bùng phát trong cái tâm đã bị nhiễm độc tội lỗi của con người, tiếp theo là máu đổ thịt rơi của Aben, và hận thù hành hạ tâm hồn Ca-in… Và cứ thế, chiến tranh tiếp diễn trong lòng người và trong cộng đồng nhân loại…

Ai nghe sự thật thì nghe tiếng ta… Sự thật là gì ? Nếu ta không muốn nghe sự thật thì ai nói cho chúng ta nghe. Nếu ta muốn nghe, và được người nói cho ta nghe, thì đó là ân huệ cho ta. “Thầy là đường, là sự thật, là sự sống” (Ga 14:6). Sự sống không thể tồn tại nếu không có sự thật. Không có sự thật nào ngoài Thiên Chúa, cũng như không thể có sự sống ngoài Thiên Chúa. Từ chối sự thật là từ chối Thiên Chúa. Làm sao thế giới có thể bình yên khi con người loại trừ sự thật chỉ vì sự an toàn của riêng mình.

Thế giới đang ở bờ vực chiến tranh, và cánh chim hòa bình từng ngày lách mình qua làn tên mũi đạn trong đường tơ kẻ tóc… đơn giản chỉ vì tham vọng hẹp hòi của cá nhân hay tập thể riêng lẻ.

Khi Chúa Giê-su nói với Phi-la-tô: “Ai nghe sự thật là nghe tiếng tôi”, Phi-la-tô đã ray rứt trong lòng, ông đã tâm sự với vợ ông - người phản đối kết án Chúa Giê-su:

- Sự thật là gì, Claudia? Em có nghe thấy sự thật khi nó được công bố không?
- Có, - vợ ông, Claudia, trả lời - thế còn anh như thế nào ?
- Em có thể nói cho anh nghe không?
- Nếu anh không muốn nghe sự thật, chẳng ai có thể nói cho anh được.
- Sự thật ! em có muốn biết sự thật của anh là gì không, Claudia? Suốt 11 năm qua anh đã đè bẹp bọn phiến loạn trong miền đất ngỗ nghịch này. Nếu anh không kết tội người đó, anh biết Cai-pha sẽ khởi sự cuộc nồi loạn chống lại anh. Nếu anh kết án, thì chính đồ đệ của ông ấy sẽ nổi loạn. Đàng nào thì cũng có đổ máu. Xê-da đã cảnh báo anh đến hai lần cơ đấy. Ông ấy đã thề rằng, kế đó là sự đổ máu của chính anh. Đó là sự thật, Claudia. Đúng như thế đấy (Đối thoại trong phim The Passion of The Christ).

Và, Phi-la-tô đã “rửa tay” bỏ mặc cho “sự thật” bị “đóng đinh”.

Con người có cùng Chúa Giê-su “trỗi dậy từ cõi chết” hay không, còn tùy sự chọn lựa của mình, Bóng Tối hay Ánh Sáng, Thiên Chúa hay Satan…

Lạy Chúa,

Con hy vọng vào Chúa,
Trong ánh  vinh quang Phục Sinh của Ngài.
Xin cho tâm hồn con được đưa lên cao,
cùng Thập Giá…

Để con thoát khỏi nấm mồ trần gian
vây bọc và chôn vùi…
trong muôn thứ rác rưởi của Satan

Trong yếu đuối triền miên
Con khát khao được cùng Ngài khải hoàn…
Chỗi dậy từ cõi chết !

Xin thương xót con, lạy Chúa,
Con tín thác vào Ngài. Amen.

 
Lm. Antôn NGUYỄN VĂN TIẾNG

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

LỖI HẸN...


Món quà con hứa dâng Người…nhưng con đã
không vượt được chính mình… Lỗi hẹn rồi…
Giê-su hỡi…

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

TAM NHẬT VƯỢT QUA

Trong truyền thống Do Thái, một ngày chấm dứt khi mặt trời lặn, và buổi chiều là bắt đầu cho một ngày mới. Trong phụng vụ, Giáo hội tiếp nối theo truyền thống này, đó là lý do tại sao thánh lễ ngày Chúa Nhật lại được cử hành vào chiều thứ Bảy.

Mùa Chay kết thúc vào chiều thứ Năm Tuần Thánh (tức là bắt đầu ngày thứ Sáu). Tam nhật Vượt Qua (tiếng La Tinh: “Triduum”) bắt đầu bằng thánh lễ Tiệc Ly, và kết thúc bằng kinh chiều Chúa Nhật Phục Sinh. Đây là ba ngày thánh đức nhất trong năm.

Hằng thế kỷ qua, người Công giáo tách biệt ba ngày này xa hẳn những cuộc hẹn, những việc giải trí, và nếu có thể, cả công việc nữa. Đó là thời gian để gia tăng cầu nguyện, chay tịnh, và mong chờ cao độ.

RỬA CHÂN - HÀNH ĐỘNG YÊU THƯƠNG

 


Khi tham dự phụng vụ ngày Thứ Năm Tuần Thánh, chúng ta hãy suy niệm những bài học Chúa Giêsu đã làm.

Rửa là hành động làm cho sạch. Cái gì cũng phải rửa mới sạch, thân xác cần được rửa đã đành, chính tâm hồn cũng cần được rửa để làm sạch những “vết nhơ”.

Rửa chân là bổn phận phục vụ và là công việc của tôi tớ (hoặc nô lệ). Ngày xưa, tôi tớ phải rửa chân cho chủ. Việt Nam không “lệ” rửa chân, nhưng tôi tớ lại phải khom lưng hoặc nằm xuống cho chủ bước qua.

Rửa chân là một cách phục vụ của tôi tớ. Chúa Giêsu là Thầy và là Chúa nhưng Ngài đã hạ mình để làm việc của tôi tớ mà rửa chân cho người khác, dù Ngài đã xác định: “Tôi tớ không trọng hơn chủ” (Ga 13:16a; Ga 15:20) và “kẻ được sai đi không lớn hơn người sai đi”(Ga 13:16b). Trước khi các Giáo hoàng ký các văn bản, truyền thống Giáo hội có “cách nói” khiêm nhường thật tuyệt vời: “Tôi tớ của các tôi tớ”.

Có lẽ chân đi nhiều nên phải rửa. Tay muốn phạm tội mà chân không đi thì cũng… “bó tay”. Rửa chân còn có nghĩa là yêu thương, khiêm nhường, phục vụ và tha thứ.

Vui Áp Dụng Thánh Kinh

Ba ông  thầy dòng  lên  thành phố  trở về, dọc đường ghé vào một quán nhỏ ăn trưa. Quán hôm ấy chỉ có thịt luộc, cá kho, và rau muống chấm mắm ớt. 
Một thầy nổi hứng đề nghị:  
- Hễ ai đọc được câu Thánh Kinh chỉ về món nào, thì ăn món đó. Hễ  ai  đọc  không  được  thì  phải  chờ,  người  khác  ăn  xong mới được ăn. Hai thầy kia nổi máu anh hùng, chịu liền. 
Thầy thứ nhất thấy đĩa thịt đọc luôn: 
-  "Mọi  động  vật  sẽ    thức  ăn  của  các  ngươi"  (St  9:3). Đọc xong thầy kéo đĩa thịt về phía mình. 
Thầy thứ hai thấy đĩa cá vội vàng tiếp luôn: 
-  "Cầm  lấy năm  chiếc bánh  và hai  con  cá, Ngài ngước mắt lên  trời mà  chúc  tụng, đoạn bẻ bánh!  Và hai con cá, Ngài cũng chia  cho  dân  chúng  ăn"  (Mc 6:41). Thầy  vừa đọc  vừa  kéo đĩa  cá kho về phía mình, đắc thắng. 
Đĩa  rau muống  còn  đó.  Ai  nấy  đều  nặn  óc  cố  nghĩ  ra  câu Thánh Kinh nào nhắc đến rau muống. Bỗng thầy thứ ba mỉm cười, một  tay  cầm  chén  nước  mắm,  một  tay  bốc  rau  luộc  chấm  vào mắm, vừa đọc vừa vẩy vào hai thầy kia: 
"Lạy Chúa, xin dùng cành hương thảo rảy nước trên tôi, thì tôi được sạch!"                                                 
Hai thầy bị vẩy nước mắm, la toáng lên, vội vàng đi lau rửa.
Thầy thứ ba còn lại, ung dung xơi hết.

NỤ CƯỜI

Giá một nụ cười  rẻ hơn giá tiền điện thế nhưng nụ cười lại toả sáng nhiêu hơn hàng trăm bóng đèn điện. Không ai nghèo đến nỗi không thể mỉm một nụ cười, cũng không ai đủ giàu để sống mà không cần đến nụ cười kẻ khác.
Một nụ cười vốn liếng tuy nhỏ bé nhưng lại sinh hoa lợi nhiều, nó làm giàu cho kẻ đón nhận nó mà không hề làm kẻ trao tặng nó phải nghèo đi. Ngược lại, có khi người ta mãi mãi ghi nhớ.
Không ai đủ giàu mà bỏ qua không nhận lấy một nụ cười, lại cũng không ai quá nghèo đến nỗi không cho nổi một nụ cười. Nụ cười tạo được hạnh phúc trong gia đình. Nụ cười là dấu hiệu của nhân ái. Nụ cười làm cho kẻ nhọc nhằn tìm được sự thoải mái dễ chịu. Nụ cười đem lại can đảm cho người đang nản chí hoang mang. Nếu có một lúc nào đó trong đời bạn gặp một ai đó không cho bạn được một nụ cười như bạn đáng được nhận, thì bạn hãy quảng đại mà nở một nụ cười với người ấy. Bởi vì không ai cần đến nụ cười cho bằng không bao giờ biết cười.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

DẤU ẤN TÌNH YÊU.

1. Chúa ghi vào hồn con dấu ấn của Ngài. Chúa ghi vào đời con êm ái tuyệt vời. Mấy cung đàn tơ tấu lên trìu mến, khúc ca cuộc đời con thơm ngát hương trời.
ĐK : Hồng ân Chúa tràn trề tháng năm, tay con nhỏ bé đáp sao cho vừa. Hồng ân Chúa vô biên vô tận, tim con nhỏ bé nhưng hãy còn vơi.

2. Ôi ân huệ tình yêu cao quý khôn lường. Chúa dắt dìu con qua bao tháng năm trường, sớt chia buồn vui, ủi an phù giúp, dẫu con là tôi tớ tay trắng khôn cùng.


3. Xin cho đời con như cây sáo của Ngài. Chúa gieo vào giai khúc thanh khiết muôn đời. Chúa cho đầy vơi, mát tươi cuộc sống, khi tay Ngài âu yếm ngây ngất tâm hồn.

HẠC GIẤY

Có những món quà thật đơn giản nhưng chứa đựng biết bao tâm tình. Tôi biết một chàng trai đã gấp 1000 con hạc giấy tặng người anh yêu. Mặc dù lúc đó anh chỉ là một nhân viên quèn trong công ty, tương lai chẳng có vẻ gì xán lạn nhưng họ vẫn luôn hạnh phúc bên nhau. Rồi cho đến một hôm người yêu của anh nói rằng nàng sẽ đi Paris, sẽ không bao giờ còn có dịp gặp lại anh nữa. Nàng rất lấy làm tiếc nhưng rồi nỗi đau của chàng sẽ trở thành dĩ vãng. Hãy cho nó ngủ yên trong ký ức của mỗi người.
Chàng trai đồng ý nhưng trái tim tan nát. Anh lao vào làm việc quên cả ngày đêm, cuối cùng anh đã thành lập công ty của riêng mình. Nó không chỉ giúp anh vươn đến những điều mà trước đây vì thiếu nó mà người yêu đã rời bỏ anh, nó còn giúp anh xua đuổi khỏi tâm trí mình một điều gì đó của những tháng ngày xưa cũ.

10 NGHỊCH LÝ CỦA CUỘC SỐNG



1. Người đời thường vô lý, không “biết điều” và vị kỷ. Nhưng dù sao đi nữa, hãy yêu thương họ.

2. Nếu bạn làm điều tốt, có thể mọi người sẽ cho là bạn làm vì tư lợi. Dù sao đi nữa, hãy làm điều tốt.

3. Nếu thành công, bạn sẽ gặp những người bạn giả dối và những kẻ thù thật sự. Nhưng dù sao đi nữa, hãy thành công.

4. Việc tốt bạn làm hôm nay sẽ bị lãng quên. Nhưng dù sao đi nữa, hãy làm điều tốt.

5. Thẳng thắn, trung thực thường làm bạn tổn thương. Nhưng dù sao đi nữa, hãy sống thẳng thắn.

6. Người có ý tưởng lớn lao có thể bị đánh gục bởi những kẻ suy tính thấp hèn. Nhưng dù sao đi nữa, hãy luôn nghĩ lớn.

7. Người ta thường tỏ ra cảm thông với những người yếu thế nhưng lại đi theo kẻ mạnh. Nhưng dù sao đi nữa, hãy tranh đấu cho những người yếu thế.

8. Những thành quả mà bạn đã phải mất nhiều năm để tạo dựng có thể bị phá hủy chỉ trong phút chốc. Nhưng dù gì đi nữa, hãy cứ tiếp tục dựng xây.

9. Bạn có thể sẽ bị phản bội khi giúp đỡ người khác. Nhưng dù sao đi nữa, hãy giúp đỡ mọi người.

10. Bạn trao tặng cuộc sống tất cả những gì tốt đẹp nhất và nhận lại một cái tát phũ phàng. Nhưng dù sao đi nữa, hãy sống hết mình cho cuộc sống.

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

“Tôi sinh ra để sống cho những gì cao quí hơn”

 ĐI BỘ 1800 CÂY SỐ ĐỂ ĐƯỢC SỐNG ƠN GỌI CỦA MÌNH.
Sinh ra trong một gia đình quyền quí ở Ba Lan vào thế kỷ XVI, nhưng thánh Stanislao Kostka (1550-1568) sống như một thiên thần, không màng chi danh vọng tiền tài. Mọi người luôn tìm cách lôi kéo công tử Stanislao vào cuộc sống xa hoa, hưởng thụ. Đã từ lâu, Stanislao ước mong được chia sẻ nếp sống của nhóm bạn Chúa Giêsu (dòng Tên).
Stanislao đã gặp cha Giám tỉnh dòng Chúa Giêsu để xin nhập tu, nhưng anh ở diện vị thành niên nên họ không dám nhận khi chưa có phép của cha mẹ. Anh thừa hiểu chẳng đời nào cha anh lại cho phép từ bỏ nếp sống công tử để đổi lấy chiếc áo dòng. Người ta cũng sợ có nhiều phiền toái không lường trước được. Stalislao nghĩ rằng vị sứ thần Tòa Thánh tại Vienne có thể buộc nhà dòng thâu nhận anh, nên đích thân trình bày trực tiếp với ngài. Tuy nhiên, vị sứ thần cũng không dám ép nhà dòng làm một việc có thể dẫn đến nhiều hậu quả tai hại. Anh nảy ra ý định đi thật xa, đến nơi nào mà nhà dòng có thể nhận anh mà không sợ liên lụy.

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

LÀM BẠN VỚI CHÍNH MÌNH...

TÔN TRỌNG BẢN THÂN

“Người thành công từ nhỏ đã xem trọng bản thân” (Lưu Dung Trứ)
Trong cuộc sống hiện tại, xu hướng thực dụng của nhiều người hướng về đời sống vật chất hơn tinh thần. Vì thế, thường xác định hạnh phúc và giá trị cuộc đời qua thành đạt, địa vị và nhất là tiền của. Đối với nhiều người trẻ, tiêu chuẩn xác định giá trị một người thường dựa trên sự việc người đó đã làm ra bao nhiêu tiền.
Các bạn có tán đồng quan điểm này không ?
Có lẽ một phần nào chăng ? Nhưng dường như chưa ai lấy làm thoả mãn với những yếu tố đó. Cuộc sống con người còn nhiều giá trị cao cả hơn bạc tiền và thành đạt.

BẢO NHAM YÊU DẤU.

MỘT TINH THẦN NỐI KẾT LÀ SỨC MẠNH TẠO NÊN MỘT QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU      
 --------------------
        Từ ngàn xưa, con người Việt Nam luôn có tinh thần nối kết với nhau trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Đây là một phẩm chất tốt đẹp mà mọi người qua mọi thời luôn phải học hỏi và ông cha ta đúc kêt thành câu ca dao:
”Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
        Câu ca dao thể hiện tinh thần  gắn bó, cùng chung sức cùng làm việc.
        Tinh thần nối kết rất cần thiết trong một tập thể để cùng nhau xây dựng một giáo xứ vững mạnh về mọi mặt. Tinh thần này phải là biểu hiện mối quan hệ giữa mọi người ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.Thể hiện tinh thần nơi mọi người dựa trên đời sống đạo đức, có văn hóa và tri thức. Có được như vậy thì dù cho trăm nghìn xa cách vẫn là BẢO NHAM YÊU DẤU.
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn. 
(Chế Lan Viên)
       

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

VỊ THIỀN Sư VÀ NGƯỜI KITÔ HỮU

Một ngày kia, một người Kitô hữu ghé thăm một vị thiền sư và nói : “Xin thầy cho phép tôi được đọc cho thầy nghe một vài câu trong ‘Hiến Chương Nước Trời’.”
Vị thiền sư trả lời : “Tôi rất muốn nghe”.
Người Ki tô hữu liền đọc vài câu và liếc nhìn quan sát.
Vị thiền sư mỉm cười và bảo: “Kẻ đã tuyên bố những lời này quả thật là một người được linh ứng”.
Điều này làm cho người Kitô hữu vô cùng sung sướng. Anh ta tiếp tục đọc. Vị thiền sư ngắt lời anh ta và nói : “Đấng đã nói những lời này có thể được xem là vị cứu tinh đích thật của nhân loại”.
Người Kitô hữu giật mình, anh ta tiếp tục đọc cho đến hết.
Bấy giờ vị thiền sư mới cất tiếng : “Quả thật, bản Hiến Chương này đã được một vị thần linh loan báo”.
Người Kitô hữu trở về nhà, lòng ngập tràn niềm vui và hãnh diện, và anh quyết định sẽ trở lại thăm vị thiền sư, đồng thời khuyên ông ta trở lại Kitô giáo.

Gặp Đức Giêsu trên đường trở về nhà, người Kitô hữu khoe với Chúa một cách hãnh
diện : “Lạy Chúa, con đã làm cho người đó tin
rằng Ngài là Thiên Chúa”.
Chúa Giêsu mỉm cười đáp : “Điều đó có ích gì cho con đâu, nó chỉ làm thoả mãn ‘cái
tôi Kitô hữu’ của con mà thôi!”

Anthony de Mello

CHÀNG SI TÌNH KHỜ KHẠO


Một anh chàng si tình nọ, trong nhiều tháng qua, theo đuổi một cách vô vọng một cô gái xinh đẹp. Anh vô cùng khổ sở vì bị khước từ. Một ngày kia, cảm động trước sự chung tình của chàng, cô gái chấp nhận và đồng ý gặp anh, cô nói : “Hôm đó vào giờ đó, hãy đến địa điểm kia gặp tôi”.
Đúng ngày giờ ấn định, anh chàng dại gái dến điểm hẹn. Trong lúc ngồi bên cạnh cô gái, anh ta cho tay vào túi, rút ra một chồng thư tình mà anh đã viết trong suốt thời gian theo đuổi tán tỉnh cô gái mà bị khước từ trước đây. Anh ta bắt đầu đọc cho cô gẩỉ nghe từng lá thư một, những lá thư đầy ắp đam mê,
nhung nhớ. Anh đọc mãi, đọc mãi hàng giờ.
Cuôl cùng, cô gái nói với anh ta ; “Thật anh đúng là khùng. Những lá thư này toàn nói về tôi, về những nhớ nhung của anh dành chotôi . Bây giờ chính tôi đang ngồi bên cạnh anh thì anh lại lải nhải đọc những lá thư kỳ cục của anh”.
Thiên Chúa cũng nói với chúng ta :
“Ta đang ngồi bên cạnh con mà con cứ
suy nghĩ về Ta, cứ nói về Ta bằng ngôn ngữ của con, và cứ mải miết đọc những quyển sách viết về Ta. Cho tới khi nào con mới ngưng và thưởng thức Ta?”
Anthony de Mello


CAN ĐẢM BẢO VỆ NGƯỜI NGHÈO KHỔ NHẤT


Một cuộc chiến mang nét vượt qua
Trong Thông Điệp Tin Mừng về sự sống tình trạng nghiêm trọng và thê thảm này của người nghèo được nhìn trong nhãn giới một sự căng thẳng, một cuộc chiến có ranh giới xác định rõ ràng: cuộc chiến của nền văn hoá sự sống chống lại nền văn hoá sự chết, của những sức mạnh giữa điều thiện và điều ác, không phải chỉ là cuộc xung đột về lịch sử xã hội, chính trị, kinh tế (những phương diện đã được đề cập đến nhiều trong các Thông Điệp xã hội), nhưng là một cuộc chiến được hiểu theo trực giác do đức tin chỉ dẫn, trong nhãn giới của mối căng thẳng và của cuộc chiến vượt qua (lutte pascale). Đây không phải là cuộc chiến mà Giáo hội tìm kiếm, nhưng thực tế nó có mặt trong lịch sử, một lịch sử bị công hãm cũng như chính cuộc sống bị công hãm bởi tình huống đặc biệt này: những sức mạnh của sự dữ tập trung lại bao quanh thảm kịch của con người, có lẽ như đã từng xảy ra qua suốt dòng lịch sử. Đó không phải là một cuộc chiến được chọn lựa, nhưng là một cuộc chiến được xây dựng trên ý thức, nhờ ánh sáng đức tin, về một thưc tại tàn bạo và vô nhân. Giáo hội chọn lựa con đường bênh vực quyền của những người yếu đuối nhất và Giáo hội mở ra cho thế giới con đường hy vọng. Người ta biết được nỗi khó khăn cực kỳ cũng như những chênh lệch, những bất quân bình đang tồn tại trong thế giới ngày nay, nơi đó sự dữ lan tràn một cách có tổ chức và được hệ thống hoá, tiếp theo sau sự băng hoại về luân lý và việc sụp đổ những hàng rào bảo vệ sự sống. Nhưng chắc chắn Chúa sẽ toàn thắng! Đức Chúa của Phục Sinh, của sự sống, đã chiến thắng trên thập giá.

NỖI ĐAU TRONG TUYỆT VỌNG

"Đừng tuyệt vọng tôi ơi, đừng tuyệt vọng…” đó là lời bài  hát mà cô bé bệnh nhi thường hát đi hát lại nhiều lần trong bệnh viện. Trong những ngày đầu vừa tới giúp điểm mục vụ, điều làm tôi ngạc nhiên là những câu hát đáng lẽ chỉ dành cho những người lớn lại phát ra từ  miệng của một em bé chưa đủ lớn để hiểu thế nào là tuyệt vọng. Phải chăng cô bé đã hát theo yêu cầu của một phụ huynh nào đó nhằm để trấn an mọi người trong bệnh viện? Tôi muốn nói về một cô bé bệnh nhi khá đặc biệt, có khuôn mặt ngây thơ và dễ thương như thiên thần, em hát rất hay. Tôi nghe nói em đã từng hát song ca với ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trong một chương trình ca nhạc dành cho bệnh nhân trong dịp lễ hội. Ở bệnh viện, tôi thấy cô bé hát toàn nhạc Trịnh, mỗi lần cô bé hát ở hành lang thì mọi người xúm nhau lại để nghe, ai cũng tấm tắc khen ngợi. Cô bé đã làm cho mọi người nguôi đi cơn đau và nỗi lo lắng, kèm theo lời an ủi “Đừng tuyệt vọng…”.

MUỐN VÀO ĐƯỢC NƯỚC THIÊN ĐÀNG

Muốn vào được nước thiên đàng, thì hãy như trẻ em. Câu này Chúa Giêsu nói và ai cũng biết. Nhưng chẳng mấy ai thực hành, vì chẳng mấy ai tin vào nó. Mà nếu có ai thực hành thì họ thường phá câu đó bằng cách thêm vào chữ “nhưng”–Muốn vào được nước thiên đàng, thì hãy như trẻ em, nhưng…
Mình rất không ưa chữ “nhưng” trong những vấn đề tâm linh, vì nó thường làm cho các tư duy tuyệt vời trở thành tầm thường và vô dụng.
Nếu các bạn nhìn trẻ em, các bạn luôn luôn thấy tình yêu, trong sạch, ngây thơ… Người lớn thì đa phần chẳng ngây thơ chút nào, và thường vì vậy mà người lớn bị kẹt cứng một chỗ trong vòng khổ lụy.
Làm sao mà ai nhìn bạn cũng có cảm tưởng như nhìn thấy một em bé? Nếu bạn mỉm cười với em bé, em bé cười lại, mà không nghỉ là bạn cười thật hay cười giả tạo. Nếu bạn nói với em bé, em bé sẽ nói lại bằng ngôn ngữ của em bé, mà không quan tâm bạn nói thật hay nói chơi. Em bé có zero thành kiến trong đầu về bạn dù bạn là kẻ giết người…
Làm sao bạn có trái tim như vậy? Biết đó là kẻ giết người mà trong lòng bạn vẫn thương cảm? Biết đó là người hay nói dối mà trong lòng bạn vẫn vị tha?
Trẻ em là vậy đó. Không biết phân biệt người tốt người xấu, yêu tất cả mọi người.
Người lớn có đủ thành kiến về nhau. Chúng ta có đủ thành kiến về nhau. Và điều đó là rác rến trong đầu chúng ta, làm ta tạo ra quá nhiều năng lượng tiêu cực trong đầu, cho nên ta không ngóc đầu lên được cả đời.
Đường nhiều rác quá, chán dân Việt lắm.
Chúng nó kinh doanh gian dối lắm, chẳng làm ăn gì được.
Chúng nó dìm nhau lắm, chẳng ngóc đầu lên được.
Các bạn, các bạn có nhớ câu “Đừng bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh” không?
Dù nhà bạn đã sập, bạn cũng phải thấy điều tích cực trong đó.
Dù bạn đã bị mất việc, bạn cũng phải thấy điều tích cực trong đó.
Dù bạn vừa bị trộm lấy mất xe, bạn cũng phải thấy điều tích cực trong đó.
Dù bạn gặp ăn cướp, bạn cũng phải thấy điều tích cực trong đó.
Hành giả tư duy tích cực, thấy điều tích cực trong 100% hoàn cảnh và trường hợp. Không có ngoại lệ. Không có ngoại lệ. Không có ngoại lệ. Trong bất kì hoàn cảnh nào, giao tiếp với bất kì ai, bạn có zero lý lẽ để tiêu cực.
Trừ khi bạn cho rằng tiêu cực cũng có lý của nó. Đương nhiên nếu bạn muốn suy nghĩ kiểu “cạn nửa ly”, thì bạn cũng đúng.
Đúng thì vẫn đúng, nhưng ngu dốt thì vẫn ngu dốt.
Người tích cực không có lý do để tiêu cực bất kì trong một phút giây nào hay trong một hoàn cảnh nào.
Trẻ em không hề biết tiêu cực một giây nào trong ngày.
Nếu bạn muốn vào được nước thiên đàng, ngay lúc này, ở đây.
Chúc các bạn vào được nước thiên đàng.
Mến,
Trần Đình Hoành

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

VẤN ĐỀ CHÂN LÝ TRONG KINH THÁNH

1. Phân biệt “đúng” và “thật” trong Kinh Thánh
a) Đúng trong Kinh Thánh được hiểu là đúng theo lịch sử khách quan. Kinh Thánh thực sự mang tính lịch sử. Các soạn giả thánh trình bày lịch sử cứu độ qua lịch sử nhân loại. Lịch sử cứu độ này là đúng.
Tuy nhiên, lịch sử trong Kinh Thánh lại khác với lịch sử nhân loại. Lịch sử nhân loại mang tính thực tế khách quan thuần tuý. Còn lịch sử trong Kinh Thánh được viết dưới nhãn quan đức tin, trong mọi biến cố đều có dấu ấn của Thiên Chúa. Do vậy, lịch sử trong Kinh Thánh được trình bày theo góc độ tôn giáo.
Trong nhiều trường hợp, các soạn giả thánh có thể kể lại phỏng chừng, bỏ qua nhiều tiểu tiết của biến cố lịch sử Israen hay của thế giới. Do vậy, người ta không thể đòi hỏi ở đây sự chính xác về lịch sử khoa học hiểu theo nghĩa chặt chẽ.

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

SỰ GẶP GỠ CỦA BA TRIỀU ĐẠI


ĐỆ TỬ HỌC NGHỆ

Truyền thuyết ngày xưa nói rằng: mèo là một loại động vật rất giỏi, mọi người đều nói bản lĩnh của nó thâm sâu không thể đo lường được, nên ồ ạt đến để xin học nghệ. Qua những lớp sàng lọc thì sư phụ mèo mới thu nhận được ba tên đệ tử, đó là: Beo gấm, hổ và gấu.
Ngày thứ nhất, giữa hai cây lớn thì sư phụ mèo cột một sợi dây thừng và kêu các đệ tử nhảy qua. Beo gấm nhảy phốc lên không bay qua được; con hổ nhảy một cái vượt qua được; đến phiên con gấu nhảy, sau khi làm một điệu bộ rất đẹp thì nhảy qua, nhưng nó rất là không linh hoạt, vừa xuống thì bị sợi dây vướng chân, thử mấy lần đều không thành công. Con gấu mất đi lòng tin, lợi dụng khi sư phụ không chú ý bèn len lén bỏ về.

NHÀ MỚI CỦA CON CHÓ ĐỐM NHỎ

Con chó đốm nhỏ muốn xây một căn nhà mới, các bạn đều đến giúp đỡ: con voi dùng cái mũi dài vận chuyển rất nhiều gỗ từ trong rừng về, con sơn dương nhỏ và hươu con thì cưa gỗ thành những tấm ván, các bạn nhỏ “tinh tang tinh tang” bắt đầu công việc, thời gian mới chỉ có mấy ngày mà một cái nhà xinh xinh đã làm xong.
Chó đốm nhỏ nhìn thấy các bạn mệt nhọc mồ hôi đẫm lưng thì rất cảm kích, nói: “Này các bạn, cảm ơn các bạn, đợi nhà cửa sạch sẽ rồi tôi nhất định sẽ mời các bạn đến chung vui.”

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

TIỀN BẠC, VẤN ÐỀ MUÔN THUỞ



1. Quan điểm chung của Thánh Kinh
Ta thường nghe dạy phải dè chừng đối với tiền bạc vì nó bị coi là Ma-mông (Thần Tiền). Khi nói rằng:  Anh em không thể làm tôi Thiên Chúa lẫn Tiền Bạc (Mt 6,24 ; Lc 16,13), Thánh Kinh thực không có ý khinh miệt tiền bạc và của cải, vì chúng được nhìn như là một công cụ hữu ích trong cuộc sống, cũng như một phương tiện tạo dễ dàng cho việc phân phối, chia sẻ và giúp đỡ nhau trong xã hội ; có điều là phải biết sử dụng nó cho tốt . Mặt khác, Thánh Kinh cũng nhắc nhở rằng : tiền bạc rất dễ trở thành mối nguy cho bất cứ ai thiếu thận trọng, vì ta rất dễ sa vào cạm bẩy của nó : nó có sức thu hút rất đáng kể, và nhất là theo một lập luận rất  hợp lý  khiến người ta sẵn sàng làm việc  vì nó và cho nó  một cách  mù quáng như một nô lệ trung thành và tự nguyện trong một tâm trạng  bình an . Dường như , không có vấn đề gì phải đặt lại cả, theo một lập luận như sau :

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

NHÂN BẢN


I. KHÁI NIỆM :

I.1. Nhân bản là gì ? Ai cũng biết ‘nhân’ là người, con người ; ‘bản’ là cái gốc, cái nền tảng. Vậy ‘nhân bản’ là cái gốc của con người từ khi mới hình thành (trong bụng mẹ) đến lúc chào đời. Con người, khi ấy mới chỉ là một sinh vật có bản năng, chưa có ý thức, tri thức, dục vọng ; nói khác hơn, con người lúc ấy hoàn toàn tốt lành, không bị lôi cuốn hay vướng mắc một sự gì của hệ luỵ trần gian. Vì thế mới có câu “người mới sinh, tính vốn lành” (“nhân chi sơ, tính bản thiện” – Nho giáo), “trẻ thơ giống như một tờ giấy trắng” (tục ngữ VN) trên đó chưa in một tì vết nào.