Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

THÁNH CA VÀ TRUYỀN GIÁO

 Do nhu cầu của Giáo hội, các bài thánh ca đã được các nhạc sĩ sáng tác rất nhiều, nhất là trong những thập niên gần đây. Các bài thánh ca giúp ích và đóng một vai trò nhất định trong Phụng vụ của Giáo hội. Khi đón nhận các bài thánh ca trong các cử hành phụng vụ, Giáo Hội không chủ trương dùng thánh ca như phương tiện giải trí hay thư giãn như trong các câu lạc bộ vẫn quen tổ chức. Nhưng thánh ca dùng trong Phụng vụ có vai trò khác; nó giúp con người cầu nguyện và là trợ tá cho các cử hành phụng vụ. Để có thể hiểu thêm về thánh nhạc, chúng ta đi tìm hiểu một vài khía cạnh và vai trò của nó cho đời sống tu sĩ cũng như ý nghĩa truyền giáo trong Phụng vụ của Giáo hội Công giáo qua các mục sau:

I/ Văn Kiện Của Công Đồng Vaticant II
II/ Vai Trò Của Thánh Ca Cho Đời Sống Tu Sĩ
III/ Nội Dung Thánh Ca Nói Về Mission
IV/ Vài Nhận Định

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

THA THỨ


Đâu là sự khác biệt giữa hai cái chết, một cái chết của người lính và một cái chết của các thánh tử đạo? Đâu là sự khác biệt khi … cả hai cùng nằm xuống cho một lý tưởng? … Người lính có thể chết đi vì họ bảo vệ cái lý tưởng trần thế của họ. Và thậm chí có người đã nằm xuống để bảo vệ quê hương, chống lại quân xâm lược.

THƯỚC ĐO NHÂN CÁCH

Một người hành khất đã tâm sự như sau:

Tôi là một kẻ ăn xin, và bạn biết không, tôi thích làm một người ăn xin. Trong bao nhiêu năm qua, t
ôi đã quan sát và biết được cách bạn cư xử và sử dụng tiền bạc như thế nào. Lúc đầu khi tôi biết Chúa đã chọn cho tôi con đường ăn xin này tôi không thể vui được, nhưng Thiên Chúa giàu lòng thương xót đã cho tôi nhìn vào thế giới bằng chính cái nhìn của Ngài khi tôi trung thành với con đường ăn xin của tôi. Con đường của tôi là để làm cho con đường của bạn được sáng hơn dù bạn có muốn hay không.

CHA!

Hôm qua có bạn hỏi: sao lâu rồi không thấy viết về cha?

Bỗng giật mình nhận ra mình vô tâm quá...
Ngày nào hầu như cũng gọi điện thoại về cho mẹ, nhưng hiếm khi nào bảo mẹ chuyển điện thoại cho cha... Chỉ nghe giọng cha qua tiếng ho gầy, tiếng cha bất chợt nói điều gì với mẹ...

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

VỊ TẾT

Ngày xưa…
 Tết là khi đến ngày sơ kết học kì một, chị em tôi cầm về những tờ giấy khen còn thơm mùi giấy. Chúng sẽ được dùng để trang hoàng cho căn nhà bằng cách dán chúng lên tường. Căn nhà gỗ với bức vách mối mọt sẽ trở thành “bảng thành tích” của cả hai chị em. Đó là niềm hân hoan không chỉ giành tặng bố mẹ đầu năm, mà còn là sự tự hào, là thứ duy nhất có thể “khoe” với bạn bè, hàng xóm.

Câu chuyện hai hạt lúa

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “ Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

CÂY CẦU

Vùng nọ có hai anh em sống kế nhà nhau. Họ đã từng rất hòa thuận nhưng gần đây xảy ra mâu thuẫn chỉ vì một sự hiểu lầm nhỏ trong kinh doanh.

Một buổi sáng, có một người đến gõ cửa nhà người anh, John. Đó là một người thợ mộc với túi đồ nghề to tướng: "Tôi đang tìm việc và hi vọng ông có việc gì đó cần đến tôi".

CHIẾC THÌA DÀI

Một người sùng đạo nói chuyện với Chúa “ Thưa Chúa, con rất muốn biết Thiên đường và Địa ngục như thế nào”. Chúa dẫn anh ta vào hai cái cửa...

Chúa mở cái cửa đầu tiên, người đàn ông nhìn vào.

Ở giữa phòng có một cái bàn tròn lớn. Ở giữa bàn có một nồi nước hầm bốc khói nghi ngút trông thật ngon và hấp dẫn, khiến cho người đàn ông nhỏ nước miếng.

THÔNG ĐIỆP KHÔNG LỜI

Họa sĩ tài ba Vincent Van Gogh không phải lúc nào cũng cầm cọ. Ông đã từng đến làm việc tại một mỏ than ở Borinage, Bỉ. Ở đó mọi người rất quý trọng ông vì sự hiểu biết và vốn sống của ông. Những khi rảnh rỗi, ông thường được mọi người mời nói chuyện về cuộc sống. Ông nhận ra có một số người thường phản ứng khi nghe ông nói chuyện.

CÀ PHÊ CỦA CUỘC ĐỜI

Một nhóm học sinh cũ khá thành công và ổn định trong nghề nghiệp tập trung tại nhà một thầy giáo cũ. Câu chuyện dần dà chuyển sang những than thở về áp lực cuộc sống và công việc.

Đãi cà phê cho các vị khách của mình, thầy giáo vô bếp mang ra một ấm to cà phê và nhiều ly tách khác nhau từ ly nhựa, ly sứ, ly thủy tinh, có cái đơn giản, xinh xắn, có cái sang trọng đắt tiền. Thầy bảo các học sinh tự lấy cà phê cho mình.

HOA HỒNG

Ngày đầu tiên ở trường đại học, giáo sư của chúng tôi tự giới thiệu mình và thử thách đám học trò bằng cách gợi ý để chúng tôi tìm hiểu về những người chưa hề quen biết.

Khi tôi đứng dậy và nhìn quanh thì có một bàn tay lịch sự chạm nhẹ vào vai tôi. Tôi quay lại và nhìn thấy một bà cụ nhỏ bé, da nhăn nheo đang nhìn tôi cười tươi tắn, nụ cười làm bừng sáng con người bà.

PHÉP MẦU NHIỆM GIÁ BAO NHIÊU?

Khi nghe cha mẹ bàn về bệnh tình của người anh, những gì cô bé Tess biết được là người anh mắc bênh rất nặng và gia đình đã cạn kiệt tiền. Cần có một ca phẫu thuật với chi phí rất mắc mới có thể cứu được anh của bé nhưng ngặt nổi không có ai cho gia đình em vay mượn. Em nghe cha nói trong tuyệt vọng: "Chỉ có phép mầu nhiệm mới có thể cứu được thằng bé thôi".

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

NGỤ NGÔN VỀ GIÁO DỤC TRẺ


Có sự khác nhau giữ học vấn và kinh nghiệm.

- Học vấn là những gì bạn tiếp thu được nhờ đọc sách báo.
- Kinh nghiệm là những gì mà bạn có được không phải tư đọc sách !

Nhưng kiến thức bao la phải được đúc kết từ học vấn lẫn kinh nghiệm.

Một giáo viên trẻ nằm chiêm bao thấy một thiên thần xuất hiện trước mặt anh và nói : "Anh sẽ được ban cho một đứa bé. Đứa bé này khi trưởng thành, sẽ là người lãnh đạo thế giới. Anh sẽ trang bị cho cô bé như thế nào để cô nhận ra rằng mình thông minh, tự tin, vừa quyết đoán vừa nhạy cảm, cởi mở, nhưng mạnh mẽ về tính cách? Nói tóm lại, anh sẽ áp dụng hình thức giáo dục nào để cô bé trở thành một nhà lãnh đạo thế giới thực sự vĩ đại "

TÌNH YÊU MỌC TRÊN CÂY



Từ nhỏ tôi đã mơ ước có một khu vườn trồng thật nhiều hoa. Tôi có thể ngồi hàng giờ để tưởng tượng về nó, về những loài hoa sẽ trồng, những chiếc chậu bằng đất nung màu đỏ, hay những lối đi nhỏ rải đầy cuội trắng...

Nhưng để có một vườn hoa như thế cần không ít công sức, và cần rất nhiều tiền.

Gia đình tôi có Matthew, Marvin, hai nhóc sinh đôi Alisa và Alan, và Helen. Với 5 đứa con, tôi quá bận rộn và vất vả, làm sao đủ sức nghĩ tới một khu vườn trồng hoa chỉ để ngắm.

Khi bọn trẻ còn nhỏ, đôi khi chúng muốn một thứ gì đó đắt tiền mà tôi thì không thể cho, và tôi thường nói: “Con có nhìn thấy một cái cây tiền nào ngoài kia không? Con biết là tiền không mọc trên cây mà!”.

TRE VÀ DƯƠNG XỈ

 Một ngày, tôi quyết định sẽ từ bỏ. Từ bỏ công việc, mọi mối quan hệ, từ bỏ mọi mong ước, hi vọng của mình. Tôi muốn từ bỏ cuộc sống. Tôi đã đến tìm và nói chuyện với Chúa.

“Thưa Chúa, Người có thể cho con một lí do để không từ bỏ cuộc sống của con không?”.

Chúa rất ngạc nhiên khi tôi hỏi câu đó. “Con hãy nhìn đây” - Chúa lên tiếng - “Con có nhìn thấy cây dương xỉ và cây tre này không?”.

“Có”- Tôi kính cẩn trả lời.

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Tân Linh Mục Và Vị Ân Nhân


Thế là qua bao khó khăn đèn sách, kinh nguyện … anh đã trở thành một tân linh mục. Chờ đợi ngày nhận bài sai để đi thi hành sứ vụ nên anh có một thời gian rảnh. Anh phỏng vấn đi du lịch Mỹ quốc thành công. Anh được người quen biết dẫn đi chơi đây đó ở một số bang của Mỹ cho biết.
Còn vài ngày nữa là hết hạn ở Mỹ. Cha Bố của anh gửi email nhắn anh nên đi thăm một ân nhân mà anh chưa từng liên lạc, người hằng gửi tiền sách bút hằng năm cho anh trong thời gian anh học ở chủng viện.
Đã đến nhà của vị ân nhân nhưng anh chỉ gặp người con của bà. Chị làm cho tân linh mục một tô phở ăn sẵn và nói chờ mẹ chị sẽ về nhà gặp anh. Anh đợi đến cả tiếng đồng hồ với lòng bồn chồn, khó chịu. Cuối cùng vị ân nhân đã về nhà với một bao đựng những vỏ lon bia, nước ngọt. Vị ân nhân là người mà tân linh mục đã gặp ở quán ăn khi bà ta đang nhặt lại những vỏ lon người ta bỏ đi sau bữa ăn cách đây vài hôm. Anh giựt mình hiểu ra những gì vị ân nhân này đã âm thầm, chắt chiu cho anh và cho Giáo hội.
Dân Chài


 

Sinh Nhật Đầu Tiên…!!!



-“choa đi học đây nha! Ở nhà mần mánh chi để tối mà sinh nhật, năm ni năm đầu đi học với lại cũng là lần đầu tiên chú mi mần sinh nhật nên mần cho hoành tráng nha!!! Tối về anh em có quà”_tiếng mấy anh từ ngoài hiên phòng trọ vọng vào.
-“ka ka ka…, mấy anh cứ yên tâm, em không mần thì thôi chứ mần thì tim rồng, gan hổ, đùi báo,…em thết các anh xả lãng, nhớ đi về sớm sớm nha, quà cáp không cần to quá mô, nhỏ mà chất là được.ka ka ka”_tôi đáp.

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

THƯỜNG THÔI

Thật hạnh phúc biết bao cho tôi khi được sinh ra và lớn lên trên cõi đời này. Tôi được tung tăng bơi lội giữa dòng nước mênh mông của xã hội loài người. Có vô vàn điều hay, điều tốt đẹp trên đời mà tôi đã trải nghiệm qua. Tuy nhiên thế giới này, cuộc đời này đối với tôi vẫn là một mầu nhiệm. Một màn đêm kiến thức đang bủa vây xung quanh tôi, nó đang chờ tôi khám phá, khám phá được chừng nào hay chừng đó. Con người tôi bị giới hạn bởi thân xác nên tôi chưa bao giờ thõa mãn trong kiếp nhân sinh. Do đó ước mơ, hoài bão cứ tăng lên mãi làm cho tôi miệt mài đi tìm kiếm.

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

QUẢ BÓNG!





Con đã hiến mình cho Hài Nhi Giê Su để làm món đồ chơi rẻ tiền của Người,con đã thưa với Người đừng sử dụng con như một món đồ chơi đắt tiền mà trẻ em thích ngắm nhìn chứ không dám đụng vào,nhưng như một quả bóng bé nhỏ tầm thường mà Người có thể ném xuống đất,lấy chân đá,chọc thủng,vứt vào một xó hay ép vào tim Người nếu điều đó làm Người hài lòng; nói tóm, con muốn làm vui cho bé Giê Su, làm Người thích, con muốn phó mặc cho những sở thích hay thay đổi của Người…

Trích:Truyện một tâm hồn –Tê-rê-sa Hài Đồng Giê Su

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

HỌC THINH LẶNG ĐỂ BIẾT LẮNG NGHE THIÊN CHÚA VÀ THA NHÂN






Sáng thứ Tư 7-3-2012 đã có khoảng 40.000 tín hữu và du khách hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần với Đức Thánh Cha, trong đó cũng có Đức Thượng phụ Nerses Bedros XIX Tarmouni, Thượng phụ Celicia của các tín hữu Công giáo Armeni và các Giám Mục thuộc nhiều lục địa về Roma tham dự Công nghị.

Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đã trình bày về sự thinh lặng của Chúa Giêsu trên thập giá. “Ngôi Lời im tiếng trở thành cái thinh lặng của sự chết, vì Người “đã được nói” cho tới nín lặng, và không giữ lại gì cả từ những gì Người phải thông truyền cho chúng ta” (Verbum Dei 12). “Ngôi lời của Thiên Chúa Cha không lời, Đấng đã làm ra mọi thụ tạo có tiếng nói; không còn sự sống nơi đôi mắt của Đấng, mà mọi sự sống đều di động theo lời nói và dấu hiệu của Người” (La vita di Maria, s. 89: Testi mariani del primo millenio, 2, Roma 1989, p. 253). Đức Thánh Cha nói:

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

HAI VIÊN GẠCH

Đến miền đất mới, các vị sư phải tự xây dựng mọi thứ. Họ mua đất, gạch, mua dụng cụ và bắt tay vào việc. Một chú tiểu được giao xây một bức tường gạch.
Chú rất tập trung vào công việc, luôn kiểm tra xem viên gạch đã thẳng thớm chưa, hàng gạch có ngay ngắn không. Công việc tiến triển khá chậm vì chú làm rất kỹ lưỡng. Tuy nhiên, chú không lấy đó làm phiền lòng bởi vì chú biết mình sắp sửa xây một bức tường tuyệt đẹp đầu tiên trong đời. Cuối cùng, chú cũng hoàn thành công việc vào lúc hoàng hôn buông xuống.
Khi đứng lui ra xa để ngắm nhìn công trình lao động của mình, chú bỗng cảm thấy có gì đó đập vào mắt: mặc dù chú đã rất cẩn thận khi xây bức tường song vẫn có hai viên gạch bị đặt nghiêng. Và điều tồi tệ nhất là hai viên gạch đó nằm ngay chính giữa bức tường. Chúng như đôi mắt đang trừng trừng nhìn chú. Kể từ đó, mỗi khi du khách đến thăm ngôi đền, chú tiểu đều dẫn họ đi khắp nơi, trừ đến chỗ bức tường mà chú xây dựng.
Một hôm, có hai nhà sư già đến tham quan ngôi đền. Chú tiểu đã cố lái họ sang hướng khác nhưng hai người vẫn nằng nặc đòi đến khu vực có bức tường mà chú xây dựng. Một trong hai vị sư khi đứng trước công trình ấy đã thốt lên: “Ôi, bức tường gạch mới đẹp làm sao!”.
“Hai vị nói thật chứ? Hai vị không thấy 2 viên gạch xấu xí ngay giữa bức tường kia ư?” – chú tiểu kêu lên trong ngạc nhiên.
“Có chứ, nhưng tôi cũng thấy 998 viên gạch còn lại đã ghép thành một bức tường tuyệt vời ra sao” – vị sư già từ tốn.
Đôi khi chúng ta quá nghiêm khắc với bản thân mình khi cứ luôn nghiền ngẫm nhưng lỗi lầm mà ta đã mắc phải, cho rằng cả thế giới đều nhớ đến nó và quy trách nhiệm cho ta. Chúng ta đã hoàn toàn quên rằng đó chỉ là 2 viên gạch xấu xí giữa 998 viên gạch hoàn hảo.
Và đôi khi, chúng ta lại quá nhạy cảm với lỗi lầm của người khác. Khi bắt gặp ai mắc lỗi, ta nhớ kỹ từng chi tiết. Và hễ có ai nhắc đến tên người đó, ta lại liên hệ ngay đến lỗi lầm của họ.

vnyeu.



Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

GIỚI TRẺ BẢO NHAM – NIỀM TIN VÀ HI VỌNG

Ban TT Giới trẻ Bảo nham



Xã hội ngày nay, hầu hết nguồn nhân lực đang rất trẻ và dường như giới trẻ là thành phần chủ yếu để phát triển nền khoa học – kinh tế – kỹ thuật cho bản thân, gia đình và xã hội.

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

CÁI BẬT LỬA



Ðể kỷ niệm một trận chiến, một quận công bên Anh Quốc đã làm một bữa tiệc khoản đãi một nhóm cựu sĩ quan đã từng chiến đấu sát cánh bên ông.
Trong bữa tiệc, ông đem khoe một cái bật lửa rất đẹp mà Nữ hoàng Anh đã tặng cho ông.
Cái bật lửa đã được truyền từ tay người này đến tay người nọ để được trầm trồ khen ngợi.
Sau bữa ăn, mọi người được mời ra phòng khách để uống trà. Ông quận công mới đem thuốc lá ra mời mọi người. Nhưng mặt ông bỗng biến sắc, vì ông lục lạo mãi trong túi áo mà vẫn không tìm ra cái bật lửa. Ông hỏi quan khách có ai thấy nó ở đâu không.
Mọi người chia nhau đi tìm khắp nơi mà tuyệt nhiên vẫn không thấy cái bật lửa. Lúc bấy giờ, một viên sĩ quan mới đề nghị cho tất cả mọi quan khách nên lật túi áo của mình ra may ra mới có thể tìm thấy nó chăng. Lần lượt tất cả mọi người đều kéo tất cả những gì có trong túi áo của mình ra.
Duy chỉ có một người không chịu chấp nhận công việc này. Mọi người đều đưa mắt nhìn về ông và ai cũng đoán chắc đây là người đã đánh cắp cái bật lửa, bởi vì dáng vẻ của ông tiều tụy, áo quần của ông lại rách rưới. Ông lấy danh dự của một cựu sĩ quan để thề thốt và dứt khóat không mở túi áo ra cho mọi người xem.
Vài tuần lễ sau, ông quận công lại mở một bữa tiệc khác và lần này, ông khám phá ra cái bật lửa trong túi áo của ông. Cảm thấy xấu hổ vì đã nghi oan cho một viên sĩ quan đã từng chiến đấu bên cạnh mình, ông quận công đã quyết định đến thăm anh ta để xin lỗi.    
Nhà của viên cựu sĩ quan này nằm trong khu phố lầy lội nghèo nàn. Sau khi đã xin lỗi, ông quận công đã hỏi viên sĩ quan:
"Tại sao trong bữa tiệc hôm đó, anh đã khước từ không mở túi ra cho mọi người xem?".
Anh ta mới giải thích như sau: "Hẳn ngài đã thấy được căn nhà tôi đang ở tồi tàn như thế nào. Từ lâu, tôi đã thất nghiệp mà vẫn phải nuôi nhiều miệng ăn trong nhà.
Ngài đâu có biết rằng hôm đó, tôi đã nhét vào túi tôi tất cả những đồ ăn thừa trên bàn để mang về cho vợ con tôi".

Sau khi hiểu được hoàn cảnh đáng thương của một người đã từng vào sinh ra tử với mình, ông quận công quyết định đền bù bằng cách tìm cho viên cựu sĩ quan một công việc xứng đáng.

BF LÀ GÌ?




Một cậu bé nói với một cô bé:

- Tớ là BF của cậu!

Cô bé hỏi:

- BF là gì?

Cậu bé cười hì hì trả lời:

- Nghĩa là best friend đấy.

Sau này họ hẹn hò, chàng trai lại nói với cô gái:

- Anh là BF của em!

Cô gái dựa nhẹ vào vai chàng trai, thẹn thùng hỏi:

- BF là gì hả anh?

Chàng trai trả lời:

- Là boy friend đấy!
Vài năm sau đó họ kết hôn, sinh được những đứa con thật xinh xắn, người chồng lại cười và nói với vợ rằng:

- Anh là BF của em!

Người vợ dịu dàng hỏi chồng:

- BF là gì hả anh?

Anh chồng nhìn đứa con xinh xắn và hạnh phúc trả lời:

- Là baby’s father.

Khi họ già, họ cùng nhau ngồi ngắm hoàng hôn trước hiên nhà,  ông lão lại nói với vợ:

- Bà nó à! Tôi là BF của bà đấy!

Bà lão cười với những nếp nhăn trên mặt:

- BF là gì hả ông?

Ông lão mỉm cười thật hạnh phúc và trả lời 1 cách thật thần bí:

- Là BE FOREVER

CHỮ "PHÚC"





Trong quan niệm cổ truyền của gia đình người Việt, chữ “Phúc” có vị trí quan trọng hàng đầu. "Nhà có phúc" là ước vọng, là niềm vinh dự của người Việt Nam. Vì lẽ đó, cứ Tết đến xuân về, người ta thường viết chữ “phúc” trên một tờ giấy đỏ vuông dán ngoài cửa và xem như là một lá bùa chúc tụng điều may mắn trong năm.

CHỮ "TÂM"



Chữ Tâm là một phạm trù cơ bản trong đạo lý truyền thống của dân tộc. Nếu như não được coi là xuất phát điểm của trí tuệ (Trí) thì trái tim được coi là trung khu của tình cảm, tâm lý.

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

LH



THÂN CON LÚA MIẾN




 
Thân con lúa miến Chúa ơi

Bay theo làn gió nổi trôi giữa đời

Đời con ấp ủ một lời

Theo chân Chúa cả, rao lời cứu nhân.

Phong ba bão táp phong trần

Thế gian xác thịt vũ vần bên con,

Chúa ơi hạt giống héo hon

Con mong ơn Chúa mỏi mòn hôm mai.

Trời cao nghe tiếng van nài

Tình yêu đặc sủng như hai cội nguồn

Đổ tràn hạt giống vô duyên

Thỏa vui ngụp lặn trọn niềm ước mong

Thanh bần, vâng phục, trinh trong

Tình yêu ngời sáng như dòng suối thanh

Thân con lúa miến mong manh
Chúa ơi mau đến đồng hành với con.


Bác Tài 

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

MỘT BUỔI CHIỀU...!!!



Một ngày học nữa trôi qua, tôi lại chạy thể dục trên con đường dài hun hút của dãy trọ. Nhưng hôm nay hình như có cái gì đó khang khác, đèn đường đã được tổ dân phố bật lên tự lúc nào, có lẽ hôm nay tôi chạy thể dục muộn. Nhưng có cái gì đó còn rất khác ngay chính trong con người của tôi, cũng chẳng biết là gì nữa, chân tôi bỗng chùng xuống chẳng muốn chạy tiếp. Tôi ngồi nghỉ một lát. Trên hàng ghế đá của vỉa hè, tâm trí tôi bắt đầu vu vơ, nghĩ ngợi. Haiz!!! đã cả tuần nay tôi phải nhịn ăn sáng để đi học rồi, cơm trưa cũng bạc bẽo, mấy cọng rau muống, bát nước rau nặn chanh làm canh, mấy trái cà,…rồi cũng xong bữa, còn tối thì thế nào cũng được, có lúc rang cơm để ăn cũng nên. Cuối tháng rồi nên cũng đành bọt bèo một chút, chẳng sao cả. Tôi nhếch mép cười và đứng phắt dậy bắt đầu lê bước quay trở về phòng trọ.

Nay đã là cuối kì, cũng là thời gian tết gần kề, sắp tới tôi phải đối mặt với kì thi kết thúc học phần hết sức quan trọng, áp lực vì thế cũng tăng lên rất nhiều. Đã mấy hôm nay chẳng ôn được chút nào, hễ ngồi vào bàn học là tôi lại nghĩ về không khí náo nức của ngày tết ở quê. Cứ nghĩ tới đó thôi là lòng tôi lại háo hức như trẩy hội, chỉ mong thời gian chóng trôi để ngày đó tới  thật nhanh.

Rồi mặt của tôi bất chợt chùng xuống khi bắt gặp hình ảnh của cha mẹ tôi, vẫn nụ cười đó, vẫn câu nói đó sao mà thân quen đến thế: “anh em bây ở nhà ăn cơm tối, tau với cha bây đi nhập mía về mai để đi chợ đây, ăn xong thì ngâm bát đó mà đi nhà thờ, tí về tau rửa cho. Đi nhà thờ về thì anh em thúc dục chắc học đi, nếu cha mẹ về muộn thì cứ ngủ trước đi không phải đợi mô, nghe chưa!!!”.

Brưn..ừ…Brưn…ừ…v.e..n….chiếc xe máy của cha tôi bắt đầu rú ga và mất hút trong màn đêm lạnh lẽo như cắt da cắt thịt của tiết trời tháng chạp tại miền Bắc. Đã rất lâu rồi chưa lúc nào gia đình tôi quây quần đông đủ bên mâm cơm chiều. Bởi không như những gia đình khác, đây là lúc cha mẹ tôi phải vật lộn với cuộc sống để chắt chiu từng chút một, nuôi bốn anh em chúng tôi ăn học. Nước mắt tôi trào ra tự lúc nào không hay biết. “Giờ này, cha mẹ tôi đã lấy được mía chưa???”_lòng tôi tự hỏi. Có những lúc xe mía về muộn, cha mẹ tôi phải đợi đến tận nửa đêm, lúc về đến nhà thì cũng đã 1-2h sáng. Rồi tôi bỗng nghĩ đến Chúa, bình thường tôi cũng chẳng mấy lúc nghĩ về Ngài, nhất là trong các hoạt động hàng ngày của tôi. Cũng chẳng biết nữa, tôi chỉ biết lúc này hơn bao giờ hết tôi rất cần Ngài, rồi miệng tôi bắt đầu lẩm bẩm đọc kinh, tay rút bộ tràng hạt treo tay của một người bạn tặng ra để lần hạt. Tôi chỉ có một ước mong, mong là cha mẹ tôi sẽ an toàn khi đi đường, sẽ chẳng nhịn đói về nhà để dành tiền đó cho bữa sáng của mấy anh em chúng tôi.

boong..binh…boong…khi chuông nhà thờ điểm báo lễ sáng thì cũng là lúc mà cha mẹ tôi phải thức dậy để ra chợ. Một giấc ngủ ngon lâu rồi cha mẹ tôi chưa có, 4h sáng đã phải ra chợ dọn hàng. Vậy mà, thời gian  vẫn cứ vô tình trôi, không bao giờ ngừng nghỉ, để đôi chân của cha mẹ tôi cũng chẳng được nghỉ ngơi, phải luôn tất bật với cuộc sống. “mấy đứa dậy đi lễ, cầm mấy nghìn ni lên bỏ tiền dầu nhà thờ. Đi lễ về thì cầm tiền chỗ anh đó rồi đi học mà ăn sáng luôn. Nhớ mua cho thằng út cái chi đó hấn ăn cho no chứ không hấn lại ăn vặt lung tung trưa về đau bụng, nghe chưa”. Dứt lời, cha mẹ tôi lại lên xe và tiếp tục một ngày dài của mình.

Lam lũ là thế, vất vả là thế nhưng quanh năm cha tôi vẫn chỉ khoác trên mình chiếc áo sơ mi trắng sờn vai. Tôi còn nhớ rất rõ cái ngày họp phụ huynh năm lớp 5. Lúc đó, tôi được cắt cử nấu nước để phục vụ cho cuộc họp. Tôi chú ý ai ai cũng đều bóng bẩy, lả lướt trong những chiếc váy bồng  bềnh, những bộ complê sang trọng. Chỉ riêng cha tôi, vẫn cái áo sờn vai đó. Cái áo đã thấm đượm biết bao mồ hôi lao nhọc, cái áo của sự hy sinh, tận tụy nuôi nấng anh em chúng tôi nên người. Cho dù nó có cũ kỹ, sờn vai đến mấy thì trong tôi nó vẫn là chiếc áo bóng bẩy và sang trọng nhất. Tôi rất tự hào về điều đó.

Tôi vẫn lê bước đều dưới ánh đèn đường chập chờn sau những tán cây. Mùi cá kho dậy lên từ nhà nào đó cuối phố theo cơn gió thoang thoảng đâu đây. Vẫn mùi vị đó, cái mùi  vị mà suốt 13 năm liền gắn bó với tôi. Cứ mỗi lần đi chợ về  thì trong làn của mẹ tôi rất ít khi thiếu 5 con cá bể. Bữa cơm trưa qua loa với món cá kho thơm lừng và bát canh rau. Hồi đó, tôi thường có một thắc mắc ngây thơ trong đầu: “Tại sao cha mẹ lại thích ăn đầu cá đến như vậy?” Có những hôm tôi cũng dành đầu cá với cha mẹ_chỉ vì xuất phát từ sự tò mò thơ dại của tôi, nhưng thật sự thì nó mặn đắng  và chẳng  ngon như tôi tưởng. Vậy mà cha mẹ tôi vẫn ăn một  cách ngon lành.

Tôi đã được lớn lên như thế trong sự yêu thương, đùm bọc của  cha mẹ. Tuy giờ đã đi xa nhưng trong tâm trí sẽ mãi khắc ghi,  không bao giờ quên những chuỗi ngày vất vả mà cha mẹ đã hy sinh vì tôi. Là chuỗi ngày đã  cho tôi ý  chí, nghị lực, quyết tâm để ngày càng tiến xa hơn trên con đường học vấn.

Thật vậy:

“Biển rộng mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”

Joséph: NGUYỄN ĐÌNH HƯỚNG

TẾT NAY CON LẠI KHÔNG VỀ...


       Rất lâu ri tôi không có dịp về quê đón tết. Đời công nhân luôn bộn bề với cơm áo gạo tin nên chi biết đón giao tha nơi xứ lạ quê người trong nỗi cô đơn nghèn nghẹn.

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

HAI GIÁM MỤC VÀ CÔ GÁI.




Hai Giám mục và Cô gái lái xe taxi quen nhau và chết cùng một lúc. Khi tới cổng thiên đàng hai ông tiến lên trước,Thánh Phê-rô vội giơ tay ngăn lại: Hai anh chưa được vào! Đến lượt cô gái tiến lên thì Phê-rô cho vào. Hai Giám mục tiến lại khiếu nại: Tại sao Ngài bất công thế? Phê rô mới giải thích: Cô gái kia lái xe rất ẩu nên mỗi lúc có người lên xe đều đọc kinh ăn năn tội, cô ta kéo được nhiều người đến với Chúa. Còn hai anh mỗi lúc giảng bài thánh lễ rất nhiều người ngủ gật, làm cho nhiều người phạm tội với Chúa. Thôi thì các anh xuống dưới tu luyện thời gian! Hai Giám mục lủi thủi gật đầu vì hiểu ra chuyện.

NGUYÊN TẮC QUY ĐỊNH TÍNH LUÂN LÝ CỦA HÀNH VI NHÂN LINH



Theo truyền thống, thần học luân lý đề ra 3 yếu tố để xác định tính luân lý của hành vi nhân linh : đối tượng, hoàn cảnh, mục đích hay ý hướng. Một hành vi nhân linh được coi là tốt khi cả 3 yếu tố ấy phù hợp với tiêu chuẩn luân lý và ngược lại.

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

SINH VIÊN NGHÈO

Không nghèo thì không phải là sinh viên...
CÂU CHUYỆN NHỎ:

Một sinh viên trải qua một thời kỳ khủng hoảng trong cuộc sống quyết định trút hết sự bực tức lên Thiên Chúa.  Anh ta vào trong nguyện đường của đại học, ngước mắt lên trời và nói: “Tất cả những gì chúng con có trên trái đất này đều là vấn nạn và toàn là những con người ngu dốt cả, không biết làm thế nào giải quyết được vấn đề.  Ngay cả con đây cũng có thể tạo ra một thế giới tốt hơn thế giới hiện nay.”  Rồi tự trong cung lòng của người sinh viên có tiếng Chúa phán: “Đó là điều nhà ngươi nên làm.”

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

GL 1983



Nghĩa vụ và quyền lợi của cha xứ theo Giáo luật 1983 (các số: 515-552)
I. Nghĩa vụ của cha xứ
1. Nhiệm vụ giảng dạy (đ.528 $1)
- Cha sở có bổn phận dự liệu để Lời Chúa được rao truyền cách toàn vẹn cho mọi người đang cư ngụ trong giáo xứ. Vì thế phải lo giảng dạy các giáo dân về các chân lý đức tin, nhất là nhờ việc giảng lễ trong các ngày chúa nhật và các ngày lễ buộc, và nhờ việc dạy giáo lý.